Giúp đỡ về thiết kế khuôn dập

  • Thread starter NAMCTM3A
  • Ngày mở chủ đề
Ðề: Giúp đỡ về thiết kế khuôn dập

chào bạn
chi tiết của bạn có thể bố trí làm trên 1 lần luôn, vừa đột lỗ vừa bao hình, 1 lần đột lấy 2 sp
bước 1 ; định vị vào biên đột 2 lỗ
bước 2 ; định vị vào 2 lỗ đột để đột tiếp 2 lỗ nữa của sp tiếp theo
bước 3 ; định vị vào 2 lỗ để đột tiếp 2 lỗ và cắt đứt bao hình
.................................................................................
mình thường thiết kế khuôn làm như vậy cho sản phẩm như của bạn, nếu chi tiết mỏng vật liệu đễ đột dập có thể ghép luôn thành 1, nhưng làm như vậy thì bảo dưỡng khuôn sẽ vất vả hơn.
thân
 
T

TrungBK

Author
Mình ko rành bên gia công áp lực tn. Nhưng trong TH này mình nghĩ nên dùng 1 nguyên công thôi. Vừa dập biên dạng vừa đục lỗ. Vì nếu đục lỗ sau, chi tiết nhỏ dễ cong vênh hơn.
 
N

NAMCTM3A

Author
Ðề: Giúp đỡ về thiết kế khuôn dập

Mình cũng nghĩ sẽ vừa đột và vừa cắt luôn.Bạn lvd xem hộ mình kết cấu khuôn như
vậy có ổn không nha
http://www.mediafire.com/download/g079j87y67g0fob/ket+cau.dxf
mình tính đột một lần ra một sản phẩm thôi.bạn có thể nói rõ hơn về
cách đột một lần ra 2 sp được không?cảm ơn bạn!
 
N

NAMCTM3A

Author
Ðề: Giúp đỡ về thiết kế khuôn dập

Mình đã hiểu cách mà lvd đã làm.ý mình muốn đột 2 lỗ xong cắt bao hình luôn cơ
(trong 1 lần đi xuống ra sản phẩm luôn)
 
T

TrungBK

Author
Re: Ðề: Giúp đỡ về thiết kế khuôn dập

hi. Mình cũng xin bổ sung thêm 1 tẹo là. Nếu bạn muốn nâng cao năng suất, trong trường hợp của bạn. CHi tiết mỏng, giống như gia công secmag. Bạn nên gép chồng vài chi tiết lên gia công 1 lần nhé
 
Ðề: Giúp đỡ về thiết kế khuôn dập

Mình đã hiểu cách mà lvd đã làm.ý mình muốn đột 2 lỗ xong cắt bao hình luôn cơ
(trong 1 lần đi xuống ra sản phẩm luôn)
chào bạn
mình có xem qua kết cấu khuôn của bạn rồi, do có 1 hình chiếu nên mình cũng không hiểu được hết ý của bạn thể hiện ở trên đó, và bạn cũng chưa hiểu hết ý của mình nói ở trên, mình thường làm là 1 dạng khuôn dập liên hoàn, lấy vd là sản phẩm của bạn thì mình đặt khuôn đột lỗ và khuôn cắt bao trên cùng 1 khuôn , đột lỗ rồi đột bao ( ghép 2 khuôn làm 1, chứ không phải là làm 1 khuôn kép như kết cấu khuôn của bạn, nó liên quan đến bảo dưỡng khuôn mất nhiều thời gian hơn, chế tạo và lắp giáp phức tạp, mình mới sử dụng trong dập giấy thôi), còn dập 1 lần lấy 2 sp thì bạn bố trí 2 sp trên 1 khuôn thì bạn dập 1 lần được 2 sp, bạn có gì thác mắc alo cho mình theo sđt bên dưới nhé,
thân
 
N

NAMCTM3A

Author
Ðề: Giúp đỡ về thiết kế khuôn dập

Cảm ơn bạn.Cách làm của bạn mình hiểu mà,trước tiên bạn đột 2 lỗ sp trên băng vật liệu
sau đó dịch băng vật liệu đi đưa 2 lỗ vừa đột vào 2 chốt(trên mặt cối) để đột 2 lỗ tiếp theo.Bước
tiếp theo dịch băng vật liêu để cắt bao hình bên ngoài(chày vẫn tiếp tục đột các lỗ tiếp).Quá trình cứ
diễn ra liên tục vừa đột vừa cắt hình.không biết mình có hiểu sai ý của bạn không?
 
Ðề: Giúp đỡ về thiết kế khuôn dập

Cảm ơn bạn.Cách làm của bạn mình hiểu mà,trước tiên bạn đột 2 lỗ sp trên băng vật liệu
sau đó dịch băng vật liệu đi đưa 2 lỗ vừa đột vào 2 chốt(trên mặt cối) để đột 2 lỗ tiếp theo.Bước
tiếp theo dịch băng vật liêu để cắt bao hình bên ngoài(chày vẫn tiếp tục đột các lỗ tiếp).Quá trình cứ
diễn ra liên tục vừa đột vừa cắt hình.không biết mình có hiểu sai ý của bạn không?
ok bạn, ý mình là làm vậy,và mình cũng làm vậy, có chi thì cùng thảo luận tiếp nhé, thân
 
N

NAMCTM3A

Author
Ðề: Giúp đỡ về thiết kế khuôn dập

Về kết cấu khuôn thì nên làm theo cách của bạn sẽ dễ dang trong chế tạo và sửa chữ khuôn.còn cái nữa
mình xin hỏibạn là bố trí 2 sản phẩm này trên khuôn sao cho tiết kiệm phôi nhất,điều này cũng rất quan
trọng khi gia công thực tế phải không bạn?
 
Ðề: Giúp đỡ về thiết kế khuôn dập

vấn đề bố trí sp trên khuôn, bạn soay chi tiết ngang ra, và bố trí 2 sp đối xứng nhau là ok, nếu là chi tiết nhỏ thi bố trí 4sp luôn, chúc bạn thành công
 
N

NAMCTM3A

Author
Ðề: Giúp đỡ về thiết kế khuôn dập

Hỏi nốt bác câu này xong mai tiến hành làm khuôn :41:.Bác cho hỏi kích thước 10mm(trong file
gửi kèm )
http://www.mediafire.com/download/iud9pzk4zrawn63/khuon(2).dxf
em chọn như vậy có hợp lý không.Vật liệu em đột là Ct3 dày 3mm.Kích thước này
khi chọn có mối liên quan gì khi chiều dày và vật liệu khác nhau?Mong các cao thủ làm khuôn khác
chia sẻ để mọi người cùng tiến bộ.cảm ơn các bác rất nhiều
 
R

realmoment

Author
Ðề: Giúp đỡ về thiết kế khuôn dập

Mình không rành về khuôn dập lắm, nhưng xem qua bản vẽ kết cấu khuôn của bạn mình nghĩ cần có thêm bộ phận đẩy sản phẩm ra khỏi nửa khuôn trên (ý kiến nhỏ, nếu sai mọi người đừng mắng, mong được học hỏi thêm ^^).
 
Ðề: Giúp đỡ về thiết kế khuôn dập

Hỏi nốt bác câu này xong mai tiến hành làm khuôn :41:.Bác cho hỏi kích thước 10mm(trong file
gửi kèm )
http://www.mediafire.com/download/iud9pzk4zrawn63/khuon(2).dxf
em chọn như vậy có hợp lý không.Vật liệu em đột là Ct3 dày 3mm.Kích thước này
khi chọn có mối liên quan gì khi chiều dày và vật liệu khác nhau?Mong các cao thủ làm khuôn khác
chia sẻ để mọi người cùng tiến bộ.cảm ơn các bác rất nhiều
chi tiết của bạn nên bố trí 2 sp thôi, các vấn đề khác như chiều có liên quan như bạn hỏi, tất cả liên quan đến độ bền khuôn, chúc bạn thành công
 
N

NAMCTM3A

Author
Ðề: Giúp đỡ về thiết kế khuôn dập

Đúng như bạn nói.lúc đầu mình định bố trí xen kẽ vào các kẽ hở để tiết kiệm phôi.Nhưng
độ bền khuôn sẽ giảm.máy mình 70 tấn nên cũng chỉ làm được 2sp thôi.làm xong khuôn
này mình sẽ nhờ các bạn tư vấn một số sản phẩm khác.chúc mọi người sức khỏe và thành
công.
 
Ðề: Giúp đỡ về thiết kế khuôn dập

Gửi anh Nam
Về thiết kế khuôn mình xin góp một vài ý:
Về bước phôi anh đang để khoảng cách là 4 mm là chưa tối ưu. kích thước này chỉ cần từ 2-2.5mm là hợp lý (vì khoảng cách này là nhỏ nhất, không phải dạng phôi tiếp xúc đường).
Kết cấu cối anh nên tách ra làm 2 hoặc 3, sử dụng áo cối chung để định vị các cối này. Khi gia công cối đột và cối cắt hình anh nên gia công thêm bộ dự phòng để tránh dừng trong quá trình sx. Cối cắt bao không nên cắt nghiêng (cắt nghiêng chỉ dùng cho chày cối đột chi tiết to để tiết kiệm gia công cả chày, cối hoặc lô sản phẩm nhỏ). Để 3 mm cho việc cắt còn lại mở rộng so với phôi là 0.5 đến 1mm.
Chày dùng vít chí, hoặc áo có chốt định vị để tiện trong quá trình thay thế chày hỏng.
Nếu số lượng chi tiết nhỏ (< 3000 sản phẩm) mà yêu cầu về độ chính xác không cao (0.3mm) thì anh có thể nghĩ đến phuơng pháp gia công cắt laser với chi phí hợp lý khoảng 8000-10000/1 chi tiết. Hoặc là làm khuôn đơn chiếc cho các nguyên công riêng biệt (chỉ có chày cối, chặn)
Nếu anh làm số lượng lớn phải tính đến hiệu suất sử dụng vật liệu thì phải chọn dải hợp lý theo kích thước cuộn phôi....
 
N

NAMCTM3A

Author
Ðề: Giúp đỡ về thiết kế khuôn dập

Cảm ơn anh!em tra trong bảng Trị số mạch nối và mép thừa khi dập cắt trên băng thép thì khoảng
cách từ 2-2.5mm đối với vật cắt tròn và ovan giống như anh nói.Em làm khuôn này lần đầu tiên sợ
hỏng nên lấy hơn một chút.Đây là hàng làm thử nên sản phẩm chưa nhiều.
Anh cho em hỏi thêm,như anh nói thì cắt bao hình thì cối sẽ cắt thẳng phải không? ở đây
em để 3mm thẳng trên miệng cối sau đó mới cắt côn(cắt 2 lần).Khe hở giữa chày và cối
khi cắt hình em tra theo bảng là 0.05 (vật liệu là ct3 dày 2mm) như vậy có hợp lý không?
-Đối với vật liệu dày 2mm thì gạt phôi nên dùng lò xo cứng hay tấm nhựa Pu?
-Tâm áp lực em tìm như vậy đã đúng chưa?
-Nếu em xếp hình như sau thì có thể vừa đột lỗ vừa cắt hình được luôn không?
http://www.mediafire.com/download/l88uyaflzm8m9m4/2.dxf
Mong anh chia sẻ.Em cảm ơn
 
Ðề: Giúp đỡ về thiết kế khuôn dập

Khe hở nếu mà bạn dùng dẫn hướng tốt thì nên để khe là 0.15 cho mỗi bên. với khe 0.05 thì khi cắt sp sẽ có bề mặt đẹp nhưng không hợp lý trong quá trình lắp và vận hành (lực không tối ưu).
Về xếp phôi thì nếu khuông phối hợp 2 nguyên công cùng 1 lúc thì có thể làm đươc. Phôi dải ngắn khi dập người công nhân thao tác lật phôi.
Đối với nguyên công cắt đột hành trình ngắn (2.1mm) thì bạn nên dùng PU để chặn phôi.
Còn đối với sản phẩm số lượng nhiều phôi băng (pha từ cuộn) thì bạn nên tính đến cấp phôi tự động và khuôn liên tục.
Tâm áp lực khi có dẫn hướng thì không quá quan trọng.
Khi tính tâm áp lực bạn tính dựa theo lực cắt và lực chặn phôi (bài toán cánh tay đòn và tổng hợp lực) là điểm mà mô men của hợp lực bằng 0.
Còn về độ dày của lưỡi cối cắt là 3mm là vì khi cắt chỉ có 1 phô mắc trong cối không nên để dày phôi mắc nhiều trong cối dễ dẫn đến vỡ, nứt. Không nên để mỏng quá vì khi cối cùn thì số lần mài được ít.
Khi điều chỉnh quá trình dập nên để chày ngập trong cối lượng nhỏ nhất (vừa đủ để chi tiết rời khỏi băng) chỉ nên ngập trong cối từ 0.2-0.5 mm trừ một số trường hợp đặc biệt.
Nếu là lần đầu anh thiết kế khuôn thì anh nên tách từng nguyên công riêng biệt vì khuôn đơn giản dễ chế tạo, không cần dẫn hướng. Chày liền cuống. Chặn cắt,đột có thể dùng chặn cứng, chặn phôi nguyên công đột có thể dùng PU khoan lỗ trực tiếp gắn vào chày đột.
Gia công chế tạo tiện lợi có thể dùng chung đế khuôn, áo cối chày.
Còn nếu anh làm khuôn phối hợp nên tìm một người có kinh nghiệm nhờ hướng dẫn thiết kế cụ thể.
 
Top