[Hỏi] Phân biệt chuẩn thực và chuẩn ảo

has102

New Member
Author
Chào các bác.
Em đang có 1 thắc mắc về gia công cơ khí về chuẩn thực và ảo. Em đã tham khảo các sách về chế tạo máy mà không có định nghĩa rõ
upload_2017-8-2_9-38-18.png
Và khi gia công 4 lỗ này thì thường thợ sẽ làm như thế nào: có phải là vẽ 2 đường tâm, sau đó lấy 2 đường này làm chuẩn và vạch dấu 4 lỗ theo như hình và khoan ??? ( em thấy cách này lâu và hơi nhảm nhí)

Mong bác nào pro về gia công giải đáp thắc mắc cho em.

Thank you !
 

Attachments

Theo ý kiến của em là :
- B1 :Đầu tiên ta gia công 1 lỗ trước ( lỗ nào cũng được ).
Tọa độ lỗ ta xác định được, gốc kích thước lúc này là 1 trong 4 góc của sản phẩm.
- B2 : gia công các lỗ còn lại theo khoảng cachs tâm như bản vẽ.
Gia công trên máy phay CNC nhé.
Mong mọi người giúp đỡ.
 
N

nghaiquan

Theo em thì tâm giao 2 đường nét đứt của bác là chuẩn ảo. Chuẩn thực là ở góc phôi mà bác có thể rờ được đó ah. :D.
Còn về vấn đề gia công. Nó tùy vào bác dùng máy gia công là j. Chi tiết lắp ghép như thế nào trong cụm chi tiết. Độ chính xác mà chi tiết yêu cầu. Để làm ra 1 chi tiết có rất nhiều cách. Phụ thuộc vào yêu cầu đề bài mới có cách gia công phù hợp bác ah
 
Theo ý kiến của em là :
- B1 :Đầu tiên ta gia công 1 lỗ trước ( lỗ nào cũng được ).
Tọa độ lỗ ta xác định được, gốc kích thước lúc này là 1 trong 4 góc của sản phẩm.
- B2 : gia công các lỗ còn lại theo khoảng cachs tâm như bản vẽ.
Gia công trên máy phay CNC nhé.
Mong mọi người giúp đỡ.
Tại sao không phải chọn chuẩn ở góc thì gia công 4 lỗ luôn để không bị sai số khi đổi chuẩn cho 3 lỗ còn lại? Theo mình thì gia công 4 lỗ đều chọn chuẩn ở góc (góc nào cũng được trong 4 góc).
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Tại sao không phải chọn chuẩn ở góc thì gia công 4 lỗ luôn để không bị sai số khi đổi chuẩn cho 3 lỗ còn lại? Theo mình thì gia công 4 lỗ đều chọn chuẩn ở góc (góc nào cũng được trong 4 góc).
Tại vì nếu dung sai vị trí từ góc đến lỗ 1 là +-a, từ góc đến lỗ 2 là +-a thì dung sai vị trí từ lỗ 1 đến lỗ 2 có thể là 2a, mà bản vẽ lại ghi kích thước từ lỗ 1 đến lỗ 2 nên lấy chuẩn là 1 lỗ thì dễ đạt độ chính xác hơn.
 

has102

New Member
Author
Có bác nào có ý kiến gì về chuẩn ảo và chuẩn thực ở hình trên không ạ, hay có từ khóa nào bằng tiếng anh về cái này không ạ.
Em thấy tài liệu VN viết không rõ về mục này lắm ạ
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Có bác nào có ý kiến gì về chuẩn ảo và chuẩn thực ở hình trên không ạ, hay có từ khóa nào bằng tiếng anh về cái này không ạ.
Em thấy tài liệu VN viết không rõ về mục này lắm ạ
Bạn dẫn nguồn tài liệu lên cho mọi người tham khảo tài liệu tiếng Việt được không? Nếu là nguồn không chính thống thì bạn không nên quan tâm đến cách gọi của nó làm gì mà chỉ cần tìm hiểu bản chất và cách chỉ thị về datum là được. Vì nếu là nguồn không chính thống thì bản thân nó đâu có đúng để mà thảo luận, mà có thảo luận thì cũng không có được kết luận chính xác mà bạn mong muốn :D
Gần đây mình không nhìn thấy cách chỉ thị vẽ ra đường tâm rồi bắt kích thước từ đường tâm tưởng tượng đó đến các hình dáng khác vì không thể đo kiểm QC (đường tâm giống như hình bạn đưa ra)
 
Có bác nào có ý kiến gì về chuẩn ảo và chuẩn thực ở hình trên không ạ, hay có từ khóa nào bằng tiếng anh về cái này không ạ.
Em thấy tài liệu VN viết không rõ về mục này lắm ạ
Theo mình chuẩn thực chuẩn ảo chỉ đơn giản là tên gọi của nó thôi! Chỉ cần hiểu chuẩn thực là mình có thể dùng chuẩn đó để đo, còn chuẩn ảo thì không, vì nó chỉ tồn tại trên bản vẽ
 
Chào các bác.
Em đang có 1 thắc mắc về gia công cơ khí về chuẩn thực và ảo. Em đã tham khảo các sách về chế tạo máy mà không có định nghĩa rõ
View attachment 4072
Và khi gia công 4 lỗ này thì thường thợ sẽ làm như thế nào: có phải là vẽ 2 đường tâm, sau đó lấy 2 đường này làm chuẩn và vạch dấu 4 lỗ theo như hình và khoan ??? ( em thấy cách này lâu và hơi nhảm nhí)

Mong bác nào pro về gia công giải đáp thắc mắc cho em.

Thank you !
Chuẩn thực chuẩn ảo hay dùng trong gia công CNC cũng như đo đạc bằng máy đo quang học. Như hình trên của bạn thì chuẩn ảo này có 2 mục đích:
1. Cân đối dung sai cho các vị trí lỗ về tâm phôi, số đường ghi kích thước ít hơn đỡ gây rối bản vẽ và ngầm hiểu về sự cân đối khi có đường tâm.
2. Trong gia công CNC nếu đưa chuẩn về 1 góc với tay nghề không đồng đều sẽ gây ra hiện tượng không đồng dạng giữa các chi tiết khi khác ca máy hoặc khác người lập trình.
( chuẩn thực là vị trí có biểu thị rõ dàng dạng điểm ( VD: các góc của phôi hình hộp chữ nhật, giao điểm của 2 cạnh edge...)
3. Cái hình của bạn nếu như gia công bằng CNC sẽ lấy chuẩn và gia công không phải vẽ nhưng khi làm sẽ dùng CĂN chạm 4 mặt sẽ có điểm đùng với tâm hình của bạn.
4. Nếu gia công truyền thống máy vạn năng số lượng lớn họ sẽ làm JIG không cần phải vẽ đường tâm.
 

has102

New Member
Author
Bạn dẫn nguồn tài liệu lên cho mọi người tham khảo tài liệu tiếng Việt được không? Nếu là nguồn không chính thống thì bạn không nên quan tâm đến cách gọi của nó làm gì mà chỉ cần tìm hiểu bản chất và cách chỉ thị về datum là được. Vì nếu là nguồn không chính thống thì bản thân nó đâu có đúng để mà thảo luận, mà có thảo luận thì cũng không có được kết luận chính xác mà bạn mong muốn :D
Gần đây mình không nhìn thấy cách chỉ thị vẽ ra đường tâm rồi bắt kích thước từ đường tâm tưởng tượng đó đến các hình dáng khác vì không thể đo kiểm QC (đường tâm giống như hình bạn đưa ra)
Thanks bác, tài liệu của em là sách công nghệ chế tạo máy ạ. Phần chuẩn định vị ấy ạ. Trong đó thì không có định nghĩa mà chỉ có ví dụ nên hơi mông lung
Thank all
 
Tại sao không phải chọn chuẩn ở góc thì gia công 4 lỗ luôn để không bị sai số khi đổi chuẩn cho 3 lỗ còn lại? Theo mình thì gia công 4 lỗ đều chọn chuẩn ở góc (góc nào cũng được trong 4 góc).
Hi anh.

ý của em muốn nói là gia công lỗ số 1 trước ( là 1 trong 4 lỗ kia , lỗ nào cũng được ) sau đó thông qua khoảng cach tâm trong bản vẽ để xác định vị trí của 3 lỗ còn tại. Tất cả đếu phải lấy tâm lỗ số 1 làm gốc, để tránh bị dung sai cộng dồn.
Chứ không phải là : lấy lỗ số 1 để gia công lỗ số 2, rồi lấy lỗ số 2 để gia công lỗ số 3 và số 4 đâu.
 
Vẽ như trên là sai về quy ước rồi em nhé!
Lấy góc phần tư thứ nhất (hai cạnh giao nhau đó) là chuẩn thực và cũng là gốc kích thước! biểu diễn 3 lỗ còn lại theo gốc này. Như vậy gia công theo phương pháp nào cũng không mắc sai số chuẩn.
Mình nhắc lại sai số chuẩn nhé: sai số chuẩn xảy ra khi chuẩn định vị không trùng gốc kích thước!
 
Top