BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Xin góp ý vào đề tài nầy: U-boot, Tầu thủy, Phi cơ ..., trọng tâm phải biết tính toán Buckling of Shell (Ổn định cho tấm ?).

Chuyên đề nầy chẵng biết ĐH ở VN có hướng dẩn chuyên chăng ?
Sau đây là chút ít tài liệu cho các bạn nào muốn tìm hiểu thêm, từ căn bản đến vài vấn đề sâu trong thực tế .
Cháu search u-boot mới biết nó là thuật ngữ nổi tiếng quốc tế :D Theo wiki của Pháp thì
U-boot được dùng trong tiếng Pháp để chỉ :
- Tàu ngầm Đức trong thế chiến I
- Tàu ngầm Áo-Hung trong thế chiến I
- Tàu ngầm Đức trong thế chiến II
- Tàu ngầm Đức sau thế chiến II sử dụng bởi Deutsche Marine

Không hiểu có thời kì nào không gọi tàu ngầm Đức là Uboot mà wiki nó viết dài dòng thế !

Có lẽ cũng như trong lĩnh vực mỏi vật liệu, người Đức đi đầu thế giới từ trước lâu rồi nên sau đó để lại di sản là các thuật ngữ mà sau đó thế giới dùng luôn bằng tiếng Đức. (nước mình cũng có nghề Nông đi trước nước Đức từ lâu và cũng rất Mạnh !)

Buckling thì trong sức bền vật liệu hầu như giáo trình nào cũng có.

Trong finite element thì buckling gây ra khó khăn, vì problem trở thành phi tuyến nhưng không giải được bằng thuật toán Newton Raphson thông thường. Điều này là do khi vẽ đường f
thì hàm sẽ tăng rồi giảm chứ không đồng biến, mô hình vì thế bị mất stabilize.

Để giải quyết vấn đề này, các phần mềm đều có implant thuật toán Riks (trong một số phần mềm (Marc chẳng hạn) gọi là arc-length method. Các bạn mở các link chú Umy dẫn ở trên, search từ khóa Riks sẽ ra rất nhiều kết quả trong phần lớn các bài !
Bài giảng sau đây (trường ETH Zurich), hai slides cuối, giải thích vì sao Newton Raphson perform poorly khi gặp bài toán Buckling và sơ đồ giải Riks đẻ sửa lỗi này.
https://www.ethz.ch/content/dam/eth...al-mechanics-dam/education/femII/Lecture3.pdf

Câu hỏi đặt ra là thuật toán Riks có là thuốc tiên, dùng để stabilize mọi tình huống không.

Giả sử xét bài toán phi tuyến do vật liệu, lấy trường hợp đơn giản nhất là perfect plasticity. Thuật toán Riks sẽ giúp calculs với behavior law này hội tụ rất tốt !Ttuy nhiên kết quả sai hoàn toàn ! Do đó trên hết là tránh dùng mọi option để làm cho mô hình hội tụ, với các phần mềm khủng như ansys, abaqus, cỡ nào phần mềm cũng giúp các bạn làm mô hình hội tụ được, nhưng không có nghĩa là kết quả sẽ đúng.

Trở lại trường hợp perfect plasticity này, phương pháp đơn giản mà hiệu quả hơn là vẫn dùng Newton Raphson nhưng với ma trận phi đối xứng (unsym).
 
Last edited:
U

umy

Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

1- nếu nhớ không lầm thì tầu ngầm đầu tiên được sáng tạo ở Mỹ, trong thời gian nội chiến Bắc Nam. Trong cuộc chiến giải phóng nô lệ da đen.
2- Từ Uboot, có ở thời gian thế chiến I, II, nước Đức khủng bố thế giới với đám tầu lăn ngầm nầy.
3- nghề Nông, làm Ruộng lúa ở nước ta có được trong thời gian thuộc địa Trung Hoa. Do "Thần Nông" chỉ dẩn năm nào ?
4- Tiêu Chuẩn tính ổn định có trong EuroCode3 (EN1993), Stability of member thì KS phải học, nhưng of Plated, Shell nằm ở phần học cao hơn. Chuyên gia lý thuyết lẫn thực hành để áp dụng trong kỹ nghệ cao cấp vẫn còn ít... sẻ còn nhiều cơ hội thảo luận thêm.
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

1- nếu nhớ không lầm thì tầu ngầm đầu tiên được sáng tạo ở Mỹ, trong thời gian nội chiến Bắc Nam. Trong cuộc chiến giải phóng nô lệ da đen.
2- Từ Uboot, có ở thời gian thế chiến I, II, nước Đức khủng bố thế giới với đám tầu lăn ngầm nầy.
3- nghề Nông, làm Ruộng lúa ở nước ta có được trong thời gian thuộc địa Trung Hoa. Do "Thần Nông" chỉ dẩn năm nào ?
4- Tiêu Chuẩn tính ổn định có trong EuroCode3 (EN1993), Stability of member thì KS phải học, nhưng of Plated, Shell nằm ở phần học cao hơn. Chuyên gia lý thuyết lẫn thực hành để áp dụng trong kỹ nghệ cao cấp vẫn còn ít... sẻ còn nhiều cơ hội thảo luận thêm.
Beam và Shell là hai phần ít được dạy trong cơ kết cấu, dù lượng kiến thức khá nhiều và liên quan trực tiếp đến modeling, hơn nữa liên quan đến buckling lại càng khó có dịp đụng đến, hầu như chỉ kĩ sư nào làm chuyên sâu về phần đó thì tự deepen thôi ạ. Có dịp chú umy chia sẻ chỉ dạy thêm cho mọi người ạ.

Còn tàu ngầm với nghề nông cháu nói chơi thôi. Nhắc đến nghề Nông với nước Đức tự nhiên nhớ đến đồng chí ấy nên viết cho vui ạ.
 
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Buckling là vấn đề rất quan trọng thường xuyên phải nghĩ đến trong kết cấu xây dựng. Trong ngành cơ khí có vẻ ít quan tâm hơn một chút vì các cấu kiện phần lớn khá dày, và ngắn.
Buckling có 2 phương pháp tính: linear và non-linear. Linear là tính Eigenvalue buckling, không lo không hội tụ. Còn non-linear tính theo large displacement phức tạp hơn rất nhiều. Thực tế mình đi làm gần chục năm kết cấu thép nhưng mới chỉ tính một công trình với non-linear buckling, tránh được lúc nào là tránh ngay.
Tuy nhiên linear tính đơn giản nhưng không kể đến các imperfections thực tế luôn có trong kết cấu nên thiên về không an toàn --> cần phải kể thêm các hệ số an toàn thực nghiệm. Các tiêu chuẩn tính toán ví dụ như Eurocode 1993 cung cấp các hệ số này để kĩ sư kiểm tra kết cấu sau khi tính linear buckling.
Có điều mình chưa hiểu trong bài #101 Pathétique đề cập đến: một kết cấu tĩnh định (số bậc tự do vừa đủ để nó ổn định), nếu phân tích non-linear buckling đến khi lực đạt đến giá trị mất ổn định thì theo mình chắc chắn sẽ không hội tụ vì hệ mất ổn định, chuyển vị sẽ tăng dần chứ không giảm. Vậy vẫn có phương pháp tính để nó hội tụ à? Ở đây mình đang nói kết cấu dạng thanh (beam) vì với shell thì vẫn còn giai đoạn post-buckling.
 
Lượt thích: umy

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Buckling là vấn đề rất quan trọng thường xuyên phải nghĩ đến trong kết cấu xây dựng. Trong ngành cơ khí có vẻ ít quan tâm hơn một chút vì các cấu kiện phần lớn khá dày, và ngắn.
Buckling có 2 phương pháp tính: linear và non-linear. Linear là tính Eigenvalue buckling, không lo không hội tụ. Còn non-linear tính theo large displacement phức tạp hơn rất nhiều. Thực tế mình đi làm gần chục năm kết cấu thép nhưng mới chỉ tính một công trình với non-linear buckling, tránh được lúc nào là tránh ngay.
Tuy nhiên linear tính đơn giản nhưng không kể đến các imperfections thực tế luôn có trong kết cấu nên thiên về không an toàn --> cần phải kể thêm các hệ số an toàn thực nghiệm. Các tiêu chuẩn tính toán ví dụ như Eurocode 1993 cung cấp các hệ số này để kĩ sư kiểm tra kết cấu sau khi tính linear buckling.
Có điều mình chưa hiểu trong bài #101 Pathétique đề cập đến: một kết cấu tĩnh định (số bậc tự do vừa đủ để nó ổn định), nếu phân tích non-linear buckling đến khi lực đạt đến giá trị mất ổn định thì theo mình chắc chắn sẽ không hội tụ vì hệ mất ổn định, chuyển vị sẽ tăng dần chứ không giảm. Vậy vẫn có phương pháp tính để nó hội tụ à? Ở đây mình đang nói kết cấu dạng thanh (beam) vì với shell thì vẫn còn giai đoạn post-buckling.
Em không chuyên làm về buckling, nhưng em thấy khi hệ mất ổn định thì đương nhiên chuyển vị tăng dần, nhưng với phương pháp giải điển hình Riks hoặc modified Riks thì bài toán vẫn hội tụ.

Chẳng hạn bài toán hệ cung (ví dụ 1.2.1 Snap-through buckling analysis of circular arches) trong documentation sau, với phần tử beam và lực follower, bài toán vẫn giải rất tốt.
https://things.maths.cam.ac.uk/computing/software/abaqus_docs/docs/v6.12/books/exa/default.htm

Bên xây dựng thì với những trường hợp giống như ví dụ này thì anh giải bằng sơ đồ nào thế ạ ?
 
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Bài toán trong ví dụ 1.2.1 là một dạng kết cấu mà sau khi mất ổn định nó giảm độ cứng đi một ít, chuyển vị tăng lên nhưng sau đó nó lại chuyển sang một trạng thái ổn định mới. Tức là kết cấu chưa bị phá hủy mà vẫn tiếp tục chịu được lực. Tất nhiên nếu tiếp tục tăng lực dần thì đến 1 lúc nào đấy hệ sẽ mất ổn định hoàn toàn, chuyển vị tăng nhanh và tính toán sẽ không hội tụ nữa.
Các kết cấu siêu tĩnh, kết cấu shell, kết cấu arch (như trong ví dụ) trên có khả năng này. Để phân tích bài toán này quả thực các phần mềm phổ thông không làm được (như Robot, SAP2000,....). Vì những bài toán trên thường là chuyển vị lớn --> vật liệu chuyển sang plastic. Geometric non linear + material non linear cung mot luc thì các phần mềm trên chịu thua. Chính vì vậy mà mình đang tập tành học Ansys đây.
 
Lượt thích: umy

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Bài toán trong ví dụ 1.2.1 là một dạng kết cấu mà sau khi mất ổn định nó giảm độ cứng đi một ít, chuyển vị tăng lên nhưng sau đó nó lại chuyển sang một trạng thái ổn định mới. Tức là kết cấu chưa bị phá hủy mà vẫn tiếp tục chịu được lực. Tất nhiên nếu tiếp tục tăng lực dần thì đến 1 lúc nào đấy hệ sẽ mất ổn định hoàn toàn, chuyển vị tăng nhanh và tính toán sẽ không hội tụ nữa.
Các kết cấu siêu tĩnh, kết cấu shell, kết cấu arch (như trong ví dụ) trên có khả năng này. Để phân tích bài toán này quả thực các phần mềm phổ thông không làm được (như Robot, SAP2000,....). Vì những bài toán trên thường là chuyển vị lớn --> vật liệu chuyển sang plastic. Geometric non linear + material non linear cung mot luc thì các phần mềm trên chịu thua. Chính vì vậy mà mình đang tập tành học Ansys đây.
Vậy vấn đề của anh đâu phải là buckling nữa. Nếu chỉ là buckling thì sơ đồ giải em đề cập ở trên sẽ solve được cho trường hợp biến thiên l
không đồng biến.


Khi hệ mất ổn định dạng phá hủy thì không phải là buckling nữa, và sơ đồ Riks cũng không giải được đúng. Có 1 số remedies như sau, nhưng trên hết phải đảm bảo mô hình đúng về mặt vật lý.


Như em nói trong post trước, nếu anh vẫn dùng thuật giải Riks cho trường hợp biến dạng lớn và vật liệu phi tuyến, anh vẫn có kết quả hội tụ, nhưng không có ý nghĩa gì về mặt vật lý cả.


Xét về mặt năng lượng, nếu kết cấu đã ở trạng thái phá hủy, ta phải introduce một dạng dissipated energy. Bài toán do đó đưa về trường hợp rạn nứt, hoặc vật liệu với damage laws (trong mô hình anh giữ hoặc bỏ những phần tử damaged tùy chọn), với những trường hợp này sơ đồ Newton Raphson vẫn giải tốt.


Nết kết cấu phá hủy dạng general contact, năng lượng dissipated sẽ ở dạng động năng, với trường hợp này do nonlinearity của contact quá lớn, và có unstable do dao động, nên ưu tiên giải bằng explicit, tuy nhiên dùng implicit vẫn giải được với điều kiện đặt damping cho contact. Nguyên lý damping cũng tương tự như trường hợp các bài toán dùng phần tử beam hoặc connector mà trạng thái ban đầu không ràng buộc, thủ thuật là đặt ứng suất hoặc lực ma sát rất nhỏ vào phần tử để giữ stabilize cho những iterations đầu tiên.


Nói chung khi nói về sự mất ổn định của kết cấu thì cần xét năng lượng hệ để đặt mô hình cho hợp lý.


Nếu năng lượng không dissipate được, mô hình bị diverge với những messages sau :
Biến dạng lớn gấp 50 lần giá trị ước lượng, điều này đồng nghĩa với việc lực qua lớn, tức hệ đang bị phá hủy.
Contact không ổn định, lúc gap lúc overclosure và cuối cùng là interpenetration, vì đó là cách duy nhất phần mềm biết làm để dissipate năng lượng.
Lực trung bình quá lớn so với lực contact.
...
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

[Entry 28] Tutorial hướng dẫn Abaqus. Copyright Minh Lê 2017, chương 6

Tiếp theo chương 6 của abaqus tutorial.

Trong chương này chúng ta mô phỏng bài toán thermoelasticity.

Kết quả phân bố nhiệt trong increment cuối của chương 4 (thermal analysis với conduction+convection+radiation) sẽ được import vào lưới của bài toán cơ. Với hệ số nở nhiệt, đk biên và loading chúng ta sẽ tính biến dạng của tấm.

https://drive.google.com/open?id=0B3TCQ997X5-6WE1RcmQwWFc1RDQ

Bài toán thì đơn giản vậy, nhưng họ đã làm điều đó như thế nào trong Abaqus ?

Đầu tiên Abaqus tính biến dạng từ phân bố nhiệt, chưa tính đến rigidity từ điều kiện biên, bằng công thức alpha coeff * T (remind là vế trái của phương trình finite element bao gồm rigidity từ vật liệu và rigidity từ đk biên).
Biến dạng nhiệt này tương ứng với một ứng suất nhiệt ảo, được tính đơn giản từ elastic behavior law. Tích phân trường ứng suất ảo này trên toàn miền sẽ ra nodal force. Chính nodal force nhiệt này kết hợp với load (lực kéo phân bố đều) mới tạo nên vế phải của phương trình, từ đó ta tính được chuyển vị và các biến dạng, ứng suất tương ứng.

Hệ phương trình tổng quát cho bài toán đàn hồi nhiệt, biến đổi rời rạc hóa cho trường hợp ứng suất phẳng và áp dụng nguyên lý công ảo để ra phương trình với phương pháp Lagrange được trình bày trong course sau, từ slide 123 đến slide 129:
http://www-cast3m.cea.fr/html/formations/Starting_with_Cast3M.pdf

Lưu ý bài toán thuộc dạng sequential couple nên không cần đổi loại phần tử, chúng ta vẫn giữ element type như bài toán mechanical thông thường dù có tính đến thermal trong đó.
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Nói tiếp về vấn đề hội tụ.

Hồi phổ thông giải bài tập vật lý thì chỉ có 2 phương pháp : lực (định luật 2 newton) và năng lượng (định luật bảo toàn). Đến giờ vẫn vậy, chỉ có đúng 2 phương pháp đó để giải các bài vật lý thôi.

Trong các phần mềm cũng thế, để xét hội tụ, phần mềm tự động switch giữa các criteria hoặc là về lực, chuyển vị, hoặc năng lượng.

Do đó trong quá trình tính toán, theo dõi biến thiên các đại lượng năng lượng ta có thể nhận xét kết quả mô phỏng cũng như có solution cho các vấn đề về hội tụ, nhất là các vấn đề liên quan đến stability của hệ.

Article sau trong user guide của phần mềm Marc (file pdf, trang 2012) tổng hợp các tiêu chuẩn hội tụ chung và các ví dụ tương ứng.
Marc user's guide
 
U

umy

Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Anh ginb ghi đúng rồi: Buckling là vấn đề rất quan trọng thường xuyên phải nghĩ đến trong kết cấu xây dựng và cơ khí !.
Nhưng căn bản dạy cho KS thường chỉ có 4 trường hợp EULER !

Vì không chuyên tiếng Việt để giải thích, nên xin phép được đưa thêm vài tài liệu thông tin hữu ích cho các bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn.

1) Literature:

Sách hướng dẩn về Ổn Định cho KC công trình kim Loại (composit), khá đầy đủ 1117 Trang. Nghiên cứu và áp dụng sâu rộng trong thực tế cho các ks chuyên về thép.

Guide To Stability Design Criteria For Metal Structures R.D. Ziemian

http://www.4shared.com/office/01DoeR...sign_Crit.html

Giử lấy sách làm cẩm nang, khi gặp vấn đề có thể tự tra cứu.

Có 2 sách cứng rất hay về ổn định rất hay

a) Statik und Stabilität der Baukonstruktionen Christian Petersen
Tiếng Đức !



b) Handbook of Structural Stability_Column Research Comitee of Japan-1971
Tiếng Anh !
Bạn nào tìm được bổn mềm đọc xem và Úp lên ! Kiến Thức vào hạng cao trên thế giới

2) Áp dụng trong thực tế:

a) links
http://www.steelconstruction.info/Portal_frames

Cuối bài nơi Resources, có nhiều TL dạng pdf, nên download lưu trử dùng cho những vấn đề xây dựng thép mới.

. SCI P292 In-plane Stability of Portal Frames to BS 5950-1:2000, 2001
. SCI P281 Design of Curved Steel, 2001
. SCI P391 Structural Robustness of Steel Framed Buildings, SCI, 2001
. SCI P362 Steel Building Design: Concise Eurocodes, 2009
. SCI P394 Wind Actions to BS EN 1991-1-4, SCI, 2013
. SCI P397 Elastic Design of Steel Portal Frame Buildings to Eurocode 3, 2013
. SCI P398 Joints in Steel Construction: Moment-resisting Joints to Eurocode 3, 2013
. SCI P313 Single Storey Steel Framed Buildings in Fire Boundary Conditions, 2002
. SCI P399 Design of steel portal frame buildings to Eurocode 3, 2015
. SCI P400 Interim report: Design of portal frames to Eurocode 3: An overview for UK designers, 2013


b) Gõ tìm xem BOROS5 : Tài liệu nghiên cứu bên Mỹ 1970 đến 1990 về tính toán Bình bầu (Vessel Buckling of Shell)
c) Gõ tìm NACA : Tài liệu nghiên cứu bên Mỹ 1950 đến 1990 tính toán hỏa tiển, phi thuyền không gian ( cho NASA Buckling of Plated, of Shell)

3) Ngoài ra có thể tra cứu thêm bên Diễn đàn ketcau.com: đề tài:

a) Kiểm Tra Tính Ổn Định Cho Công Trình!
http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=25900
Trong đề tài đó, tôi có đưa thêm một số tài liệu tiếng Anh và Đức, có thể dùng được nhiều trong thực tế.

b) Nhiều Tiêu chuẩn cho phép dùng phương pháp P-delta effect, để kiễm tra Ổn định thay cho lối tính phức tạp Buckling
http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=30533
Cám ơn Anh Pathetique cho phép tôi chen vào Blog, góp ý về Buckling.
 
Last edited by a moderator:
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Vậy vấn đề của anh đâu phải là buckling nữa. Nếu chỉ là buckling thì sơ đồ giải em đề cập ở trên sẽ solve được cho trường hợp biến thiên l
không đồng biến.


Khi hệ mất ổn định dạng phá hủy thì không phải là buckling nữa, và sơ đồ Riks cũng không giải được đúng. Có 1 số remedies như sau, nhưng trên hết phải đảm bảo mô hình đúng về mặt vật lý.


Như em nói trong post trước, nếu anh vẫn dùng thuật giải Riks cho trường hợp biến dạng lớn và vật liệu phi tuyến, anh vẫn có kết quả hội tụ, nhưng không có ý nghĩa gì về mặt vật lý cả.

...
Thực ra trong ngành kết cấu xây dựng, các bài toán được đơn giản hóa đi nhiều so với các ngành cơ khí đòi hỏi độ chính xác cao nên ít khi phải dùng đến bài toán large displacement. Kết cấu thường được xem là không an toàn ngay khi vượt vùng giới hạn đàn hồi. Tính toán dẻo cũng có nhưng thường cục bộ trên từng cấu kiện chứ không tông thể. Vì vậy các phương pháp Pathétique đề cập để tăng khả năng hội tụ mình chưa có cơ hội áp dụng. Thank Pathétique đã cho những thông tin cơ bản về các phương pháp tính toán.

Mình có cảm giác nhiều bạn bên cơ khí hay bỏ qua bài toán buckling (nhận xét chủ quan). Bởi vì nhiều bạn phân tích FEM đưa ra mô hình với ứng suất Von Mises xanh đỏ rất đẹp và kết luận ứng suất nhỏ hơn giới hạn đàn hồi --> failure check đã đạt. Mặc dù với kinh nghiệm của mình khi nhìn độ mảnh của những cấu kiện đó vấn đề buckling là không thể bỏ qua. Hay là bên ngành cơ khí có cách tính riêng mà mình không biết? Nếu có cao thủ nào giải thích cho vài dòng thì xin cảm ơn.

Cũng như bác Umy, mạn phép lan man trong blog của Pathétique một chút ;)
 
Lượt thích: umy

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Thực ra trong ngành kết cấu xây dựng, các bài toán được đơn giản hóa đi nhiều so với các ngành cơ khí đòi hỏi độ chính xác cao nên ít khi phải dùng đến bài toán large displacement. Kết cấu thường được xem là không an toàn ngay khi vượt vùng giới hạn đàn hồi. Tính toán dẻo cũng có nhưng thường cục bộ trên từng cấu kiện chứ không tông thể. Vì vậy các phương pháp Pathétique đề cập để tăng khả năng hội tụ mình chưa có cơ hội áp dụng. Thank Pathétique đã cho những thông tin cơ bản về các phương pháp tính toán.

Mình có cảm giác nhiều bạn bên cơ khí hay bỏ qua bài toán buckling (nhận xét chủ quan). Bởi vì nhiều bạn phân tích FEM đưa ra mô hình với ứng suất Von Mises xanh đỏ rất đẹp và kết luận ứng suất nhỏ hơn giới hạn đàn hồi --> failure check đã đạt. Mặc dù với kinh nghiệm của mình khi nhìn độ mảnh của những cấu kiện đó vấn đề buckling là không thể bỏ qua. Hay là bên ngành cơ khí có cách tính riêng mà mình không biết? Nếu có cao thủ nào giải thích cho vài dòng thì xin cảm ơn.

Cũng như bác Umy, mạn phép lan man trong blog của Pathétique một chút ;)
Em đặt là Blog vì viết lung tung, entry đủ các loại chủ đề thôi, chứ không phải cộp dấu sở hữu sổ đỏ sổ hồng gì ạ, nên ai viết gì thì càng tốt ạ, cho nội dung thêm phong phú !

Em có nhiều bạn học bên xây dựng, họ rất đông nên lập cả hội lớn ở bên này. Bạn thân thời xưa làm cùng em 3 năm ở chỗ làm cũ cũng gốc xây dựng sau chuyển qua làm CFD, nên em có dịp trao đổi nhiều, đúng là 2 ngành rất khác nhau, và thường dân làm cơ khí chung không đủ tự tin để nhận xét hay cho ý kiến gì về xây dựng. Sau đó còn phân ra xây nhà, cầu đường, đất đá..., ở mức đó thì đòi hỏi chuyên môn quá sâu rồi.

Bên cơ khí thường học buckling trong sức bền vật liệu, và hầu như không bao giờ đụng đến nữa, thậm chí không nhớ đến luôn, vì không bao giờ dùng. Cũng tại phần lớn các kết cấu và hệ thống họ làm thì không bao giờ có nguy cơ về buckling.

Em làm liên quan đến buckling vì trong công việc thì mỗi lần ra sản phẩm có thiết kế mới thì phải mô phỏng thí nghiệm Crush (nén hoặc ép cho đến khi kết cấu nát vụn), chừng nào đạt yêu cầu khớp với thí nghiệm theo thẩm định của khách hàng thì mới được hợp đồng. Nhưng so với những tiêu chuẩn khác thì buckling chỉ chiếm phần nhỏ trong công việc của em thôi, chủ yếu em làm về mỏi vật liệu. Với fatigue thì tiêu chuẩn chính không phải là von mises, mà là max principal và một vài tiêu chuẩn phụ nữa. Vì đặc thù loại kết cấu nên các vấn đề khó nhất em hay gặp liên quan đến hội tụ và contact.

Một số ngành cơ khí vẫn kiểm tra chặt chẽ buckling, nhưng chắc tại nằm trong nhiều mô hình khác nên không nổi bật. Chẳng hạn ngành xe hơi, là ngành rất áp lực và cạnh tranh, thì công việc mô phỏng liên quan đến rất nhiều khía cạnh : buckling, fatigue, vibration, thermal, noise... Article sau của solidworks tổng hợp sơ lược về các kiểu tính toán để validating design cho xe hơi, trong đó có buckling :
http://blogs.solidworks.com/tech/20...-[MEDIA=youtube]utomotiv-systems[/MEDIA].html
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Đúng như các anh em có phân tích. Đặc thù của cơ khí chế tạo máy nói chung dung sai nhỏ hơn ngành xây dựng từ 10 đến 1000 lần. ( 0.1-0.002.. ) nên khi chuyển vị lớn đã là không đạt rồi . Ít khi có bài nào đến mức mất ổn định chứ không nói đến biến dạng dẻo. Đối với chuyên ngành mình là metal forming thì tính cho phôi là chủ yếu và lại có đặc thù khác nữa, chỉ đạt khi nó biến dạng dẻo, vượt xa buckling :)
 
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Cảm ơn bac lddung đã cho mấy lời giải thích. Mình đặt câu hỏi vì thỉnh thoảng thấy mấy bạn làm các cấu kiện kiểu như thế này mà không tính buckling:


@Pathétique: bạn ở Pháp? mình cũng vậy, cũng tham gia hội XD ;)
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

@Pathétique: bạn ở Pháp? mình cũng vậy, cũng tham gia hội XD ;)
Dạ em ở Pháp đến giờ là 12 năm rồi ạ. Ngày xưa em làm these ở CEA Saclay, dưới em có Chiến ngày xưa học xây dựng rồi master ở Pont Chausse, bạn ấy làm cùng labo em hồi đó. Giờ em làm cho Alcatel - Nokia. Hội GCMM thì em biết nhưng ít tham gia vì không liên quan mấy về chuyên ngành ạ.
 
Lượt thích: umy

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

[Entry 29] Tutorial hướng dẫn Abaqus. Copyright Minh Lê 2017, chương 6


Tiếp theo abaqus tutorial workshop 1 là chương 7, hệ số nở nhiệt biến thiên theo chiều dài tấm. Tuy làm tutorial không phải là công việc đi làm của mình, nhưng bài toán trong chương 7 này mình cũng rất ưng ý vì không phải nhìn là làm được ngay, mà cũng mất cả nửa buổi. Như mình nói, cò con trở thành hổ báo là từ chương này ! Với abaqus thì phức tạp như vậy, nhưng trong cast3m thì chỉ mất 2 dòng code. Mình cũng ngạc nhiên sao trong abaqus không có công cụ làm sẵn để tạo element field gán vật liệu. Cũng vậy, để tạo heat flux biến thiên theo thời gian thì trong abaqus chịu thua nếu không dùng subroutine, dĩ nhiên trong cast3m cũng không đơn giản, giải pháp là insert và modify đoạn chương trình liên quan đến tính bức xạ, trong các phần mềm như abaqus thì ta không access vào black box được.


https://drive.google.com/open?id=0B3TCQ997X5-6Qm1sTHE5V3ZSTmM


Cũng trong chương này các bạn làm quen với thao tác keywords editor. Abaqus/CAE là giao diện người dùng, tuy nhiên chưa tích hợp đầy đủ các lệnh của solver, do đó với các lệnh đó ta phải xuất file keywords (.inp) để bổ sung.

Khi làm mô hình, các bạn cần làm quen với các kiểu dữ liệu và toán tử, thông dụng nhất là element field và node field, nó liên quan chặt chẽ đến quá trình processing và post processing, giúp phân tích và tìm giải pháp dễ dàng cho các vấn đề với phần mềm. Tóm tắt 2 khái niệm này được found trong silde 52 và 53 course sau:
http://www-cast3m.cea.fr/html/formations/Starting_with_Cast3M.pdf
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

[Entry 30] Suite phần mềm miễn phí của NASA

Gần đây NASA đưa tin miễn phí các phần mềm, đây là page để download các phần mềm đó:
https://software.nasa.gov/

Rất nhiều phần mềm thuộc nhiều lĩnh vực, ngành khác nhau. Mình search thử catalogue cũng như nhờ công cụ search (cũng trong page trên), ra một số phần mềm có thể có ích, nhưng mình chưa vọc hay cài thử nên chưa biết thế nào.

Nếu thử các từ khóa gồm các "đại gia" CAE CAD, thì thấy NASA sử dụng chủ yếu 3 phần mềm gồm Abaqus, Ansys và đương nhiên không thể thiếu huyền thoại Nastran. Trong page này thì Nastran được cung cấp miễn phí, tuy nhiên mình không rõ họ cho đến chức năng nào hoặc gồm những solvers vào (trong nastran có nhiều solvers dùng để phân tích nhiều dạng bài khác nhau, từ linear static đến dynamic explicit, tích hợp công nghệ từ nhiều phần mềm khác như Marc (sol 400), Dytran và LS Dyna (sol 700). Còn Abaqus và Ansys thì họ không cung cấp phần mềm (chứ không thì 2 hãng phần mềm này phá sản rồi), nhưng cho tải những công cụ hỗ trợ liên quan đến công việc mô phỏng khi sử dụng 2 phần mềm này. Ví dụ kết quả search cho Ansys:
https://software.nasa.gov/search/software/ansys

Các bạn có thời gian thì skim xem có gì khác hay ho.

Dĩ nhiên, 'nothing is free in life'.
 
Last edited:
U

umy

Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Dĩ nhiên, 'nothing is free in life ??? !!:50: :108::49:, nhưng mà mềm ở VN thì thường có free mà :24:'.

Mình đừng để nụ cười tắt trên bờ môi, thì đời đẹp như giất mơ ... mặc dù ở quê nhà đôi khi còn nhiều cơn Ác mộng !!
 

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Dĩ nhiên, 'nothing is free in life ??? !!:50: :108::49:, nhưng mà mềm ở VN thì thường có free mà :24:'.

Mình đừng để nụ cười tắt trên bờ môi, thì đời đẹp như giất mơ ... mặc dù ở quê nhà đôi khi còn nhiều cơn Ác mộng !!
Quả là ở VN thì free thật ! Hồi đó chỗ cháu làm bên này họ cho nhân viên mua bộ Microsoft Office professional chỉ với 13 euros, cài trên 3 máy ở nhà hay cho bạn bè tùy thích. Thế mà bạn Việt Nam cùng labo với cháu cũng vẫn chê, vì cậu ấy có thể bỏ giá 3 euros thôi !

Thục có Khổng Minh, Đông Ngô có Chu Du, rừng rú có hổ báo. Thật ra nơi nào cũng tốt, việc phần mềm free ở VN là một lợi thế lớn để tăng năng lực cạnh tranh, tuy nhiên ta chưa tranh thủ được, và đây là 1 miếng bánh ngon lành chỉ chờ cá mập đớp ! Dĩ nhiên là tranh thủ để sử dụng làm việc (lưu ý phần mềm crack cho ra kết quả không fiable, và lỡ bị kiểm định là tạch, hơn nhau ở chỗ biết chọn bạn mà chơi, chọn việc mà làm), chứ không phải chỉ làm chuyện cò con là ghi đĩa bán kiếm 3 euros.

Chưa tìm được minh chúa thì tìm minh chúa, tìm được mà chúa chưa minh thì tự làm cho chúa thành minh, còn minh chúa dần thoái hóa qua các đời thì mình tự làm minh chúa luôn. Gia Cát và Trọng Đạt đều có bất mãn, nhưng họ hơn người thường đúng là ở chỗ xoay sở và luôn hành động.
 
Lượt thích: umy

Pathétique

Active Member
Author
Ðề: BLOG Mô phỏng và Thiết kế, CAD/CAE, Engineering

Dành cho các bạn thiết kế, dẫn lại từ facebook blog Soliworks.

6 bước chế tạo mẫu sản phẩm cao cấp: Bài học từ một kĩ sư Apple và Occulus.
http://firstround.com/review/six-st...EDIA=youtube]ppl-and[/MEDIA]-oculus-engineer/

Bài này nói về bài học kinh nghiệm thực tế. Bài rất dài nhưng nếu note lại và tóm tắt sẽ rất có ích cho các bạn làm design.
 
Top