Dao chuốt

  • Thread starter eg.thanhson
  • Ngày mở chủ đề
E

eg.thanhson

Author
Khó quá các bạn ơi! Mình đang trả lời câu hỏi để ngày kia bảo vệ mà khó quá. Mình có những câu hỏi này ai biết giúp mình với. Mình cảm ơn nhiều lắm.
C1: Tại sao góc sau sao chuốt trong lại nhỏ hơn dao chuốt ngoài?
C2: Giá trị góc sau trên cạnh viền dao chuốt lấy bằng bao nhiêu? tại sao?
C3: Tại sao bước răng dao chuốt không đều nhau? (theo tớ thì dao chuốt bước răng giống nhau chứ nhỉ???. Hic! Nhưng câu hỏi này thầy hỏi đấy!)
C4. Nêu các giải pháp thiết kế dao chuốt khi Zmax lơn hơn 8 hoặc nhỏ hơn 3
 
F

friend

Author
c1.góc sau của dao chuốt trong lấy nhỏ hơn dao chuốt ngoài
Ưu điểm:nâng cao tuổi bền khi mài lại dao theo mặt sau.Lượng mòn khi mài lại theo mặt sau mong muốn nhỏ nhất,từ đó tăng tuổi thọ của dao
Nhược điểm:chế tạo khó khăn
Dao chuốt ngoài có thể sử dụng thêm các chi tiết phụ(căn đệm..) để khắc phục hiện tượng dao vị mòn khi mài lại.Vì vậy người ta có thể lấy góc sau lớn để thuận tiện cho quá trình chế tạo
c3 Theo nguyên tắc thì người ta sẽ lấy khác nhau để tránh sai số in dập để lại trên chi tiết gia công.Nhưng thực tế để thuận tiện cho quá trình chế tạo người ta vẫn lấy bằng nhau
 
c1.góc sau của dao chuốt trong lấy nhỏ hơn dao chuốt ngoài
Ưu điểm:nâng cao tuổi bền khi mài lại dao theo mặt sau.Lượng mòn khi mài lại theo mặt sau mong muốn nhỏ nhất,từ đó tăng tuổi thọ của dao
Nhược điểm:chế tạo khó khăn
Dao chuốt ngoài có thể sử dụng thêm các chi tiết phụ(căn đệm..) để khắc phục hiện tượng dao vị mòn khi mài lại.Vì vậy người ta có thể lấy góc sau lớn để thuận tiện cho quá trình chế tạo
c3 Theo nguyên tắc thì người ta sẽ lấy khác nhau để tránh sai số in dập để lại trên chi tiết gia công.Nhưng thực tế để thuận tiện cho quá trình chế tạo người ta vẫn lấy bằng nhau
Dao chuốt trong được mài lại trên mặt trước chứ không phải mặt sau đâu bạn ạ ,( tại sao ư nó có liên quan đến câu 2 và đảm bảo các thông số của dao sau mài lại)
Câu 2: Góc sau của canh viền bằng 0 ( tại sao góc sau của cạnh viền bằng 0 và tại sao dao chuốt lại có cạnh viền mình nghỉ có thể cùng 1 câu trả lời được )
Câu 4 : Ý bạn nói tới Zmax ở đây là nói tới số răng đồng thời tham gia cắt ?
 
E

eg.thanhson

Author
Đúng rồi! Zmax là số răng đồng thời tham gia cắt. Thông thường để chế tạo dao chuốt đảm bảo 3 <= Zmax =<6. Vì mình không biết tại sao nó không chế như thế. Nên khi nó lớn hơn, hay nhỏ hơn thì không biết xử lý thế nào cả.
À mà trên cạnh viền có góc sau đấy. Nó bằng 1 đến 2 độ. Nhưng vì sao thì mình không biết.
 
Last edited by a moderator:
Đúng rồi! Zmax là số răng đồng thời tham gia cắt. Thông thường để chế tạo dao chuốt đảm bảo 3 <= Zmax =<6. Vì mình không biết tại sao nó không chế như thế. Nên khi nó lớn hơn, hay nhỏ hơn thì không biết xử lý thế nào cả.
À mà trên cạnh viền có góc sau đấy. Nó bằng 1 đến 2 độ. Nhưng vì sao thì mình không biết.
Cậu xem lại tài liệu đi nếu mình nhớ khôn nhầm là cạnh viền có góc sau bằng không ( sách hướng dẫn làm đồ án có cái này mà ) nếu cạnh viền có góc sau thì nó sẽ mất chức năng của nó mất vì cạnh viền rất nhỏ chỉ khoảng 0,2 mm .Chức năng của cạnh viền cũng đã được thảo luận nhiều bạn nên tìm đọc để hiểu thêm .
Mình xin nói sơ qua về Zmax ,nếu Zmax lớn thì lực cắt lớn nếu Zmax nhỏ thì khả năng định vị là kém (khi chuốt phần này định vị được 4 bậc tự do )... Vấn đề liên quan tới Zmax cũng do nhiều vấn đề có thể là : do quá trình tính toán và lựa chọn của bạn , có thể là do chiều dầy lỗ chuốt ...
 
Zmax = 3 thì Zmin = 2 là đảm bảo khả năng định vị. Bởi nếu dao mà chuốt 1 lỗ trụ chẳng hạn thì 2 vòng tròn là đủ đảm bảo định vị. Còn Zmax < 6 là theo kinh nghiệm thôi
 
Còn về dao chuốt ngoài có góc sau lớn hơn thì tối thiểu bạn phải nhìn thấy con dao này đã, vấn đề sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
 
trường hợp Zmax nằm ngoài khoảng 3 đến 6 thì cần tính toán chọn lại bước răng.
còn về cạnh viền ở góc sau dao chuốt là bằng 0. chiều rộng cạnh viền từ 0.05 đến 0.2 để tăng bền cho răng sửa đúng.
bước răng dao chuốt ở răng sửa đúng và răng cắt tinh nhỏ hơn răng cắt thô để giảm chiều dài dao và nâng cao độ chính xác nhưng để dễ chế tạo thì người ta vẫn chọn bằng nhau.
mọi người góp ý thêm!!!!
 
Bổ sung thêm câu 2 một chút là góc sau trên cạnh viền bằng 0 và dài một khoảng nhất định để kiểm tra đường kính nữa chứ. có thể tăng tuổi thọ không nhỉ??
 
Dao chuốt tại sao có cạnh viền và góc sau của canh viền bằng 0 các bạn trả lời như trên ok rồi ,tóm lại nó sẽ có 3 chức năng : Dự trữ mài lại ( chính là tăng tuổi thọ ) ,để tăng bền cho lưỡi dao ,để đo và kiểm tra kích thước đường kính dao .Có 1 câu hỏi đặt ra mà đã và sẽ có nhiều người hỏi tại sao góc sau cạnh viền bằng 0 như vậy thì ma sát sinh ra lớn và ảnh hưởng tới chất lượng bề mặt gia công ? Câu trả lời là sự ảnh hưởng về mòn của lưỡi dao lớn hơn rất nhiều so với sự ảnh hưởng của ma sát , nếu không có cạnh viền va góc sau cạnh viền bằng 0 dao sẽ rất nhanh mòn và lưỡi cắt sẽ kém bền như vậy nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng chi tiết gia công .Chính vì các nguyên nhân đó mà người ta đã dung hòa các điều kiện này lại và từ đó trên lưới cắt dao chuốt trong sinh ra có cạnh viền .
 
E

eg.thanhson

Author
Cảm ơn mọi người rất nhiều. Hi! Mình mới tham gia diễn đàn nên cũng còn chưa nhớ nội quy nữa. Có gì không phải mong các bạn bỏ qua cho nhé.
Mình xem lại phần mài sắc DCC, ở phần dao tiện định hình tròn, khi mài thi chúng ta gá đặt đá mài như thế nào? Cách mài như thế nào nữa. Mình có hỏi nhiều bạn rồi nhưng khó hiểu lắm. Còn 2 câu này nữa này. Không ai trả lời được. Đó là nguyên tắc tạo hình đá mài sắc dao chuốt, nguyên tắc thiết kế đường kính đá mài sắc dao chuốt. Ai biết giúp mình với nha.
 
có lẽ còn do ở răng sửa đúng với lượng nâng bằng 0 thì răng sửa đúng chỉ tì miết để tạo độ nhẵn bóng bề mặt cho chi tiết, dao dễ bị mòn hơn. Do đó răng sửa đúng cần phải có cạnh viền và góc sau cạnh viền bằng 0 để làm giảm quá trình mòn đó
 
Cảm ơn mọi người rất nhiều. Hi! Mình mới tham gia diễn đàn nên cũng còn chưa nhớ nội quy nữa. Có gì không phải mong các bạn bỏ qua cho nhé.
Mình xem lại phần mài sắc DCC, ở phần dao tiện định hình tròn, khi mài thi chúng ta gá đặt đá mài như thế nào? Cách mài như thế nào nữa. Mình có hỏi nhiều bạn rồi nhưng khó hiểu lắm. Còn 2 câu này nữa này. Không ai trả lời được. Đó là nguyên tắc tạo hình đá mài sắc dao chuốt, nguyên tắc thiết kế đường kính đá mài sắc dao chuốt. Ai biết giúp mình với nha.
Bạn có biết cuốn mài sắc dụng cụ cắt của nhóm tác giả người Nga do Hà Nghiệp dịch không ? sao bạn không tìm đọc những cuốn sách này nhỉ ? mọi người trả lời cho bạn cũng từ đây mà ra thôi.
Mài sắc dao chuốt được mài trên mặt trước , bạn sử dụng đá mài hình chậu ( nhưng không rỗng đâu nhé ), chắc bạn biết hình chậu nhỉ ? sử dụng đường sinh của đá mài hình chậu để mài ( có nghĩa là đường sinh của đá sẽ áp vào mặt trước của lưỡi dao OK ) trục của đá mài và chiều chuyển động của đá bạn tự nghĩ ra ,"nếu mình nói vậy mà bạn vẫn chưa hiểu thì tối mình sẽ vẽ và up hình lên ".
Tạo hình đá mài ư ? nếu bạn chọn đá mài hình chậu hợp lý thì cứ thế là mài được rồi vì mặt trước của lưỡi dao chuốt có phải là mặt phức tạp hoặc mặt định hình đâu nhỉ .Mình nghỉ là nếu thầy hỏi vào câu này và bạn trả lời được như trên thì cũng đạt điểm tốt rồi ,hơn 1 năm trước mình cũng được học vậy đó .
 
E

eg.thanhson

Author
Mình chưa được đọc quyển đó. Nghe nói trên thư viện trường mình có nhưng hôm trước lên lại chưa mượn được. Mình sẽ đầu tư thêm. Nhưng mình vẫn chưa hình dung được nguyên lý làm việc của đá mài như thế nào cả. letiendung giúp mình với nhé. Thanks!
 
Mình chưa được đọc quyển đó. Nghe nói trên thư viện trường mình có nhưng hôm trước lên lại chưa mượn được. Mình sẽ đầu tư thêm. Nhưng mình vẫn chưa hình dung được nguyên lý làm việc của đá mài như thế nào cả. letiendung giúp mình với nhé. Thanks!
Mình tham gia diễn đàn lâu rồi mà vẫn chưa biết gửi anh lên , bạn xem tạm cái này nhé .
http://www.4shared.com/file/77113152/e8aa1f47/untitled.html
Mình vẽ như vậy mong rằng giúp được bạn ,có thể còn thiếu c/đ tịnh tiến để mài hết lượng dư nữa.
 
H
Author
Ðề: Dao chuốt

Khó quá các bạn ơi! Mình đang trả lời câu hỏi để ngày kia bảo vệ mà khó quá. Mình có những câu hỏi này ai biết giúp mình với. Mình cảm ơn nhiều lắm.
C1: Tại sao góc sau sao chuốt trong lại nhỏ hơn dao chuốt ngoài?
C2: Giá trị góc sau trên cạnh viền dao chuốt lấy bằng bao nhiêu? tại sao?
C3: Tại sao bước răng dao chuốt không đều nhau? (theo tớ thì dao chuốt bước răng giống nhau chứ nhỉ???. Hic! Nhưng câu hỏi này thầy hỏi đấy!)
C4. Nêu các giải pháp thiết kế dao chuốt khi Zmax lơn hơn 8 hoặc nhỏ hơn 3
Câu 3 theo mình nghĩ thì ko đều nhau để tránh cộng hưởng lực ( vì dao này nhiều răng mà) với lại để bề mặt nhẵn bóng hơn
 
H

hongduyen

Author
Ðề: Dao chuốt

4. Nếu chọn Zmax>8 thì phải đảm bảo độ bền kéo của dao
Nếu chọn Zmax<3 thì phải định hướng dao bằng gá đặt phụ
( ko thỏa mãn 2 điều kiện trên thì xác định lại bước răng t )
 
B
Author
Ðề: Dao chuốt

Khó quá các bạn ơi! Mình đang trả lời câu hỏi để ngày kia bảo vệ mà khó quá. Mình có những câu hỏi này ai biết giúp mình với. Mình cảm ơn nhiều lắm.
C1: Tại sao góc sau sao chuốt trong lại nhỏ hơn dao chuốt ngoài?
C2: Giá trị góc sau trên cạnh viền dao chuốt lấy bằng bao nhiêu? tại sao?
C3: Tại sao bước răng dao chuốt không đều nhau? (theo tớ thì dao chuốt bước răng giống nhau chứ nhỉ???. Hic! Nhưng câu hỏi này thầy hỏi đấy!)
C4. Nêu các giải pháp thiết kế dao chuốt khi Zmax lơn hơn 8 hoặc nhỏ hơn 3
C1: Để đảm bảo tuổi bền của dao. Vì dao chuốt trong phụ thuộc vào đường kính lỗ, khi dao mài lại theo mặt trước thì chiều cao dao sẽ giảm (do răng dao chuốt có góc sau), và giảm nhiều hay giảm ít phụ thuộc vào góc sau lớn hay nhỏ, nếu góc sau quá lớn thì sao một số lần mài chiều cao răng dao giảm quá mức cho phép (gia công chi tiết không đảm bảo yêu cầu về kích thước) vậy nên là phải chọn góc sau nhỏ khoảng 1 đến 2 độ.
C2: Góc sau tại cạnh viền dao chuốt chọn = 0 độ, nhằm tăng tuổi bền của dao và một phần nào đó nâng cao chất lượng bề mặt gia công.
C3: Bước răng dao chuốt không đều nhau nhằm giảm sự rung động trong quá trình cắt khi gia công những bề mặt yêu cầu độ chính xác cao.
C4: bạn coi lại cấu tạo của dao chuốt, mình thấy như bạn hongduyen trả lời là hợp lý đó :)!
 
Top