Tính toán đĩa bịt đầu hầm dẫn nước nhà máy thủy điện

  • Thread starter lealex88
  • Ngày mở chủ đề
L

lealex88

Author
Chào mọi người!
Mình đang tính độ dày một đĩa bịt đầu của hầm dẫn nước tới vị trí van cầu để đem van cầu đi sửa chữa, đây là lần đầu tiên mình tính toán thể loại này nên mọi người đánh giá giúp mình
Đây là những thông tin ban đầu:
Độ cao đỉnh đập: 883.6 m
Độ cao của van cầu: 210 m
Chiều cao từ cổng xả tới van cầu: 50m
Áp suất tĩnh: 673.6 m.w.c => 6,606x106 N/m2
Loại vật liệu chế tạo: S355 JO
Với loại vật liệu này, độ dày từ 150~200 mm, độ bền chảy là 285 Mpa
Đường kính trong của đường ống: 1700 mm
Hình dạng đĩa bịt như hình vẽ dưới:
https://www.dropbox.com/s/utauir7ue1gpc5j/Đĩa bịt đầu 2.png?dl=0
Dưới đây là tính toán của mình
https://www.dropbox.com/s/8vlad5n61dnsthb/Tinh độ dày của đĩa bịt.pdf?dl=0

xin cám ơn nhiều!
 

vantrongck2

Active Member
Ðề: Tính toán đĩa bịt đầu hầm dẫn nước nhà máy thủy điện

tính toán lực như trên tính mặt bích đó bạn. thay vì tính dầm ngang mình chuyển từ dầm chịa tác dụng lực tròn sang dầm ngang theo công thức tính chu vi hình tròn (chiều dài của dầm L). từ đó mình tính cho dầm chịu lực phân bố đều.
 
Last edited:
Ðề: Tính toán đĩa bịt đầu hầm dẫn nước nhà máy thủy điện

Chào mọi người!
Mình đang tính độ dày một đĩa bịt đầu của hầm dẫn nước tới vị trí van cầu để đem van cầu đi sửa chữa, đây là lần đầu tiên mình tính toán thể loại này nên mọi người đánh giá giúp mình
Đây là những thông tin ban đầu:
Độ cao đỉnh đập: 883.6 m
Độ cao của van cầu: 210 m
Chiều cao từ cổng xả tới van cầu: 50m
Áp suất tĩnh: 673.6 m.w.c => 6,606x106 N/m2
Loại vật liệu chế tạo: S355 JO
Với loại vật liệu này, độ dày từ 150~200 mm, độ bền chảy là 285 Mpa
Đường kính trong của đường ống: 1700 mm
Hình dạng đĩa bịt như hình vẽ dưới:
https://www.dropbox.com/s/utauir7ue1gpc5j/Đĩa bịt đầu 2.png?dl=0
Dưới đây là tính toán của mình
[DOWN]https://www.dropbox.com/s/tbbpzcjuytrflwl/Tinh độ dày đĩa bịt.pdf?dl=0[/DOWN]

xin cám ơn nhiều!
Cũng muốn ôn lại kiến thức chút nhưng link bài giải bị lỗi không xem được bạn nhé!
 
Ðề: Tính toán đĩa bịt đầu hầm dẫn nước nhà máy thủy điện

- Mình thấy cách giải của bạn là đúng.
Mình chỉ có một chỗ còn thắc mắc là trong trường hợp này, ta nên sử dụng giá trị đường kính 2120 hay 1700, hay một giá trị trung bình giữa hai giá trị này sẽ hợp lí hơn? Vì đường bao kẹp chạt lúc này nằm trên đường kính 2120 chứ không nằm trên đường kính 1700. Mình chỉ có câu hỏi nhỏ như vậy thôi.

Hai phần lan man nữa:
- Nếu như lắp nắp bịt ở vị trí cửa xả và cửa xả nằm cao hơn van cầu thì áp suất thuỷ tĩnh phải tính ở độ cao của cửa xả (260m) thay vì 210m, khi đó áp suất sẽ nhỏ hơn một chút (~61 bar thay vì 66 bar như kết quả của bạn).
- Bố trí lỗ bulon dày như vậy bạn có tính đến phương án siết và tháo bulon chưa. Lỡ may không tìm được bulon đầu chìm thì xử lí như thế nào?

Cảm ơn bạn vì bài toán thực tiễn!
 
L

lealex88

Author
Ðề: Tính toán đĩa bịt đầu hầm dẫn nước nhà máy thủy điện

Hi Giang!
1. Mình chọn giá trị biên ở 1700 bởi vì từ trên 1700, đĩa bịt sẽ áp chặt với bích của đầu ống.
2. Đầu ra của đường ống nằm ở vị trí van cầu chứ không ở cửa xả, mình nêu ra thông tin cửa xả để mọi người tham khảo thêm.
3. Mình bố trí lỗ bu lông đúng theo cách lắp đầu ống với van cầu nên chắc không có vấn đề gì!
Cám ơn bạn đã quan tâm đến chủ đề của mình!
 
Ðề: Tính toán đĩa bịt đầu hầm dẫn nước nhà máy thủy điện

1. Mình chọn giá trị biên ở 1700 bởi vì từ trên 1700, đĩa bịt sẽ áp chặt với bích của đầu ống.
Tranh luận vui thêm chút nữa nhé
- Trong bài toán của Kif-Lov. Điều kiện là tấm tròn phải được kẹp chặt tại đường biên của diện tích chịu áp lực, Có nghiã là để áp dụng công thức này một cách hoàn toàn đúng, bulon phải được lắp trên đường kính 1700.

- Như bạn nói "đĩa bịt sẽ áp chặt với bích của đầu ống" mình nghĩ bạn đã vô tình bỏ qua sự biến dạng của phần vật liệu từ đường kính ống đến đường kính lắp bulon.
- Hãy thử hình dung nếu đường kính lắp bulon không phải là 2m mà là 21m thì sao (ví dụ thôi nhé), độ biến dạng của nắp sẽ sai khác rất nhiều, lúc này nắm bì phình ra như người ta thổi kẹo cao su (mình nói phóng đại vậy thôi).
Vì ở đây sự chênh lệch đường kính không lớn nên kết quả sai lệch cũng không lớn và ta có cảm giác như nắp bị áp chặt vào bích.

 
Ðề: Tính toán đĩa bịt đầu hầm dẫn nước nhà máy thủy điện

Hi Giang!
1. Mình chọn giá trị biên ở 1700 bởi vì từ trên 1700, đĩa bịt sẽ áp chặt với bích của đầu ống.
2. Đầu ra của đường ống nằm ở vị trí van cầu chứ không ở cửa xả, mình nêu ra thông tin cửa xả để mọi người tham khảo thêm.
3. Mình bố trí lỗ bu lông đúng theo cách lắp đầu ống với van cầu nên chắc không có vấn đề gì!
Cám ơn bạn đã quan tâm đến chủ đề của mình!
Bạn Giang ở trên nói đúng rồi bạn, ràng buộc được tạo ra tại đường biên lắp bulong đường kính 2120 chứ ko phải 1700 đâu. Tại vị trí đk 1700, dưới áp suất thì nó sẽ hở ra chứ ko còn tiếp xúc với miệng ống nữa.

Mình có vài ý nữa:
- Bạn đã xem xét coi có trường hợp bất thường làm tăng áp suất hoặc phát sinh lực cục bộ chưa? Nếu có trường hợp nào như vậy thì khi tính toán bạn nhân hệ số an toàn 1.1. Bạn mới chỉ tính cho điều kiện làm việc bình thường.
- Giới hạn chảy còn phụ thuộc vào bề dày của tấm. Tấm càng dày thì giới hạn chảy càng giảm xuống.
- Tại mép lỗ ren M72 bạn nên vát mép để giảm ứng suất tập trung làm nứt mép lỗ.
 
L

lealex88

Author
Ðề: Tính toán đĩa bịt đầu hầm dẫn nước nhà máy thủy điện

Bạn Giang ở trên nói đúng rồi bạn, ràng buộc được tạo ra tại đường biên lắp bulong đường kính 2120 chứ ko phải 1700 đâu. Tại vị trí đk 1700, dưới áp suất thì nó sẽ hở ra chứ ko còn tiếp xúc với miệng ống nữa.
Mình có vài ý nữa:
- Bạn đã xem xét coi có trường hợp bất thường làm tăng áp suất hoặc phát sinh lực cục bộ chưa? Nếu có trường hợp nào như vậy thì khi tính toán bạn nhân hệ số an toàn 1.1. Bạn mới chỉ tính cho điều kiện làm việc bình thường.
- Giới hạn chảy còn phụ thuộc vào bề dày của tấm. Tấm càng dày thì giới hạn chảy càng giảm xuống.
- Tại mép lỗ ren M72 bạn nên vát mép để giảm ứng suất tập trung làm nứt mép lỗ.
Cám ơn Liên nhiều, mình sẽ lưu ý ở lỗ ren M72, để đảm bảo công nghệ chế tạo mình cũng cần phải vát mép rồi!
Nếu mình chọn điều kiện biên là ở 2120, thì áp suất tác dụng lên đĩa không còn đều, mình phải chuyển sang bài toán khác nhỉ? bạn có thể gợi ý hướng cho mình không?
-Hệ số an toàn mình tính là 1,5 sau khi tính đến công nghệ và thuận tiện để lắp ráp, sử dụng dụng cụ sẵn có thì có thể cao hơn!
- Giới hạn chảy mình đã chọn vật liệu S355 J0 ở độ dày từ 150~200 mm
 
Ðề: Tính toán đĩa bịt đầu hầm dẫn nước nhà máy thủy điện

Hi Bạn,
- Nếu bạn biết dùng phần mềm để phân tích FEA thì bài toán này khá nhanh và đơn giản.
- Nếu bí quá thì bạn có thể coi như áp suất tác dụng lên toàn bộ vùng đường kính 2120 mm, kết quả tính toán sẽ bền hơn điều kiện làm việc thực tế.
- Mình phân vân 1 điều, bề dày thành ống khoảng 15-20 mm mà bề dày đĩa chặn lên tới 170 mm. Liệu có gì đó ko ổn chăng?
Chúc bạn sớm tìm được giải pháp hiệu quả, tiết kiệm.
 
Top