Hiện tượng tự rung????

Author
Các bác ơi!
cho em hỏi chút,thế nào là hiện tượng tự rung?cách khắc phục nó?
 
Author
Anh à,trong quyển công nghệ chế tạo máy có đề cập đến hiện tượng tự rung
em đọc ko hiểu lắm
mong anh chỉ dùm em với
 
Author
Vẫn biết muốn có rung động thì phải có năng lượng
mà năng lượng không tự sinh ra và không tự mất đi
vậy vật lấy năng lượng ở đâu ra mà tự rung?????????
mong các bác cho ý kiến!!!!!!!
 
Bạn thử nêu rõ vấn đề xem nào. Hiện tượng này xảy ra khi nào? Ở đâu?...mới tìm ra nguyên nhân của nó được chứ.
Bạn chỉ nói trong cuốn Công nghệ chế tạo máy thì ai mà biết nó nằm đâu trong cuốn sách dày cui đó. Với lại đâu phải ai cũng có cuốn đó đâu
 
B

Bui Quy Tuan

Máy móc có tần số dao động riêng của nó. Trong vô số các dao động của máy thì có dao động riêng (Dao động thực tế của máy là tổng hợp của tất cả các dao động đó). Dao động riêng của máy được duy trì ăn theo nhờ các dao động khác. Nếu đủ điều kiện thì sẽ có cộng hưởng, máy sẽ rung mạnh hơn.
Máy dao động với tần số riêng gọi là tự rung??????
 
Lượt thích: umy

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Anh à,trong quyển công nghệ chế tạo máy có đề cập đến hiện tượng tự rung
em đọc ko hiểu lắm
mong anh chỉ dùm em với
Tôi ko có quyển sách đấy, bạn có thể post đoạn giải thích về định nghĩa tự rung của cuốn sách đấy đc không?
Tôi cũng nghĩ như bạn BuiQuyTuan, nếu định nghĩa tự rung như vậy thì nên bỏ đi vì đã có định nghĩa về dao động riêng rồi.
 

TYA

Well-Known Member
Các bác ơi!
cho em hỏi chút,thế nào là hiện tượng tự rung?cách khắc phục nó?

Có thể là do ngôn ngữ của các tác giả soạn sách, hoặc khác 1 chút do ngôn từ trong Nam, ngoài Bắc, hải ngoại ... hay không thì không rõ.

Nhưng có thể "tự rung" chính là "cộng hưởng" như vài thành viên đã nêu, (đúng là máy để yên thì không rung được mà).

Cộng hưởng hoàn toàn trong thực tế thì không thể xảy ra (f luôn khác f') và do đó không có hiện tượng biên độ cộng hưởng "cực lớn, rất rất lớn " như SGK.

Ở hiện tượng cộng hưởng một phần, biên độ dao động tùy vào độ lớn lực tác dụng.

Sec vo là bộ phận được quan tâm đầu tiên. Trong phạm vi RPM vận hành (300~6500 với tiện, 1500~20.000 ở máy phay) thì nhà thiết kế họ phải tính kiểm sự cộng hưởng rồi (tần số dao động riêng xác định được bởi CAE sau khi dựng mô hình máy bằng CAD) . >> Yên tâm sử dụng thôi.

Sự cộng hưởng cũng khó xảy ra khi khởi động hoặc tắt máy - vì nếu có, thời gian trùng nhau của tần số quá ngắn do gia tốc dộng cơ lớn

Hiện tượng cộng hưởng có thể xảy ra cục bộ 1 vài chi tiết , vd dao - phôi - gá.
Nếu có xảy ra thì tìm biện pháp tăng một liên kết nào đó của gá với bàn máy, tần số dao động riêng của gá sẽ thay đổi

Khi phay tường mỏng thì có thể phôi rung rất mạnh, cần giảm lực cắt bằng cách phay lệch tâm dao : tâm dao chạy // tường mỏng nhưng cách nhau 1 đoạn chứ không trùng nhau
 
U

umy

Cộng hưởng chăng ? làm sao ngăn chận ? Em nó sợ quá ! Ai biết giải thích giúp ! ;)

Đặng Hào Vĩ (VUDSE: https://www.facebook.com/groups/vudse/ )
4. August um 21:33
Các anh trong nhóm giúp em với, có 2 dầm ngang sát nhau khi xây dựng nhà cách nhau khoảng 5 mm, em sợ xảy ra cộng hưởng khi xe chạy trên đường có cách nào để ngăn không cho hiện tượng cộng hưởng xảy ra để tránh gẫy dầm ngang hay không.
 
Top