Dung sai thế nào là đúng ?

  • Thread starter KKM
  • Ngày mở chủ đề
K
Author
Em làm gặp 1 trường hợp này nhờ các ace cho hướng xử lý
Pin gauges φ 10 tiêu chuẩn (0~0.05)
Pin gauge 1 (Hãng A) đầu NOGO giá trị thực tế : 10.03
Pin gauge 2 ( Hãng B) đầu NOGO giá trị thực tế: 10.05
Lỗ em cần kiểm có giá trị thực tế: 10.04
Như vậy trong trường hợp dùng Pin gauges 1 thì bị phán định NG đầu NO GO nhưng dùng Pin gauges 2 thì OK
( Con số trên em đưa về đơn giản hóa để dễ tưởng tượng)
Vậy sai ở đâu các bác ?
 
Last edited by a moderator:

chau2707

Active Member
Em làm gặp 1 trường hợp này nhờ các ace cho hướng xử lý
Pin gauges φ 10 tiêu chuẩn (0~0.05)
Pin gauge 1 (Hãng A) đầu NOGO giá trị thực tế : 10.03
Pin gauge 2 ( Hãng B) đầu NOGO giá trị thực tế: 10.05
Lỗ em cần kiểm có giá trị thực tế: 10.04
Như vậy trong trường hợp dùng Pin gauges 1 thì bị phán định NG đầu NO GO nhưng dùng Pin gauges 2 thì OK
( Con số trên em đưa về đơn giản hóa để dễ tưởng tượng)
Vậy sai ở đâu các bác ?
Tớ làm trong cty sản xuất hộp số ở Japan.
Ví dụ như cây pin có dung sai 0~0.05 thì mặc định người ta cho rằng cây đó có vị trí lớn nhất là 0.05 (giá trị thực tế bao nhiệu họ ko quan tâm, bên khách hàng họ cũng có 1 bộ cùng nhãn hiệu để đảm bảo tính nhất quán), thế nên lấy cây 0.05 thử lọt thì NG. Ở cty tớ làm thì chỉ những lỗ khoan hay lỗ ren mới thử pin, còn lỗ doa thì phải đo (đo thước đồng hồ hoặc máy CMM), japan toàn dùng thước 0.001mm (hãng Mitutoyo đã làm ra cây panme 0.0001mm)
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Em làm gặp 1 trường hợp này nhờ các ace cho hướng xử lý
Pin gauges φ 10 tiêu chuẩn (0~0.05)
Pin gauge 1 (Hãng A) đầu NOGO giá trị thực tế : 10.03
Pin gauge 2 ( Hãng B) đầu NOGO giá trị thực tế: 10.05
Lỗ em cần kiểm có giá trị thực tế: 10.04
Như vậy trong trường hợp dùng Pin gauges 1 thì bị phán định NG đầu NO GO nhưng dùng Pin gauges 2 thì OK
( Con số trên em đưa về đơn giản hóa để dễ tưởng tượng)
Vậy sai ở đâu các bác ?
Câu chuyện chỉ đơn giản là chọn gauge đúng chuẩn và k đúng chuẩn thôi mà?
thằng nào làm gauge k đủ chuẩn thì k mua của nó nữa.

Ngoài ra còn trường hợp là ở nhà đo ok, đến khách kiểm ng. Lúc này thì chỉ có nhận sai mà làm lại, rồi hỏi khách dùng gauge tiêu chuẩn nào mà theo.
 
K
Author
Câu chuyện chỉ đơn giản là chọn gauge đúng chuẩn và k đúng chuẩn thôi mà?
thằng nào làm gauge k đủ chuẩn thì k mua của nó nữa.

Ngoài ra còn trường hợp là ở nhà đo ok, đến khách kiểm ng. Lúc này thì chỉ có nhận sai mà làm lại, rồi hỏi khách dùng gauge tiêu chuẩn nào mà theo.
Đúng là hàng nhà em được chấp nhận đặc biệt tuy nhiên phải mua gauge giống của khách hàng!
 
K
Author
Tớ làm trong cty sản xuất hộp số ở Japan.
Ví dụ như cây pin có dung sai 0~0.05 thì mặc định người ta cho rằng cây đó có vị trí lớn nhất là 0.05 (giá trị thực tế bao nhiệu họ ko quan tâm, bên khách hàng họ cũng có 1 bộ cùng nhãn hiệu để đảm bảo tính nhất quán), thế nên lấy cây 0.05 thử lọt thì NG. Ở cty tớ làm thì chỉ những lỗ khoan hay lỗ ren mới thử pin, còn lỗ doa thì phải đo (đo thước đồng hồ hoặc máy CMM), japan toàn dùng thước 0.001mm (hãng Mitutoyo đã làm ra cây panme 0.0001mm)
Sao lỗ doa lại phải đo trong khi có pin gauge dung sai phần nghìn hả bác ?
Nhà em làm cái lỗ của đầu kim phun máy in dung sai 2/1000 vẫn dùng pin gauge.
 
Last edited by a moderator:

TYA

Well-Known Member
Câu chuyện chỉ đơn giản là chọn gauge đúng chuẩn và k đúng chuẩn thôi mà?
thằng nào làm gauge k đủ chuẩn thì k mua của nó nữa.

Ngoài ra còn trường hợp là ở nhà đo ok, đến khách kiểm ng. Lúc này thì chỉ có nhận sai mà làm lại, rồi hỏi khách dùng gauge tiêu chuẩn nào mà theo.
Tớ sang Thái xử lý 2 vụ thì 1 vụ nhận hàng lỗi và 1 vụ phản biện KH nhận lỗi.
KH là thượng đế nhưng ko phải thượng đế thì luôn đúng.
Ở Vn thì cũng phản biện để rút lại claim láo.
Đo tọa độ lỗ tâm lỗ ren mà dám chọc thẳng đầu dò vào ren (cái này cty Japan trên đất Japan vẫn làm, ko phải do ko hiểu mà vì tính tiện dụng. Nhưng khi phản biện nó sẽ là vấn đề khác, sai là sai và chịu thua thiệt).
Về cái câu hỏi giữa gauge A với gauge B, ấy là điều đương nhiên rồi.
Cũng khỏi so hai maker, chỉ nói cũng cái gauge đó thôi giữa tháng 1 và thời điểm tháng 12 cũng khác rồi, nó mòn, hai kq đá nhau là dĩ nhiên.
Khi pp đo bị nghi ngờ thì 1 là loại bỏ sp 2 là tiến hành đo với pp cx hơn.
 

chau2707

Active Member
Sao lỗ doa lại phải đo trong khi có pin gauge dung sai phần nghìn hả bác ?
Nhà em làm cái lỗ của đầu kim phun máy in dung sai 2/1000 vẫn dùng pin gauge.
Cty gia công hàng số lượng lớn, mỗi con hàng đều đo nên nếu dùng pin sẽ bị mòn nhanh và quan trọng nhất là họ muốn biết kích thước lỗ bao nhiêu, nếu gần miền dưới dung sai thì tiến hay thay dao hoặc chỉnh dao. Thật ra các lỗ đó đều có pin đo nhưng hầu như ko dùng, trừ khi nào đến hạn kiểm định thì phòng đo mang tất cả thước đi mới sài pin.
 
Top