Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Chào cả nhà!
Solidworks cảu em đang bị lỗi:
Khi em dùng lệnh tạo điểm, điểm đầu tiên thì có chế độ bắt điểm, nhưng point thứ 2 thì không được. Muốn bắt điểm lại em phải thoát lệnh Point và kích lại nhấp vào lệnh point để tạo điểm mới, tương tự lệnh Hole của em cũng thế.
Tất cả lỗi em mô tả dưới video.
Em không biết chỉnh sửa lỗi này như thế nào cả! Nhờ các bác chỉ giáo. Thank.
[video=youtube_share;sU0iCgxxHcc]http://youtu.be/sU0iCgxxHcc[/video]
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Chào cả nhà!
Solidworks cảu em đang bị lỗi:
Khi em dùng lệnh tạo điểm, điểm đầu tiên thì có chế độ bắt điểm, nhưng point thứ 2 thì không được. Muốn bắt điểm lại em phải thoát lệnh Point và kích lại nhấp vào lệnh point để tạo điểm mới, tương tự lệnh Hole của em cũng thế.
Tất cả lỗi em mô tả dưới video.
Em không biết chỉnh sửa lỗi này như thế nào cả! Nhờ các bác chỉ giáo. Thank.
[video=youtube_share;sU0iCgxxHcc]http://youtu.be/sU0iCgxxHcc[/video]
1. Về lệnh tạo lỗ bằng Hole Wizard:

a. cậu không cần vẽ điểm trước rồi bắt các tâm lỗ mà hãy gọi lệnh Hole rồi click trực tiếp tâm lỗ vào các vị trí mong muốn (kết hợp với các kích thước để định vị chúng vào các tọa độ thích hợp).

b. Trong trường hợp cần đặt các lỗ vào các điểm có sẵn của 1 sketch, hãy tạo trước 1 lỗ tại 1 trong các điểm này, rồi dùng lệnh Array với tùy chọn Sketch Driven Pattern và click sketch có chứa các điểm đó.

2. Về việc vẽ các điểm trên 1 đường có sẵn:

a. Nếu cậu có những thiết lập gì đó thì hãy vào hộp Options rồi Reset All để đưa SW về trạng thái mặc định.

b. Nếu vẫn không được thì chắc SW cuả cậu có mắc lỗi gì đó, nếu không quá bất tiện thì cứ dùng, nếu khó chịu thì cài lại vậy.
 
I

iglassrose

Ðề: Re: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Em là người mới, rất mong được học hỏi từ các bác đi trước, mong các bác chỉ bảo thêm :26:
Chuyện là em muốn tạo một khối gồm nhiều vật thể có hình dạng giống nhau, nhưng sắp xếp lộn xộn ngẫu nhiên, ví dụ như cái ảnh bên dưới đây.


Các vật thể này phân bố lộn xộn ngẫu nhiên, ở bất kì vị trí nào, nằm đè lên nhau và xoay theo hướng bất kì.
Bác nào giúp em với, em bí bách đoạn này mấy ngày rồi :102:
Cảm ơn các bác :4:
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Xin lỗi anh DCL, ý mình k phải như anh nghĩ. Mình nói là ai đã từng gặp (nghĩa là k phân biệt cty lớn hay nhỏ). Tư duy tk thì bạn Khat nói hơi quá, nếu bạn làm về film dùng Composer bạn sẻ hiểu. Công việc chính của mình là film, file 3d là phát sinh sau này, lúc bắt đầu mình đã dự trù nên làm đầy đủ từng con buloong 1. Nhưng trong quá trình làm phát sinh nhiều, cả kịch bản, lẫn mô hình nên file hoàn thành rất lớn và nhiều file asm. Minh đang làm tại 1trung tâm nhỏ thuộc Sở, mình k đc đào tạo Solid bài bản, và cũng chưa từng làm mô hình nào nhiều part trên Solid như lần này. Sở trường của mình là ProE, đối tác của mình là 1cty lớn tại Nhật, k hiểu sao mà bên đó không chịu mở file .stp, nên mình mới có cơ hội gặp vấn đề này. Anh DCL chắc là biết cách làm, anh có thể chia sẻ cho cộng đồng không? Solid mở đc file nhưng mở xong phải định nghĩa lại nhiều, nếu k nó báo dấu '!'. Cảm ơn sự nhiệt tình của các anh
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Re: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Em là người mới, rất mong được học hỏi từ các bác đi trước, mong các bác chỉ bảo thêm :26:
Chuyện là em muốn tạo một khối gồm nhiều vật thể có hình dạng giống nhau, nhưng sắp xếp lộn xộn ngẫu nhiên, ví dụ như cái ảnh bên dưới đây.

Các vật thể này phân bố lộn xộn ngẫu nhiên, ở bất kì vị trí nào, nằm đè lên nhau và xoay theo hướng bất kì.
Bác nào giúp em với, em bí bách đoạn này mấy ngày rồi :102:
Cảm ơn các bác :4:
SW là phần mềm thiết kế kỹ thuật, mà một đống các chi tiết máy lộn xộn ngẫu nhiên thì không mang tính kỹ thuật, vậy nên SW không có lệnh nào phục vụ yêu cầu này. Nếu ta cứ "gắp" các Part (chi tiết máy) vào một Assembly và không khống chế gì chúng thì chúng cũng lộn xộn và thậm chí còn thâm nhập (giao) nhau nên rất vô lý.

Cũng có lần tớ tham gia làm 1 cuốn catalog sản phẩm, trong đó cần hình ảnh nhiều (5~7) sản phẩm sắp đặt ngẫu nhiên, nên phải làm bằng tay:

1. Xây dựng các Part sản phẩm
2. Tạo 1 cái mặt bàn
3. Đưa chúng vào vào 1 Assembly
4. Cố định mặt bàn
5. Di chuyển và xoay các sản phẩm bằng lệnh Move/Rotation Component với tùy chọn Stop at Collision.

Nhờ vậy, các sản phẩm được xếp chồng đống lên nhau và tựa vào nhau một cách rất tự nhiên như thực tế. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều sản phẩm thì việc làm này rõ ràng không ổn vì quá mất thời gian và máy tính có thể bị treo!
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Xin lỗi anh DCL, ý mình k phải như anh nghĩ. Mình nói là ai đã từng gặp (nghĩa là k phân biệt cty lớn hay nhỏ). Tư duy tk thì bạn Khat nói hơi quá, nếu bạn làm về film dùng Composer bạn sẻ hiểu. Công việc chính của mình là film, file 3d là phát sinh sau này, lúc bắt đầu mình đã dự trù nên làm đầy đủ từng con buloong 1. Nhưng trong quá trình làm phát sinh nhiều, cả kịch bản, lẫn mô hình nên file hoàn thành rất lớn và nhiều file asm. Minh đang làm tại 1trung tâm nhỏ thuộc Sở, mình k đc đào tạo Solid bài bản, và cũng chưa từng làm mô hình nào nhiều part trên Solid như lần này. Sở trường của mình là ProE, đối tác của mình là 1cty lớn tại Nhật, k hiểu sao mà bên đó không chịu mở file .stp, nên mình mới có cơ hội gặp vấn đề này. Anh DCL chắc là biết cách làm, anh có thể chia sẻ cho cộng đồng không? Solid mở đc file nhưng mở xong phải định nghĩa lại nhiều, nếu k nó báo dấu '!'. Cảm ơn sự nhiệt tình của các anh
Trong thực tế công việc, đôi khi tớ cũng phải convert một số tập tin Part của SW sang các định dạng khác để đối tác có thể mở chúng ra. Tớ thấy có nhiều trục trặc lắm, đặc biệt với những thiết kế có những tiểu tiết lắt nhắt. Nếu dùng phiên bản convert cao thì đối tác không mở được, mà phiên bản thấp thì mắc khá nhiều lỗi.

Ngược lại cũng thế, khi ta nhập vào SW 1 file từ thiết kế bằng phần đặc biệt mềm khác, ta cũng hay gặp lỗi như cậu đã nêu, thường là bị thiếu mất vài bề mặt (rất) nhỏ. Các lỗi này thường khó nhận biết nếu chỉ để hiển thị trong các ứng dụng media; vì khi đó, mô hình solid (đặc) trở thành surface (vỏ rỗng) do nó chỉ bị mất vài bề mặt thường là rất nhỏ ở các vị trí như mỏm hoặc góc nhọn, nên ngoại hình không khác gì solid. Nhưng nếu trong thiết kế kỹ thuật thì đây lại là vấn đề, chính vì thế mà SW có những công cụ giúp sửa lỗi, giúp vá lại các mặt bị thiếu và chuyển mô hình mặt trở thành mô hình đặc. Buồn một điều là lệnh này phải làm thủ công, ta phải rà soát mô hình để tìm những lỗ thủng rồi vá chúng lại và biến chúng trở lại solid, nếu chưa có kinh nghiệm thì việc này cũng tốn khá thời gian cho mỗi Part.

Trường hợp của cậu nghiêm trọng ở chỗ cậu phải convert cả 1 Assembly lớn với hàng ngàn Part, lại chi tiết đến cả từng con bulông, nên khó áp dụng cách nêu trên! Tớ gợi ý cậu thế này:


  1. Hãy xây dựng các Part đơn giản nhất có thể: những tiểu tiết bị khuất thì cho qua, không cần dựng, những vật chuyển động nhanh không cần chi tiết quá.
  2. Nếu có thể, hãy dùng các bitmap thích hợp phủ ngoài vỏ mô hình thay vì dựng lồi lõm như thật. Ngay như các bulon cũng nên làm thế, vỏ máy bay có rất nhiều vít và đai ốc cũng chỉ toàn là hình ảnh dán lên chứ không ai dựng chúng rồi lắp vào khi làm phim.
  3. Với kỹ xảo điện ảnh, nên dùng các phần mềm như 3D Max để làm mô hình trực tiếp thì hiệu quả hơn là convert từ các file thiết kế kỹ thuật.

Chúc cậu sớm tìm ra giải pháp hợp lý.
 
Last edited:
I

iglassrose

Ðề: Re: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

SW là phần mềm thiết kế kỹ thuật, mà một đống các chi tiết máy lộn xộn ngẫu nhiên thì không mang tính kỹ thuật, vậy nên SW không có lệnh nào phục vụ yêu cầu này. Nếu ta cứ "gắp" các Part (chi tiết máy) vào một Assembly và không khống chế gì chúng thì chúng cũng lộn xộn và thậm chí còn thâm nhập (giao) nhau nên rất vô lý.

Cũng có lần tớ tham gia làm 1 cuốn catalog sản phẩm, trong đó cần hình ảnh nhiều (5~7) sản phẩm sắp đặt ngẫu nhiên, nên phải làm bằng tay:

1. Xây dựng các Part sản phẩm
2. Tạo 1 cái mặt bàn
3. Đưa chúng vào vào 1 Assembly
4. Cố định mặt bàn
5. Di chuyển và xoay các sản phẩm bằng lệnh Move/Rotation Component với tùy chọn Stop at Collision.

Nhờ vậy, các sản phẩm được xếp chồng đống lên nhau và tựa vào nhau một cách rất tự nhiên như thực tế. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều sản phẩm thì việc làm này rõ ràng không ổn vì quá mất thời gian và máy tính có thể bị treo!
Dạ em cám ơn bác DCL rất nhiều :4: Do còn liên quan vấn đề mô phỏng nên em rất cần 1 phương pháp phân phối ngẫu nhiên, nhưng nhờ có những nhận định của bác mà em hiểu thêm và có phương hướng cho vấn đề của mình.
Mà cũng công nhận phương pháp này có lẽ khá tốn sức, bởi em phải làm với hàng nghìn vật thể như thế! Hy vọng máy em không bị treo :63:
Một lần nữa em cảm ơn bác rất nhiều :4:
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Mình cũng biết cách dùng bimap nhưng đây là hợp đồng đầu tiên, minh không muốn khách hàng hiểu lầm cty mình. Bởi vì ngoài film mô phỏng để khách hag đi chào hàng, thì khách hàng còn dùng mô hình này để phân tích CAE, nhằm tối ưu mô hình sẳn có của họ. Vậy ngoài cách làm thủ công ra còn cách nào khác k nhỉ?
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Chào cả nhà;
Mình đang làm 1 dự án dựng mô hình 3D và mô phỏng cho hệ thống X (vì lý do bảo mật, nên mình không công khai được, mong các bạn thông cảm). Mô hình thì mình đã dựng (= Pro/e) và làm demo (= Composer) xong rồi. Số lượng chi tiết là > 1500 part

Nhưng giờ đối tác muốn lấy file 3D, mở = SolidWork. Nên mình phải xuất file trung gian, mình thử xuất các file trung gian *.igs (>4Gb), *.x_t (bị văng phần mềm), chỉ có *.stp = 484MB. Nên mình chọn *.stp

Khách hàng mở không được. Nên yêu cầu mình mở = SolidWork rồi gửi file Solidwork cho họ.
Mình dùng máy tính ở công ty cũng mở không được. Cấu hình máy tính mình dùng là Dell Precision T7610

Các bác có cách nào giúp mình xử lý việc này không? Cảm ơn cả nhà
Chào bạn

Theo kinh nghiệm thì mình thấy thế này:

Phần mềm Proe có thế mạnh về import và export file step -> chọn cách này để export file
Phần mềm SolidWorks có thế mạnh về import và export file x_t -> chọn cách này để import file


Như vậy, bạn thử làm thao tác trung gian là dùng 1 phần mềm khác (như NX, Catia...) để import file step vào và xuất ra file x_t rồi sau đó mở bằng SW thử xem

Nếu vẫn không được, bạn có thể gửi file step để mình dùng SW mở thử xem. Máy tính bên mình cũng khá mạnh, mở file step dung lượng 200Mb mất khoảng 30ph
 
Last edited:
S

ssson9

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Em có 1 U kích thước 30x70x2, dài 9900 mm. Tại vị trí 2600 mm (từ 1 đầu bất kỳ) e muốn bẻ cong 1 góc khoảng 2 độ (tại mặt 70 mm). Các đoạn còn lại thì vẫn giữ thẳng. E có thử qua lệnh Flex mà chú DLC có giới thiệu nhưng báo lỗi (Thử lại với các lựa chọn khác, nhưng e ko biết là chỉnh cái nào để được). Các bác giúp e vấn đề này với?

Cảm ơn mọi người.
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Em có 1 U kích thước 30x70x2, dài 9900 mm. Tại vị trí 2600 mm (từ 1 đầu bất kỳ) e muốn bẻ cong 1 góc khoảng 2 độ (tại mặt 70 mm). Các đoạn còn lại thì vẫn giữ thẳng. E có thử qua lệnh Flex mà chú DLC có giới thiệu nhưng báo lỗi (Thử lại với các lựa chọn khác, nhưng e ko biết là chỉnh cái nào để được). Các bác giúp e vấn đề này với?

Cảm ơn mọi người.
Không biết đúng ý bạn chưa




kích thước 7300 đúng ra bẳng= 7300/ radial(2)

nhưng 2 độ nhỏ có lẽ không sao , còn không bạn cứ vẽ bình thường , rồi ràng buộc
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Chào cả nhà;
Mình đang làm 1 dự án dựng mô hình 3D và mô phỏng cho hệ thống X (vì lý do bảo mật, nên mình không công khai được, mong các bạn thông cảm). Mô hình thì mình đã dựng (= Pro/e) và làm demo (= Composer) xong rồi. Số lượng chi tiết là > 1500 part

Nhưng giờ đối tác muốn lấy file 3D, mở = SolidWork. Nên mình phải xuất file trung gian, mình thử xuất các file trung gian *.igs (>4Gb), *.x_t (bị văng phần mềm), chỉ có *.stp = 484MB. Nên mình chọn *.stp

Khách hàng mở không được. Nên yêu cầu mình mở = SolidWork rồi gửi file Solidwork cho họ.
Mình dùng máy tính ở công ty cũng mở không được. Cấu hình máy tính mình dùng là Dell Precision T7610

Các bác có cách nào giúp mình xử lý việc này không? Cảm ơn cả nhà
Chào bác, bác mà dùng đến con T7610 là quá ngon rồi.
file igs mà bác xuất hơn 4Gb mà file stp hơn 400Mb lỗi là đúng rồi.
dù bác có sài con máy ngon hơn hay lắp thêm RAM xuất nó cũng văng thôi.
đặc thù SW là file X-T, vd em có 10 part, có 2 part to thì em xuất mỗi part to thành 1 file X-T. 8 part nhỏ xuất thành 2 hay 3...X-T.
sau mở 1 part X-T to nhất, rồi import file X-T còn lại vào. save file sw
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Em có 1 U kích thước 30x70x2, dài 9900 mm. Tại vị trí 2600 mm (từ 1 đầu bất kỳ) e muốn bẻ cong 1 góc khoảng 2 độ (tại mặt 70 mm). Các đoạn còn lại thì vẫn giữ thẳng. E có thử qua lệnh Flex mà chú DLC có giới thiệu nhưng báo lỗi (Thử lại với các lựa chọn khác, nhưng e ko biết là chỉnh cái nào để được). Các bác giúp e vấn đề này với?

Cảm ơn mọi người.
Để làm rõ phương pháp nên tớ thay đổi vài giá trị cho dễ thấy.

Đây là thanh thép U80 dài 500:


Ta cần uốn 10 độ tại vị trí cách đầu bên trái 300 mm, đoạn bị uốn này dài 20 mm; như vậy phần thẳng (không bị uốn) bên trái là 290 mm và bên phải là 190 mm.

Hãy gọi lệnh Flex:



Bảng lệnh xuất hiện, ta hãy thiết lập các thông số và tùy chọn như minh họa dưới:



Lý do tại sao thiêt lập như vậy là điều quá dễ hiểu, cậu tự nghiên cứu nhé. Kêt quả như sau:

 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Chào cả nhà. Cho em hỏi trong SolidWorks có cách nào kiểm tra sai số bề mặt giữa file Cad và file Scan không? (giống với Rapidform như hình dưới). Em vẽ thì dùng Rapidform nhưng ở những công đoạn xử lý cuối như vẽ gân, kiểm tra góc thoát khuôn, draft... thì thường chuyễn qua SolidWorks nhưng lại không biết các kiểm tra sai số. Mong được giúp đở
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Cảm ơn ý tốt của bạn therock, nhưng file này phải bảo mật, mình k làm như vậy được.
Cách chia nhỏ ra thì mình đã làm và mở = Solidwork dc r, tuy nhiên gặp vấn đề là f định nghĩa lại part, rất mất thời gian mặc dù máy tính mình use k f là yếu.
Mình sẻ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này, xem có pp nào hiệu quả hơn k. Cảm ơn các bạn đã chia sẻ
 
I

iglassrose

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Em xin làm phiền các bác với một vấn đề nho nhỏ thế này :4:
Chả là em đang mô phỏng quá trình phun chất lỏng vào dòng khí độc. Chất lỏng có tác dụng trung hòa dòng khí. Quá trình có thể hiểu là trong 1 cái hộp, có 1 cái vòi hoa sen trên cao phun chất lỏng vào dòng khí trong phòng và rơi xuống, dòng khí đi từ dưới mặt đất lên trần nhà.
Em đã đọc tài liệu hướng dẫn, cả phần truyền nhiệt của tài liệu. Theo như em hiểu, 2 lưu thể khác nhau phải cho đi trong 2 đường khác nhau, tách biệt với nhau. Nhưng ở đây em muốn 2 lưu thể ấy trộn lẫn với nhau, như vậy em có thể nghiên cứu thủy lực quá trình.
Vậy vấn đề em thắc mắc là: liệu có thể làm 2 lưu thể ấy đi chung 1 đường không, và làm thế nào? Nếu bắt buộc phải cho 2 lưu thể đi 2 đường riêng rẽ, thì có cách nào để tính trở lực của quá trình giống như quá trình thật (trong quá trình thật, lưu thể lỏng và khí sẽ cản trở lẫn nhau)? Cuối cùng là trong solid có
nào tính toán quá trình phản ứng không?
Do mới tập tành làm mô phỏng nên em còn gà, mong các bác chỉ thêm :4: em cảm ơn các bác.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Em xin làm phiền các bác với một vấn đề nho nhỏ thế này :4:
Chả là em đang mô phỏng quá trình phun chất lỏng vào dòng khí độc. Chất lỏng có tác dụng trung hòa dòng khí. Quá trình có thể hiểu là trong 1 cái hộp, có 1 cái vòi hoa sen trên cao phun chất lỏng vào dòng khí trong phòng và rơi xuống, dòng khí đi từ dưới mặt đất lên trần nhà.
Em đã đọc tài liệu hướng dẫn, cả phần truyền nhiệt của tài liệu. Theo như em hiểu, 2 lưu thể khác nhau phải cho đi trong 2 đường khác nhau, tách biệt với nhau. Nhưng ở đây em muốn 2 lưu thể ấy trộn lẫn với nhau, như vậy em có thể nghiên cứu thủy lực quá trình.
Vậy vấn đề em thắc mắc là: liệu có thể làm 2 lưu thể ấy đi chung 1 đường không, và làm thế nào? Nếu bắt buộc phải cho 2 lưu thể đi 2 đường riêng rẽ, thì có cách nào để tính trở lực của quá trình giống như quá trình thật (trong quá trình thật, lưu thể lỏng và khí sẽ cản trở lẫn nhau)? Cuối cùng là trong solid có
nào tính toán quá trình phản ứng không?
Do mới tập tành làm mô phỏng nên em còn gà, mong các bác chỉ thêm :4: em cảm ơn các bác.
Chưa hiểu lý do cậu muốn 2 lưu thể đi chung trong 1 đường ống, để làm gì? Hình dưới mô tả 1 loại tháp đệm đơn giản, dùng chất lỏng để hấp thụ khí hoặc một vài thành phần trong khí:



Nguyên lý phổ biến là cho 2 lưu thể đi ngược chiều nhằm tăng khả năng hấp thụ, khí được thổi từ dưới lên còn chất lỏng thì phun mưa từ trên xuống. Tuy nhiên, mô hình đơn giản này có nhược điểm là thời gian hấp thụ ngắn; đây là khoảng thời gian rơi của các giọt chất lỏng từ giàn mưa đến lớp "đệm" dưới ("đệm" ở đây không phải là loại đệm giường thông thường, mà là các vật liệu nhỏ dạng ống sứ, vỏ sò hoặc phoi kim loại... được xếp hoặc đổ đống trong bình hấp thụ). Lớp đệm dưới có tác dụng phân tán, chuyển hướng và giảm tốc của dòng khí đi vào bình; lớp đệm trên để chặn chất lỏng đi theo dòng khí ra ngoài.

Nhằm tăng thời gian hấp thụ, người ta hay dùng loại tháp đệm dưới đây:



Khi đó, chất lỏng chảy ziczac trong toàn bộ lớp đệm dưới chứ không có đoạn rơi tự do như trên.

Để tính toán hai loại tháp này, các giáo trình hoặc tài liệu kỹ thuật kèm theo đều có đưa ra các công thức và hệ số thực nghiệm, mục đích là để xác định được lưu lượng 2 lưu chất và hiệu quả hấp thụ của thiết bị:
- Nếu lưu lượng của khí quá lớn thì nó có thể thổi ngược chất lỏng lên trên, nếu quá nhỏ thì hạn chế năng suất.
- Nếu lưu lượng chất lỏng quá lớn thì cản trở dòng khí đi lên và tốn nhiều chất lỏng, nếu quá nhỏ thì không hấp thụ hết.

Từ các tính toán với những công thức và hệ số thực nghiệm, ta có các kết quả chỉ có ý nghĩa định tính, giúp gợi ý chọn van ống và mức điều chỉnh van trên thực tế sẽ căn cứ vào các kết quả thí nghiệm nhanh trong quá trình sản xuất.

Một hạn chế của tháp đệm là các hệ số thủy khí của chúng rất khó xác định, nó tùy thuộc vào loại vật liệu và cách thức đổ vào lòng tháp (rất ngẫu nhiên), đã thế, sau 1 thời gian sử dụng thì cặn bẩn bám vào vật liệu đệm làm tắc và tăng trở lực, ảnh hưởng sản xuât, khiến phải thay thế mới, nhiều khi khá tốn kém.

Để khắc phục nhược điểm loại tháp này, người ta còn tạo ra loại tháp đĩa, gồm nhiều tầng đĩa đục lỗ như mặt sàng, xem minh họa dưới:

Dĩ nhiên là loại tháp này cũng có các công thức và hệ số tính toán, chúng khá chính xác và ổn định theo tời gian, dễ làm sạch và sửa chữa.

Cuối cùng, SW chỉ là 1 phần mềm thiết kế hình học 3D rắn, ứng dụng chủ yếu trong chuyên ngành cơ khí, nó không có khả năng tính toán các quá trình hóa lý hoặc phản ứng hóa học.

Bài viết này sử dụng một số hình ảnh tìm được trên mạng!
 
Last edited:
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Xin hỏi các Chú, các Anh và các bạn vấn đề về phần BOM trong SolidWorls Drawing (không biết có ai hỏi chưa :eek:).
Em có một bản vẽ được trích ra từ bản vẽ lắp, sau đó dùng chức năng Balloons để đánh số thứ tự cho một số chi tiết. Sau đó em chèn BOM vào bản vẽ thì BOM này hiện ra tất cả các chi tiết của bản vẽ lắp. Em chỉ muốn BOM này chỉ gồm những chi tiết em đã đánh số thứ tự thôi. Em Hide từng cái thì cũng được nhưng nếu bản vẽ lắp rất nhiều chi tiết thì không được, Có Cách nào nhanh hơn hay hơn không ? Em xin cảm ơn !!!

Hình em để ở đây:
https://drive.google.com/file/d/0B5q7WtqmwYYBUzh3aXg4UUxBaFk/view?usp=sharing
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Chào cả nhà. Cho em hỏi trong SolidWorks có cách nào kiểm tra sai số bề mặt giữa file Cad và file Scan không? (giống với Rapidform như hình dưới). Em vẽ thì dùng Rapidform nhưng ở những công đoạn xử lý cuối như vẽ gân, kiểm tra góc thoát khuôn, draft... thì thường chuyễn qua SolidWorks nhưng lại không biết các kiểm tra sai số. Mong được giúp đở
Chào cả nhà. Câu hỏi trước của em vẫn mong được giúp đở.
Cho em hỏi thêm một vấn đề nữa:
Trong phần Drawing trong SolidWorks làm sao để bẻ gãy được các đường kích thước như hình dưới.
Em cảm ơn

 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Xin hỏi các Chú, các Anh và các bạn vấn đề về phần BOM trong SolidWorls Drawing (không biết có ai hỏi chưa :eek:).
Em có một bản vẽ được trích ra từ bản vẽ lắp, sau đó dùng chức năng Balloons để đánh số thứ tự cho một số chi tiết. Sau đó em chèn BOM vào bản vẽ thì BOM này hiện ra tất cả các chi tiết của bản vẽ lắp. Em chỉ muốn BOM này chỉ gồm những chi tiết em đã đánh số thứ tự thôi. Em Hide từng cái thì cũng được nhưng nếu bản vẽ lắp rất nhiều chi tiết thì không được, Có Cách nào nhanh hơn hay hơn không ? Em xin cảm ơn !!!

Hình em để ở đây:
https://drive.google.com/file/d/0B5q7WtqmwYYBUzh3aXg4UUxBaFk/view?usp=sharing
Đánh số tự động khá thuận tiện và nhanh chóng khi ta làm theo mặc định, nhưng cũng có những bất tiện nhất định khi ta muốn làm khác đi một chút. Khi đó thì chịu khó làm thủ công vậy, cũng không mất nhiều thời gian lắm đâu!
 
Top