Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

và đây là câu hỏi thứ 2 là khi em uốn tấm này như trong hình thì nhìn có vẻ nó đúng nhưng khi duỗi phẳng nó ra thì nó lại được một hình có vẻ như không phù hợp với thực tế, nếu như vậy thì không biết làm sao để có thể cắt được phôi vì có một chỗ bị giao nhau như vậy , mọi người hướng dẫn giúp em với!


đây là sau khi duổi phẳng và vấn đề nó phát sinh như thế này :2:

Có 2 cách giải quyết vấn đề này.
- cách 1: mối cạnh gấp đều có một sketch để định hình nó. Bạn để ý trên cây thư mục bên trái. Nếu lệnh
bạn dùng cho một cạnh gấp thì có một sketch bên trong thư mục con, nếu dùng cho X cạnh gấp thì có X sketch. Bạn tìm 2 sketch của 2 cạnh gấp trên hình của bạn, sử góc 90 độ của 2 cạnh giáp nhau thành góc nhỏ hơn 90 độ đến khi hợp trải phôi ko bị vấp thì thôi
- CÁch 2, dùng lệnh Unfold và Fold. Dùng Unfold trước, đặt lệnh khoét để khử bỏ phần vấp nhau. Dùng Fold để quay trở lại chi tiết gấp như ban đầu.
-> Bạn ơi giữa vẽ bằng phần mềm và gia công thực tế nó khác nhau nhiều lắm, như trong hình trên thì tại chỗ giao nhau chỉ chấn được 1 cạnh lên thôi, cạnh còn lại phải hàn vì còn thịt đâu mà chấn, bạn vẽ bằng phần mềm còn thấy 2 mép góc nó giao nhau chứ trên chi tiết thực tế làm gì có chỗ đó, như góc ngoài (bên trái hình) ta chỉ cần cắt bỏ 1 phần dư rồi chọn độ dài dao chấn phù hợp thì chấn dễ dàng nhưng vị trí góc trong thì khác hoàn toàn, chỉ có cách hàn vì nếu cắt tỉa nó xấu òm.
 
Last edited:
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

-> Bạn ơi giữa vẽ bằng phần mềm và gia công thực tế nó khác nhau nhiều lắm, như trong hình trên thì tại chỗ giao nhau chỉ chấn được 1 cạnh lên thôi, cạnh còn lại phải hàn vì còn thịt đâu mà chấn, bạn vẽ bằng phần mềm còn thấy 2 mép góc nó giao nhau chứ trên chi tiết thực tế làm gì có chỗ đó, như góc ngoài (bên trái hình) ta chỉ cần cắt bỏ 1 phần dư rồi chọn độ dài dao chấn phù hợp thì chấn dễ dàng nhưng vị trí góc trong thì khác hoàn toàn, chỉ có cách hàn vì nếu cắt tỉa nó xấu òm.

Qua so sánh hai câu trả lời thì em hiểu câu trả lời của anh Chau2707 hơn anh X3Vankhe vì thật sự thì em không biết nhiều về lệnh trong sheet metal nên là nếu không có hình minh họa là em sẽ cảm thấy khó hiểu ngay , sử dụng cách của a Chau2707 thì em đã sử dụng lênh chamfer để vát đi một góc và khi trải phẳng ra nó cũng thấy giống với thực tế và khi uốn thì nó sẽ khuyết đi 1 góc như thế này ạ

 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Chào cả nhà!
1. Khi mình mở một file đuôi .Step thì phần mềm Solidworks sẽ mở lên trong môi trường assembly gồm nhiều part lắp ghép lại với nhau. Cho mình hỏi có cách nào để ghép các part đó lại thành 1 part không? và làm bằng cách nào
2. Cũng một file đuôi .step như vậy. Có cách nào mở nó ra trong môi trường Part gồm nhiều body thay vì phải mở bằng assembly gồm nhiều part không? Và làm bằng cách nào?
Thanks
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Chào cả nhà!
1. Khi mình mở một file đuôi .Step thì phần mềm Solidworks sẽ mở lên trong môi trường assembly gồm nhiều part lắp ghép lại với nhau. Cho mình hỏi có cách nào để ghép các part đó lại thành 1 part không? và làm bằng cách nào
2. Cũng một file đuôi .step như vậy. Có cách nào mở nó ra trong môi trường Part gồm nhiều body thay vì phải mở bằng assembly gồm nhiều part không? Và làm bằng cách nào?
Thanks
Hai câu này chỉ là 1 mà thôi!

Cậu hãy Save As tập tin Assembly kể trên (với phần mở rộng *.sldasm) thành *.sldprt là được.
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Cho mình hỏi mình đang sử dụng SW2013, mình dùng Weldment để vẽ một khung, và tạo "cutting list". Bây giờ mình muốn tổng hợp vật tư trên "cutting list" để biết được tổng số vật tư cần mua thì làm thế nào? Cám ơn các mem nhé!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Cho mình hỏi mình đang sử dụng SW2013, mình dùng Weldment để vẽ một khung, và tạo "cutting list". Bây giờ mình muốn tổng hợp vật tư trên "cutting list" để biết được tổng số vật tư cần mua thì làm thế nào? Cám ơn các mem nhé!
Giả sử ta xây dựng một kết cấu hàn như sau:



Lưu ý thư mục Cut list(5), nó gồm có 5 cấu kiện. Hãy cập nhật nó bằng cách nhấn chuột phải thư mục này rồi chọn Update:



Ta sẽ thấy thư mục Cut list bây giờ lại gồm 3 nhóm cấu kiện, bởi vì SW nhận thấy trong 5 cấu kiện thì chỉ gồm có 3 nhóm (mỗi nhóm chỉ có các cấu kiện giống hệt nhau về chủng loại và kích thước).

Ta hãy tạo 1 Drawing cho kết cấu này, rồi Insert, Tables, Weldment Cut List:



Chọn 1 hình chiếu rồi OK, thế là xong:



Ta có thể Việt hóa và chỉnh sửa các nội dung trong bảng cho phù hợp với tiêu chuẩn công ty, cái này quá dễ, không cần hướng dẫn nữa.
 
N

ngochoi

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Chào các bạn!
MÌnh sử dụng công cụ weldment vẽ một khung không gian, nhưng đến khi xử lý phần vẽ các thanh giằng chéo thì gặp tình huống không đúng thực tế, khi vẽ trên weldment thì các thanh giằng chéo này bị cắt gọt bởi mặt phẳng của các thanh chính (xem hình vẽ 1)
(Hình vẽ 1)
, do vậy các thanh giằng chéo này khi triển khai bản vẽ thì bị cắt chéo 2 đầu, thực tế thì các thanh này không bị cắt chéo như bản vẽ Cad, (Hình vẽ 2)

Nhờ các bạn chỉ giúp mình cách vẽ bằng công cụ weldment sao cho giống với hình vẽ Cad!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Chào các bạn!
MÌnh sử dụng công cụ weldment vẽ một khung không gian, nhưng đến khi xử lý phần vẽ các thanh giằng chéo thì gặp tình huống không đúng thực tế, khi vẽ trên weldment thì các thanh giằng chéo này bị cắt gọt bởi mặt phẳng của các thanh chính (xem hình vẽ 1)
(Hình vẽ 1)
, do vậy các thanh giằng chéo này khi triển khai bản vẽ thì bị cắt chéo 2 đầu, thực tế thì các thanh này không bị cắt chéo như bản vẽ Cad, (Hình vẽ 2)
Nhờ các bạn chỉ giúp mình cách vẽ bằng công cụ weldment sao cho giống với hình vẽ Cad!
Khi dựng kết cấu hàn, tại chỗ giao nhau thì SW cho ta những tùy chọn để xử lý các đầu thanh dầm tiếp giáp nhau theo một số cách phổ biến. Nếu ta thấy những cách này không thích hợp thì đừng dùng các tùy chọn đó, mà hãy cứ để chúng giao nhau rồi cắt thủ công bằng các phương pháp thông thường: ExtrudeCut hoặc Split...
 
Last edited:
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Cám ơn chú DCL đã hướng dẫn chi tiết, và còn câu hỏi nữa là để tính tổng vật tư cho mỗi loại (chẳng hạn theo ví dụ thì C channel 80 x 8) cần 1 thanh dài 1480mm để cắt thành 2 đoạn như hình vẽ thì làm thế nào? Trong SW có thể tự động đưa ra được bảng tổng hợp không? Trong một bản vẽ lớn thì sử dụng nhiều loại thép hình nên cần bảng tổng hợp để mua vật tư cho thuận tiện hơn.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Cám ơn chú DCL đã hướng dẫn chi tiết, và còn câu hỏi nữa là để tính tổng vật tư cho mỗi loại (chẳng hạn theo ví dụ thì C channel 80 x 8) cần 1 thanh dài 1480mm để cắt thành 2 đoạn như hình vẽ thì làm thế nào? Trong SW có thể tự động đưa ra được bảng tổng hợp không? Trong một bản vẽ lớn thì sử dụng nhiều loại thép hình nên cần bảng tổng hợp để mua vật tư cho thuận tiện hơn.
Bản chất của bảng kê chi tiết (cấu kiện) hàn là Excel, nên cậu hoàn toàn có thể thêm nhiều hàng và cột theo nhu cầu, trong đó có các mục tổng hợp cần thiết. Các ô trong bảng hoàn toàn có thể đặt các công thức và/hoặc các hàm tính toán để có những thống kê theo từng hạng mục thích hợp.

Tuy nhiên, theo tớ thấy thì bảng tổng hợp vật tư nên làm riêng chứ không gộp vào bảng kê chi tiết máy trong Drawing. Trong bảng tổng hợp vật tư, ta còn cần nhiều thông tin khác nữa, ví dụ đơn giá, xuất xứ và ắt hẳn ta phải dự trù cả lượng hao hụt gia công mà ta không thể hiện trên bản vẽ thiết kế. Ví dụ, tổng chiều dài của 1 loại thép hình là 21 mét, mà cây thép lại dài 6 mét và nơi bán không chấp nhận cắt theo yêu cầu thì ta cần phải mua 24 mét; rồi thì còn phải tính cả những hao hụt khác tùy thuộc công nghệ chế tạo.

Nếu ta có chừng vài trăm kết cấu hàn được thể hiện bằng chừng đó bản vẽ kết cấu hàn trong 1 thiết kế tổng thể, thì chẳng lẽ ta chuyển cho phòng vật tư vài trăm bản vẽ có kèm theo chừng đó bảng kê chi tiết à? Chưa hết, có nhiều vật tư phục vụ cho công trình nhưng lại chẳng có bản vẽ nào thể hiện chúng: dầu mỡ, que hàn, đá mài, sơn các loại... thì sao? Đằng nào thì ta vẫn cũng cần phải tổng hợp nhu cầu trong 1 file Excel độc lập, thậm chí nhiều file riêng cho từng nhóm vật tư: sắt thép, điện, nước, xi măng cát sỏi, bao bì, thùng gỗ vân vân... để dễ mua và quản lý trong các kho phù hợp.
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Bác DCL có câu trả lời về bảng kê vật tư hay quá, đúng cái cháu đang cần, nó cũng tương tự vậy, cháu đang làm về mảng sheet metal, . Giả sử cháu có 1 bản vẽ lắp gồm nhiều part ghép lại, bây giờ cháu cần xuất sang 2D để có bản vẽ từng chi tiết, mong bác chỉ dẫn làm sao để mỗi bản vẽ 2D của 1 part trong cụm chi tiết lắp đó có 1 khung table ghi tên part đó, số lượng part đó có trong bản vẽ lắp và loại tôn của part đó, ví dụ tôn 2mm hoặc tôn 1.6mm, nếu kê đc kích thước dài x rộng của tấm phôi trải nữa thì tốt ạ. do ít kinh nghiệm về phần mềm nên vẽ 3D cháu làm đc nhưng khá chậm và bị động trong quá trình chuyển qua 2D in thành bản vẽ bài bản để làm hồ sơ sản xuất
 

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Bản chất của bảng kê chi tiết (cấu kiện) hàn là Excel, nên cậu hoàn toàn có thể thêm nhiều hàng và cột theo nhu cầu, trong đó có các mục tổng hợp cần thiết. Các ô trong bảng hoàn toàn có thể đặt các công thức và/hoặc các hàm tính toán để có những thống kê theo từng hạng mục thích hợp.

Tuy nhiên, theo tớ thấy thì bảng tổng hợp vật tư nên làm riêng chứ không gộp vào bảng kê chi tiết máy trong Drawing. Trong bảng tổng hợp vật tư, ta còn cần nhiều thông tin khác nữa, ví dụ đơn giá, xuất xứ và ắt hẳn ta phải dự trù cả lượng hao hụt gia công mà ta không thể hiện trên bản vẽ thiết kế. Ví dụ, tổng chiều dài của 1 loại thép hình là 21 mét, mà cây thép lại dài 6 mét và nơi bán không chấp nhận cắt theo yêu cầu thì ta cần phải mua 24 mét; rồi thì còn phải tính cả những hao hụt khác tùy thuộc công nghệ chế tạo.

Nếu ta có chừng vài trăm kết cấu hàn được thể hiện bằng chừng đó bản vẽ kết cấu hàn trong 1 thiết kế tổng thể, thì chẳng lẽ ta chuyển cho phòng vật tư vài trăm bản vẽ có kèm theo chừng đó bảng kê chi tiết à? Chưa hết, có nhiều vật tư phục vụ cho công trình nhưng lại chẳng có bản vẽ nào thể hiện chúng: dầu mỡ, que hàn, đá mài, sơn các loại... thì sao? Đằng nào thì ta vẫn cũng cần phải tổng hợp nhu cầu trong 1 file Excel độc lập, thậm chí nhiều file riêng cho từng nhóm vật tư: sắt thép, điện, nước, xi măng cát sỏi, bao bì, thùng gỗ vân vân... để dễ mua và quản lý trong các kho phù hợp.
Công việc của cháu thì không liên quan đến Solid. Cháu chỉ trao đổi chút về bảng kê chi tiết trên bản vẽ.
Theo quan điểm của cháu. Thì ta nên ghi vào. Nhưng ghi ở dạng tham khảo.
Bởi khi gửi bản vẽ đi gia công. Người báo giá có thể nhìn sơ qua bản vẽ và kích thước phôi liệu để báo giá. Rất nhanh( Hiện tại bên cháu vẫn đang thực hiện theo phương pháp này).
Còn các vật tư liên quan( Bên cháu gọi là danh sách chi tiết mua). Tất nhiên phải tổng hợp riêng ra.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Công việc của cháu thì không liên quan đến Solid. Cháu chỉ trao đổi chút về bảng kê chi tiết trên bản vẽ.
Theo quan điểm của cháu. Thì ta nên ghi vào. Nhưng ghi ở dạng tham khảo.
Bởi khi gửi bản vẽ đi gia công. Người báo giá có thể nhìn sơ qua bản vẽ và kích thước phôi liệu để báo giá. Rất nhanh( Hiện tại bên cháu vẫn đang thực hiện theo phương pháp này).
Còn các vật tư liên quan( Bên cháu gọi là danh sách chi tiết mua). Tất nhiên phải tổng hợp riêng ra.
Vấn đề của cậu đã được giải đáp trong bài #2549 (trang trước của Topic này). Còn bài #2553 là đề cập tới bảng tổng hợp vật tư, ý tớ muốn nói rằng với bảng tổng hợp thì ta nên tạo trong 1 file Excel riêng chứ không nên tận dụng bảng kê chi tiết trong Drawing, lý do thì đã nêu trong bài này rồi.
 
Last edited:
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Xin giup do ve kich thuoc doi voi duong tron trong solid


Gip minh ghi được những kích thước như kích thước màu xanh
hay kich thuoc 45 nhu trong hinh
 
X

X3VanKhe

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Kích thước 53.84 : bấm cạnh phía dưới đáy, bấm - giữ phím Shift và click đỉnh phỉa trên của cung tròn, kéo sang trái sẽ được.
Khó bắt quá thì vẽ thêm 1 point vào các điểm 1/4 của cung tròn, dùng point đó để đo kích thước.
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

để lên kích thước 45 bạn dùng chức năng fillet như hình
[/IMG]
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Thank!
Đã thành công.... Tìm mãi không ra
Mọi khi hay dùng Point để làm việc này
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Kích thước 53.84 : bấm cạnh phía dưới đáy, bấm - giữ phím Shift và click đỉnh phỉa trên của cung tròn, kéo sang trái sẽ được.
Khó bắt quá thì vẽ thêm 1 point vào các điểm 1/4 của cung tròn, dùng point đó để đo kích thước.

--- Mình hay vẽ Point..
Cám ơn nhiều nhé. mò mãi không ra.
Đã thử nhấn Ctrl rồi... nhưng Shift lại chưa thử
 
Top