Cách đo độ song song

Author
Chào các anh em Meslab,
Mình xin mời anh em thảo luận về 1 vấn đề này, đó là cách đo độ song song (parallelism).
Ví dụ đo độ song song chi tiết này:

Theo sách vở mình biết thì đặt mặt dưới của chi tiết (Datum feature, viết tằt DF) lên bàn máp (Surface plate, viết tắt SP) và rà mặt trên (Controled surface, viết tắt CS) bằng đồng hồ so (Dial Indicator), sau đó tính ra dc độ song song.
1/ Nếu mặt dưới DF phẳng tuyệt đối như bàn máp SP thì độ song song giữa mặt trên CS và mặt dưới DF cũng chính là độ song song giữa mặt trên CS và bàn máp SP vì rà đồng hồ so trên cả 2 mặt SP và CS.
2/ Nếu mặt dưới DF ko phẳng tuyệt đối như bàn máp SP thì độ song song giữa mặt trên CS và mặt dưới DF có khác so với độ song song giữa mặt trên CS và bàn máp SP ? Nếu khác thì xác định như thế nào ?

Các bác đã đo độ // rất nhiều thì trả lời giúp mình câu hỏi sau:
1/ Luôn đo theo cách 1 (rà mặt trên và bàn máp) ?
2/ Có bao giờ đo theo cách 2 (rà mặt trên và mặt dưới, ko qua bàn máp) ?
3/ Nếu có đo theo cách 2 thì tại sao ?
4/ Khi nào cách 1, khi nào cách 2 ?

Nếu bác nào có tài liệu gì rõ hơn về cái này thì chia sẻ cho mình với . Chân thành cảm ơn !
 
Last edited:

alpahx

Active Member
Ðề: Cách đo độ song song

có cách nào kiểm tra độ phẳng của các bề mặt đó trước khi kiểm tra độ song song không bác? :17:
 

alpahx

Active Member
Ðề: Cách đo độ song song

ý tưởng của bác là như thế nào nếu bác đã có dc độ phẳng của các bề mặt đó.
Công ty em (công ty Nhật) cũng dùng phương pháp như trên để đo độ song song, nhưng khi em hỏi làm sao biết được các mặt trên có phẳng hay không thì em chưa nhận được câu trả lời nào cả. Dĩ nhiên em cũng kiếm được vài phương pháp đo độ phẳng nhưng thực tế thì em chưa được qua tay lần nào.
 
Author
Ðề: Cách đo độ song song

Công ty em (công ty Nhật) cũng dùng phương pháp như trên để đo độ song song, nhưng khi em hỏi làm sao biết được các mặt trên có phẳng hay không thì em chưa nhận được câu trả lời nào cả. Dĩ nhiên em cũng kiếm được vài phương pháp đo độ phẳng nhưng thực tế thì em chưa được qua tay lần nào.
Chắc chắn ko có mặt phẳng nào phẳng hoàn toàn tuyệt đối rồi.Vấn đề là giá trị đo ra đó là đúng hay sai, có thể chấp nhận dc ko ?
Ví dụ: Nếu độ song song của mặt trên chi tiết (màu đỏ) so với bàn máp (màu xanh) = 0 thì có thể nói độ song song của mặt trên chi tiết (màu đỏ) so với mặt dưới = 0 ko ?
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Cách đo độ song song

Chắc chắn ko có mặt phẳng nào phẳng hoàn toàn tuyệt đối rồi.Vấn đề là giá trị đo ra đó là đúng hay sai, có thể chấp nhận dc ko ?
Ví dụ: Nếu độ song song của mặt trên chi tiết (màu đỏ) so với bàn máp (màu xanh) = 0 thì có thể nói độ song song của mặt trên chi tiết (màu đỏ) so với mặt dưới = 0 ko ?
Hình ví dụ của bạn có vẻ hơi quá, vì những bề mặt yêu cầu dung sai hình học thì thường là những bề mặt quan trọng, do đó độ nhám bề mặt yêu cầu cũng rất cao. Bạn tính thử xem với mấp mô như hình bạn vẽ đạt Rz 0.8 thì độ phẳng bề mặt nó cũng tương đối cao rồi. Do đó cũng chỉ cần đảm bảo độ song song nữa là ổn mà.
 

alpahx

Active Member
Ðề: Cách đo độ song song

Hình ví dụ của bạn có vẻ hơi quá, vì những bề mặt yêu cầu dung sai hình học thì thường là những bề mặt quan trọng, do đó độ nhám bề mặt yêu cầu cũng rất cao. Bạn tính thử xem với mấp mô như hình bạn vẽ đạt Rz 0.8 thì độ phẳng bề mặt nó cũng tương đối cao rồi. Do đó cũng chỉ cần đảm bảo độ song song nữa là ổn mà.
Có lẽ vì độ phẳng liên hệ với độ nhám bề mặt nên nhiều anh cty em trả lời đơn giản là :' mài xong là phẳng rồi " :4:
 
Author
Ðề: Cách đo độ song song

Hình ví dụ của bạn có vẻ hơi quá, vì những bề mặt yêu cầu dung sai hình học thì thường là những bề mặt quan trọng, do đó độ nhám bề mặt yêu cầu cũng rất cao. Bạn tính thử xem với mấp mô như hình bạn vẽ đạt Rz 0.8 thì độ phẳng bề mặt nó cũng tương đối cao rồi. Do đó cũng chỉ cần đảm bảo độ song song nữa là ổn mà.
cảm ơn bác Tieubu đã góp ý.
Ví dụ với chi tiết dạng này, bản vẽ chỉ ghi độ song song 0.1 (ko có bất kì thể hiện độ nhám và độ phẳng).Vậy mình sẽ gia công mặt dưới đạt độ phẳng như thế nào để đặt lên bàn máp ? 0.1; 0.01; 0.001; ...
Mình lấy ví dụ và vẽ phóng đại lên như thế để mọi người thấy rõ hơn việc đo mà mình nói như ở post #1.
Bản chất việc đo song song (như với chi tiết hộp chữ nhật này) bằng cách áp mặt dưới lên bàn máp và đặt đồng hồ so lên bàn máp và rà trên toàn mặt trên. Rồi suy ra độ song song của mặt trên và dưới liệu có đúng ? Sách vở đang viết như thế, mình đang muốn tìm hiểu rõ hơn về việc này.
Nếu dùng CMM đo điểm của mặt trên và mặt dưới trong cùng 1 lần gá và tính ra dc độ song song thì trong trường hợp trên và trường hợp này, cái nào đúng, cái nào sai ?
Ở đây mình chỉ nói tới cách đo sao cho đúng nhất.
Mong nhận dc góp ý của mọi người.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Cách đo độ song song

cảm ơn bác Tieubu đã góp ý.
Ví dụ với chi tiết dạng này, bản vẽ chỉ ghi độ song song 0.1 (ko có bất kì thể hiện độ nhám và độ phẳng).Vậy mình sẽ gia công mặt dưới đạt độ phẳng như thế nào để đặt lên bàn máp ? 0.1; 0.01; 0.001; ...
Mình lấy ví dụ và vẽ phóng đại lên như thế để mọi người thấy rõ hơn việc đo mà mình nói như ở post #1.
Bản chất việc đo song song (như với chi tiết hộp chữ nhật này) bằng cách áp mặt dưới lên bàn máp và đặt đồng hồ so lên bàn máp và rà trên toàn mặt trên. Rồi suy ra độ song song của mặt trên và dưới liệu có đúng ? Sách vở đang viết như thế, mình đang muốn tìm hiểu rõ hơn về việc này.
Nếu dùng CMM đo điểm của mặt trên và mặt dưới trong cùng 1 lần gá và tính ra dc độ song song thì trong trường hợp trên và trường hợp này, cái nào đúng, cái nào sai ?
Ở đây mình chỉ nói tới cách đo sao cho đúng nhất.
Mong nhận dc góp ý của mọi người.
Thực ra thì bạn đã suy nghĩ quá sâu về vấn đề và bước vào vòng luẩn quẩn.
1. Khi yêu cầu đo độ song song của một mặt với một mặt khác thì bao giờ mặt dùng để so sánh cũng được ký hiệu mặt chuẩn (datum) -> Nó đã được công nhận là datum thì dù nó tròn nó méo, mặt cần đo cũng phải theo nó. Còn hình bạn vẽ bạn có thể gọi nó là mặt phẳng không? Mình thì gọi là mặt cong, gấp khúc....

2. Trong chế tạo máy như mình vẫn làm thì khi mặt được đánh dấu là mặt chuẩn (datum) thì thường mình chỉ thị có gia công phay bề mặt đó, tùy yêu cầu mà nhám chỉ thị Rz100 hay Rz25 -> phay trên 1 nguyên công thì không bao giờ tạo ra bề mặt gấp khúc như hình dáng của bạn. (Đừng lấy ví dụ không có thật để tự làm khó mình) Để tạo ra 2 bề mặt đó thì phải gia công 2 nguyên công thì lúc đó datum sẽ chọn là một trong hai bề mặt đó chứ không thể chọn là một mặt chung của 2 mặt giao nhau làm datum.

3. Ý mình chỉ là bạn hãy coi mặt chuẩn đó là đúng và đo mặt cần đo với nó là được, còn đánh giá mặt chuẩn có chuẩn hay không lại là vấn đề khác không liên quan đến mặt cần đo, nếu không sẽ thành cái vòng luẩn quẩn không có hồi kết như: A so với chuẩn B, chuẩn B lại phải so sánh với chuẩn C, chuẩn C lại phải đem đi so sánh với chuẩn D.....



Có lẽ vì độ phẳng liên hệ với độ nhám bề mặt nên nhiều anh cty em trả lời đơn giản là :' mài xong là phẳng rồi " :4:
Nếu mình làm bạn hiểu nhầm như thế này thì cho mình xin lỗi nhé. Mình đã nghĩ đơn giản với trường hợp mặt phẳng như ví dụ trên, còn có trường hợp mặt cong vẫn đạt độ nhám yêu cầu mà mặt không phẳng. Mình đã nhầm.
 

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Ðề: Cách đo độ song song

Chắc chắn ko có mặt phẳng nào phẳng hoàn toàn tuyệt đối rồi.Vấn đề là giá trị đo ra đó là đúng hay sai, có thể chấp nhận dc ko ?
Ví dụ: Nếu độ song song của mặt trên chi tiết (màu đỏ) so với bàn máp (màu xanh) = 0 thì có thể nói độ song song của mặt trên chi tiết (màu đỏ) so với mặt dưới = 0 ko ?
độ song song giữa 2 mặt này là 0
Khi gọi 1 hình dáng là 1 bề mặt phẳng. Thì dù gấp khúc đi như thế nào đi nữa. Khi đặt lên bàn map nó vẫn tạo ra 1 mặt phẳng(A) đi qua 3 điểm cao nhất của mặt gấp khúc đó. Vậy độ song song với mặt trên so với mặt dưới. Chính xác là độ song song với mặt phẳng trên so với mặt phẳng tạo A.
Mọi người hình như đang làm khó vấn đề ra.
 

alpahx

Active Member
Ðề: Cách đo độ song song

Nếu mình làm bạn hiểu nhầm như thế này thì cho mình xin lỗi nhé. Mình đã nghĩ đơn giản với trường hợp mặt phẳng như ví dụ trên, còn có trường hợp mặt cong vẫn đạt độ nhám yêu cầu mà mặt không phẳng. Mình đã nhầm.
Em đùa thôi, thực ra nhiều chi tiết thiết kế mỏng, khi đưa lên bàn từ thì được hít phẳng ra, lúc mài xong nhả ra vẫn cong như thường, đôi khi thiết kế mấy chi tiết mỏng như thế nên gia công rất vất vả (gia công không được lại phải sửa thiết kế lại).
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Ðề: Cách đo độ song song

chủ thớt rảnh quá đấy. khi làm bản vẽ mà muốn đo song song thì một việc bắt buộc là mặt chuẩn phải được gia công, tối thiểu cũng Ra25, nếu k thì cũng Ra6.3 rồi. vậy nên giả thuyết có vẻ hơi thừa.
 
Author
Ðề: Cách đo độ song song

cảm ơn các bác đã góp ý. Có lẽ mình đang đi quá ... xa !!! :D
Thêm 1 ví dụ này nữa: Bên mình làm hàng (như chi tiết trên), và đo độ song song theo bản vẽ 0.02 (rà mặt mặt trên và bàn máp Granite). Sau đó khách hàng kiểm tra hàng tất cả bằng CMM (đo cả mặt trên và mặt dưới = CMM) và tính ra độ song song 0.03 và ko đồng ý vì vượt dung sai bản vẽ. Trường hợp này có thể xảy ra ko ???
Cách nào đo chính xác hơn ? Mình nói khách hàng là sai chăng ???
Vậy các bác sẽ làm gì trong trường hợp này ?
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Ðề: Cách đo độ song song

Về chuyện làm ăn theo mình nghĩ đầu tiên là k nên ăn thua vs khách hàng. Nếu chi tiết k quá đắt có thể thu hồi về làm lại cho khách hàng. Bạn có thắng lí lần này nhưng lần sau họ sẽ k muốn đặt làm cho cty bạn nữa. Thế nên chưa cần biết đúng sai chỉ cần làm lại để giữ lấy chữ tín và giữ khách. Lần sau nếu là cty đó thì kiểm tra cẩn thận hơn và chế tạo sao cho kẻ mức an toàn. Mình nghĩ vậy đấy

quay lại chuyện đo. Nếu biết chắc 1 mặt k phẳng thì chọn mặt phẳng mà đặt lên bàn map. Nếu lo Cả 2 k phẳng thì đo 2 lần, lần đầu dùng mặt chuẩn, lần sau dùng mặt đối của nó. Như vậy sẽ chắc ăn hơn. Thêm nữa nếu dùng đồng hồ so k đảm bảo tiêu chuẩn(cũ quá gây sai số chẳng hạn) cũng là nguyên nhân gây lỗi. Thêm nữa việc đo quá sát giá trị trên bản vẽ mà chẳng may chính máy đo của khách có vấn đề thì Nếu cãi thắng cũng k dc gì.
 
Last edited:

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Ðề: Cách đo độ song song

cảm ơn các bác đã góp ý. Có lẽ mình đang đi quá ... xa !!! :D
Thêm 1 ví dụ này nữa: Bên mình làm hàng (như chi tiết trên), và đo độ song song theo bản vẽ 0.02 (rà mặt mặt trên và bàn máp Granite). Sau đó khách hàng kiểm tra hàng tất cả bằng CMM (đo cả mặt trên và mặt dưới = CMM) và tính ra độ song song 0.03 và ko đồng ý vì vượt dung sai bản vẽ. Trường hợp này có thể xảy ra ko ???
Cách nào đo chính xác hơn ? Mình nói khách hàng là sai chăng ???
Vậy các bác sẽ làm gì trong trường hợp này ?
Đến cúi đầu 90 độ và đem về sửa lại. Riêng chứ cái này bên mình bị nhiều rồi. Phương pháp đo khác với khách hàng. Lần sau đo theo phương pháp của họ. Tức dùng máy CMM gì đấy.
Bên mình mỗi khi khách hàng đặt máy. Nhiều lúc cũng phải đặt máy đo hoặc chế tạo các đồ gá, cách đo như khách hàng.
 
Author
Ðề: Cách đo độ song song

...
Mình vẽ cái hình phóng đại và lấy ví dụ người bán và người mua để mọi người thấy rõ hơn về 2 cách đo độ // (cách 1 theo sách vở, cách 2 khác sách vở). Vậy cách nào đúng ? hay cả 2 cùng đúng ? cái nào chính xác hơn ?
Những gì sách vở ghi, mình ko nói sai, chỉ muốn rõ hơn như ở post #1
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Ðề: Cách đo độ song song

...
Mình vẽ cái hình phóng đại và lấy ví dụ người bán và người mua để mọi người thấy rõ hơn về 2 cách đo độ // (cách 1 theo sách vở, cách 2 khác sách vở). Vậy cách nào đúng ? hay cả 2 cùng đúng ? cái nào chính xác hơn ?
Những gì sách vở ghi, mình ko nói sai, chỉ muốn rõ hơn như ở post #1
đồng chí này thích ăn thua bằng được để làm gì nhỏ? Khách hàng luôn được ưu tiên. Bạn đo đúng, khách bảo k đúng thì bạn làm gì họ? Họ cần bạn hay bạn cần họ? Đương nhiên là bạn cần họ rồi. Người ta có thể đi chỗ khác đặt làm, vẫn đảm bảo yêu cầu họ đặt ra. Ngược lại bạn mất 1 khách lâu dài, có khi còn bị cty đó bêu ra chỗ này chỗ kia làm mất uy tín cty bạn. Cố gắng chỉ ra đúng sai nếu chỉ để hỏi chơi chơi hay học hỏi kinh nghiệm thì còn được, chứ phải tìm bằng được đúng sai chỉ để khẳng định mình đúng hay khách đúng là kiểu ăn thua k nên có trong kinh doanh 1 chút nào.
chuyện sách vở khác với thực tế. Thực tế là họ dùng cách của họ và muốn nó đạt được kích thước như khách hàng mong muốn. Lúc này thì khách hàng là sách. Bạn là người làm theo "sách" đó.

k hiểu sao cứ thích ăn thua mãi thế làm gì???
 
S

screw

Ðề: Cách đo độ song song

cảm ơn các bác đã góp ý. Có lẽ mình đang đi quá ... xa !!! :D
Thêm 1 ví dụ này nữa: Bên mình làm hàng (như chi tiết trên), và đo độ song song theo bản vẽ 0.02 (rà mặt mặt trên và bàn máp Granite). Sau đó khách hàng kiểm tra hàng tất cả bằng CMM (đo cả mặt trên và mặt dưới = CMM) và tính ra độ song song 0.03 và ko đồng ý vì vượt dung sai bản vẽ. Trường hợp này có thể xảy ra ko ???
Cách nào đo chính xác hơn ? Mình nói khách hàng là sai chăng ???
Vậy các bác sẽ làm gì trong trường hợp này ?
Bác mang lên máy CMM mà đo thử xem thôi, CMM là độ chính xác cực cao rồi
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Cách đo độ song song

cảm ơn các bác đã góp ý. Có lẽ mình đang đi quá ... xa !!! :D
Thêm 1 ví dụ này nữa: Bên mình làm hàng (như chi tiết trên), và đo độ song song theo bản vẽ 0.02 (rà mặt mặt trên và bàn máp Granite). Sau đó khách hàng kiểm tra hàng tất cả bằng CMM (đo cả mặt trên và mặt dưới = CMM) và tính ra độ song song 0.03 và ko đồng ý vì vượt dung sai bản vẽ. Trường hợp này có thể xảy ra ko ???
Cách nào đo chính xác hơn ? Mình nói khách hàng là sai chăng ???
Vậy các bác sẽ làm gì trong trường hợp này ?
Bạn nên làm một bản trình bày cách đo của bạn, làm điều đó để chứng minh bạn có thực hiện quy trình đo kiểm, nếu khách hàng ko chấp nhận thì chỉ còn 1 con đường là làm theo cách đo kiểm của khách hàng.

Nếu may mắn thuyết phục đc khách hàng thì ko phải làm lại (nhưng lần sau vẫn phải cam kết làm theo cách của khách hàng)

Bạn vội vã đến xin lỗi khách hàng cũng không hẳn là điều tốt, trước hết nên chứng minh là mình đã làm hết khả năng, vẫn chưa đạt yêu cầu thì nhờ khách hàng trợ giúp để lần sau có thể làm ra sản phẩm tốt hơn. Như thế cả hai bên đều vui vẻ :)
 
Author
Ðề: Cách đo độ song song

Mình nhấn mạnh 1 lần nữa rằng ví dụ chỉ là ví dụ, mình ko liên quan gì đến ví dụ người mua và người bán gì cả !!!
Các bác thảo luận đừng đi quá sâu về vấn đề khách hàng đúng sai thế nào, mình ko quan tâm về vấn đề đó !!!
Tất cả post của mình chỉ xét về cách đo.
Vấn đề là mình đưa ra có 2 cách đo, cách 1 theo sách, cách 2 ko theo sách.
Các bác đã đo độ // rất nhiều thì trả lời giúp mình câu hỏi sau:
1/ Luôn đo theo cách 1 (rà mặt trên và bàn máp) ?
2/ Có bao giờ đo theo cách 2 (rà mặt trên và mặt dưới, ko qua bàn máp) ?
3/ Nếu có đo theo cách 2 thì tại sao ?
4/ Khi nào cách 1, khi nào cách 2 ?

Nếu bác nào có tài liệu gì rõ hơn về cái này thì chia sẻ cho mình. Chân thành cảm ơn !
 
Top