Author
Mọi người ơi cho em hỏi xíu. Em đang học công nghệ chế tạo máy 1, hôm rồi thầy giáo nói " một chi tiết khi gia công không cần phải khống chế cả sáu bậc tự do" em không hiểu lắm vì thầy không cho ví dụ. Vậy mọi người biết thì chỉ giúp em với, nhớ cho ví dụ nha mọi người.Thanks mọi người trước:6:
 
Ðề: Gá đặt chi tiết

Chịu khó đọc sách đi bạn ơi. Nói qua như thế này. tưởng tượng chi tiết để trong không gian sẽ có 3 trục tọa độ x,y,z như vậy chi tiết có thể chuyển động tịnh tiến theo 3 trục của hệ tọa độ này (3 bậc tự do tịnh tiến). Mặt khác chi tiết có thể quay quanh 3 trục của hệ tọa độ này (3 bậc tự do quay)

Tóm lại 1 chi tiết có 6 bậc tự do, nếu khống chế đủ cả 6 thì chi tiết sẽ cố định không di chuyển được. Nhưng tùy vào trường hợp có khi chỉ cần khống chế 4,5 bậc là đủ
 

Hiro

PHAN CHÂU TUẤN
Ðề: Gá đặt chi tiết

Nguyên tắc Định vị 6 điểm khi gia công


Ví dụ
: Những chi tiết khi gia công không cần khống chế cả 6 bậc tự do :




Tài liệu tham khảo ( Định nghĩa và giải thích chi tiết hơn ): http://www.mediafire.com/?z8ii9y0cz0z62gj
Nguồn HCMUTE
 
Last edited:
Author
Ðề: Gá đặt chi tiết

nếu như vậy thì hình 6.12 cũng chỉ cần khống chế 3 bậc tự do của chi tiết thôi chứ ạ, sau đó chi tiết gá trên bàn máy được kẹp chặt lại thì là được rồi, có cần phải khống chế đến 5 bậc tự do không ạ.:105:
 
Last edited:

Hiro

PHAN CHÂU TUẤN
Ðề: Gá đặt Định vị chi tiết khi gia công

Với hình 6.12 và hình của bạn thì cần phải khống chế 5 bậc tự do mới có thể đảm bảo gia công được đúng kích thước M,N .





Chi tiết của bạn :


Nếu bạn chỉ khống chế mặt đáy 2 ( 3 BTD ) thì khi gia công việc đảm bảo kích thước N là khó trên suốt chiều dài L


Bạn có thể lý luận rằng vẫn có thể đảm bảo kích thước N bằng cách định vị như trên ( 3BTD ) và rà mặt 1 bằng mũi rà hay đồng hồ so => Đây là "định vị rà" khống chế 2 BTD.
Trong trường hợp này vẫn bị khống chế 5 BTD

Nếu bạn chỉ khống chế mặt phẳng 1 ( 3 BTD ) thì khi gia công việc đảm bảo kích thước M là khó ,không đảm bảo độ song song giữa bề mặt gia công và bề mặt đáy


Tuơng tự như trên ta rà mặt trên khi định vị mặt 1 cũng được xem là khống chế 5 BTD


Rgs.
 
Last edited:
Ðề: Gá đặt Định vị chi tiết khi gia công

à, anh HIRO coi thử coi hình 6.10 con dao nó đi từ ngoài vô, lực chạy dao ngang có , nếu chỉ khống chế 3 bậc tự do thì con dao tiến vô, phôi tiến ra:)
 

Hiro

PHAN CHÂU TUẤN
Ðề: Gá đặt Định vị chi tiết khi gia công

à, anh HIRO coi thử coi hình 6.10 con dao nó đi từ ngoài vô, lực chạy dao ngang có , nếu chỉ khống chế 3 bậc tự do thì con dao tiến vô, phôi tiến ra:)


Bạn Thái Vũ ý kiến rất hay ! Mình xin giải thích như sau :

Quá trình định vị là quá trình xác định chính xác vị trí tương quan giữa phôi và dao , đồ gá , máy .
Quá trình kẹp chặt là quá trình cố định chi tiết ở vị trí đã được định vị nhầm chống lại ngoại lực tác động trong quá trình cắt , làm chi tiết không rời khỏi vị trí đã được định vị .
Chú ý :
- Quá trình định vị xảy ra trước
- Quá trình kẹp chặt xảy ra sau
Không bao giờ 2 quá trình này xảy ra đồng thời
( Trích Sách Công nghệ Chế tạo máy )

=> Quá trình ta đa xét là quá trình Định vị chi tiết

Còn việc sau khi định vị 3 BTD và kẹp chặt chi tiết gia công đảm bảo kích thước H là hoàn toàn có thể thực hiện được .

Có rất nhiều loại đồ gá , tớ cung cấp 1 loại đồ gá dùng để định vị kẹp chặt trong truờng hợp này :



Sau khi đưa chi tiết vào thả hàm kẹp trượt trên rãnh mang cá côn 1 và 2, kẹp chặt chi tiết . Trong trường hợp này việc chi tiết bị lệch sang phải hay trái cũng không ảnh hưởng kích thước H và có thể khống chế lực cắt theo phương chạy dao.
 
Last edited:
Re: Ðề: Gá đặt Định vị chi tiết khi gia công



Bạn Thái Vũ ý kiến rất hay ! Mình xin giải thích như sau :

Quá trình định vị là quá trình xác định chính xác vị trí tương quan giữa phôi và dao , đồ gá , máy .
Quá trình kẹp chặt là quá trình cố định chi tiết ở vị trí đã được định vị nhầm chống lại ngoại lực tác động trong quá trình cắt , làm chi tiết không rời khỏi vị trí đã được định vị .
Chú ý :
- Quá trình định vị xảy ra trước
- Quá trình kẹp chặt xảy ra sau
Không bao giờ 2 quá trình này xảy ra đồng thời
( Trích Sách Công nghệ Chế tạo máy )

=> Quá trình ta đa xét là quá trình Định vị chi tiết

Còn việc sau khi định vị 3 BTD và kẹp chặt chi tiết gia công đảm bảo kích thước H là hoàn toàn có thể thực hiện được .

Có rất nhiều loại đồ gá , tớ cung cấp 1 loại đồ gá dùng để định vị kẹp chặt trong truờng hợp này :



Sau khi đưa chi tiết vào thả hàm kẹp trượt trên rãnh mang cá côn 1 và 2, kẹp chặt chi tiết . Trong trường hợp này việc chi tiết bị lệch sang phải hay trái cũng không ảnh hưởng kích thước H và có thể khống chế lực cắt theo phương chạy dao.
với hình vẽ đầu khống chế bằng mặt phẳng sẽ khống chế 3 bậc tự do cho chi tiết đó là quay theo phương X và Y đồng thời tịnh tiến theo phương Z.
Nhưng thêm với đồ gá là hàm kẹp 2 đầu thì giả sử như chúng ta muốn khống chế thêm bậc tự do tịnh tiến theo phương X ( Phương kẹp chi tiết của hàm kẹp ) thì lại kô cần thêm đồ gá ( Vì đã có hàm kẹp định vị ) nên có thể hiểu là ở đây khống chế 4 bậc tự do ???
 

Hiro

PHAN CHÂU TUẤN
Ðề: Gá đặt Định vị chi tiết khi gia công

@manhhoan
Nhưng thêm với đồ gá là hàm kẹp 2 đầu thì giả sử như chúng ta muốn khống chế thêm bậc tự do tịnh tiến theo phương X ( Phương kẹp chi tiết của hàm kẹp ) thì lại kô cần thêm đồ gá ( Vì đã có hàm kẹp định vị ) nên có thể hiểu là ở đây khống chế 4 bậc tự do ???
Nếu bạn giữ 1 hàm kẹp cố định để khống chế BTD tịnh tiến theo phương X thì cơ cấu kẹp này trở về nguyên tắc ê tô :
- Mặt phẳng dài khống chế 2 BTD ( tịnh tiến OX và quay quanh OZ )
- Mặt phẳng đáy khống chế 3 BTD
=> Như vậy chi tiết bị khống chế 5 BTD

Trừ trường hợp bạn dùng chốt tựa ~~> 1 BTD + mặt đáy 3BTD => Khống chế 4 BTD
 
Last edited:
Re: Ðề: Gá đặt Định vị chi tiết khi gia công


Em muốn trao đổi với anh là với ví dụ như trên hình vẽ của anh ( hàm kẹp ) thì ta có thể hiểu đó là khống chế 4 bậc tự do kô ? tất nhiên là tùy diện tích tiếp xúc giữa chi tiết và hàm kẹp thì ta có thể xác định là 4 hay 5 bậc tự do. như vậy thì có phải ở đây hàm kẹp cũng đóng vai trò là đồ gá ???
 

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Ðề: Re: Ðề: Gá đặt Định vị chi tiết khi gia công


Em muốn trao đổi với anh là với ví dụ như trên hình vẽ của anh ( hàm kẹp ) thì ta có thể hiểu đó là khống chế 4 bậc tự do kô ? tất nhiên là tùy diện tích tiếp xúc giữa chi tiết và hàm kẹp thì ta có thể xác định là 4 hay 5 bậc tự do. như vậy thì có phải ở đây hàm kẹp cũng đóng vai trò là đồ gá ???
-Với Cách định vị như hình vẽ. Ta phải hiểu đây là định vị 3 bậc tự do. Không phải 4 bậc. Với hình ảnh như trên thì ko có Vừa định vị vừa kẹp chặt để tạo thành 5 bậc tự do được.Nếu như thế là thành siêu định vị bạn.
Như anh Hiro đã nói trên bạn phải phân biệt đc rõ định vị và kẹp chặt là khác nhau hoàn toàn
 
Ðề: Re: Ðề: Gá đặt Định vị chi tiết khi gia công


Em muốn trao đổi với anh là với ví dụ như trên hình vẽ của anh ( hàm kẹp ) thì ta có thể hiểu đó là khống chế 4 bậc tự do kô ? tất nhiên là tùy diện tích tiếp xúc giữa chi tiết và hàm kẹp thì ta có thể xác định là 4 hay 5 bậc tự do. như vậy thì có phải ở đây hàm kẹp cũng đóng vai trò là đồ gá ???
như hình vẽ thì là khống chế 5 bậc tự do.
còn bác định khống chế 4 bậc thì như bác hiro nói đấy thay cái ngàm kẹp bằng cái chốt.
 
D

dangminh

Ðề: Gá đặt Định vị chi tiết khi gia công

Cái này là khống chế 5 bậc tự do mà. Ngàm kẹp có một ngàm động và một ngàm tĩnh. Ngàm tĩnh nó tương đương với một phiến tì, hạn chế 2 bậc tự do. Về vấn đề định vị và kẹp chặt này bạn làm xong cái đồ án công nghệ chế tạo máy ( tự làm nhá) là biết hết ngay í mà.
 
D

dangminh

Ðề: Re: Ðề: Gá đặt Định vị chi tiết khi gia công

-Với Cách định vị như hình vẽ. Ta phải hiểu đây là định vị 3 bậc tự do. Không phải 4 bậc. Với hình ảnh như trên thì ko có Vừa định vị vừa kẹp chặt để tạo thành 5 bậc tự do được.Nếu như thế là thành siêu định vị bạn.
Như anh Hiro đã nói trên bạn phải phân biệt đc rõ định vị và kẹp chặt là khác nhau hoàn toàn
Nếu như bạn nói thì tất cả mọi trường hợp đều là siêu định vị cả.
Mình ví dụ nhá. Khi bạn định vị mặt phẳng đáy 3 bậc tự do sau đó kẹp từ trên xuống, cũng giống như trường hợp này định vị mặt phẳng bên hai bậc tự do rồi kẹp từ phía đối diện. Nếu trường hợp này theo bạn là siêu định vị thì trường hợp mình đưa ra cũng có khác gì đâu.
 
Ðề: Re: Ðề: Gá đặt Định vị chi tiết khi gia công

Nếu như bạn nói thì tất cả mọi trường hợp đều là siêu định vị cả.
Mình ví dụ nhá. Khi bạn định vị mặt phẳng đáy 3 bậc tự do sau đó kẹp từ trên xuống, cũng giống như trường hợp này định vị mặt phẳng bên hai bậc tự do rồi kẹp từ phía đối diện. Nếu trường hợp này theo bạn là siêu định vị thì trường hợp mình đưa ra cũng có khác gì đâu.
Bạn nghĩ sai rồi .:


  • [*=left]siêu định vị là 1 bậc tự do được khống chế quá 1 lần
    [*=left]định vị xảy ra trước khi kẹp chặt,khi đã định vị xong rồi chuyển sang kẹp chặt thì không phải là định vị nửa
    ở như hinh là đồ gá dùng để khống chế 3 bậc tự do .2 má 1,2 của nó là 2 má trượt trên 2 rãnh đuôi én.nhằm mục đích khi bạn kẹp chiều lực kẹp sẽ hướng xuống bề mặt định vị(mặt có nhiều bậc tự do dc khống chế nhất) chính theo qui tắc lực kẹp . Trường hợp bạn muốn nó là định vị 5 bậc tự do thì 1 má phải là má tĩnh mới định vị được..má còn lại là má động đễ kẹp chặt.
 
Last edited:
N

nhtshm

Ðề: Gá đặt Định vị chi tiết khi gia công

xin hỏi bạn, nếu ngàm kẹp định vị 5 bậc tự do, thì còn duy nhất một bậc tự do chưa được định vị là bậc tự do nào?
như mình được biết chỉ cần có một di chuyển khả dĩ ( tức là một di chuyển rất bé) cũng phá vỡ một bậc tự do.
Đây là điều cơ bản để phân biệt giữa định vị và kẹp chặt.
theo đó thì theo mình, khi kẹp bằng 2 má kẹp chi tiết vẫn có khả năng có di chuyển khả dĩ, là quay quanh Oz, tịnh tiến theo Ox, Oy tức là chi tiết chỉ được định vị 3 bậc tự do.
với Oz là trục song song với bàn máy
Ox hướng xuống
Oy hướng vào mặt mình khi đứng gia công
xin các bạn cho ý kiến
:))
 
T

Trần Trọng Đức

Ðề: Gá đặt Định vị chi tiết khi gia công

Với hình 6.12 và hình của bạn thì cần phải khống chế 5 bậc tự do mới có thể đảm bảo gia công được đúng kích thước M,N .





Chi tiết của bạn :


Nếu bạn chỉ khống chế mặt đáy 2 ( 3 BTD ) thì khi gia công việc đảm bảo kích thước N là khó trên suốt chiều dài L


Bạn có thể lý luận rằng vẫn có thể đảm bảo kích thước N bằng cách định vị như trên ( 3BTD ) và rà mặt 1 bằng mũi rà hay đồng hồ so => Đây là "định vị rà" khống chế 2 BTD.
Trong trường hợp này vẫn bị khống chế 5 BTD

Nếu bạn chỉ khống chế mặt phẳng 1 ( 3 BTD ) thì khi gia công việc đảm bảo kích thước M là khó ,không đảm bảo độ song song giữa bề mặt gia công và bề mặt đáy


Tuơng tự như trên ta rà mặt trên khi định vị mặt 1 cũng được xem là khống chế 5 BTD


Rgs.
Cảm ơn anh !
 
Top