Độ bóng bề mặt kim loại

T

Tanh

Quả thật là chủ đề này rất hay. Cảm ơn Anh Huy Thanh và Anh ME.
 
T

Tanh

com viết:
Thực sự là nhiệt luyện (tôi + ram) thép có tác động rất tốt cho khâu mài tinh sau đó tạo được độ nhẵn bóng bề mặt cao hơn nhiều so với không nhiệt luyện, sau nhiệt luyện bề mặt kim loại trở nên trai cứng (trơ bề mặt) làm cho lượng kim loại mất mát sau mỗi vòng quay của đá mài tinh ít đi tức diện tích các Profin nhám bề mặt giảm dần về 0 (lý tưởng) chậm và khá ổn định tức Rz ->0 độ nhẵn bóng càng cao. Các bác gop ý :eek: :eek: ::)!!!
Độ nhẵn bóng bề mặt phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có phụ thuộc vào tính chất của vật liệu gia công. Khi độ cứng của vật liệu gia công càng cao thì độ bóng bề mặt càng tăng trong cùng một điều kiện gia công. Do đó khi nhiệt luyện thì độ cứng của vật liệu tăng do đó độ nhẵn bóng bề mặt tăng.
 
N

nqt_ckda

Theo tôi, độ cứng của vật liệu cũng ảnh hưởng lớn đến độ bóng bề mặt của chi tiết (không thể có độ bóng cao với vật liệu mềm). Độ cứng được quyết định một phần bởi nhiệt luyện.
 
L

Liễu Ngân Đình

nqt_ckda viết:
Theo tôi, độ cứng của vật liệu cũng ảnh hưởng lớn đến độ bóng bề mặt của chi tiết (không thể có độ bóng cao với vật liệu mềm). Độ cứng được quyết định một phần bởi nhiệt luyện.
bạn có thể cho biết kinh nghiệm của bạn ko?
tôi hẹn sẽ thảo luận với bạn vấn đề này.
 

wjt

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
nqt_ckda viết:
Theo tôi, độ cứng của vật liệu cũng ảnh hưởng lớn đến độ bóng bề mặt của chi tiết (không thể có độ bóng cao với vật liệu mềm). Độ cứng được quyết định một phần bởi nhiệt luyện.
Nqt_ckda nói "không thể có độ bóng cao với vật liệu mềm" mình nghĩ chưa ổn! Để có được độ bóng cao thì điều quyết định phải là phương pháp gia công. Vật liệu (ví dụ thép chẳng hạn) có thể không qua nhiệt luyện mà vẫn đạt độ bóng cao là bình thường, miễn là nó phải qua đủ các bước gia công cần thiết (ví dụ mài, mài nghiền rồi đánh bóng). Mình đã từng đánh bóng chi tiết (vật liệu thép không gỉ -không qua nhiệt luyện - mềm) lỗ phi 4, dài 80 đến độ bóng (tam giác) 8, 9 rồi. Với các vật liệu khác như thép các bon, thép dụng cụ... thì để đạt độ bóng khi không qua nhiệt luyện cũng không có vấn đề gì cả - nếu không nói là còn dễ và rẻ tiền hơn khi đã tôi cứng vì vật liệu đánh bóng không cần đến vật liệu xịn như kim cương.. mà cũng có thể đạt độ bóng tốt.

WJT.
 
Author
Nói đến độ bóng (nhẵn bóng) bề mặt người ta thường nghĩ tới bề mặt chi tiết làm việc với độ chính xác rất cao, những bề mặt này phải có độ cứng chịu mài mòn, không lẽ gì người ta tổn hao công sức tạo độ nhẵn bóng cao cho đẹp, độ nhẵn bóng phụ thuộc vào công nghệ gia công nhưng quyết định phải là công nghệ xử lý bề mặt như nhiệt luyện, hóa nhiệt luyện (thấm C, N, C-N... tại nơi mình làm việc có những chi tiết bề mặt được hợp kim hóa bằng Ti có độ cứng và độ bóng rất cao như Cối nén chúng ta phải nhập ngoại với giá rất cao), phun phủ bề mặt kim loại, mạ Cr, mạ Ni chỉ với lớp mạ dày khoảng 0,003...0,005 sau gia công mài bóng vùa làm tăng độ bóng, độ cứng chịu mài mòn còn tăng tính thẩm mỹ :-* :'( :-* :'(
 

le.son4246

Giải Nhì cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Ðề: Độ bóng bề mặt kim loại

Trong quá trình tìm tòi làm đồ án em thấy độ bóng bề mặt và độ nhám bề mặt là hai khái niện ngược nhau hoàn toàn, độ bóng càng cao thì độ nhám bề mặt càng thấp và ngược lại. Nhưng cấp độ bóng bề mặt và cấp độ nhám bề mặt là một (đạt độ bóng cấp 7 tức là đạt độ nhám cấp 7 ) cụ thể là :
Theo TCVN2511-95 :
Các giá trị của các thông số nhám bề mặt Ra, Rz được phân thành 14 cấp độ nhám từ cấp 1 đến cấp 14
( theo tiêu chuẩn cũ cấp độ bóng bề mặt được ký hiệu là hình tam giác từ cấp 1 đến cấp 14 . mỗi cấp độ nhám từ cấp 6 đến cấp 14 lại phân thành 3 loại a, b, c

14 cấp độ nhám tương đương với 14 cấp độ bóng (tiêu chuẩn cũ ) như sau:

Cấp 1 : Rz = từ 320 - 160
Cấp 2 : Rz = dưới 160 - 80
Cấp 3 : Rz = dưới 80 - 40
Được đo trong chiều dài chuẩn l = 8 mm.

Cấp 4 : Rz = từ 40 - 20
Cấp 5 : Rz = dưới 20 - 10
Được đo trong chiều dài chuẩn l= 2,5 mm

Cấp 6 :
a: Ra = từ 2,5 - 2,0
b: Ra = dưới 2,0 - 1,6
c: Ra = dưới 1,6 - 1,25
Cấp 7 :
a : Ra = dưới 1,25 - 1
b : Ra = dưới 1 - 0,8
c : Ra = dưới 0,8 - 0,63
Cấp 8 :
a : Ra = dưới 0,63 - 0,5
b : Ra = dưới 0,5 - 0,4
c : Ra = dưới 0,4 - 0,32
Đo theo chiều dài chuẩn l = 0,8 mm

Cấp 9 :
a : Ra = từ 0,32 - 0,25
b : Ra = dưới 0,25 - 0,2
c : Ra = dưới 0,2 - 0,16
Cấp 10 :
a : Ra = dưới 0,16 - 0,125
b : Ra = dưới 0,125 - 0,1
c : Ra = dưới 0,1 - 0,08
Cấp 11 :
a : Ra = dưới 0,08 - 0,063
b : Ra = dưới 0,063 - 0,05
c : Ra = dưới 0,05 - 0,04
Cấp 12 :
a : Ra = dưới 0,04 - 0,032
b : Ra = dưới 0,032 - 0,025
c : Ra = dưới 0,025 - 0,016
Đo theo chiều dài chuẩn l= 0,25 mm

Cấp 13 :
a : Rz = tù 0,1 - 0,08
b : Rz = dưới 0,08 - 0,063
c : Rz = dưới 0,063 - 0,05
Cấp 14 :
a : Rz = dưới 0,05 - 0,04
b : Rz = dưới 0,04 - 0,032
c : Rz = dưới 0,032 - 0,025
Được đo trong chiều dài chuẩn l = 0,08mm
 
Last edited:
S

Sieutoc

Ðề: Re: Độ bóng bề mặt kim loại

Chào Thầy
Hiện nay em đang phụ trách máy đánh bóng kim loại nhưng không biết tìm tài liệu về những độ bóng, tiêu chuẩn độ bóng của kim loại, nếu thầy có thể post lên cho em xin với. Rất cảm ơn thầy
 
Độ bóng và độ nhám là 1 chứ nhầm với không nhầm cái gì!!!!
Độ bóng với độ nhám nó khác nhau nhé, em bên thiết bị đo lường, khi khách hỏi về máy đo độ bóng hay độ nhám thì đều phải hỏi xem đơn vị của nó là gì nếu GU: Máy đo độ bóng, Ra, Rx, Rz: Máy đo độ nhám
 
Ðề: Độ bóng bề mặt kim loại

Trong quá trình tìm tòi làm đồ án em thấy độ bóng bề mặt và độ nhám bề mặt là hai khái niện ngược nhau hoàn toàn, độ bóng càng cao thì độ nhám bề mặt càng thấp và ngược lại. Nhưng cấp độ bóng bề mặt và cấp độ nhám bề mặt là một (đạt độ bóng cấp 7 tức là đạt độ nhám cấp 7 ) cụ thể là :
Theo TCVN2511-95 :
Các giá trị của các thông số nhám bề mặt Ra, Rz được phân thành 14 cấp độ nhám từ cấp 1 đến cấp 14
( theo tiêu chuẩn cũ cấp độ bóng bề mặt được ký hiệu là hình tam giác từ cấp 1 đến cấp 14 . mỗi cấp độ nhám từ cấp 6 đến cấp 14 lại phân thành 3 loại a, b, c

14 cấp độ nhám tương đương với 14 cấp độ bóng (tiêu chuẩn cũ ) như sau:

Cấp 1 : Rz = từ 320 - 160
Cấp 2 : Rz = dưới 160 - 80
Cấp 3 : Rz = dưới 80 - 40
Được đo trong chiều dài chuẩn l = 8 mm.

Cấp 4 : Rz = từ 40 - 20
Cấp 5 : Rz = dưới 20 - 10
Được đo trong chiều dài chuẩn l= 2,5 mm

Cấp 6 :
a: Ra = từ 2,5 - 2,0
b: Ra = dưới 2,0 - 1,6
c: Ra = dưới 1,6 - 1,25
Cấp 7 :
a : Ra = dưới 1,25 - 1
b : Ra = dưới 1 - 0,8
c : Ra = dưới 0,8 - 0,63
Cấp 8 :
a : Ra = dưới 0,63 - 0,5
b : Ra = dưới 0,5 - 0,4
c : Ra = dưới 0,4 - 0,32
Đo theo chiều dài chuẩn l = 0,8 mm

Cấp 9 :
a : Ra = từ 0,32 - 0,25
b : Ra = dưới 0,25 - 0,2
c : Ra = dưới 0,2 - 0,16
Cấp 10 :
a : Ra = dưới 0,16 - 0,125
b : Ra = dưới 0,125 - 0,1
c : Ra = dưới 0,1 - 0,08
Cấp 11 :
a : Ra = dưới 0,08 - 0,063
b : Ra = dưới 0,063 - 0,05
c : Ra = dưới 0,05 - 0,04
Cấp 12 :
a : Ra = dưới 0,04 - 0,032
b : Ra = dưới 0,032 - 0,025
c : Ra = dưới 0,025 - 0,016
Đo theo chiều dài chuẩn l= 0,25 mm

Cấp 13 :
a : Rz = tù 0,1 - 0,08
b : Rz = dưới 0,08 - 0,063
c : Rz = dưới 0,063 - 0,05
Cấp 14 :
a : Rz = dưới 0,05 - 0,04
b : Rz = dưới 0,04 - 0,032
c : Rz = dưới 0,032 - 0,025
Được đo trong chiều dài chuẩn l = 0,08mm
Theo em biết độ bóng nó khác mà, có máy đo độ bóng riêng, máy đo độ nhám riêng, nếu như bác chả lẽ dùng máy đo độ nhám để thay máy đo độ bóng ạ
 
Top