Cần xin công thức tính độ co ngót các loại nhựa !

  • Thread starter ChauKhanh
  • Ngày mở chủ đề
C

ChauKhanh

Author
Chào mọi người, mình cần công thức tính độ co ngót của các loại nhựa để hổ trợ cho công việc, có AE nào có hoặc có kiến thức vụ này thì chia sẻ cho mình nhé, xin cám ơn trước ! Mong có người trả lời mình.
 
P

pomuspacian

Author
Ðề: Cần xin công thức tính độ co ngót các loại nhựa !

theo mình biết ko có công thức cho việc này,mà chỉ có các số dựa vào thực nghiệm,vd như abs là 0.4-0.7%,pp là 1.0-3.0%,pet là 1.8-2.1%.....
 
Ðề: Cần xin công thức tính độ co ngót các loại nhựa !

Chào bạn! Không có độ co chính xác mà chỉ có giá trị độ co trung bình cho các loại nhựa. Sau phun không phải chỗ nào cũng co giống nhau vì tính thức ứng của phần tử nhựa. Chưa kể tới 1 số loại nhựa tổng hợp còn nở ra sau khi để ngoài không khí do hút hơi ẩm. Độ co ước tính phải nhỏ hơn 0,1% so với độ co trung bình. Ví dụ độ co của ABS là 0,5% thì độ co trung bình là 0,4-0,6%.
 
Ðề: Cần xin công thức tính độ co ngót các loại nhựa !

Co ngót 1 vài loại thông dụng:
PP 1,6%; ABS,PET,PS 0,5%,...
 
Ðề: Cần xin công thức tính độ co ngót các loại nhựa !

bạn mua cuốn vật liệu chất dẻo của ĐH Bách KHoa, tha hồ mà tìm hiểu vật liệu nhựa.
 
Ðề: Cần xin công thức tính độ co ngót các loại nhựa !

Co ngót 1 vài loại thông dụng:
PP 1,6%; ABS,PET,PS 0,5%,...
cho e hỏi là với chi tiết nhựa có kích thước 2 chiều chênh lệch nhau nhiều thì độ co ngót có thay đổi so với từng chiều không ạ?
(VD chi tiết nhựa PP có kích thước 400x30x3mm thì độ co ngót có bằng 1,6% trên cả 2 chiều kích thước 400m và 30mm ko ạ)
 
Ðề: Cần xin công thức tính độ co ngót các loại nhựa !

cho e hỏi là với chi tiết nhựa có kích thước 2 chiều chênh lệch nhau nhiều thì độ co ngót có thay đổi so với từng chiều không ạ?
(VD chi tiết nhựa PP có kích thước 400x30x3mm thì độ co ngót có bằng 1,6% trên cả 2 chiều kích thước 400m và 30mm ko ạ)
Chiều 400 sẽ rút nhiều hơn chiều 30, sp sẽ bị cong vênh, còn phụ thuộc vào vị trí điểm bơm nữa.
 
Ðề: Cần xin công thức tính độ co ngót các loại nhựa !

Nếu sp dạng vuông thì bạn cứ co rút đều 1,6%, nếu sp dạng ống dài thì mới xem xét lại tỷ lệ giữa chiều z và x,y.
 
Ðề: Cần xin công thức tính độ co ngót các loại nhựa !

Nếu sp dạng vuông thì bạn cứ co rút đều 1,6%, nếu sp dạng ống dài thì mới xem xét lại tỷ lệ giữa chiều z và x,y.
Bác truongson1t có thể chia sẻ kỹ hơn cách áp dụng độ co ngót với sp dạng ống dài giữa các chiều x,y,z cụ thể như thế nào đc kọ ạ?
Với chi tiết nhựa PP của e có hình dáng như này thì kích thước trên khuôn có phải là 400x1.016= 406.4mm và 30x1.016=30.48mm ko ạ?
 
Ðề: Cần xin công thức tính độ co ngót các loại nhựa !

Nên dùng mô phỏng Moldflow tính toán sẽ chính xác hơn rất nhiều. công thức chỉ tính được tương đối với những chi tiết có biên dạng cơ bản là Vuông và Tròn không thể tính đc cho những sản phẩm có biên dạng phức tạp( như các đường cong SPL ) nên công thức không có nghĩa lý gì cả.
 
Ðề: Cần xin công thức tính độ co ngót các loại nhựa !

Co rút không có công thức tính gì cả, ngay cả thực nghiệm cũng cho 1 khoảng chứ không cụ thể. Vì nó còn phụ thuộc vào kết cấu sp và cách làm nguội khuôn. Cái này dựa vào kinh nghiệm là chính, nếu sp có lắp ráp với 1 sp khác thì chắc chắn sẽ có thêm bước hiệu chỉnh khuôn để điều chỉnh qua lại cho phù hợp, ta chỉ co rút sao cho có thể hiệu chỉnh được sau này. Sp của bạn cứ co rút đều là được. Đối với sp dạng ống tròn thì theo mình nên giảm 20% co rút theo chiều cao z.:5:
 
C

ChauKhanh

Author
Ðề: Cần xin công thức tính độ co ngót các loại nhựa !

Co rút không có công thức tính gì cả, ngay cả thực nghiệm cũng cho 1 khoảng chứ không cụ thể. Vì nó còn phụ thuộc vào kết cấu sp và cách làm nguội khuôn. Cái này dựa vào kinh nghiệm là chính, nếu sp có lắp ráp với 1 sp khác thì chắc chắn sẽ có thêm bước hiệu chỉnh khuôn để điều chỉnh qua lại cho phù hợp, ta chỉ co rút sao cho có thể hiệu chỉnh được sau này. Sp của bạn cứ co rút đều là được. Đối với sp dạng ống tròn thì theo mình nên giảm 20% co rút theo chiều cao z.:5:
M cũng đang sử dụng phương pháp này . :)
 
Top