Các xác định tải trọng của vòng bi

Author
Vòng bi lỗ 20mm (NJ205) có các thông số ( tra theo catalog) là:
Co= 28.6 KN
C= 27KN
thì có thể tải được một vật nặng bao nhiêu kg ( coi như đứng yên)?
Cảm ơn mọi người đã đọc bài!
 
Author
Ðề: Các xác định tải trọng của vòng bi

Nhiều người đọc, sao không ai giúp mình sao ta!!??
< MÌnh khồn cần kết quả chính xác, chỉ cẩn số liệu để tham khảo thôi>
 
Ðề: Các xác định tải trọng của vòng bi

Bảng tra vòng bi thường có 2 thông số liên quan đến khả năng tải của vòng bi:

1. Hệ số khả năng làm việc cho phép (Dynamic Load Rating), catalog của NTN Nhật ký hiệu là Cr, sách Việt Nam ký hiệu là C

2. Tải trọng tĩnh cho phép (Static Load Rating), catalog của NTN Nhật ký hiệu là Cor, sách Việt Nam ký hiệu là Qt.

Ký hiệu các thông số này không thống nhất giữa các tài liệu.

Khi tính vòng bi theo khả năng làm việc (kể đến tải trọng, số vòng quay, thời gian phục vụ) sẽ tính ra một trị số. Trị số này phải nhỏ hơn Hệ số khả năng làm việc cho phép.

Tải trọng tĩnh cho phép chỉ dùng khi số vòng quay dưới 1 vòng/phút. Nó chính là khả năng tải vật nặng của vòng bi khi đứng yên.

Bạn tra tài liệu của mình xem Co hay C, cái nào là Tải trọng tĩnh cho phép (Static Load Rating) thì đó đáp số cho câu hỏi của bạn.
 
Ðề: Các xác định tải trọng của vòng bi

Vòng bi lỗ 20mm (NJ205) có các thông số ( tra theo catalog) là:
Co= 28.6 KN
C= 27KN
thì có thể tải được một vật nặng bao nhiêu kg ( coi như đứng yên)?
Cảm ơn mọi người đã đọc bài!
Bạn xem lại đi NJ205 thì d=25 chứ ko phải 20
 
Author
Ðề: Các xác định tải trọng của vòng bi

Đúng rồi. mình nhầm đấy, Bạn có biết vòng bi đó chịu được tải trọng bao nhiêu kg không?
Mình đang tính chế con lắn máy mà không biết xài bao nhiêu con cho máy nặng 20T
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Các xác định tải trọng của vòng bi

Vòng bi lỗ 20mm (NJ205) có các thông số ( tra theo catalog) là:
Co= 28.6 KN
C= 27KN
thì có thể tải được một vật nặng bao nhiêu kg ( coi như đứng yên)?
Cảm ơn mọi người đã đọc bài!
Tính theo phương pháp tra bảng với điều kiện làm việc:
1 vòng bi
Lực hướng tâm: 25KN
Tốc độ quay 50 vòng phút
-> Làm việc được khoảng 450 giờ.
 
Author
Ðề: Các xác định tải trọng của vòng bi

Tính theo phương pháp tra bảng với điều kiện làm việc:
1 vòng bi
Lực hướng tâm: 25KN
Tốc độ quay 50 vòng phút
-> Làm việc được khoảng 450 giờ.
Tức là nếu dùng vòng bi đó làm bánh xe, thì chỉ chịu được 2,5 kg thôi à!! ??
 
Author
Ðề: Các xác định tải trọng của vòng bi

[/URL][/IMG]
Chắc mọi người chưa hiểu câu hỏi lắm nên chỉ có đọc mà ko thấy trả lời:
Câu hỏi với hình minh họa:
Với vòng bi có
C = 28.6 KN ( Basic Load Dyamic)
Co= 27 KN ( Basic Load Static)
thì vật nặng tối đa mình đặt được là bao nhiêu kg?
Vì là con lăn nên mình coi tốc độ rất chậm
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Các xác định tải trọng của vòng bi

Tức là nếu dùng vòng bi đó làm bánh xe, thì chỉ chịu được 2,5 kg thôi à!! ??
[/URL][/IMG]
Chắc mọi người chưa hiểu câu hỏi lắm nên chỉ có đọc mà ko thấy trả lời:
Câu hỏi với hình minh họa:
Với vòng bi có
C = 28.6 KN ( Basic Load Dyamic)
Co= 27 KN ( Basic Load Static)
thì vật nặng tối đa mình đặt được là bao nhiêu kg?
Vì là con lăn nên mình coi tốc độ rất chậm
Chắc bạn chưa hiểu câu trả lời: 25KN = 2.5 tấn = 2500 kg.

Nếu bạn tính để chơi, làm đồ án thì đặt vấn đề chia đều tải trọng cho nhiều vòng bi thì được. Đừng đặt cái máy nặng 20 tấn lên cái kết cấu bạn định thiết kế vì nó không chịu nổi đâu.
 
Author
Ðề: Các xác định tải trọng của vòng bi

Chắc bạn chưa hiểu câu trả lời: 25KN = 2.5 tấn = 2500 kg.

Nếu bạn tính để chơi, làm đồ án thì đặt vấn đề chia đều tải trọng cho nhiều vòng bi thì được. Đừng đặt cái máy nặng 20 tấn lên cái kết cấu bạn định thiết kế vì nó không chịu nổi đâu.
Cảm ơn bác Tieubu Nguyenducthang đã trả lời.
Mình đang chế hệ thống con lăn theo hình vẽ
[/URL][/IMG]
Một bộ này là 6 con lăn , mỗi con lắn là 2 vòng bi có hệ số C và Co.
Theo như bạn nói, thì mỗi vòng bi chịu được 2,5 tấn x 6 x 2 = 30 tấn
Như thế mình đặt máy nặng 20 tấn lên thì không sao phải không?
Nếu ok thì mình sẽ mua vòng bi và tiến hành làm luôn!
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Các xác định tải trọng của vòng bi

Cảm ơn bác Tieubu Nguyenducthang đã trả lời.
Mình đang chế hệ thống con lăn theo hình vẽ

Một bộ này là 6 con lăn , mỗi con lắn là 2 vòng bi có hệ số C và Co.
Theo như bạn nói, thì mỗi vòng bi chịu được 2,5 tấn x 6 x 2 = 30 tấn
Như thế mình đặt máy nặng 20 tấn lên thì không sao phải không?
Nếu ok thì mình sẽ mua vòng bi và tiến hành làm luôn!
Bạn đừng hiểu nhầm, 12 vòng bi của bạn không đồng thời chịu lực đâu, bạn phải mua loại to hơn đấy.
 
Ðề: Các xác định tải trọng của vòng bi

Cảm ơn bác Tieubu Nguyenducthang đã trả lời.
Mình đang chế hệ thống con lăn theo hình vẽ
[/URL][/IMG]
Một bộ này là 6 con lăn , mỗi con lắn là 2 vòng bi có hệ số C và Co.
Theo như bạn nói, thì mỗi vòng bi chịu được 2,5 tấn x 6 x 2 = 30 tấn
Như thế mình đặt máy nặng 20 tấn lên thì không sao phải không?
Nếu ok thì mình sẽ mua vòng bi và tiến hành làm luôn!
Giả sử theo bạn tính thì 2.5tx6x2=30t là đúng vậy liệu 3 cái trục F25 có chịu được 30t ko?
Mình nghĩ phải tính trục trước rồi mới lựa chọn vbi.
 
Ðề: Các xác định tải trọng của vòng bi

Bạn đừng hiểu nhầm, 12 vòng bi của bạn không đồng thời chịu lực đâu, bạn phải mua loại to hơn đấy.
Bác Tieubu nói đúng đấy. Về lý thuyết thì 12 vb sẽ chịu đc 30t với điều kiện lực tác dụng đều lên tất cả các con lăn. còn như bạn muốn chế tạo thì ko dc rồi.
 
Ðề: Các xác định tải trọng của vòng bi

Cảm ơn bác Tieubu Nguyenducthang đã trả lời.
Mình đang chế hệ thống con lăn theo hình vẽ
[/URL][/IMG]
Một bộ này là 6 con lăn , mỗi con lắn là 2 vòng bi có hệ số C và Co.
Theo như bạn nói, thì mỗi vòng bi chịu được 2,5 tấn x 6 x 2 = 30 tấn
Như thế mình đặt máy nặng 20 tấn lên thì không sao phải không?
Nếu ok thì mình sẽ mua vòng bi và tiến hành làm luôn!
Nguyên tắc tạo con lăn dạng này cần phải lưu ý:


  • Chỉ có 3 điểm tạo thành mặt phẳng, 6 con lăn của bạn chỉ có 3 con lăn chịu tải, 3 con còn lại lúc có lúc không.
  • Trong 3 con lăn chịu tải thì dưới ảnh hưởng của dung sai chế tạo thì sẽ có 3 vòng bi chịu tải chính và 3 vòng bi chịu tải nhẹ hơn do phân bố tải ko đều tuyệt đối

Do vậy, bạn phải cho biết tải thật tối đa đặt lên cụm máy của bạn, tốc độ, khả năng tái bôi trơn, tính thêm hệ số an toàn... nói chung nhiều thứ chứ không đơn giản.

Mình từng thiết kế và giúp chế tạo một số cụm máy tải trọng cao dạng sử dụng nhiều con lăn thế này rồi, nếu tính đơn giản là 6x2.5x2 = 30 tấn đảm bảo bạn đặt 20-30 tấn lên là hệ thống con lăn của bạn hỏng ngay khi chưa kịp đưa vào vận hành

Mình có thể đưa cho bạn giải pháp như trên nhưng bạn phải cho mình đủ thông tin đã hỏi ở trên.
 
Author
Ðề: Các xác định tải trọng của vòng bi

Cảm ơn bác Tieubu Nguyenducthang đã trả lời.
Mình đang chế hệ thống con lăn theo hình vẽ
[/URL][/IMG]
Một bộ này là 6 con lăn , mỗi con lắn là 2 vòng bi có hệ số C và Co.
Theo như bạn nói, thì mỗi vòng bi chịu được 2,5 tấn x 6 x 2 = 30 tấn
Như thế mình đặt máy nặng 20 tấn lên thì không sao phải không?
Nếu ok thì mình sẽ mua vòng bi và tiến hành làm luôn!
[/URL][/IMG]
 
Author
Ðề: Các xác định tải trọng của vòng bi

Hôm nay mình đã đưa bộ rùa này vào hoạt động. Mọi thứ ổn cả. Tải trọng máy di chuyển là ~ 25Tan
Như vậy: mỗi con trùa chịu tải > 12 tấn

Như vậy:
Vòng bi LJ205 : 55.000 x 24 cái = 1.320.000 đồng
Con lăn : 135.000 x 12 = 1.620.000 đồng
Trục : 80.000 x 6 = 480.000 đồng
Bulong + đệm: 100.000 đồng
Kêt cầu sắt thép: 60 kg x 15.000 = 900.000 đồng
( công xá không tính)
Tổng 4.420.000 đồng / 2 con rùa loại 20 Tấn/con

Nếu mua ngoài của trung quốc : loại 9 tấn đã 2.200.000 đồng ( không thấy loại 20 Tấn)
Của nhật loại 12 tấn : 6.000.000 đồng / con
[/URL][/IMG]
 
Ðề: Các xác định tải trọng của vòng bi

Nhìn hình của bạn thì khả năng là bạn dùng 2 bộ, vậy mỗi bộ của bạn chịu khoảng 12-15 tấn thì vi vu, nhưng nếu tải của bạn vượt trên 20 tấn/bộ thì bạn phải đổi loại vòng bi khác như mình đã nói ở trên.
 
Top