Có ai biết về "Biến tính gang không" ? help me

  • Thread starter vh4m
  • Ngày mở chủ đề
V

vh4m

Author
em là sinh viên khoa công nghệ vật liệu trường đại học BK TPHCM, vừa rồi thầy giao cho em đề tài tìm hiểu về biến tính gang, nhưng em không biết tìm nguồn tài liệu ở đâu ??? xin nhờ mấy anh chỉ giúp. xin cám ơn :'( :'(
 
V

vh4m

Author
híc không có ai giúp em à, buồn quá :'( :'( :'(.
em chỉ cần biết 3 câu thôi:
1. tại sao ta phải biến tính gang
2. nếu sử dụng Mg hoặc Xe để làm chất biến tính thì sao. các chất trên ảnh hưởng như thế nào đến gang
3. các phương pháp đang được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp. (có hình ảnh minh họa thì tuyệt)
please help me
 
V

vh4m

Author
kelangtuckbk viết:
môn bạn học là môn gì thế? Công nghệ vật liệu và sử lý hả?
Minh là sinh viên khoa công nghệ vật liệu, môn này là môn "cơ sở lý thuyết đúc". mong được bạn giúp đỡ.
 
N

nqt_ckda

Author
Bạn nên tìm mua cuốn Hợp kim đúc của thầy Nguyễn Hữu Dũng-ĐHBKHN, sách mới xuất bản, khá hay.
Tôi có thể lý giải sơ bộ thế này:
- Gang xám có cơ tính thấp do graphit trong gang xám có dạng tấm lớn (thường >250um) - các tấm graphit này như là các vết nứt tế vi trong kim loại, tấm càng thô ứng suất tập trung nơi "đầu nhọn" tấm càng lớn. Biến tính gang nhằm mục đích thu nhỏ các tấm graphit này, biến tính tốt nhất - gang có độ bền cao là khiến cho Gr có dạng hình cầu.
- Biến tính cầu hóa Gr trong gang xám - cầu hóa gang, thường dùng Mg, đất hiếm, Ca...
- Mg được dùng phổ biến nhưng do Mg có điểm bay hơi thấp nên để biến tính hiệu quả - an toàn phải có thiết bị phù hợp và lượng chất biến tính lớn (thường chỉ 20 - 40% Mg còn lại trong gang lỏng sau biến tính), loại chất biến tính cũng tác động lớn tới hiệu quả biến tính.
- Hiện nay sử dụng đất hiếm biến tính cầu hóa gang chiếm ưu thế do hiệu quả cao, dễ sử dụng hoặc sử dụng kết hợp Mg - Re.
Lý thuyết_cơ chế biến tính xin phép được trình bày sau>
 
V

vh4m

Author
nqt_ckda viết:
Bạn nên tìm mua cuốn Hợp kim đúc của thầy Nguyễn Hữu Dũng-ĐHBKHN, sách mới xuất bản, khá hay.
Tôi có thể lý giải sơ bộ thế này:
- Gang xám có cơ tính thấp do graphit trong gang xám có dạng tấm lớn (thường >250um) - các tấm graphit này như là các vết nứt tế vi trong kim loại, tấm càng thô ứng suất tập trung nơi "đầu nhọn" tấm càng lớn. Biến tính gang nhằm mục đích thu nhỏ các tấm graphit này, biến tính tốt nhất - gang có độ bền cao là khiến cho Gr có dạng hình cầu.
- Biến tính cầu hóa Gr trong gang xám - cầu hóa gang, thường dùng Mg, đất hiếm, Ca...
- Mg được dùng phổ biến nhưng do Mg có điểm bay hơi thấp nên để biến tính hiệu quả - an toàn phải có thiết bị phù hợp và lượng chất biến tính lớn (thường chỉ 20 - 40% Mg còn lại trong gang lỏng sau biến tính), loại chất biến tính cũng tác động lớn tới hiệu quả biến tính.
- Hiện nay sử dụng đất hiếm biến tính cầu hóa gang chiếm ưu thế do hiệu quả cao, dễ sử dụng hoặc sử dụng kết hợp Mg - Re.
Lý thuyết_cơ chế biến tính xin phép được trình bày sau>
Cám ơn nqt_ckda nhiều lắm, hy vọng bạn tiếp tục giúp mình
 
Bách khoa bạn có tài liệu : vật liệu học của thầy LÊ CÔNG DƯỠNG thầy là đại thụ trong vấn đề vật liệu VIỆT NAM tại sao bạn không tìm đọc thử xem sao .
 
S

shaconayuho

Author
Ðề: Có ai biết về "Biến tính gang không" ? help me

Các anh có thể giúp em thêm vài thông tin được không ạh. Ví dụ như quy trình biến tính gang thế nào? Dùng thiết bị gì liên quan để làm biến tính gang? Một số thông số liên quan và hình về công nghệ biến tính gang?
Hihi. Cảm ơn các anh chị nhiệt tình nhiều !
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Có ai biết về "Biến tính gang không" ? help me

em là sinh viên khoa công nghệ vật liệu trường đại học BK TPHCM, vừa rồi thầy giao cho em đề tài tìm hiểu về biến tính gang, nhưng em không biết tìm nguồn tài liệu ở đâu ??? xin nhờ mấy anh chỉ giúp. xin cám ơn :'( :'(
Trong sx gang có nhiều cách biến tính nhắm đạt những mục đích khác nhau:
- Biến tính cầu hóa bằng Mg hặc các nguyên tố đất hiếm để được graphit dạng cầu, khi bt thường lại gây tác dụng cản trở graphit hóa nên phải bt thêm FeSi để gáng thành xám
_ Biến tính khi sx gang dẻo nhằm rút ngắn thời gian ủ gang trắng, thường dùng lượng rất nhỏ của Al, B có tác dụng thúc đẩy sự graphit hóa ở bước trung gian...
- Khi sx gang graphit tấm chất lượng cao thì bt có nhiệm vụ tạo graphit tấm mịn và nền peclit đồng nhất ở các tiết diện khác nhau của vật đúc.

Tôi chỉ trình bày về biến tính gang graphit tấm. Có 2 loại:
- Chất biến tính graphit hóa: chủ yếu có chứa FeSi dùng cho gang có cacbon đương lượng thấp, thường dùng FeSi có %Si > 75 hoặc silicocanxi (30%Ca, 65%Si), lượng dùng khoảng 0,1 - 0,3% so với gang lỏng. Cúng có thể dùng ngay grapgit (graphit tổng hợp hoặc graphit thiên nhiên) để bt với khoảng 0,1% hoặc thêm Ti, Zr để tăng cường quá trình tạo mầm.
Bt graphit hóa có tác dụng: tạo thêm mầm kết tinh, thúc đẩy graphit hóa tránh cho gang không bị trắng, làm cho hạt graphit ở thành mỏng cũng to ra
- Chất bt cân bằng (ổn định peclit): dùng đối với gang có cacbon đương lượng cao hoặc đối với vật đúc thành dày, chất bt cân bằng có Si, Ca là những nguyên tố graphit hóa nhưng cũng có những nguyên tố ổn định cacbit như Cr, Mn, Ti, Zr
Bt ổn định peclit có tác dụng: giảm biến trắng ở các góc cạnh của vật đúc, ở thành dày làm graphit nhỏ mịn do đó làm tăng độ bền, ở thành mỏng có được graphit tấm
Sở dĩ bt cân bằng có tác dụng tốt đối với cả thành dày và mỏng là do có sự phối hợp của cả 2 loại chất graphit hóa và cacbit hóa
Thường dùng: F
(50%Cr, 30%Si) (Ferocrom cacbon thấp cũng có thành phần gần đúng như vậy)

Cỡ hạt của chất biến tính < 9mm, sấy khô, cân đúng tỷ lệ theo lượng gang lỏng cần bt, bt trong nồi rót, không đổ chất bt vào nồi trước khi ra gang mà cho vào sau khi đã có 1/3 lượng gang lỏng trong nồi, cho chất bt vào nồi cùng với dòng nước gang để tạo sự khuấy trộn cho tan đều, sau khi đủ nước gang dùng que sắt khuấy đều rồi mới gạt xỷ.
 
Last edited:
Top