quy trình công nghệ chế tạo giọ khí của khuôn xốp

Author
Vật liệu bằng đồng vàng (hợp kim đồng) có thể bằng một thanh dài đã đựoc kéo dài suốt
Yêu cầu như hình vẽ (nhưng để cho rõ hơn tôi nói thêm để mọi người hiểu rõ hơn)
1.Nhám
2.tạo lỗ trong d= 8.6mm ( để cho chiều dầy thành đạt 0.7mm)
3.vát mép
4.cắt đứt
5.đột đập 20 lỗ d=0.7mm



Rất mong các bạn trên diễn đàn có thể hướng dẫn cách chế tạo sao cho hiệu quả nhất và máy móc càng đơn giản càng tốt , thời gian hoàn thiện sản phẩm sao cho tính bằng <30second
Dangthanhhai1978@yahoo.com
 

ME

Active Member
Việc chọn QTCN tối ưu liên quan đến phân xưởng/nhà máy hiện có thiết bị gì. Nếu chú Hải chưa có thông tin gì về phân xưởng/nhà máy thì xem như lập QTCN cho một nhà máy/phân xưởng hoàn toàn mới nhé. Yêu cầu cơ bản nhất ở đây là thiết bị phải đơn giản và giá thành rẻ. Mà chú yêu cầu thời gian gia công <30s thì số bước/nguyên công thực hiện phải cực bé (1-2 mà thôi).
 
Author
cái này anh coi như là chưa có máy móc gì và không kể là CNC hay công nghệ truyền thống , nếu là công nghệ truyền thống thì càng tốt để làm sao cho hạ giá thành về đầu tư thiết bị và khấu hao nhanh < 30s đó cũng là để giảm giá thành sản phẩm thôi

Vật liệu trên cũng có thể làm bằng hợp kim nhôm cho giá thành sản phẩm tiếp tục rẻ do nhôm rẻ hơn đồng mà tỷ trọng về khối lượng lại chỉ bằng một phần 3 nên giá về vật liệu sẽ giảm chi phí đi 1/3 mà tính năng không ảnh hưởng đến tính năng sản phẩm.

Cái này sản phẩm ứng dụng vào thực tế chứ không phải là một chi tiết tự nghĩ ra để làm bài tập < 30s để sao cho sản suất ra sản phẩm bán <=500vdn/sp nếu công nghệ máy CNC thì để khấu hao thiết bị cũng đã là rất lâu rồi
 
Để thực hiện sãn phẩm này với 2 nguyên công (1 tiện,1 đột hay khoan) như Hải đã kế hoạch là đúng.
<30s không thành vấn đề với máy tiện cnc,nhưng nguyên công 2 vì phải gá đặt bằng tay những vật nhỏ chắc sẽ mất nhiều thì giờ.
Nếu muốn thực hiện bằng 1 nguyên công chắc phải cần máy screw machine ,có 3+ trục và 2 spindle.Có thể làm những thành phẩm phức tap (tiện,khoan,phay,doa,ren...) trong 1 nguyên công duy nhất.
Tuy nhiên máy này quá mắc ,loại 7 trục và 2 spindle giá tới 100,000 USD.
Các bạn vào đây để xem điều kỳ diệu của cnc nghen.

http://www.ganeshmachinery.com/index.asp?pageID=156&prodID=22&video=true

Đôi khi muốn thành công thì phải liều lĩnh đầu tư...
Chuc Hải thành công
svb
 
V

Vo HuyThanh

Chào Hải !
Trường hợp này theo tôi nghĩ thì không cần gì đến gia công NC hay xa xôi gì cho mệt , tốn tiền. Sản phẩm này tôi nghĩ không cần đến độ chính xác cao. Hải nên nghĩ theo hướng gia công dập tấm mỏng liên hoàn.
Công đoạn 1: Dùng chày dập hàng loạt lỗ nhỏ theo hình tròn của em trên tấm mỏng
Công đoạn 2: Dùng chày dập cắt và định hình ( nếu làm khuôn tốt thì em có thể định hình luôn hình răng nhám bên thành vách ngoài. ).
Hai công đoạn này với sản phẩm trên thì chắc trong vòng 30s thì dư sức. Máy dập nếu có máy dập tự động thì tốt, còn không thì dùng máy dập tay thô sơ kiểu ngày xưa cũng được.

Chúc Hải thành công.
 
Author
Chào chú Huy Thành cách chú nói theo cháu là không thực hiện được bởi do sản phẩm là đồng vàng(hợp kim đồng) về biến dạng dẻo có thể không cao dột dập 20 lỗ d=0.7mm thì không có vấn đề gì còn nếu tiếp tục chuêyn từ tấm phẳng sang dạng hình trụ thì là khó , nếu là đồng vàng có thể cho biến dạng dẻo được thì sau khi làm nguyên công 2 như thế sẽ có tạo R tại phần giao hình trụ và phần đỉnh .

Để nói thêm về tính năng của sản phẩm giọ khí công dụng của từng nguyên công .
-Đường kính D=10mm +/-0.1mm đựoc lắp ráp lên khuôn bằng cách khoan lỗ bằng tay D=9.75 sau đó công nhân lấy Giọ khí đóng chặt lên bề mặt khuôn sau khi biến dạng ghép vào thành khuôn và giọ khí gần như không thấy vết ghép.
-Nhám : mục đích để tạo ma sát sau khi đóng vào khuôn để sản phẩm Giọ khí khó có thể bung ra trong quá trình làm việc.
-Vát mép 0.5x45 để có thể định vị trụ với lỗ khoan d=9.75 (dẫn hướng) để cho dễ đóng giọ khí lên thành khuôn.
-20 lỗ D=0.7 làm nhiệm vụ cung cấp hơi nước quá nhiệt để làm các hạt xốp đó liên kết lại với nhau thành một khối như Xốp bao bì và mũ bảo hiểm. ĐỒng thời nó cũng cung cấp nước làm mát đến bề mặt tiếp xúc với sản phẩm Xốp sau khi đã liên kết định hình trong khuôn , thoát nước làm mát.
 
V

vetnon

Theo tôi nên làm như sau:
1. Dập vuốt có biến mỏng thành (từ phôi tấm dày 1,2 chẳng hạn) tạo thành phôi có đáy dầy 1,2; thành dầy 0,7 có luôn phần nhám.
2. Tiện xén mặt dưới + vát mép
3. Tiện mặt đầu từ 1,2 -> 0,7
4. Đột lỗ
Tôi nghĩ tập trung nguyên công chưa chắc đã nhanh bằng phân tán nguyên công có đồ gá chuyên dụng (VD: kẹp bằng côn bóp, côn bung... sinh lực bằng khí nén)
 
G

Giacat

Với chức năng chi tiết như thế và yêu cầu thời gian chế tạo <30s thì tôi nghĩ kết cấu chi tiết là không hợp lí; thay đổi kết cấu và vật liệu để theo cách chú Huy Thanh là hợp lí nhất. Chi tiết này chắc là cậu lấy mẫu.
 
Chi tiết này có kích thước nhỏ chỉ cỡ cái khuy áo, nên dùng phương pháp dập tạo hình từ tấm kim loại, sau đó đột lỗ là nhanh nhất, như một số bác đã nói. Tuy nhiên theo yêu cầu, sau khi dập sẽ có phần bán kính cong ở đáy, không được tốt lắm. Dùng cách tiện phẳng mặt đáy như của bác vetnon cũng được, nhưng mất thêm thời gian. Có thể chọn vật liệu khác là sắt không gỉ với độ dày mỏng hơn, chẳng hạn: 0.3 rồi dập thì bán kính cong sẽ nhỏ, gần như vuông, không mất công mài. Phần miệng phía trên có thể không tiện vát góc mà miết cho nó khum vào để dễ đóng vào khuôn. Ngoài ra nếu làm theo cách của bác vetnon thì có thể chế bộ gá để một lúc có thể tiện nhiều sản phẩm nhằm tiết kiệm thời gian. Có thể thêm một số cách khác: miết tấm phẳng thành hình như yêu cầu, trong quá trình miết thì tiện luôn cho bằng đáy. Hoặc hàn bằng ma sát 1 đoạn ống kim loại với các miếng đáy (tấm mỏng đã đục sẵn lỗ), rồi tiện nhẵn mối hàn, tiếp theo tiện cắt mẩu ống, đồng thời tạo mặt vát để dễ đóng vào khuôn. Cách này có thể hàn liên tục cả đoạn ống dài, vừa hàn xong rồi tiện, cắt nên chắc đủ nhanh
 
Top