Box nhiệt luyện TO BE OR NOT TO BE

Author
Box này không còn hoàng kim như ngày xưa nữa ... Trước đây còn có một số thầy cô tham gia nay cũng không thấy ai . Chắc cũng do ngành mình hẹp , các mác thép và quy trình đều có thể tra sách (sổ tay nhiệt luyện hay Tra cứu các mác thép ) nên mọi người lười viết chăng. Nhưng em chắc dần cái phần về kim tương và giải thích tại sao cái này phải nhiệt luyện như thế này thì chỉ có ngành mình hiểu sâu nhất ;D
Em thì mới ra trường đi làm , công việc lại không liên quan nhiều đến ngành học. A em kĩ sư cơ khí ở cơ quan thì ai cũng biết ít nhiều về nhiệt luyện còn mình thì lại biết không nhiều về cơ khí nên lắm lúc cũng rất tự ti ??? :( :( Kiến thức thực tế về nhiệt luyện chưa nhiều. Hầu như các công ty lớn của nước ngoài họ thuê kĩ sư mình để làm theo quy trinh nhiệt luyện có sẵn chứ không giải thích cho mình hay hé lộ công nghệ ....
Thời oanh liệt nay còn đâu​
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Đúng là hiện nay mọi người do bận rộn công việc nên ít gửi bài quá. Tuy nhiên, không đến nỗi tự ti lắm đâu. Các kỹ sư cơ khí có thể biết một ít về nhiệt luyện nhưng không bao giờ có thể hiểu sâu như mình đã được đào tạo. Nhiều điều khi va chạm thực tế rất khác so với lý thuyết, nó sẽ tạo thêm kinh nghiệm và hiểu biết cho mình. Bình thường thì chẳng có gì nhưng khi xảy ra sự cố mới biết ảnh hưởng của nhiệt luyện thế nào đối với chất lượng sản phẩm. Nếu làm việc trong một công ty cơ khí, bạn có thể tìm hiểu được rất nhiều thứ phục vụ cho nghề của mình, ví dụ như: cách thiết kế để tránh nứt vỡ khi nhiệt luyện, thiết bị gá lắp để đảm bảo chất lượng nhiệt luyện đúng theo yêu cầu ... trong khi những vấn đề này rất ít được đề cập trong các giáo trình nhiệt luyện.

Còn việc của các công ty nước ngoài, đơn giản là họ nghĩ rằng "VN không có trình độ về nhiệt luyện" vì không biết. Nhưng chỉ cần nhìn theo cách họ làm và kiến thức của mình thì ... mọi bí quyết công nghệ đều có thể giải mã được. Nhiều khi, chính những giải pháp tưởng chừng ngớ ngẩn nhất lại đạt hiệu quả cao do phù hợp với trang thiết bị hiện có, trong khi mấy tên ngoại quốc thì .. luôn nghĩ về trang thiết bị hiện đại như ở gốc của nó. VD: 1 chi tiết có chiều dài 32mm: vành 3.6 độ cứng 45 - 60 HRC (rất dễ nứt vỡ), rãnh 1.5mm, trụ D18 x 18 độ cứng 45 - 60, trụ D18 x 2 độ cứng 17-25, phần hình dạng biến đổi dài 8mm độ cứng 17 - 25 có 2 má 8 x 11 yêu cầu độ cứng 45 - 60; độ thấm tôi 1 mm >>> với điều kiện tôi phun tần số cao có gá lắp tự động, định vị chính xác thì may ra thực hiện được một phần, không thì phải nhiệt luyện bằng tia laser >>> làm được ở VN hơi bị khó vì giá thành sẽ rất cao nhưng đó lại là một yêu cầu cho một sản phẩm có giá thành thấp của một công ty Nhật.
 

gem

Member
Author
Công nhận là đúng. Chỉ có kĩ sư nhiệt luyện mới giải quyết được các vấn đề nhiệt luyện. Em được biết ở Nhật hay Đài Loan thì xưởng nhiệt luyện quy mô lắm (heat treatment center).. nhìn số lượng lò và các lò hiện đại cứ hoa cả mắt , tự động hóa toàn bộ.... Bên họ nhiệt luyện phát triển lâu đời (từ hồi kiếm Nhật)
Bây giờ không đơn thuần là các mác thép cổ điển nữa (40Cr, C45 ...) mà thay vào đó là các mác thép mới với công dụng và tính năng vượt trội. Đó là các sản phẩm độc quyền của các công ty tìm ra và chỉ họ mới biết. Có lẽ mục tiêu mới của các kĩ sư nhiệt luyện tương lai là tìm ra các mác thép mới với chế độ nhiệt luyện riêng=> bản quyền hay là khám phá công nghệ chế tạo thép của đối thủ để phát triển thêm ưu việt hơn ;D Đây sẽ là sự cạnh tranh khốc liệt cho ngành cung cấp thép. Và em tin chắc là 10 năm nữa trên thị trường sẽ có rất nhiều loại thép nước ngoài vào VN mà thành phần hay quy trình nhiệt luyện hoàn toàn mới, không có trong bất kì tài liệu nào trước đây. ??? ???
 

gem

Member
Author
Mọi người thử hình dung xem nhé .. Nếu ta làm những cái quen thuộc có sẵn từ trước thì ai cũng làm đc (ví dụ như chế độ nhiệt luyện hay thời gian giữ nhiệt có thể lấy theo sách , các kinh nghiệm lâu năm). Vì vậy theo em xu hướng mới sẽ là tạo vật liệu tiên tiến mới với công nghệ riêng mình biết ==> cạnh tranh ít hơn (bây giờ là thời đại bảo hộ độc quyền mà, chỉ cần đăng kí bằng sáng chế là oke không có ai vi phạm). Khi đó sẽ có kĩ sư nhiệt luyện của riêng từng công ty , lắm công nghệ độc quyền đó ::) ::)
Em có thể lấy ví dụ công ty Hitachi's Metal của Nhật. mọi người có thể vào trang web công ty này để thấy có rất nhiều vật liệu mới với tính năng mới... Tất cả đều là patented steel ;D ;D
Em thấy có loại thép CENA1 quảng cáo có thể trong suốt như gương (transfer) và chống gỉ tốt nhất. Bác nào đã nhìn thấy kim loại nào mà trong suốt như gương chưa ::) ::) Quá độc đáo còn gì
 

gem

Member
Author
Nhân tiện em cũng điểm danh anh chị em nhiệt luyện nha
em chỉ biết có Lily,Nova,Hut_heater,Xp_pro là dân nhiệt luyện thôi
Còn ai nữa thì em chưa biết .. các bác lên tiếng nhé
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Nếu gọi là hàng độc thì phải là .. tìm ra quy trình mới cho loại vật liệu thông dụng ... để đạt được yêu cầu đặc biệt. Khi đó vừa đảm bảo chất lượng lại vừa giảm được giá thành ... mục tiêu của kỹ sư nhiệt luyện VN.
 
Author
hut_heater viết:
Nếu gọi là hàng độc thì phải là .. tìm ra quy trình mới cho loại vật liệu thông dụng ... để đạt được yêu cầu đặc biệt. Khi đó vừa đảm bảo chất lượng lại vừa giảm được giá thành ... mục tiêu của kỹ sư nhiệt luyện VN.
Đúng rùi , hàng độc đó .. Không ai có được vì công ty đó đã đăng kí bản quyền rùi mà. Tất nhiên quy trình với hàng độc cũng phải riêng rùi ;D ;D ;D

Box này quy tụ anh em nhiệt luyện mà có ít mem quá nhỉ
Người nơi cũ nay đâu ::) :eek: ;D :'( :'( :'(
 
T

TIEN_NHIET_LUYEN

Xin Chào cả nhà. :D
Tôi tên Tiến, hiện đang làm ở một công ty nhiệt luyện có uy tín của HÀN QUỐC.
Công ty tôi có bán các loai thép dùng cho ngành chế tạo, (SKD11, SKD61, SKD62, SKS3, SK3, SK4, SCM4, ......S45C) xuất xứ POSCO, HÀN QUỐC. và nhiệt luyện các loại thép.
Tình cờ tôi biết được diễn đàn này, nên cũng xin tham gia thảo luận với các ban một số điều.
Thực ra, ngành nhiệt luyện ở nước ta vẫn còn rất mới mẻ, các công ty nhiệt luyện chủ yếu la nước ngoài, như Đài Loan, Hàn Quốc, và Nhật Bản.
Tôi có may mắn được làm cho 3 công ty nhiệt luyện, nên cũng biết 1 chút về nó.
các bạn có vấn đề gì cần giúp đỡ xin cứ đặt câu hỏi, tôi sẽ cùng các bạn giải quyết.
- trước hết, nói về các loại nhiệt luyện.(tôi, trui). quy trình gồm có : tôi (Quenching) và Ram (Tempering)
ta có : tôi chân không, tôi thể tích, tôi điện, tôi cao tần, thấm carbon, thấm ni tơ, ủ mềm, thường hóa, ram... ứng với một số các loại thép và mục đích sử dụng.
ví dụ : SKD11, SKD* thì có thể tôi chân không, thể tích, nhưng không thấm carbon và ngược lại với SS400, SS41, CT3, A36......
- thứ hai, tùy mục đích sử dụng mà ta có thể tôi bề mặt, hoặc tôi xuyên tâm, vvvv
- thứ ba, sau khi tôi (quenching) phải Ram (tempering) để khử ứng suất dư_ tăng độ bền cơ học cho vật liệu.
- thứ tư, Độ cứng của vật liệu (chi tiết) khi nhiệt luyện, phải tương ứng với mục đích sử dụng. đối với tất cả các loại thép.
ví dụ : khuôn dập nóng : SKD 61, dùng để dập nhôm (lốc máy xe).
sẽ có chế độ nhiệt luyện và độ cứng khác với khuôn SKD 61 dập nhựa (plastic).
- thứ năm, các loại nhiệt luyện sẽ cho độ cứng, độ cong vênh, độ thấm sâu, và bề mặt nhiệt luyện khác nhau,
nên tùy theo chi tiết và mục đích sử dụng sẽ có chế độ nhiệt luyện thích hợp.
vi dụ : thấm Ni-tơ, độ cong vênh (0.05% - 0.1%), độ thấm sâu (0.01 - 0.05)mm, bề mặt mịn màu trắng, độ cứng se lớn hơn từ 5 đến 10 HRC so với nhiệt luyện loại khác trên cùng 1 chi tiết. Mục đích chống mài mòn, và cần độ dẻo bên trong lõi.
- thứ sáu, Các đơn vị đo độ cứng sẽ tương úng với các máy đo, và các loại nhiệt luyện.
ví dụ : thấm Ni-tơ, do bằng máy Vickers, đơn vị là HV
tôi chân không, đo độ cứng bằng máy Rockwell "C", đơn vị là HRC, HRB, HRA.
- Không có công thức quy đổi giữa các đơn vị đo độ cứng, tuy nhiên nhà sản xuất co cho bảng tương đương để đối chiếu.

Thôi, đến đây tôi xin tạm dừng, xin chúc toàn thể bà con, vui vẻ và tiến lên.
xin cứ Lien hệ với tôi, theo email: Ductieens@yahoo.com
và ai co nhu cầu muốn nhiệt luyện hay mua thép cũng hãy liên hệ nhé.
hẹn gặp lại
 

wjt

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
TIEN_NHIET_LUYEN viết:
Xin Chào cả nhà. :D
Tôi tên Tiến, hiện đang làm ở một công ty nhiệt luyện có uy tín của HÀN QUỐC.
Công ty tôi có bán các loai thép dùng cho ngành chế tạo, (SKD11, SKD61, SKD62, SKS3, SK3, SK4, SCM4, ......S45C) xuất xứ POSCO, HÀN QUỐC. và nhiệt luyện các loại thép.
Tình cờ tôi biết được diễn đàn này, nên cũng xin tham gia thảo luận với các ban một số điều.
Thực ra, ngành nhiệt luyện ở nước ta vẫn còn rất mới mẻ, các công ty nhiệt luyện chủ yếu la nước ngoài, như Đài Loan, Hàn Quốc, và Nhật Bản.
Tôi có may mắn được làm cho 3 công ty nhiệt luyện, nên cũng biết 1 chút về nó.
các bạn có vấn đề gì cần giúp đỡ xin cứ đặt câu hỏi, tôi sẽ cùng các bạn giải quyết.
- trước hết, nói về các loại nhiệt luyện.(tôi, trui). quy trình gồm có : tôi (Quenching) và Ram (Tempering)
ta có : tôi chân không, tôi thể tích, tôi điện, tôi cao tần, thấm carbon, thấm ni tơ, ủ mềm, thường hóa, ram... ứng với một số các loại thép và mục đích sử dụng.
ví dụ : SKD11, SKD* thì có thể tôi chân không, thể tích, nhưng không thấm carbon và ngược lại với SS400, SS41, CT3, A36......
- thứ hai, tùy mục đích sử dụng mà ta có thể tôi bề mặt, hoặc tôi xuyên tâm, vvvv
- thứ ba, sau khi tôi (quenching) phải Ram (tempering) để khử ứng suất dư_ tăng độ bền cơ học cho vật liệu.
- thứ tư, Độ cứng của vật liệu (chi tiết) khi nhiệt luyện, phải tương ứng với mục đích sử dụng. đối với tất cả các loại thép.
ví dụ : khuôn dập nóng : SKD 61, dùng để dập nhôm (lốc máy xe).
sẽ có chế độ nhiệt luyện và độ cứng khác với khuôn SKD 61 dập nhựa (plastic).
- thứ năm, các loại nhiệt luyện sẽ cho độ cứng, độ cong vênh, độ thấm sâu, và bề mặt nhiệt luyện khác nhau,
nên tùy theo chi tiết và mục đích sử dụng sẽ có chế độ nhiệt luyện thích hợp.
vi dụ : thấm Ni-tơ, độ cong vênh (0.05% - 0.1%), độ thấm sâu (0.01 - 0.05)mm, bề mặt mịn màu trắng, độ cứng se lớn hơn từ 5 đến 10 HRC so với nhiệt luyện loại khác trên cùng 1 chi tiết. Mục đích chống mài mòn, và cần độ dẻo bên trong lõi.
- thứ sáu, Các đơn vị đo độ cứng sẽ tương úng với các máy đo, và các loại nhiệt luyện.
ví dụ : thấm Ni-tơ, do bằng máy Vickers, đơn vị là HV
tôi chân không, đo độ cứng bằng máy Rockwell "C", đơn vị là HRC, HRB, HRA.
- Không có công thức quy đổi giữa các đơn vị đo độ cứng, tuy nhiên nhà sản xuất co cho bảng tương đương để đối chiếu.

Thôi, đến đây tôi xin tạm dừng, xin chúc toàn thể bà con, vui vẻ và tiến lên.
xin cứ Lien hệ với tôi, theo email: Ductieens@yahoo.com
và ai co nhu cầu muốn nhiệt luyện hay mua thép cũng hãy liên hệ nhé.
hẹn gặp lại
Công ty nào bạn cho tên và địa chỉ để anh em còn biết chứ! Thép SKD công ty bạn bán giá trung bình khoảng?

WJT.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
TIEN_NHIET_LUYEN viết:
Xin Chào cả nhà. :D
Tôi tên Tiến, hiện đang làm ở một công ty nhiệt luyện có uy tín của HÀN QUỐC.
Công ty tôi có bán các loai thép dùng cho ngành chế tạo, (SKD11, SKD61, SKD62, SKS3, SK3, SK4, SCM4, ......S45C) xuất xứ POSCO, HÀN QUỐC. và nhiệt luyện các loại thép.
Tình cờ tôi biết được diễn đàn này, nên cũng xin tham gia thảo luận với các ban một số điều.
Thực ra, ngành nhiệt luyện ở nước ta vẫn còn rất mới mẻ, các công ty nhiệt luyện chủ yếu la nước ngoài, như Đài Loan, Hàn Quốc, và Nhật Bản.
Tôi có may mắn được làm cho 3 công ty nhiệt luyện, nên cũng biết 1 chút về nó.
các bạn có vấn đề gì cần giúp đỡ xin cứ đặt câu hỏi, tôi sẽ cùng các bạn giải quyết.
- trước hết, nói về các loại nhiệt luyện.(tôi, trui). quy trình gồm có : tôi (Quenching) và Ram (Tempering)
ta có : tôi chân không, tôi thể tích, tôi điện, tôi cao tần, thấm carbon, thấm ni tơ, ủ mềm, thường hóa, ram... ứng với một số các loại thép và mục đích sử dụng.
ví dụ : SKD11, SKD* thì có thể tôi chân không, thể tích, nhưng không thấm carbon và ngược lại với SS400, SS41, CT3, A36......
- thứ hai, tùy mục đích sử dụng mà ta có thể tôi bề mặt, hoặc tôi xuyên tâm, vvvv
- thứ ba, sau khi tôi (quenching) phải Ram (tempering) để khử ứng suất dư_ tăng độ bền cơ học cho vật liệu.
- thứ tư, Độ cứng của vật liệu (chi tiết) khi nhiệt luyện, phải tương ứng với mục đích sử dụng. đối với tất cả các loại thép.
ví dụ : khuôn dập nóng : SKD 61, dùng để dập nhôm (lốc máy xe).
sẽ có chế độ nhiệt luyện và độ cứng khác với khuôn SKD 61 dập nhựa (plastic).
- thứ năm, các loại nhiệt luyện sẽ cho độ cứng, độ cong vênh, độ thấm sâu, và bề mặt nhiệt luyện khác nhau,
nên tùy theo chi tiết và mục đích sử dụng sẽ có chế độ nhiệt luyện thích hợp.
vi dụ : thấm Ni-tơ, độ cong vênh (0.05% - 0.1%), độ thấm sâu (0.01 - 0.05)mm, bề mặt mịn màu trắng, độ cứng se lớn hơn từ 5 đến 10 HRC so với nhiệt luyện loại khác trên cùng 1 chi tiết. Mục đích chống mài mòn, và cần độ dẻo bên trong lõi.
- thứ sáu, Các đơn vị đo độ cứng sẽ tương úng với các máy đo, và các loại nhiệt luyện.
ví dụ : thấm Ni-tơ, do bằng máy Vickers, đơn vị là HV
tôi chân không, đo độ cứng bằng máy Rockwell "C", đơn vị là HRC, HRB, HRA.
- Không có công thức quy đổi giữa các đơn vị đo độ cứng, tuy nhiên nhà sản xuất co cho bảng tương đương để đối chiếu.

Thôi, đến đây tôi xin tạm dừng, xin chúc toàn thể bà con, vui vẻ và tiến lên.
xin cứ Lien hệ với tôi, theo email: Ductieens@yahoo.com
và ai co nhu cầu muốn nhiệt luyện hay mua thép cũng hãy liên hệ nhé.
hẹn gặp lại
1. Nghe bạn nói thì nhiều khả năng công ty của bạn là A Sung.
2. Đọc tiếp đến phần "trình bày" của bạn thì có 1 nhận xét: nội dung bạn trình bày toàn những khái niệm cơ bản đối với một kỹ sư nhiệt luyện, nhưng tiếc là bị hổng không ít. Bài viết của bạn giống như marketing nhưng lại thiếu tinh thuyết phục (trừ khi nói với 1 người không biết về nhiệt luyện).
3. Để marketing hiệu quả, bạn nên đưa ra các bài viết mang tính thực tiễn hơn để hạn chế những sai sót chủ quan trong lý thuyết. Ví dụ:
  • * khi thấm N: do lớp thấm rất mỏng nên rất hạn chế, thậm chí là không dùng, phương pháp đo HRC mà chỉ dùng HRA hoặc HV. Nếu đo bằng HRC thì không chính xác do lực tác động lớn, mũi đâm kim cương sẽ xuyên qua lớp thấm vào lớp vật liệu nền.
  • *chế độ nhiệt luyện cho 1 chi tiết tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của chi tiết đó, thành phần vật liệu (mác thép) có tác dụng chính trong việc xác định chính xác chế độ (nhiệt độ, phương pháp bảo vệ). Điều đó hoàn toàn không như bạn nói khi cho rằng các mác thép SS400, SS41 ... chỉ có thể thẩm mà không tôi (thể tích, chân không). Hơn nữa, việc sử dụng phương pháp tôi nào còn phụ thuộc vào kích thước, độ phức tạp về hình dạng ... của chi tiết.
  • * đối với mỗi loại máy đo sẽ xác định được một giá trị độ cứng theo những thang đo khác nhau tương ứng với máy, và điều đó thì chẳng liên quan gì đến phương pháp nhiệt luyện
 

gem

Member
Author
Đúng là bác Tiến nói chung chung cơ bản quá , còn không đề cập đến vấn đề thương mại ở đây ;D .. Chủ yếu cùng nhau học hỏi và chia sẻ kiến thưc chuyên ngành
Bác Worm học nhiệt luyện ah , K bao nhiêu vậy
 
N

nqt_ckda

chào các bạn, tôi làm về thép hợp kim và tiếp xúc nhiều với thép hợp kim cao. Thép đúc hợp kim đều phải nhiệt luyện.
Chúng tôi gặp phải một số vấn đề hóc búa - trả giá nhiều mà chưa giải quyết triệt để được, tôi nêu ra đây mọi người cùng thảo luận, làm bài học chung.
1, Sản phẩm đúc là bánh nghiền (vành nghiền) trong máy nghiền mâm quay, có 02 mác phổ biến trên thế giới, chúng tôi cũng thực hiện đúng như họ:
- C: 2,6 - 3.2% ; Cr: 8,0 - 10,0 ; Ni: 4,0 - 5,0 ; Mo: 0,1 - 0,3. Độ cứng sau đúc 55 HRC, ủ: <40 HRC. Sau ủ không gia công cắt gọt được.
- C: 2,6 - 3,2 ; Cr: 18,0 - 22,0 ; Mo: 1,4 - 2,0 ; Ni: 0,7 - 1,0. Độ cứng sau đúc 55 HRC, ủ: <40 HRC. Sau ủ gia công cắt gọt được.
 
N

nqt_ckda

Tôi thấy các bạn bức xúc về vấn đề nhiệt luyện nói chung, kể cả Box nhiệt luyện này cũng như tôi nên tôi rất muốn được cùng tham gia thảo luận và cũng đề nghị các vị có gặp vấn đề về nhiệt luyện nhất là các đồng chí dân nhiệt luyện tích cực tham gia.
 
N

nqt_ckda

tôi thấy rằng các quá trình gia nhiệt trong các lò nung, lò luyện đều đã được đo - mô phỏng - điều khiển, kể cả quá trình đông đặc - nguội của kim loại trong khuôn đúc, nhưng quá trình nguội của phôi trong các môi trường khi nhiệt luyện thì chẳng tìm thấy ở đâu cả.
Chẳng lẽ chưa có gì hay sao?
 
T

TIEN_NHIET_LUYEN

Xin cảm ơn các bài chia sẻ của các bác.
Đúng thật là trong phần nhiệt luyện, thực té rất khác so với lý thuyết chúng ta được học.
Ah, trước đây, tôi có nói về các loại nhiệt luyện, xin cám ơn bác Worm đã chỉ ra nhưng thiếu sót.
Tôi nói SKD11, SKD* thì có thể tôi chân không, thể tích, nhưng không thấm carbon và ngược lại với SS400, SS41, CT3, A36......
Ko phải là ko được mà là thường ko ai làm như vậy, lý thuyết thì được, nhưng thực tế thì nó sẽ không cho kết quả tốt nhất.
Ví dụ như SS400, Vì thành phần %C (Quyết định đến độ cứng của thép) rất ít nên khi Tôi thể tích (850 - 920) độ C nhúng dầu sẽ đạt độ cứng từ 5 - 20 HRC, nếu nhúng nước thì đạt khoảng 40 - 50 HRC. Nhưng sẽ rất dễ bị bể vì ứng suất dư nhiều so với khi Thấm C. Nên Không ai lấy SS400, CT3 đi tôi thể tích, họ sẽ thấm C đạt độ cứng 55 - 60 HRC sau đó Ram xuống độ cứng theo yêu cầu. (20-60) HRC
XIn trả lời bạn Wjt : tôi làm việc ở công ty AMC, KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai.
0613.994717
giá thép : SKD11, SKD 61, 6.0 USD/1kg thép Posco Korea
Tôi nghĩ mình chi dám chia sẽ về việc nhiệt luyện trong thực tế thôi. còn Lý Thuyết xin nhờ các bác nha.
xin được hỏi bác nqt_ckda. Bác có thể cho mọi ngươcf biết tên của 2 mác thép bác đã ghi t/p hóa học ko. Tôi nghĩ là thép không gỉ, họ SUS- nhưng %C cao quá, có rất ít loại thép có %C cao như thế. theo tôi nghĩ là 0.26 - 0.32%C
theo bác, thì bác đang bị vấn đề gì. bác có thể nói về quá trình ủ của mình ko.
tôi nghĩ chắc là do nhiệt độ làm nguội trong lò xuống ko đều, hoặc do ủ chưa đủ thời gian. xin chia sẻ với bác.
 
Top