Sử dụng Solidworks để thiết kế máy.

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Author
Chào các bạn.
Hiện tại mình đang sử dụng Solidworks 2017 để thiết kế máy. Trước đây mình dùng phần mền ICAD để thiết kế. Nay mới chuyển qua Solid để sử dụng theo yêu cầu của công ty mới. Qua quá trình sử dụng vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được. Mình mong thông qua Meslab sẽ nhận được sự giúp đỡ, trao đổi về cách sử dụng làm sao cho hiểu quả của Solid. Dưới đấy là một số vấn đề mình nêu lên. Mong nhận được ý kiến của mọi người
1. Quản lý tệp
Mình sử dụng bản tiêu chuẩn 2017. Hiện tại các fille bản vẽ mình đang được lưu theo từng dự án. Và các dự án, bản vẽ có sử dụng bản vẽ chung( bản vẽ lưu dụng, tiêu chuẩn). Quan điểm của mình thì trên toàn sever data thì chỉ có 1 fille duy nhất, không được trùng lặp. Nhưng một số người đi trước thì có quan điểm. Dự án nào lưu tại dự án đó. Có nghĩa nếu dùng lại bản dự án trước thì copy bản đó vào forder. Theo mọi người như trên( cách 2) có tốt không.
2. Thiết kế Top_Dow
Các fille thiết kế trong bản vẽ lắp thì liên kết với các ràng buộc thuộc bản vẽ lắp. Có nên hủy liên kết đo hay không và tại sao( mình hiện tại đang hủy liên kết)
3. Fille chi tiết mua
Các chi tiết mua như Cylider, liner guider thường dowload về fille mặc định là fille bản vẽ lắp. Mình thường lưu nó thành 1part duy nhất. lý do duy nhất là nếu lưu bản assembly nó sinh ra các bản vẽ part con khá khó chịu. Theo kinh nghiệm của mọi người thì nên để assy hay để part.
4. Lắp bulong, vòng đệm
Do mình dùng bản tiêu chuẩn nên không có toolbox. Nhưng khách vẫn yêu cầu thêm bulong, đại ốc... vào. Bản vẽ nhiều việc add này khá tốn thời gian. Có cách nào giảm thời gian việc add bulong, đại ốc này ngoài mua bản pro không?
Mong nhận được sự trao đổi kinh nghiệm từ mọi người.
 
Chào các bạn.
Hiện tại mình đang sử dụng Solidworks 2017 để thiết kế máy. Trước đây mình dùng phần mền ICAD để thiết kế. Nay mới chuyển qua Solid để sử dụng theo yêu cầu của công ty mới. Qua quá trình sử dụng vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được. Mình mong thông qua Meslab sẽ nhận được sự giúp đỡ, trao đổi về cách sử dụng làm sao cho hiểu quả của Solid. Dưới đấy là một số vấn đề mình nêu lên. Mong nhận được ý kiến của mọi người
1. Quản lý tệp
Mình sử dụng bản tiêu chuẩn 2017. Hiện tại các fille bản vẽ mình đang được lưu theo từng dự án. Và các dự án, bản vẽ có sử dụng bản vẽ chung( bản vẽ lưu dụng, tiêu chuẩn). Quan điểm của mình thì trên toàn sever data thì chỉ có 1 fille duy nhất, không được trùng lặp. Nhưng một số người đi trước thì có quan điểm. Dự án nào lưu tại dự án đó. Có nghĩa nếu dùng lại bản dự án trước thì copy bản đó vào forder. Theo mọi người như trên( cách 2) có tốt không.
2. Thiết kế Top_Dow
Các fille thiết kế trong bản vẽ lắp thì liên kết với các ràng buộc thuộc bản vẽ lắp. Có nên hủy liên kết đo hay không và tại sao( mình hiện tại đang hủy liên kết)
3. Fille chi tiết mua
Các chi tiết mua như Cylider, liner guider thường dowload về fille mặc định là fille bản vẽ lắp. Mình thường lưu nó thành 1part duy nhất. lý do duy nhất là nếu lưu bản assembly nó sinh ra các bản vẽ part con khá khó chịu. Theo kinh nghiệm của mọi người thì nên để assy hay để part.
4. Lắp bulong, vòng đệm
Do mình dùng bản tiêu chuẩn nên không có toolbox. Nhưng khách vẫn yêu cầu thêm bulong, đại ốc... vào. Bản vẽ nhiều việc add này khá tốn thời gian. Có cách nào giảm thời gian việc add bulong, đại ốc này ngoài mua bản pro không?
Mong nhận được sự trao đổi kinh nghiệm từ mọi người.
Hi Bạn
Sao lại chuyển việc thế? ^^
Các câu hỏi của bạn mình tư vấn như sau:
1. Nếu công ty đã đầu tư bản quyền thì nên sử dụng thêm Solidwork PDM, nó sẽ giúp bạn quản lý file như bạn muốn là "chỉ 1 file duy nhất không trùng lặp"
Cách thứ 2 cũng được, nếu như các file có sự thay đổi khác nhau, vì kể cả khi dùng PDM nếu file bản vẽ khác nhau thì nó vẫn sẽ cho phép bạn lưu ra 1 bản khác.
2. TOP DOWN hay BOTTOM UP?
Trong thiết kế máy thì cả 2 PP này đều được ứng dụng nhưng tùy vào từng dự án hay kinh nghiệm.
Với KN của mình và các dự án từng trải thì mình ưu tiên sử dụng Bottom up (bạn cứ dùng nhiều sẽ hiểu lý do), còn TOP DOWN chỉ sử dụng với trường hợp cần kiểm tra và cải tiến lại hệ thống thì mình mới sử dụng trực tiếp.
Với câu hỏi của bạn => Không nên hủy liên kết trực tiếp kể cả khi bạn thiết kế xong vì sau này nó sẽ lỗi khi bạn cập nhật thiết kế.
Còn nếu bạn chỉ lấy liên kết làm tham khảo và ràng buộc lại sau khi thiết kế thì vẫn không sao cả, chú ý mate phải kiểm tra kỹ lại.
3. Đừng lên làm 1 part. Vì chắc chắn thiết kế máy bạn phải để một vài chi tiết ở chế độ động để còn kiểm tra va chạm, hoạt động...
4. Có thể sử dụng sang bản báo cáo bằng Drawing => Insert block tại các bị trí cần bolt & nut.
Còn không thì bạn bắt buộc phải tạo Library và lấy nó vào bản lắp. Việc đó đơn giản thôi:
Video tham khảo (có thể dùng để cho các chi tiết dùng lặp nhiều lần):
 
Em thì không cho bulong vào nhưng lúc báo giá em cứ mua những loại hay dùng mỗi loại 1 ít về lắp ạ. :D:D:D:D. nhiều trường hợp bị thiếu xếp mắng suốt .
 

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Author
Hi Bạn
Sao lại chuyển việc thế? ^^
Các câu hỏi của bạn mình tư vấn như sau:
1. Nếu công ty đã đầu tư bản quyền thì nên sử dụng thêm Solidwork PDM, nó sẽ giúp bạn quản lý file như bạn muốn là "chỉ 1 file duy nhất không trùng lặp"
Cách thứ 2 cũng được, nếu như các file có sự thay đổi khác nhau, vì kể cả khi dùng PDM nếu file bản vẽ khác nhau thì nó vẫn sẽ cho phép bạn lưu ra 1 bản khác.
2. TOP DOWN hay BOTTOM UP?
Trong thiết kế máy thì cả 2 PP này đều được ứng dụng nhưng tùy vào từng dự án hay kinh nghiệm.
Với KN của mình và các dự án từng trải thì mình ưu tiên sử dụng Bottom up (bạn cứ dùng nhiều sẽ hiểu lý do), còn TOP DOWN chỉ sử dụng với trường hợp cần kiểm tra và cải tiến lại hệ thống thì mình mới sử dụng trực tiếp.
Với câu hỏi của bạn => Không nên hủy liên kết trực tiếp kể cả khi bạn thiết kế xong vì sau này nó sẽ lỗi khi bạn cập nhật thiết kế.
Còn nếu bạn chỉ lấy liên kết làm tham khảo và ràng buộc lại sau khi thiết kế thì vẫn không sao cả, chú ý mate phải kiểm tra kỹ lại.
3. Đừng lên làm 1 part. Vì chắc chắn thiết kế máy bạn phải để một vài chi tiết ở chế độ động để còn kiểm tra va chạm, hoạt động...
4. Có thể sử dụng sang bản báo cáo bằng Drawing => Insert block tại các bị trí cần bolt & nut.
Còn không thì bạn bắt buộc phải tạo Library và lấy nó vào bản lắp. Việc đó đơn giản thôi:
Video tham khảo (có thể dùng để cho các chi tiết dùng lặp nhiều lần):
Sao lại chuyển việc thế? : Liên quan đến lương ^_^. Làm cho các công ty Nhật thường lương khá thấp so với mặt bằng chung.

Cảm ơn Tiến đã chia sẽ các kinh nghiệm nhé.
Về Top-Dow hiện tại mình cũng đang thiết kế thử. Nói chung nó vẫn chưa được như ý muốn . Có lẽ thời gian sử dụng đang còn quá ít.
 

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Author
Em thì không cho bulong vào nhưng lúc báo giá em cứ mua những loại hay dùng mỗi loại 1 ít về lắp ạ. :D:D:D:D. nhiều trường hợp bị thiếu xếp mắng suốt .
Anh không thích lúc lắp rắp lúc thì ốc ngắn quá phải chạy đi tìm con dài hơn. Lúc thì ốc dài quá lại phải cắt. Người thiết kế mất ít thời gian để cho ốc vào thì sẽ tiết kiệm cho người lắp rắp gấp 10 lần thời gian đấy.
 
Anh không thích lúc lắp rắp lúc thì ốc ngắn quá phải chạy đi tìm con dài hơn. Lúc thì ốc dài quá lại phải cắt. Người thiết kế mất ít thời gian để cho ốc vào thì sẽ tiết kiệm cho người lắp rắp gấp 10 lần thời gian đấy.
Em kiêm luôn lắp ráp ạ. :D:D:D Em cũng mong toppic được sự hưởng ứng của mọi người để em học hỏi được nhiều hơn từ các đàn anh.
 
Last edited:

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Author
Hi BạnSao lại chuyển việc thế? ^^

Việt cho mình hỏi. Trong môi trường xuất bản vẽ 2D. Mình thấy khoảng cách giữ kích thước dung sai khá lớn. Gần như cách nhau 1 khoảng " " . Có thể thiết lập khoảng cách này không Việt.
 

bonze

Active Member
Các bạn nói về top-dow (từ trên xuống) là kiểu tke ntn vậy. Mình chỉ thiết kế bắt đầu từ phần máy tiếp xúc với sản phẩm. Kiểu từ trong ra ngoài thôi :)
 
mình ko dùng solid mà dùng autocad để vẽ 3D
cái dở của cad là ko quản lí được chi tiết như solid nên phải kiểm tra bằng thủ công, nhiều khi thiếu chi tiết
mấy cty của nhật thì kinh hơn, họ vẽ máy tự động bằng 2d, vẽ 3 hình chiếu thủ công bản vẽ lắp theo kiểu của họ
lợi hại ở chỗ nếu đọc được bản vẽ của họ thì mình sẽ dễ nắm được hoạt động của máy mà ko cần mô phỏng
nên mình vẽ 3d và trình bày hình chiếu như họ :D
 

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Author
Các bạn nói về top-dow (từ trên xuống) là kiểu tke ntn vậy. Mình chỉ thiết kế bắt đầu từ phần máy tiếp xúc với sản phẩm. Kiểu từ trong ra ngoài thôi :)
Mình cũng thiết kế gần giống bạn. Vì mỗi trường hợp lại có cách triển khai khác nhau. Phương châm của mình là; Nhanh, quản lý dễ
 
Việt cho mình hỏi. Trong môi trường xuất bản vẽ 2D. Mình thấy khoảng cách giữ kích thước dung sai khá lớn. Gần như cách nhau 1 khoảng " " . Có thể thiết lập khoảng cách này không Việt.
Bạn đưa hình ảnh ví dụ ra sẽ dễ hiểu hơn.
 

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Author
Bạn đưa hình ảnh ví dụ ra sẽ dễ hiểu hơn.
Trong môi trường xuất bản vẽ 2D( từ 3D xuất qua 2D) lúc lên kích thước có dung sai. Khoảng cách giữ kích thước và dung sai khá lớn. Ví dụ
Φ50 ±0.1 mình muốn chỉnh ( thiết lập) thành Φ50±0.1
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Anh không thích lúc lắp rắp lúc thì ốc ngắn quá phải chạy đi tìm con dài hơn. Lúc thì ốc dài quá lại phải cắt. Người thiết kế mất ít thời gian để cho ốc vào thì sẽ tiết kiệm cho người lắp rắp gấp 10 lần thời gian đấy.
thiết kế nếu phải tính cả ốc thì khá mất tgian. Như cty mình mua 1 loạt về luôn. từ M2 đến M12. và đủ các độ dài. Tuy nhiên nó k hợp với làm nhỏ lẻ vì mua 1 đống 1 phát vậy cũng kha khá tiền. Tuy nhiên nhìn về tương lai thì đây là giải pháp tốt.
về Top down hay bottom up, thì tùy vào kinh nghiệm thôi. Mình hay thấy Top down. Dựng xong bản vẽ lắp, tính toán xong rồi tách chi tiết. Nếu làm vậy thì b có thể giao việc cho người ít kinh nghiệm đi tách và lên bản vẽ chi tiết. Cái này hợp với người có kinh nghiệm. và có cáp dưới.
Tuy nhiên nếu làm 3D thuần túy thì lại ngược lại là làm bottom up. dựng xong 3D hoàn thiện thì chiếu sang 2D để lấy bản vẽ lắp. rồi sẵn 3D đấy để làm 2D cho từng bản vẽ.
Kiểu gì thì kiểu bản vẽ lắp vẫn phải được hàn thành trước bản vẽ chi tiết do nhiều lí do. Trong số đó có lí do như Khách cần duyệt bve lắp trước xem có cần thay đổi không. rồi nếu cty có nhiều người chuyên nghiệp thì cần có Design review để họp bàn. Sau những feedback có khả năng phải thay cả cấu trúc, nên nếu hoàn thành bvex chi tiết thì có ngày vỡ mộng cộng với tốn tgian. còn vụ thêm ốc ếch thì công nhận là mất thời gian vô cùng. đôi khi chỉ để cho đẹp thôi :D. Ví dụ như Icad, nó chỉ lên hình 2D là 1 con ốc, trong khi cần phải ghi rõ nó là con ốc bao nhiêu, vậy nên mình hay làm 3D chỉ chi tiết, sang 2D thì lấy ốc 2D(có sẵn chứ) ghép vào cho nhanh :D công với không rối hình.

Theo như mình nghĩ thì nên chọn phương pháp nào mà tương lai phải dùng nhiều hơn chứ k phải phương pháp nào hiện đang phải dùng nhưng có hiệu quả(chỉ là tức thời thôi). Nghĩa là Nếu sau này b có khoảng chục cấp dưới, bạn sẽ làm gì và làm thế nào để phân việc được.
 
Trong môi trường xuất bản vẽ 2D( từ 3D xuất qua 2D) lúc lên kích thước có dung sai. Khoảng cách giữ kích thước và dung sai khá lớn. Ví dụ
Φ50 ±0.1 mình muốn chỉnh ( thiết lập) thành Φ50±0.1
Hi.
Mục đích của có GAP đó là để tách biệt chữ dung sai và chữ kích thước cho dễ đọc. Mình đã check trên nhiều máy và các Version khác nhau. Cũng có kiểm tra cả phần cài đặt nhưng đều không có chỗ chỉnh này. Nếu bạn muốn chỉnh mà không làm 2D trên Solidwork thì qua phần mềm khác (Autocad, Draftside, ...)
Tuy nhiên mình nghĩ cái này không ảnh hưởng gì nên bạn không cần quan tâm! Vì thực tế nó chỉ tương được với 1 phím space.
upload_2017-11-1_17-30-51.png => Double click trên CAD : upload_2017-11-1_17-31-4.png
 

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Author
Cảm ơn Tiến nhiều. Thực tế nó không hề ảnh hưởng đến. Nhưng khi làm nhưng bản vẽ mà kích thước gần nhau. Việc có dấu " spcae" nó lấy đi của mình khá nhiều đất trên bản vẽ. Cái này gọi là sống chung với lũ ^_^.
 
Cảm ơn Tiến nhiều. Thực tế nó không hề ảnh hưởng đến. Nhưng khi làm nhưng bản vẽ mà kích thước gần nhau. Việc có dấu " spcae" nó lấy đi của mình khá nhiều đất trên bản vẽ. Cái này gọi là sống chung với lũ ^_^.
Cái này nó tùy vào bản vẽ của bạn bố trí layout như nào. Hiệu chỉnh text và tolerance sao cho hợp lý. Chứ thực tế với 1 đường kích thước thì trừ khi kích thước đó nó nhỏ hơn tổng chiều dài text thì nó mới tốn không gian. :D
Xem xét sử dụng các detail view, broken view để giảm không gian tại các vị trí không cần thiết, và tận dụng những chỗ trống trên bản vẽ.
Nếu đã từng xem bản vẽ của Japan với các bản vẽ sản phẩm thì thấy họ không để trống 1 "thửa đất vẽ" nào. ^^
 
Lượt thích: umy
Top