Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

M

mafuba

Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

Tớ không rõ tại sao hôm nay các sinh viên vẫn cứ rất "lăn tăn" về việc vẽ những đường thân khai vô bổ đó. Tại vì các thầy yêu cầu chăng? Nếu thế thì tớ lại càng thắc mắc hơn, vì tại sao có bao nhiêu điều quan trọng mà các thầy không lưu ý, lại chỉ hạch sách sinh viên mấy chuyện vớ vẩn như vậy?
Cái này em trả lời thầy được, các cô cậu sinh viên vẫn " lăn tăn " về biên dạng thân khai là do quyển Nguyên Lý Máy do 2 tác giả mà em không tiện nói ra đây, một thầy khoa cơ khí giảng dạy lâu năm cho biết, cuốn sách đó rất hay ở các chương đầu nhưng đến chương bánh răng thì không hiểu người viết trình bày thế nào mà ai đọc nó đều cảm thấy đó là thứ kiến thức cao siêu phải là người có IQ cao mới có thể hiểu được. Sau một mớ bòng bong thì tác giả mắc vào 2 lỗi
1. khái niệm Giả thiết lẫn với chứng minh
2. Trình bày chưa mạch lạc khi đề cập đến hệ vetor.
Thực sự em đọc cuốn đó cũng cảm thấy nhức đầu, em xem vở thầy giảng thì cực kì dễ hiểu.
 
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

nhà em còn quyển sách Chi tiết máy xuất bản năm 1982 có viết :
...Hầu hết dạng răng dùng trong truyền động bánh răng hiện nay là dạng răng thân khai, do ơ-le tìm ra năm 1754. Dạng răng này dùng nhiều vì nó có những ưu điểm : sức bền cao, hiệu suất cao và dễ chế tạo...
Năm 1955, Nô-vi-cốp (LX) đã phát minh ra dạng răng cung tròn. loại bánh răng này có 1 bánh răng lồi và 1 bánh răng lõm. khả năng chụi tại của bánh răng Nô-vi-cốp cao hơn bánh răng thân khai và dễ hình thành màng dầu bôi trơn...
 
C

chuate

Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

Biên dạng thân khai,biên dạng cung tròn,vậy có biên dạng bánh răng hình tam giác không ạ?
 

TYA

Well-Known Member
Tớ đọc khá nhiều bài của các thành viên hỏi và đáp về các vấn đề:

1. Biên dạng thân khai của sườn răng

2. Hệ số dịch chỉnh bánh răng

Những thông số này có ý nghĩa thực tiễn gì không nhỉ?

Khuấy lại topic phát.

Hai mấu chốt nhỏ thường gặp khi giải bài toán về bánh răng thân khai.

1. Involute của X bằng 0.0284636 thì X bằng bao nhiêu? (Involute X = tan X - X trong đó X là radian)

2. Dịch chỉnh thực sự là gì ? Cụ thể nếu bạn đang nhìn trực diện mặt bên của br PA20 (standard gear) và bây giờ hình dung nếu dịch chỉnh 1 lượng X0.47284 thì hình ảnh nó ra sao?

A/ là một phép scale
B/ là một phép offset đỉnh, chân.
C/ ý kiến khác


Vì sao lại nêu 2 câu hỏi này?
1. Câu 1 đặt ra vấn đề loại trừ việc tra bảng trong các tính toán bánh răng. Tra bảng đối với ks là việc bó tay với Toán.
(Theo cá nhân tìm hiểu document của vn cũng như nước ngoài thì thường tra bảng khi vấp phải, có bảng dàu 120 trang ạ)

2. Khảo sát sự nhận định của cá ks cơ khí và các sv về dịch chỉnh. Điều mà các thầy đã không dạy mình (như mình vỡ ra sau 9 năm làm việc với bánh răng)
 

alpahx

Active Member
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

vấn đề là ta vẫn đang dùng cái Hob alpha 20, nếu dùng cái Hob alpha 25 hay 30 gì đó thì khỏi dịch chỉnh :3
 
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

1-Bánh răng thân khai được sử dụng rộng rãi do dễ chế tạo chính xác: biên dạng dao lăn là đường thẳng , mài được biên dạng răng.
2- bánh răng dịch chỉnh là dùng các đoạn khác nhau của đường thân khai cùng vòng cơ sở.
3-tài liệu về bánh răng các loại các bạn cần đọc từ sách tiếng Nga trên thư viện rất đầy đủ và chính xác.
 

TYA

Well-Known Member
1-Bánh răng thân khai được sử dụng rộng rãi do dễ chế tạo chính xác: biên dạng dao lăn là đường thẳng , mài được biên dạng răng.
2- bánh răng dịch chỉnh là dùng các đoạn khác nhau của đường thân khai cùng vòng cơ sở.
3-tài liệu về bánh răng các loại các bạn cần đọc từ sách tiếng Nga trên thư viện rất đầy đủ và chính xác.
Xin lỗi vì câu 2) của bạn sai nghiêm trọng lắm. Tôi từng hiểu sai như vậy
 

TYA

Well-Known Member
Cũng có thắc mắc như bạn! :)
Trước cần hỏi lại hai bạn bằng hình ảnh cho rõ. Quan điểm dịch chỉnh của hai bạn, là trên hình vẽ này, dịch chỉnh so với ko dịch chỉnh trông như đoạn A1B1 với A2B2 phải ko?


https://www.dropbox.com/s/11acc720cellynk/Screenshots_2014-04-26-11-43-28.png
Nếu ý ko phải như vậy thì có thể vẽ hình diễn tả ko?
 
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

Tôi hiểu đơn giản vậy. Bạn trích sách đi
 

TYA

Well-Known Member
Tôi hiểu đơn giản vậy. Bạn trích sách đi
Vậy thì dịch chỉnh không làm thay đổi khoảmg pháp tuyến của 6 răng ? (6 hay 5 gì cũng được).

Tôi muốn bác hiểu ra thôi, chứ sách thì tôi cũng sợ là không tìm ra câu nào trong sách phủ nhận điều bác đang "ngộ nhận".

Nếu chẳng hạn bạn (hay em trai bạn đi) dẫn tới 1 cô gái, bố mẹ bạn nếu khuyên tìm cô khác vì các cụ thấy nọ kia thì mình lại đòi "dẫn chứng trong sách" sao..... Hoặc ngược lại mình hỏi sách nào viết như bạn nói là bạn móm liền đó
 
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

Bạn cứ vòng vo, thiếu gì sách về bánh răng nên muốn biết rõ nguồn gốc cho các bạn trẻ học hỏi chứ.
Khi bánh răng đã có m , Z ,góc ăn khớp thì chỉ có 01 vòng cơ sở. khi bánh răng dịch chỉnh các đường kính đỉnh và chân răng thay đổi nên sẽ dùng đoạn thân khai khác nhau và lúc đó giá trị góc áp lực tại vòng đỉnh và chân thay đổi theo.
Còn chiều dài pháp tuyến chung tất nhiên thay đổi .
Bạn đừng hiểu khi dịch chỉnh thì hai đường thân khai của hai sườn mới vẫn là hai đường cũ đó là nhầm đó.
 

TYA

Well-Known Member
khi bánh răng dịch chỉnh các đường kính đỉnh và chân răng thay đổi nên sẽ dùng đoạn thân khai khác nhau.
Đỉnh và chân của br khá là tùy tiện. Bạn ko nên nghĩ nó cứng cựa toán học. Đó là đại lượng tự chọn.
Bạn đừng thắc mắc tại sao Z20m2 mà đường kính đỉnh là 45 chứ ko là 44(ko hề dịch chỉnh)
Tôi lấy vd rất nhỏ thế thôi.

Còn chiều dài pháp tuyến chung tất nhiên thay đổi .
Bạn dựa vào đâu để nói là thay đổi khi bạn cho là dịch chỉnh "là lấy đoạn khác của thân khai" ?

Bạn đừng hiểu khi dịch chỉnh thì hai đường thân khai của hai sườn mới vẫn là hai đường cũ đó là nhầm đó.
Vậy hình ảnh một đoạn A1B1 và A2B2 tôi mất công vẽ trong bài trước trên cùng một thân khai, thì sao bạn lại nói ok đó chính là dịch chỉnh?

 
Lượt thích: umy

alpahx

Active Member
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

Sao không ai quan tâm đến yếu tố khoảng cách trục nhỉ? :36:
 
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

Bạn đừng hiểu khi dịch chỉnh thì hai đường thân khai của hai sườn mới vẫn là hai đường cũ đó là nhầm đó.
Bạn TYA vẫn cứ vẽ là một đường rồi giải thích.Khi dịch chỉnh x=0 là đường thân khai a , khi có dịch chỉnh x<0 hoặc>0 sẽ là đường thân khai b có khoảng cách = x*m*sin(góc ăn khớp trên vòng chia).Vẫn là vòng cơ sở đó. Và hai đoạn thân khai này có thông số khác nhau.
 
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

Là kỹ sư cơ khí các bạn nên đọc nhiều sách và hiểu chắc chắn thì mới giỏi được.
Lý thuyết về bánh răng trụ luôn dẫn được bằng sách.
 

TYA

Well-Known Member
Khuấy lại topic phát.

...Dịch chỉnh thực sự là gì ? Nếu so dịch chỉnh vs ko dịch chỉnh
A/ là một phép scale
B/ là một phép offset (vòng) đỉnh, chân.
C/ ý kiến khác
... dịch chỉnh là dùng các đoạn khác nhau của đường thân khai cùng vòng cơ sở.
Xin lỗi nhưng của bạn sai nghiêm trọng lắm. Tôi cũng từng hiểu sai như vậy đấy
Sách để sau. Mình hỏi lại bằng hình cho rõ. Quan điểm dịch chỉnh của bạn là hai đoạn khác nhau của đường thân khai, có phải như hình này ko, đoạn A1B1 và A2B2 ?
Rồi sau đó thì...
Bạn đừng hiểu dịch chỉnh thì đường thân khai (của sườn răng) vẫn là đường cũ

Bạn vẫn cứ vẽ hình là một đường (thân khai)
Mình xin chịu.
Đã vẽ để xác nhận quan điểm, nếu ko đúng ý bạn, thì hãy phủ nhận chứ ko nói "Tôi hiểu đơn giản là vậy"
Khi dịch chỉnh x=0 là đường thân khai a , khi có dịch chỉnh x0 sẽ là đường thân khai b có khoảng cách = x*m*sin(góc ăn khớp trên vòng chia).Vẫn là vòng cơ sở đó. Và hai đoạn thân khai này có thông số khác nhau.
Thank bạn. Sao ko đáp ngay lúc đầu cho câu hỏi dịch chỉnh là gì ấy.

Câu này có cùng ý nghĩa với câu líc trước " dịch chỉnh là dùng hai đoạn khác nhau của đường thân khai " hay ko vậy ?

Chốt cho câu : dịch chỉnh là gì , là OFFSET PROFILE. OR PROFILE SHIFT.
Tiếng việt : offset biên dạng ! Xin hết
 
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

Điều đáng tiếc offset của đường thân khai không phải đường thân khai.
" dịch chỉnh là dùng hai đoạn khác nhau của đường thân khai " khác hoàn toàn
"dịch chỉnh là dùng hai đoạn khác nhau của một đường thân khai "
 
Last edited:

TYA

Well-Known Member
Điều đáng tiếc offset của đường thân khai không phải đường thân khai.
" dịch chỉnh là dùng hai đoạn khác nhau của đường thân khai " khác hoàn toàn
"dịch chỉnh là dùng hai đoạn khác nhau của một đường thân khai "
Nói thật, đều là ae làm kt nên ngôn ngữ ko đến nỗi hàm hồ ...

Cm số #59 bác chỉ nhấn mạnh chữ "MỘT".
Xl bác nhé, lẽ thường ngta ko diễn đạt "hai đoạn khác nhau của đường thân khai " khi mà hai đoạn này ko hề trên cùng một đường!.

Một bài toán hình học : Trên đường parabol lấy hai đoạn AB và CD khác nhau sao cho chiều dài AB =CD
Có bao giờ bác hiểu thành AB nằm trên parabol này còn CD nằm trên parapol khác hay ko? Cho dù ko nêu chữ MỘT

Mà tôi vẽ hẳn hình đấy , ko phải chuyện đọc hiểu.

P.S hay bác ko xem hình?
 
Top