Tính toán ổ bị đũa đỡ

Author
Mình tra trong catalog của các hãng vòng bi ( bạc đạn) đều có hệ số C và Co
Nhưng lâu quá rồi không nhớ gì nữa. Nên post lên đây hỏi mọi người
Vòng bi đũa 1 dãy, lỗ F20 có các hệ số: (NJ 205)
C = 28.6 KN ( Basic Load Dyamic)
Co= 27 KN ( Basic Load Static)
1. Không biết, cách tính để tìm ra xem vòng bi này chịu được lực hướng tâm bao nhiêu kg ? ( hỏi kg vì thực tế hay dùng)
2. Nếu trọng lượng tác dụng lên vòng bi là 20.000 kg thì cần tối thiểu bao nhiêu vòng bi? ( coi như trọng lượng chia đều lên mỗi vòng bi)
 
Author
Ðề: Tính toán ổ bị đũa đỡ

Nhiều người đọc, sao không ai giúp mình sao ta!!??
< MÌnh khồn cần kết quả chính xác, chỉ cẩn số liệu để tham khảo thôi>
 
Author
Ðề: Tính toán ổ bị đũa đỡ

[/URL][/IMG]
Chắc mọi người chưa hiểu câu hỏi lắm nên chỉ có đọc mà ko thấy trả lời:
Câu hỏi với hình minh họa:
Với vòng bi có
C = 28.6 KN ( Basic Load Dyamic)
Co= 27 KN ( Basic Load Static)
thì vật nặng tối đa mình đặt được là bao nhiêu kg?
Vì là con lăn nên mình coi tốc độ rất chậm

 

koyo

New Member
Ðề: Tính toán ổ bị đũa đỡ

chào bạn
tải trọng của vòng bi của bạn là Co= 27 KN ( Basic Load Static, tải trọng tĩnh cho phép), như vậy 1 vòng bi của bạn chịu được 27kN (1kN~=100kg, vậy 27kg~=2700kg) đó bạn (đó là giới hạn an toàn của vòng bi trong điều kiện làm việc có mỡ hay oil bôi trơn)
dựa vào vật bạn muốn tải trên băng truyền con lăn đó nặng bao nhiêu kg thì bạn chọn số vòng bi tương ứng
giả sử là 20,000kg như bạn nói 20000/2700=7.4 lấy bằng 8 , bạn chọn 8 vòng là ok, thường hay chọn số vòng bi nhiều hơn để thừa bền cho vòng bi
 

Forzet

New Member
Ðề: Tính toán ổ bị đũa đỡ

Trả lời như bạn Koyo ở trên là cũng gần được rồi, tuy nhiên phải lưu ý 1 số điểm sau:

Tốc độ làm việc của bạn nói là chậm, nhưng chậm là bao nhiêu RPM? NJ 205 có tốc độ giới hạn vào khoảng 14k RPM, nếu bạn chỉ chạy 3000 RPM thì đây cũng gọi là tốc độ chậm.

Còn tốc độ kiểu 2-3 RPM thì gọi là cực chậm,

Còn bạn chọn 8 vòng bi NJ 205 với tổng tải ~ 21.6 tấn so với 20 tấn thì hệ số an toàn của bạn là 1.08 o_O!!

Trong thiết kế máy an toàn nhất phải cỡ 2.0 trở lên nghĩa là có nhiều cách:

1 - Tăng số vòng bi NJ 205 lên 16 vòng
2 - Tăng đường kính trục lớn hơn hẳn => giảm số vòng bi đi và đồng thời vòng bi lớn hơn cũng sẽ cho khả năng chịu tải lớn
...

Trong thực tế thì mình nghĩ vòng bi NJ 205 này của bạn chắc gắn cho motor, quạt hay cụm roller nào đó, đầu còn lại chắc là vòng bi 6205, tải thì trục cỡ này nặng giỏi lắm 200kg thôi, vi vu đê.
 
Ðề: Tính toán ổ bị đũa đỡ

theo mình biết thỳ hệ số an toàn vừa đủ là 1,25 ->1,5 thôi,kg cần tới 2 vỳ ở đây vửa tốn vật liệu,vừa tốn diện tích ...
còn nếu tốc độ chậm <300 rpm thỳ hệ trục kg cần lớn.còn tốc độ 14k rpm thỳ đó là quá lớn + tải lớn thỳ hệ trục hoặc roller phải thiết kế hợp lý để chịu đc momen và lực li tâm cao...
Mình chỉ đưa ra ý kiến của mình ,...có sai xin các bạn sủa dùm :39:
 

Forzet

New Member
Ðề: Tính toán ổ bị đũa đỡ

/nhathong76: 14k RPM là tốc độ tham khảo của vòng bi NJ 205, có thể coi là 1 dạng tốc độ tới hạn của vòng bi này.

Trong thiết kế có ổ lăn thì thông thường hệ số an toàn ít ai để ý vì trung bình nó đâu đó khoảng 10-20 :p Vì bản chất ổ bi là chịu tải rất lớn nên cũng ko lo lắng lắm đâu!
 

koyo

New Member
Ðề: Tính toán ổ bị đũa đỡ

chào các bác
chủ đề này chanh luận có vẻ hơi nhiều rồi, trong khi vấn đề của chủ toppic đã giải quyết song từ trước khi mấy anh em ta cùng tranh luận
ý của chủ toppic là lam con " rùa " trong vận chuyển máy móc , máy công cụ, các loại vật nặng, vấn đề là cách hỏi của bác ấy không rõ ràng lắm, mà không theo chủ đề mà bác ấy đang làm, mà chỉ hỏi tính lực tác dụng lên vòng bi
khi vận chuyển máy (vật nặng ) thì mấy bác chuyển máy thường bố trí 4 con rùa đó ở bốn góc máy, mà trung bình 1 con đó có 12 vòng bi theo các con lăn bố trí ở dưới, nếu tính qua 3 điểm tạo thành mặt phẳng tỳ ( thông thường các mặt sàn thường không được phẳng, ) thì 3 con lăn ( 6 vòng bi ) tạo thành 1 mặt phẳng tỳ rồi, nhân với 4 góc thì dư của dư bền rồi ,
nếu tính chuẩn là mặt sàn phẳng thì thiết kế của thớt là siêu bên luôn
 
Author
Ðề: Tính toán ổ bị đũa đỡ

Chào các bác, cảm ơn các bác đã đóng góp gạch đá cho chủ để. Và sản phẩm của em đã ra lò, post lên cho các bác xem và góp ý:
[/URL][/IMG]
[/URL][/IMG]
[/URL][/IMG]
Còn đây là thử tải tĩnh cho bộ RÙA con lăn!
[/URL][/IMG]
Theo các bác thì với tải trọng lý thuyết là :
~ 2700 (kg) x12 =32400 kg
thì mình nên ép bằng máy ép thủy lực bao nhiêu kg /cm2 thì đạt? mình tính thử tải ở khả năng chịu được ~15 tấn là OK
 
Ðề: Tính toán ổ bị đũa đỡ

Mình có trả lời cho bạn bên này rồi vì bạn mở nhiều topic quá: http://www.meslab.org/mes/threads/3...[/MEDIA]-cua-vong-bi.html?p=190426#post190426

Bạn thử tải 15 tấn thì đã tạo vết lõm bên trong vòng bi rồi, cái này bạn sẽ ko cảm nhận được, nhưng dùng sau 1 thời gian sẽ biết ngay khi hiện tượng con lăn bị kẹt hoặc quay không đều!
 
Top