Chế độ ủ với thép có thành phần Mn cao.

Author
Chào các anh/chị.

Các anh/chị cho em hỏi với thép có thành phần Mn rất cao, thép rất cứng, giòn và nhiều cái hàn không dính.

Vậy anh/chị cho em hỏi, với loại thép này thì sử dụng quy trình ủ như thế nào để làm mềm thép được ạ.

Em cảm ơn cả nhà nhiều nhiều
 
Author
Ðề: Chế độ ủ với thép có thành phần Mn cao.

hic, có ai biết vấn đề này không ạ. Help me em với.
 
Ðề: Chế độ ủ với thép có thành phần Mn cao.

Bạn có thể đem đi Tôi để làm mềm và dẻo. Do bạn ko nói rõ thành phần C, Mn trong thép nên ko thể đưa ra chế độ chính xác được.
 
Author
Ðề: Chế độ ủ với thép có thành phần Mn cao.

Tôi là phương pháp dùng làm cứng chứ đâu phải là phương pháp làm mềm & dẻo đâu Thanh Uy.
 
Ðề: Chế độ ủ với thép có thành phần Mn cao.

Theo mình nghỉ nếu không có kinh nghiệm làm về nhiệt luyện thì muốn ủ mềm một vật liệu nào đó thì cần phải có thành phần, phần trăm của các chất trong vật liệu đó thì lúc đó mới biết được ở nhiệt độ nào sẽ có xảy ra chuyển biến các thành phần trong vật liệu để có thể xử lý nhiệt được.
Bạn nên đọc tài liệu: vật liệu kỹ thuật thì sẽ có nhiệt độ và thời gian thích hợp cho bạn ủ mềm vật liệu của bạn.
 
Ðề: Chế độ ủ với thép có thành phần Mn cao.

Hi Tường Quang,

một có một số góp ý như sau:
- Bạn hỏi thì phải cho mọi người biết các thông số như thành phần hóa học (đặc biệt là %C, %Mn); cấu trúc ban đầu, kích thước; chứ bạn nói hàm lượng Mn cao thì bảo ai mà tư vấn cho bạn được.
- Hiện nay mình ko còn làm trong lĩnh vực này nữa nhưng xin góp ý với bạn là: bạn nên tìm hiểu thêm về cấu trúc vật liệu; vì tất cả những cái bạn hỏi có thể trả lời thông qua cấu trúc vật liệu. Mình thấy đào tạo vật liệu ở việt nam rất xem nhẹ phần này. Ngoài ra nếu có thời gian bạn đọc thêm về OM, SEM, XRD, EBSD, EDS, TEM dù không dùng nhiều trong công nghiệp, nhưng nó sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề hơn đấy.
- Thường >0.2 C và ~16% Mn: thì thép hầu như 100% austenite cho dù bạn có tôi hay làm nguội như thế nào đi nữa. Yếu tố quyết định độ cứng vật liệu lúc này là kích thước hạt, khuyết tật mạng, và twinning. Làm nguội càng nhanh thì twinning, khuyết tật càng nhiều. Nên cứ chọn nhiệt độ nung phù hợp(tùy thuộc vào thành phần, kích thước vật liệu, lò nung tra trong mấy quyển sổ tay nhé) và làm nguội chậm.

Thân và chúc bạn thành công.
 
Ðề: Chế độ ủ với thép có thành phần Mn cao.

Chao bạn.
Mình xin giải thích như sau.
Thứ nhất: Thép Mn Cao như bạn nói chắc là thép 110Mn13 hoặc 110Mn13A
Đối với thép này thành phần C=1%, Mn= 11,5-15%
Thép này bản chất không phải là rất cứng và giòn,
Ở trạng thai sau đúc tổ chức là Ferrit + Mactenxits + Cacsbits(nếu có Cr)
Sau nhiệt luyện Tổ chức cơ bản là austenit (Độ cứng 170-229HB)
Do đặc trưng của thép lên gần như không thể gia công(bạn đọc thêm về thép Halfied nhé)
Thứ hai:
Tính hàn của thép phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng C
Hàn tốt nhất là CT3
C càng cao tính hàn càng kém và một nguyên nhân nữa là (Tổ chức của nền là austenits) Phải hàn bằng que hàn thép HK( Nếu hàn bằng N46 thì bản chất 2 lớp vật liệu khác nhau lên khó hàn)
 
Ðề: Chế độ ủ với thép có thành phần Mn cao.

Chao bạn.
Mình xin giải thích như sau.
Thứ nhất: Thép Mn Cao như bạn nói chắc là thép 110Mn13 hoặc 110Mn13A
Đối với thép này thành phần C=1%, Mn= 11,5-15%
Thép này bản chất không phải là rất cứng và giòn,
Ở trạng thai sau đúc tổ chức là Ferrit + Mactenxits + Cacsbits(nếu có Cr)
Sau nhiệt luyện Tổ chức cơ bản là austenit (Độ cứng 170-229HB)
Do đặc trưng của thép lên gần như không thể gia công(bạn đọc thêm về thép Halfied nhé)
Thứ hai:
Tính hàn của thép phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng C
Hàn tốt nhất là CT3
C càng cao tính hàn càng kém và một nguyên nhân nữa là (Tổ chức của nền là austenits) Phải hàn bằng que hàn thép HK( Nếu hàn bằng N46 thì bản chất 2 lớp vật liệu khác nhau lên khó hàn)
Thép này chỉ tôi thôi bạn ạh!
 
Ðề: Chế độ ủ với thép có thành phần Mn cao.

Thép Mangan cao là thép Austenit thì móc đâu ra cứng và dòn nhỉ? Chỉ biến cứng khi chịu va đập thôi chứ dòng Ốt ten nít dẻo là vô đối rồi, dùng để dập sâu cơ mà!
 
Ðề: Chế độ ủ với thép có thành phần Mn cao.

Tôi là phương pháp dùng làm cứng chứ đâu phải là phương pháp làm mềm & dẻo đâu Thanh Uy.
Nung thép lên nhiệt độ 1100oC rồi thả nhanh xuống nước thì gọi là gì? Phương pháp nhiệt luyện G13.
Quan trọng là vật liệu của bạn là gì để có thể giải thích thỏa đáng.
Bạn đã bị giới hạn về khái niệm "Tôi". KN của bạn chỉ đúng với thép C, còn sai hoàn toàn với kim loại màu.
Theo kinh nghiệm "Tôi là : nung đỏ bỏ nước" còn cứng hay mềm sẽ do vật liệu quyết định.
 
Top