Tính lực tác dụng lên chi tiết

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Nói thật là mình khá dốt vật lý, vậy nên khi tính toán khá thiếu tự tin nên muốn hỏi mọi người nên tính toán ra sao.
Mình dùng 1 Linear servo của Mitsubishi (link cuối bài)
Mô tả qua về cách nó hoạt động: nó dùng 1 lõi nam châm điện làm đầu chạy, chạy giữa 2 cực của nam châm vĩnh cửu
Tốc độ có thể đạt tới 4m/s(Nếu đặt hàng riêng) và thông thường là 2m/s.
Và với vận tốc 2m/s thì những thứ lắp trên nó phải tìm cách cho nó nhẹ nhất có thể nhưng phải đảm bảo cứng vững. Muốn tính cứng vững thì phải mô phỏng phân tích trong điều kiện cho phép(đồ của cty). vậy nên mình mới đi tìm xem khi nó chạy với vận tốc 2m/s như vậy, đầu nó mang 7kg, vậy khi dừng lại(giống như phanh gấp ý) thì lực do quán tính gây ra lên đầu nó là tương đương bao nhiêu N.

Đi lần mò lại mấy bài toán vật lý thì nó khá giống bài toán hãm phanh.
vậy nên mình tính được thế này. Với khối lượng 7kg, khi đang chạy vận tốc 2m/s thì hãm trong vòng 0.1 giây lúc đó gia tốc sẽ là 20m/s^2. suy ra được lực hãm 140N
Tính được vậy nhưng không cảm thấy tự tin lắm (Dốt vật lý mà) Các bác thấy tính lực vậy có chỗ nào không ổn không?
upload_2019-6-11_6-36-38.png

Link con linenear: https://www.mitsubishielectric.co.j...07M-1SS0_4&word=リニアサーボモータ&category=ex&id=spec
video giới thiệu:

Nguyên lý hoạt động:
 
Lượt thích: umy

nhjkjeu

Giải Ba cuộc thi CAD CAM & Thiết kế 2010 [SV]
Lực quán tính nó bằng động năng:( Mv^2)/2
Tham khảo phần thiết kế tính toán trong thiết bị giảm chấn của SMC cũng có đó Bác.
 
Hãm lại sau 0,1 giây thì gia tốc là -20m/s^2.Và quãng đường đi được tới khi dừng là 0,1m (với ct S= Vo.t +0,5.a.t^2).Tính theo công thức biến thiên động năng thì e tính ra lực cản bằng 1400N.Bác xem lại xem sao
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Hãm lại sau 0,1 giây thì gia tốc là -20m/s^2.Và quãng đường đi được tới khi dừng là 0,1m (với ct S= Vo.t +0,5.a.t^2).Tính theo công thức biến thiên động năng thì e tính ra lực cản bằng 1400N.Bác xem lại xem sao
Trên tính toán thì nos đi được 0.1m vậy thôi chứ thực tế là nó k đi được nhiều ghê gớm vậy đâu, khoảng vài mm thôi. nó khác lý thuyết hãm phanh một chút.
 
Trên tính toán thì nos đi được 0.1m vậy thôi chứ thực tế là nó k đi được nhiều ghê gớm vậy đâu, khoảng vài mm thôi. nó khác lý thuyết hãm phanh một chút.
Theo mình thì anh dovanhoc84 tính đúng rồi. (a = -20m/s2).
Mấy bạn kia nói động năng thì tính ra F vẫn bằng 140N thôi.
Cách làm biến thiên động năng là công thức thế này :
0.5mv2 = F.s --> F = 140N
Bạn tính sao ra 1400N mình k hiểu luôn.
Còn về tại sao s = 0.1 m mà thực tế chỉ đi được vài mm theo em nghĩ là nguyên nhân :
Lực ma sát.
 
Last edited:
Và với vận tốc 2m/s thì những thứ lắp trên nó phải tìm cách cho nó nhẹ nhất có thể nhưng phải đảm bảo cứng vững. Muốn tính cứng vững thì phải mô phỏng phân tích trong điều kiện cho phép(đồ của cty). vậy nên mình mới đi tìm xem khi nó chạy với vận tốc 2m/s như vậy, đầu nó mang 7kg, vậy khi dừng lại(giống như phanh gấp ý) thì lực do quán tính gây ra lên đầu nó là tương đương bao nhiêu N.

Chào anh dovanhoc84
Cho em hỏi là cái này mục đích anh tính toán các thiết bị lắp trên nó đảm bảo với lực như vậy không ảnh hưởng khi hoạt động đúng không anh.
Ngoài ra còn để làm gì không ạ.
Bình thường bên em cũng có làm cái này nhưng chưa bao giwof tính toán, vì m nhỏ nên hầu như k bị dịch chuyển sau khi hãm.
 
Theo mình thì anh dovanhoc84 tính đúng rồi. (a = -20m/s2).
Mấy bạn kia nói động năng thì tính ra F vẫn bằng 140N thôi.
Cách làm biến thiên động năng là công thức thế này :
0.5mv2 = F.s --> F = 140N
Bạn tính sao ra 1400N mình k hiểu luôn.
Còn về tại sao s = 0.1 m mà thực tế chỉ đi được vài mm theo em nghĩ là nguyên nhân :
Lực ma sát.
0,5m.v2=0,5.70.2^2=140,xong chia cho 0,1 thì ra 1400(khối lượng 7kg đổi ra =70N).
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Và với vận tốc 2m/s thì những thứ lắp trên nó phải tìm cách cho nó nhẹ nhất có thể nhưng phải đảm bảo cứng vững. Muốn tính cứng vững thì phải mô phỏng phân tích trong điều kiện cho phép(đồ của cty). vậy nên mình mới đi tìm xem khi nó chạy với vận tốc 2m/s như vậy, đầu nó mang 7kg, vậy khi dừng lại(giống như phanh gấp ý) thì lực do quán tính gây ra lên đầu nó là tương đương bao nhiêu N.

Chào anh dovanhoc84
Cho em hỏi là cái này mục đích anh tính toán các thiết bị lắp trên nó đảm bảo với lực như vậy không ảnh hưởng khi hoạt động đúng không anh.
Ngoài ra còn để làm gì không ạ.
Bình thường bên em cũng có làm cái này nhưng chưa bao giwof tính toán, vì m nhỏ nên hầu như k bị dịch chuyển sau khi hãm.
bình thường thì lắp ngay gần tâm không sao, nhưng khi lắp xa tâm tầm 200mm thì cần suy tính thôi. nhỡ khách hỏi có ổn không thì có thể tự tin mà nói là ổn. nó chạy tốc độ 2m/s 3s 1 lần chạy chạy như vậy suốt ngày trong năm, tính không cẩn thận 3 bữa nó gãy mất thì mất mặt cả cty chứ k phải chuyện nhỏ.
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Theo mình thì anh dovanhoc84 tính đúng rồi. (a = -20m/s2).
Mấy bạn kia nói động năng thì tính ra F vẫn bằng 140N thôi.
Cách làm biến thiên động năng là công thức thế này :
0.5mv2 = F.s --> F = 140N
Bạn tính sao ra 1400N mình k hiểu luôn.
Còn về tại sao s = 0.1 m mà thực tế chỉ đi được vài mm theo em nghĩ là nguyên nhân :
Lực ma sát.
không phải lực ma sát đâu. ma sát mà lớn vậy chết.
ở các loại như robocylinder hay con linenear ở trên thì nó đảo chiều nam châm để hãm thôi. nó tạo 1 lực ngược hướng để hãm lại. còn chuyện hãm phanh ô tô thì động cơ k thể quay ngược được nên mới chạy 1 đoạn dài mới dừng hẳn, mà nếu có dừng hẳn 1 phát được ngay thì xe cũng sẽ lộn vài vòng rồi mới dừng hẳn.

câu chuyện đưa lên đây là do anh tính lực không tự tin nên hỏi mọi người xem có đúng k, vì 7kg mà chỉ có 140N thì hơi phân vân. còn nhìn thấy 1400 thì hơi suy nghĩ (Dốt vật lý nó khổ thế đấy)
 
Lượt thích: umy
U

umy

Definition. A newton (N) is the international unit of measure for force. One newton is equal to 1 kilogram meter per second squared. In plain English, 1 newton of force is the force required to accelerate an object with a mass of 1 kilogram 1 meter per second per second.
Định nghỉa trong vật lý:
1 N = 1 kg * 1 m/sec²
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Definition. A newton (N) is the international unit of measure for force. One newton is equal to 1 kilogram meter per second squared. In plain English, 1 newton of force is the force required to accelerate an object with a mass of 1 kilogram 1 meter per second per second.
Định nghỉa trong vật lý:
1 N = 1 kg * 1 m/sec²
cái này là cái chốt quan trọng nhất mình muốn tìm đây. cảm ơn bác umy nhé
tính được năng lượng nhưng k thể nhớ cách chuyển sang lực (T_T)
 
Top