dovanhoc84

Active Member
Moderator
Hồi học trong trường, Dung sai là 1 bộ môn thực sự "kinh khủng" đối với tôi. Vì bài học mang tính lý thuyết quá cao, công với phương pháp giảng dạy chưa được cải tiến nên cho đến tận bây giờ khi dạo qua các diễn đàn đều thấy 1 điểm chung(bản thân tôi ngày xưa cũng vậy): Sinh viên mới hầu như chả biết gì hoặc biết mập mờ về Dung sai.
Và một điểm tệ hại ở phần đông sinh viên khi hỏi ở các diễn đàn là: không muốn hiểu, mà chỉ muốn câu trả lời cho bài tập của mình ngay lúc đó. Nhưng họ không hiểu rằng đó là 1 cách học giết chết họ trong tương lai. Vì làm được bài tập chỉ giúp họ qua được môn đó. Nhưng hiểu căn bản sẽ giúp họ cả đời không phải vất vả vì nó.
Vậy nên: hiểu thế nào cho dễ tưởng tượng, dễ suy nghĩ?
Câu trả lời đơn giản: Liên tưởng nó khi bạn đo đạc chi tiết. Đây chính là chìa khóa của mọi vấn đề mà khi tôi trình bày lại về các khái niệm dung sai tôi cũng sẽ dùng cách này để giải thích.
Vậy vì sao bạn cần Dung sai?
Tưởng tượng thế này: Tự nhiên cái bóng điện nhà bạn bị cháy, bạn cần thay thế nó. và chi tiết máy của bạn cũng vậy, khi bạn sản xuất ra nhiều sản phẩm thì việc "dễ dàng thay thế" là một đòi hỏi không thể thiếu được. Tuy nhiên thực tế lại phũ ở chỗ: Cùng 1 bản vẽ, cùng 1 người gia công, cùng 1 máy nhưng không thể cho 2 sản phẩm giống hệt nhau được. Chính vì cái thực tế phũ phàng này mà dung sai được sinh ra. Vậy nên việc chỉ ra phạm vi cho phép(khi thành sản phẩm kích thước thực nằm trong khoảng cho phép) là một điều rất quan trọng.


Có 2 loại dung sai khá đau đầu là Dung sai kích thước và dung sai hình học.
1.Dung sai kích thước: chỉ với 1 kích thước(ví dụ chi tiết rộng 30mm) mà có đến 3 cách ghi khác nhau.
một là ghi thẳng ra là kích thước 30 và trên khung bản vẽ ghi sẵn bảng quy định về dung sai cho phép. Người đứng máy tự tra. Ở Nhật thì có tiêu chuẩn Jis, còn ở VN thì mình chịu, nhưng đọc được trên diễn đàn Meslab có 1 bạn nói là dùng ISO 2768 (Link: Bấm vào đây)
và đây là hình minh họa

Với hình vẽ này ta sẽ thấy kích thước dài 30 nếu cấp độ trung bình thì dung sai là ±0.2








Cách ghi thứ 2 là điền thẳng giá trị dung sai vào bản vẽ

cách thứ 3 là kí hiệu dung sai ví dụ 30h9 tức là 30+0/-0.087
Mấy cái này dễ hiểu、dễ tìm nên đến đây là hết về dung sai kích thước.


2.Dung sai hình học
2.1 Trước tiên là khái niệm Mặt(điềm/đường) chuẩn(Datum)



Tưởng tượng thế này: Trong xưởng làm việc luôn có 1 cái bàn chuẩn(khi nào đi làm sẽ thấy). Khi muốn đo đạc bất kì 1 kích thước hay dung sai của chi tiết(k phải dạng tròn) ta cần có 1 cái mặt "siêu phẳng & rộng" (trong chỗ mình làm việc thấy nó giống bàn đá, phẳng lì luôn) từ đó dùng các dụng cụ đo kiểm tra chi tiết của ta. Lúc đó ra có Mặt chuẩn A.(có nhiều từ để gọi về cái bàn chuẩn như: bàn map, bàn rà chuẩn, Granite Plates)
Bàn Map, Bàn rà chuẩn hay Granite Plates

Vậy là ta có thể dùng mặt chuẩn A này để đo cao dộ, kiểm tra độ song song, độ vuông góc vân vân.
Còn mặt chuẩn B và C tạm hiểu là 2 mặt vuông góc với nhau và vuông góc với chuẩn A.


2.2 Thứ tự ưu tiên của mặt chuẩn:

Về quy ước chung: Chuẩn ưu tiên theo thứ tự chữ cái A rồi đến B rồi đến C
Đôi khi trong 1 số bản vẽ sẽ xuất hiện thêm cả D nữa cơ :D
Mặt chuẩn A luôn là mặt quyết định việc đặt chi tiết lên bàn "siêu chuẩn", sau đó đến mặt B là mặt chiếu chính, và mặt C là hình chiếu trái.




3. Các loại sai lệch và thực tế ra sao?
3.1 Sai lệch độ thẳng:
Lí thuyết


[TD="width: 246, align: center"]Hình ví dụ[/TD]
[TD="width: 260, align: center"]Phương pháp kiểm tra[/TD]


[TD="width: 246"] 
[/TD]
[TD="width: 260"]đặt 1 thanh thước thẳng chuẩn(dài tối đa độ dài chi tiết là tốt nhất) để tìm ra vị trí có khe hở lớn nhất. Kích thước khe hở sẽ do 1 dụng đo chuẩn nhét vào khe[/TD]


[TD="width: 260"]
[/TD]


[TD="width: 246"] 
[/TD]
[TD="width: 260"]Với loại tròn này cũng vậy, dùng thước thẳng ke dọc theo trục tìm khe hở lớn nhất rồi đo như trên[/TD]


[TD="width: 246"] 
[/TD]
[TD="width: 260"]Với kiểu kí hiệu này thì cần chống giữ 2 đầu của trục, cho xoay tròn quanh tâm. Khi đang xoay hết 1 vòng đồng hồ kim(đầu đo vuông góc trục) sẽ chỉ mức dao động. Muốn đó ở vị trí nào thì đặt đồng hồ đo ở đó.[/TD]


[TD="width: 260"]
[/TD]


Video ví dụ cho hình số 3:


https://youtu.be/4fVIesTTfxs




Có 1 câu hỏi đặt ra. Nếu có Phi vào k có phi trong cách ghi trên thì có gì khác nhau? và cái nào thì có Phi?
Câu trả lời là Phi là dùng cho những trụ tròn, còn mặt phẳng thì k bao giờ có Phi

Với hình này: Mũi tên được áp vào mặt trụ tròn của chi tiết, nên nếu nhìn 1 cách phóng đại thì tâm của nó nằm trong vùng màu đỏ là OK(tâm nằm trong trụ tròn phi 0.05) trên mọi mặt cắt đo cùng trên 1 đồ gá
Nhưng cũng là trụ tròn mà không ghi Phi thì ghi thế nào? Lúc đó nó chỉ có 1 mũi tên hướng vào mặt. Cách đo như trên đã nói là sẽ dùng 1 thước thẳng ốp vào đường dọc trục hướng đi qua tâm. tìm khe lớn nhất rồi dùng thước chuyên dụng đo khe hở để kiểm tra

Dưới đây là chi tiết vuông



[TD="width: 204"] 
[/TD]
[TD="width: 153, colspan: 2"]
[/TD]
[TD="width: 124"]Đo khe hở tại các mặt cắt vuông góc[/TD]




Còn nữa

Private Blog
https://dovanhoc.wordpress.com
 
Last edited:

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Ðề: Căn bản về Dung sai hình học

Ủng hộ Chủ thớt. Làm bài về các tính dung sai đi bạn. Phương pháp thông kê chẳng hạn. Và các mỗi ghép thường dùng.
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Ðề: Căn bản về Dung sai hình học

3.2 Sai lệch độ phẳng.

Ta sẽ lấy mặt rộng nhất, phẳng nhất của chi tiết làm chuẩn để đo độ phẳng của mặt
(Nếu có so với chuẩn nào đó của chi tiết thì chỉ cần đặt mặt đó xuống mặt bàn chuẩn rồi dùng dụng cụ đo độ cao để kiểm tra tại các điểm cách xa nhau nhất trên chi tiết)
Ở hình vẽ bên dưới là do mặt chuẩn để so không phẳng(không đặt thẳng được xuống mặt bàn chuẩn) nên ta dùng thêm 3 chân đỡ (Jack) tại 3 điểm A, B, C có thể điều chỉnh để nó cao bằng nhau.(Hiếm khi phải làm thế này lắm)

Cách rà độ phẳng: Chọn 1 điểm bất kí ở 1 góc làm điểm chuẩn rồi cho đồng hồ đo về 0, sau đó cho dụng cụ đo chạy theo các đường kẻ như hình dưới

tại vị trí nào mà kim đo lệch xa điểm 0 nhất thì đó là gái trị dung sai lớn nhất của mặt phẳng. tùy vào nó nằm trước hay sau vạch 0 mà ra max trên và max dưới.
Ví dụ đo được kết quả như hình dưới, nếu dung sai cho phép là trong vòng 0.03 thì ok, 0.04 là NG :D

Trên bản vẽ kí hiệu và hiểu nó như thế nào?

Như hình trên, nếu độ phẳng là trong vòng 0.04 có nghĩa là: khi đặt chi tiết lên mặt chuẩn, lấy dụng cụ đo độ cao ra, set vị trí kích thước theo bản vẽ cho kim về 0, sau đó rà xung quanh chi tiết. Nếu mọi vị trí đều nằm trong khoảng 0.04 thì mặt này đạt yêu cầu.
không may có điểm-0.02 và có điểm +0.03 thì sẽ NG vì lúc này dung sai cho phép là 0.05
Có những trường hợp người ta chỉ định vùng cần dung sai.(Có những tình huống là mặt phẳng rất lớn, nhưng mặt phẳng làm việc chỉ có 1 mảng nhỏ để lắp chi tiết khác chẳng hạn)
Trong phạm vi hình vuông 40x40 mới áp dụng dung sai này

Lúc này ta lấy 1 điểm trong vùng cần kiểm tra làm chuẩn 0, sau đó rà trong vùng chỉ định. Dù các điểm ngoài vùng chỉ định có sai số lên đến mấy lần cho phép chăng nữa vẫn OK miễn vùng chỉ định ok.
Điều này mình cũng từng gặp khi đo 1 chi tiết, nó yêu cầu độ phẳng 0.05, nhưng lúc đo lại vượt lên tận 0.1, lúc đấy chỉ đo vùng làm việc(vùng lắp chi tiết khác vào), nếu vẫn trong vòng 0.05 thì vẫn OK.
Nội dung này khả dễ nên chắc không khó để lí giải.
3.3 Độ tròn.

Độ tròn này không liên quan tới đường tâm.
Khái niệm độ tròn khá dễ: Tại mọi mặt cắt vuông góc với trục tâm biên dạng của mặt cắt nằm trong phạm vi cho phép là OK

Vậy làm sao đo được độ tròn?
・Có thể dùng 2 Khối V gọi là 3 điểm chạm

Cho chi tiết xoay tròn trên khối V 1 vòng. Trong 1 vòng xoay đó, đồng hồ lệch đi bao nhiêu thì sẽ ra sai số về độ tròn. Nếu không có chỉ thị đặc biệt thì phải đo nhiều lần tại nhiều vị trí khác nhau dọc theo mặc chỉ định.
・Phương pháp khác là 2 điểm chạm

Cách đo thì giống 3 điểm chạm
・Phương pháp đo bằng Cylinder Gauge
Link xem ở đây(Phút thứ 1:51):https://youtu.be/YpYimvLEtvk
・Phương pháp đo 3D cái này có vẻ đang phổ biến(?) các bạn có thể dễ dàng tìm trên mạng


Chỉ thị và cách lí giải cho vùng cho phép:
Chỉ thị độ tròn

Giả sử mặt cắt như hình bên dưới. mọi vị trí mặt cắt đều nằm trong vùng đỏ là OK,(Đường xanh là biên dạng thực tế khi đo vẽ có chút phóng đại cho dễ hiểu)


3.4 Sai lệch độ trụ.
Nói thật là Độ trụ và độ tròn tương đối giống nhau. Nhưng Độ tròn là chỉ xét tại các mặt cắt mà không quan tâm đến Tâm trục. còn độ trụ lại theo tâm trục.
Nghĩa là nếu độ tròn cứ tại mặt mắt bất kì nó thỏa mãn lệch lên xuống trong phạm vi cho phép là OK.
Nhưng Độ trụ là dựa trên 1 tâm, vẽ 2 vòng tròn đồng tâm qua trục, nếu dung sai mọi mặt cắt nằm trong 2 vòng tròn đồng tâm trên 1 trục đó thì OK

Vậy làm sao đo? Chú ý nha, chỗ này gây ra sự khác biệt giữa độ tròn và độ trụ
[LEFT]
Độ tròn thì cùng 2 khối V ở 2 vị trí, Độ trụ này chỉ dùng 1 khối V dài trên khắp tiết diện trụ.[/LEFT]​
[LEFT]
[/LEFT]​
[LEFT]
Khối L cũng vậy dùng 1 khối L trên toàn bộ chiều dài tiết diện trụ.[/LEFT]​
[LEFT]
Ngoài ra còn có thứ hiện đại "Zư Lày" (Đo 3D)[/LEFT]​
[LEFT]
[MEDIA=youtube]25bIekFfTQI[[/MEDIA]...rdpress.com/"] https://dovanhoc.wordpress.com​
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Ðề: Căn bản về Dung sai hình học

[h=2]3.7 Độ song song[/h]ở P1 đã có độ phẳng cũng có nét giống cái này, nhưng phẳng là chỉ nói về 1 mặt tự bản thân nó. Còn độ song song là phải song song với cái gì, lấy gì làm chuẩn để so độ song song.
Chính vì nó phải có mặt so nên kí hiệu của nó luôn cần có mặt chuẩn để so cùng

Ở hình trên, Nếu so mới mặt A mà mặt được mũi tên chỉ vào nhấp nhô trong mức 0.04 thì OK
Cách đo: Cái này khá phổ biến trong công việc nên rất dễ hiểu.
Chỉ cần đặt chỉ tiết sao cho mặt chuẩn A nằm trên bàn Rà, điều chỉnh đồng hồ so của Dụng cụ đo độ cao về 0 tại 1 điểm bất kì rồi di cái dụng cụ đó đến mọi điểm trên mặt được mũi tên chỉ vào. Nếu độ nhấp nhô nằm trong giới hạn 0.04 là OK. Ví dụ có điểm nằm ở -0.02 có điểm +0.03 là NG vì lúc đó vùng cho phép phải là 0.05

Hình trên thì có mô tả dùng 3 Jack nhưng trong thực tế ốp thẳng xuống bàn rà cho nhanh. và cũng tùy độ chính xác mà cách làm mỗi nơi sẽ có sự khác nhau.
Vậy nếu song song của lỗ so với chuẩn thì đây:

Đường tâm, so với mặt chuẩn A 2 mặt song song với nhau nằm trong vùng 0.02 thì OK.
Phương pháp kiểm tra:
Video mẫu: [MEDIA=youtube]lc4CbIj6POg[[/MEDIA]... ngủ đã :D vài bữa nữa rảnh lại viết tiếp...
 
H

hungdong

Ðề: Căn bản về Dung sai hình học

ban cho minh biet cach kiem tra do dao toan phan voi a
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Ðề: Căn bản về Dung sai hình học

ban cho minh biet cach kiem tra do dao toan phan voi a
Lần sau bạn vui lòng gõ chữ có dấu nhé.

Về độ đảo toàn phần thì kí hiệu chắc mọi người đều biết


[TD="width: 517"]
[/TD]


Ví dụ về cách đo


[TD="width: 288"]
[/TD]
[TD="width: 234"]tạo sẵn một khối có lỗ chuẩn sao cho mặt làm việc(tiếp xúc với chi tiết) không tạo ra khe hở hay rung, lắc và nghiêng 1 góc 30 độ để mặt cần đo nằm sang ngang khi đo.
・Ở phía mặt đáy nếu cho tiếp xúc điểm thì sai lệch về dung sai sẽ nhỏ nhất

[/TD]




[TD="width: 287"]
 ​
[/TD]
[TD="width: 233"]Đặt khối đó lên bàn rà, cho đồng hồ so chạm vào mặt đỉnh. Xoay khối đi 1 vòng. Đo đạc rồi xoay chi tiết để kiểm tra 1 loạt. Kết quả đo được sẽ ra sai số lớn nhất[/TD]




[TD="width: 286"]
[/TD]
[TD="width: 237"]Ở ví dụ này là so với mặt chuẩn A và mặt chuẩn đó đã đượ thay thế bởi khối chuẩn tạo ban đầu.(biến mặt cần đo đang từ nghiêng 30 độ về nằm ngang) kết quả đo thì nằm trong 2 đường đỏ(khe 0.1) là ok[/TD]


Thêm 1 ví dụ khác và kiểu chuẩn khác (Toàn phần so với trụ A)



[TD="width: 524"]
[/TD]


Vùng dung sai:


[TD="width: 517"]
[/TD]


Lấy trục tâm của trụ chuẩn A vẽ ra 2 đường tròn đồng tâm cách nhau 0.1. biên dạng mặt cần đo nằm trong khoảng 0.1 là OK

Thêm 1 ví dụ khác


[TD="width: 510"]
[/TD]


Vùng dung sai như bên dưới


[TD="width: 505"]
[/TD]


Lần này là lấy trục tâm trụ A làm chuẩn, vẽ ra 1 đường vuông góc với trục tâm, nếu lượng đảo trong khoảng 0.1 là ok

 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Ðề: Căn bản về Dung sai hình học

Phần này tiếp tục với chuyên đề Ghi kí hiệu dung sai với kí hiệu M khoanh tròn
Xét ví dụ này



Trong giáo trình về Dung sai hình như không nhắc tới vấn đề này. mà tên gọi chính thức bằng tiếng việt mình cũng chịu. Hồi trước đi làm nghề thiết kế ô tô rất hay gặp, nhưng dạo gần đây sang nghề chế tạo máy của mình thì chưa thấy. trong tiếng anh thì là Maximum Material Condition (MMC) bên Meslab thì có thấy mọi người dịch tạm là "Điều kiện vật liệu lớn nhất" người thì dịch là "Đảm bảo điều kiện trong phạm vi dung sai".(Link ở đây)
Trong tiếng nhật thì là "最大実体公差方式" và giải thích sao cho dễ hiểu là: 最大・最小実体公差方式はボーナス公差とも言われ、幾何公差の緩和とコスト低減等を目的としているようです。造る側としては最大実体公差は頭に入れず、不幸にも完成品が公差値から外れた場合の救済に使用した方がいいいと思います。Tạm dịch như sau: người ta hay nói vui"Phương thức cho dung sai ở mức thực thể lớn nhất(/nhỏ nhất)" là dung sai khuyến mãi nhằm mục đích dung hòa giữa giá thành gia công và sai lệch về hình dáng. Đối với phía người sản xuất mà nói thì nếu không may sản phẩm có không đạt chuẩn giá trị dung sai yêu cầu thì nó như 1 cách cứu giúp sản phẩm không biến thành đồ bỏ(tức là vẫn chấp nhận được)



Vậy Nếu kết quả đo như hình bên dưới(kích thước Thực tế hiệu lực là 10.0) sẽ tính là đường kính lớn nhất đo được(φ10.0) cộng với sai lệch song song đo được(0.1)

Còn nếu đo được kích thước nhỏ nhất là 9.8, sai lệch song song là 0.3 thì kích thước thực tế hiệu lực vẫn là 10.1(Phần kích thước nhỏ nhất bù vào sai lệch song song)

Điều này có nghĩa là khi có thêm M khoanh tròn thì giới hạn dung sai được mở rộng hơn(?).
Hình bên dưới sẽ cho thấy rõ: vùng màu vàng chính là do bù nhau giữa kích thước trục và độ sai lệch song song. Nếu đo ra kích thước 9.8 mà độ song song 0.3, Hoặc đường kính 9.9 mà độ song song 0.2, hoặc đường kính 10 mà độ song song 0.1 thì cả 3 trường hợp này đều chấp nhận được.

Quan hệ giữa đường kính trục và độ song song nếu gióng trên hình cứ nằm trong vùng vàng thì vẫn chấp nhận được(còn màu xanh nước biển thì chắc chắn ok).
Nếu chẳng may đường kính là 10.1 còn độ song song có là 0.05 thì cũng NG, hoặc trục 9.85 mà độ song song 0.35 cũng bỏ.
Chính vì vậy vùng chuẩn trước giờ theo quy định thì vẫn là vùng màu xanh nước biển, còn vớt vát là vùng màu vàng. Đây là lí do khiến ta gọi là dung sai khuyến mãi(đặc biệt).

Giờ lại xét 1 ví dụ khác

yếu tố đặt dung sai là Lỗ(nãy là trục)

Đầu tiên ta xét dung sai với M khoanh tròn thứ nhất
Ở đây do 75 là kích thước danh nghĩa (được đóng trong ngoặc) nên cứ xét trường hợp kích thước thực đo được là 75.25 lúc đó dung sai đã nằm ngoài khoảng có thể sử dụng được.

chỉ dùng 2 yếu tố dung sai thì sai lệch vị trí ở mức từ 0.4 đến 0.1, và như hình bên dưới cho thấy là đã NG.





Giờ xét đến M khoanh tròn thứ hai.
Tại chuẩn B ta dùng pin có dung sai đường kính là 0.1 chia đôi còn 0.05 giả sử nó lệch sang trái. Kết quả là Lỗ (chi tiết trên) có thể lắp vừa vào 2 pin.



Lúc này ta sẽ có biểu đồ như bên dưới
biểu đồ này đã thên phần của Chuẩn B vào.
Chú ý: Biểu đồ dùng để giải thích này đều là do tác giả(bài viết gốc) tự vẽ ra và đơn giản là mới chỉ xét 1 lỗ theo 1 phương. Nếu có nhiều hơn thì chắc sẽ tốn khá nhiều thời gian.
Lời khuyên: Nếu có thể thì hạn chế không nên dùng M khoanh tròn.


Nhưng nếu Dung sai cho phép bằng không thì sao?
[LEFT]
Mặc dù sai lệch về vị trí bằng 0 nhưng vẫn áp dụng M khoanh tròn vào. Khi có M khoanh tròn ta sẽ thấy là có 2 tam giác như ở biểu đồ bên trên, nhưng khi dung sai bằng 0 thì nó lại biến đổi như hình bên dưới.Nếu đường kính nhỏ nhất là Phi 8.12 thì dung sai vị trí là phi 0.12, còn khi đường kính nhỏ nhất là 8 thì dung sai vị trí phải bằng 0.
Với trường hợp này thì đường kính lỗ đã gia công là đối xứng nên phía người gia công cần chú ý.[/LEFT]

Nguồn: dịch từ trang này
 
Last edited:
H

hungdong

Ðề: Căn bản về Dung sai hình học

Bạn cho mình mail của bạn được k, mình có vấn đề thắt mắt mà k gửi bản vẽ được à
 
Ðề: Căn bản về Dung sai hình học

Thế M khoang tròn là gì và những gì xảy ra khi dung sai bằng Zero?. Vân đề bạn Học nêu ra rất thời sự và cần thiết cho các kỹ thuật viên nhưng Sao không thấy ai đặt câu hỏi gì cả?.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Căn bản về Dung sai hình học

Giờ lại xét 1 ví dụ khác

yếu tố đặt dung sai là Lỗ(nãy là trục)

Đầu tiên ta xét dung sai với M khoanh tròn thứ nhất
Khi dung sai bị trí của lỗ trái lấy dương(25.1) lỗ 8 ở dung sai lớn nhất(8.2) Lúc này kích thước 75 sẽ thành 75.25(do dung sai vị trí của 2 lỗ tạo thành) Lúc này M khoanh tròn cũng không "cứu" nổi chi tiết lỗi này.(Kích thước 75 tra theo tiêu chuẩn JIS thì dung sai là 0.1 tức là đã vượt quá 0.15)
Bạn cho mình hỏi phần bôi đỏ bên trên, tại sao đường kính lại biến thành dung sai vị trí vậy?
Tại sao đường kính lỗ gia công với dung sai cho phép lớn nhất lại làm cho vị trí lỗ sai lệch đi 0.25mm vậy?

Theo mình vẫn sử dụng thì JIS dung sai cấp độ tinh với từ 30 đến dưới 120 là +-0.15, cấp trung bình là +-0.3 (Thường dùng cấp trung bình), còn 0.1 như bạn cung cấp mình không tìm thấy. Mặt khác dung sai vị trí lỗ ở ví dụ trên người ta chỉ thị trên bản vẽ rồi tại sao lại áp dụng JIS?
 
Last edited:

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Ðề: Căn bản về Dung sai hình học

Bạn cho mình hỏi phần bôi đỏ bên trên, tại sao đường kính lại biến thành dung sai vị trí vậy?
Tại sao đường kính lỗ gia công với dung sai cho phép lớn nhất lại làm cho vị trí lỗ sai lệch đi 0.25mm vậy?

Theo mình vẫn sử dụng thì JIS dung sai cấp độ tinh với từ 30 đến dưới 120 là +-0.15, cấp trung bình là +-0.3 (Thường dùng cấp trung bình), còn 0.1 như bạn cung cấp mình không tìm thấy. Mặt khác dung sai vị trí lỗ ở ví dụ trên người ta chỉ thị trên bản vẽ rồi tại sao lại áp dụng JIS?
Rất xin lỗi vì đoạn đó mình sai. Kích thước đóng trong khung vuông là kích thước danh nghĩa. Và ở đây xét trong trường hợp nếu kích thước thực đo được là 75.25 chứ không phải cách cộng đó cho ra 75.25.
 
D

duonghienck

Ðề: Căn bản về Dung sai hình học

em chào cả nhà, em đang tham khảo cuốn SỔ TAY DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP của thầy Ninh Đức Tốn, khi đọc tới phần khái niệm đường thẳng áp và mặt phảng áp em không hiểu lắm, các anh chị làm ơn giải thích giúp em vs ạ. em cảm ơn!
[/URL][/IMG]
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Ðề: Căn bản về Dung sai hình học

em chào cả nhà, em đang tham khảo cuốn SỔ TAY DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP của thầy Ninh Đức Tốn, khi đọc tới phần khái niệm đường thẳng áp và mặt phảng áp em không hiểu lắm, các anh chị làm ơn giải thích giúp em vs ạ. em cảm ơn!
em không hiểu là không hiểu cái gì? về cả khái niệm hay về 1 từ nào? Đến câu hỏi của em còn khiến người đọc khó hiểu thì làm sao họ giải đáp được đây?
 
D

duonghienck

Ðề: Căn bản về Dung sai hình học

dạ , em cảm ơn anh.... em không hiểu từ đoạn " sai lệch từ điểm xa nhất trên profin thực đối với nó có giá trị nhỏ nhất " anh ạ . .. hiện tại thì em đang hiểu " đường thẳng áp là đường thẳng tiếp xúc với phần ngoài vật liệu chi tiết và có phương // với đường thẳng danh nghĩa trong giới hạn phần chuẩn L " ... em không biết em hiểu vậy là đúng hay sai anh ạ. anh giải thích giúp em vs ạ . em cám ơn anh!
 
Ðề: Căn bản về Dung sai hình học

em chào cả nhà, em đang tham khảo cuốn SỔ TAY DUNG SAI VÀ LẮP GHÉP của thầy Ninh Đức Tốn, khi đọc tới phần khái niệm đường thẳng áp và mặt phảng áp em không hiểu lắm, các anh chị làm ơn giải thích giúp em vs ạ. em cảm ơn!
[/URL][/IMG]
Câu này thì mình hiểu như sau:
1. đường thẳng áp chỉ là 1 đường thẳng tương đối trên 1 khoảng chiều dài.
2. Đường này có thể nghiêng hoặc thẳng đứng, nằm ngang tiếp xúc với 1 hoặc nhiều điểm trên 1 khoảng nào đó (như hình vẽ có biểu diễn nét đứt) nhưng sao cho khoảng cách giữa điểm xa nhất (trên khoảng chiều dài xét đến) tới nó là nhỏ nhất ( tức là nó chỉ là đường tương đối trong khoảng đó nếu thay đổi khoảng nó cũng sẽ thay đổi )
 
V

VietKaze

Bác nào có tài liệu tiếng nhật cái này không cho em xin với
 
Top