Về khung máy nói chung

  • Thread starter rabbityeu
  • Ngày mở chủ đề
R

rabbityeu

Author
Em là sinh viên sắp tốt nghiệp, em để ý thấy các loại khung máy dùng trong sản xuất vừa và nhỏ, được là chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

Và dùng thép hình dạng chữ L 2 cạnh bằng nhau nhau, ghép với nhau bằng mối hàn để tạo thành dạng như cái bàn là có thể đặt bộ phận máy lên làm việc ( như máy uốn, máy xay cafe, ...)

Hôm trước thầy em hỏi tại sao dùng loại thép chữ L 2 cạnh đều, em chỉ trả lời được là như vậy dễ bắt các thanh thép lại với nhau và hàn được thuận tiện.

Thầy bảo sao dùng thép hình khác chữ I, chữ U ... và nói là còn phải dựa vào đặc điểm của mặt cắt ngang nữa, em đọc sách và suy nghĩ nhưng cũng chưa tìm ra sự khác biệt rõ rệt

Không biết các anh có cao kiến nào ko? giúp em nhé!

 

vantrongck2

Active Member
Ðề: Về khung máy nói chung

Em là sinh viên sắp tốt nghiệp, em để ý thấy các loại khung máy dùng trong sản xuất vừa và nhỏ, được là chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

Và dùng thép hình dạng chữ L 2 cạnh bằng nhau nhau, ghép với nhau bằng mối hàn để tạo thành dạng như cái bàn là có thể đặt bộ phận máy lên làm việc ( như máy uốn, máy xay cafe, ...)

Hôm trước thầy em hỏi tại sao dùng loại thép chữ L 2 cạnh đều, em chỉ trả lời được là như vậy dễ bắt các thanh thép lại với nhau và hàn được thuận tiện.

Thầy bảo sao dùng thép hình khác chữ I, chữ U ... và nói là còn phải dựa vào đặc điểm của mặt cắt ngang nữa, em đọc sách và suy nghĩ nhưng cũng chưa tìm ra sự khác biệt rõ rệt

Không biết các anh có cao kiến nào ko? giúp em nhé!


thiết kế máy không phải là dựa vào kinh nghiệm đâu bạn ah
bạn phải biết tính toán về sức bền vật liệu để cho ra đời một sản phẩm tốt
bạn không tính toán được sức bền sẽ làm dư khối lượng vật liệu rất nhiều và gây lãng phí
thầy của bạn hỏi như vậy là đúng đấy
chúc bạn học tốt môn sức bền vật liệu bạn nhé
 
Last edited:
Ðề: Về khung máy nói chung

thiết kế máy không phải là dựa vào kinh nghiệm đâu bạn ah
bạn phải biết tính toán về sức bền vật liệu để cho ra đời một sản phẩm tốt
bạn không tính toán được sức bền sẽ là dư khối lượng vật liệu rất nhiều và gây lãng phí
thầy của bạn hỏi như vậy là đúng đấy
chúc bạn học tốt môn sức bền vật liệu bạn nhé
[MENTION=39477]vantrongck2[/MENTION] nói thế cũng không đúng nhé . Đúng là phải tính toán chính xác rõ ràng. Nhưng khi tính toán rõ ràng rồi thì các tính toán , áp dụng đó lập đi lập lại nhiều lần thành kinh nghiệm.

Câu chuyện thứ 1:
Lúc tớ làm thang máy , ngồi tính cho đã đời thì 1 anh công nhân bảo tớ tính chi cho mệt , Chassi thì lấy I làm ,..... Tính cả ngày cả buổi , tính không được. Nhờ mấy thằng bạn tính dùm thì thật là dùng I hiệu quả nhất.

Câu chuyện thứ 2 :
Mới đây thôi , ngồi tra dung sai cho trục lắp với ổ bi. Anh bạn kỹ sư Trung Quốc bảo tra làm gì , kinh nghiệm của tớ là H thì thường đi với k,m,n . Còn h thì K , M ,N ,... Tớ làm 10 năm rồi kinh nghiệm đấy.

Thế mới bảonếu không phân tích được , không tra được thì cùng đường hãy mượn kinh nghiệm mấy anh đó mà xài. Nhưng cơ bản cũng nên biết tại sao mà chọn cái đó. ( ý của tớ là hiểu cách tra , cách tính và bản chất của nó )
 

vantrongck2

Active Member
Ðề: Về khung máy nói chung

cái đó là do bạn chưa nắm được hết căn bản nên tính không ra và tra cũng không ra là phải thôi
các cách lắp đó phải có sổ tay, phải từ căn bản mà ra bạn ah
khi chưa có kinh nghiệm thì mình phải tính thôi, còn có kinh nghiệm rồi cái đó gọi là nhớ
 
Ðề: Về khung máy nói chung

Đúng thật là mình không có căn bản về phần đó , cho nên mình không tinh được , phải nhờ bạn thôi vì mình không chuyên về phần kết cấu và phân tích lực. Nhưng nếu dốt thì cứ học kinh nghiệm người khác mà làm. Còn dốt mà vẫn ngồi đó mà tính thì cũng chẳng được kết quả gì.

Tớ đoán chắc là cậu chưa đi làm đúng không? nên tớ thấy phát ngôn của cậu còn non và kém lắm. Cậu là kỹ sư chứ không phải là nhà nghiên cứu. Nên hiểu tách bạch ứng dụng và nghiên cứu cậu nhé.
Thân
 

vantrongck2

Active Member
Ðề: Về khung máy nói chung

không phải đâu bạn ak. minh tốt nghiệp 2 năm rồi, và đang đi làm cty của Nhật bản ở q1
mình ít viết văn nên có lẽ lời văn không được dẻo như bạn
 

Pathétique

Active Member
Ðề: Về khung máy nói chung

Theo kinh nghiệm của mình thì cái gì dựa vào kinh nghiệm được thì làm theo kinh nghiệm là tốt nhất, đỡ mất thời gian.
Các bạn làm mô phỏng chắc cũng biết để viết 1 code hoàn hảo và tính toán cho những trường hợp phức tạp thì mất 1-2 tháng chạy máy là chuyện thường.

1 điều nữa cần lưu ý là sức bền vật liệu tuy là tính toán chính xác, nhưng nhiều khi lại không chính xác bằng phương pháp số, và sai số khá lớn, dẫn đến nguy hiểm cho kết cấu khung máy ! Vì sao có chuyện như vậy? Vì chính cơ sở lý thuyết của sức bền vật liệu, các bạn học chắc môn này sẽ thấy điều đó.

Cho nên khi không tính được bằng sức bền VL, thì phải dùng phương pháp số, và nếu không chấp nhận mất 1-2 tháng thì phải dựa vào kinh nghiệm.

Tóm lại là tốt nhất nên dựa vào cả hai.
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Về khung máy nói chung

Theo mình bạn nên kết hợp cả hai kiến thức và kinh nghiệm. Quan trọng là bạn nên hiểu mình đang làm cái gì, cho ai. Kekeke.

Vì bạn đang là SV, bạn làm đồ án gì đó, nếu mà thầy hỏi thì bạn phải có số liệu, kết quả tính toán để mà thuyết phục thầy, giả sử bạn nói số liệu đó do cuốn sách X,Y của người Z xuất bản thì ok – chứ bạn không thể nói số liệu hay loại khung thép đó lấy như vậy là do chú Tư hàng xóm hôm qua uống cafe có nói cho em nghe theo kinh nghiệm chú làm như vậy.

Còn Kinh Nghiệm thì trong trường hợp tra hay tính toán mà số nó ra kỳ cục quá hay nó ra chưa chính xác thì tốt nhất lấy cái kinh nghiệm người ta đang làm, đã làm mà so sánh thì số liệu, kết quả chính xác hơn.

Và cái nửa là đừng nên nhận xét ai như thế nào, đừng quá tự ti và cũng đừng quá tự mãn, trình độ của chúng ta còn kém lắm đấy, nếu có thang điểm 10 chúng ta mới cở 3-4 thôi, cũng đừng quan tâm đến cá nhân ai đó làm gì,– đó không phải và không nên là việc của mình.

Đó là kinh nghiệm tham gia diển đàn gần 5 năm của mình đó. Kekeke. Chúc vui vẽ.
 
Ðề: Về khung máy nói chung

mình nghỉ là nó dể chế tạo, còn về sức bền của nó thì chắc không bằng chử i và chử u. nhưng chế tạo khó khăn hơn nên it sử dụng. mình củng là sv nên kiến thức còn it.
theo mình biết máy cái sách dung sai, để có đuọc nhửng con số để ta tra bảng thì nhửng con số này có được điều là từ thục tế mà ra hết, vì vậy mình nghĩ tính toán là 1 phần nhưng kinh nghiêm củng quan trọng khong kém, nói chung cái nào củng cần hết.
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Ðề: Về khung máy nói chung

Chủ đề này cách đây 4 năm, và giờ mình cũng đang đi tìm câu trả lời T_T
Hỏi bác nào cũng... kinh nghiệm. nhưng chả có số má gì, toàn kiểu đại khái.
 
Ðề: Về khung máy nói chung

Em kiến thức non kém vs va chạm cũng k nhiều nhưng e chưa dc nhìn thấy ai bỏ giấy bút ra tính toán sức bền khi làm jig hoặc máy bán tự động bác ah. có thể máy móc bọn em làm nhỏ vs không chịu áp lực j lớn nên cứ tiện đâu làm đó. Tuy nhiên cũng phải nói luôn là môi trường làm việc của em k chuyên nghiệp nên e comment chỉ mang tính chất góp vui thôi ah. :D
 
N

nvcnc1

Author
Ðề: Về khung máy nói chung

Thép chữ L đủ để tạo nên độ cứng cho khung. Nếu dùng chữ I thì sẽ không đủ độ cứng dễ bị uốn cong. Nếu dùng chữ U thì bị thừa và chi phí cao hơn. Và thép chứ L cũng dễ gia công hơn nữa đó em. Tuy nhiên người ta dùng thép chữ I, L, U, O cho những trường hợp khác nhau.
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Về khung máy nói chung

1 câu hỏi hay và ... khó trả lời rõ ràng :)
Mỗi loại thép hình đều có đặc tính riêng, để chọn dc loại thép hình phù hợp làm khung máy chắc cũng mất khá nhiều thời gian tìm hiểu và so sánh nhỉ ? Theo mình, nên chú ý vào Momen chống uốn (Section Modulus) của thép hình, cái này cũng là nền để làm kết cấu khung máy hợp lý. Ví dụ chọn momen chống uốn của thép nào tốt hơn ? Rồi đặt C đứng hay C nằm, H đứng hay H nằm, ...
Ngoài ra mình còn thấy người ta gia cố gân (rib) lên thép hình để tăng khả năng chịu lực. Ví dụ như thép C họ hàn thêm 4-5 gân trên khoảng cách 1.5-2m
 
Top