Vẽ cánh quạt trong ProE và thực tế sản xuất?

  • Thread starter koyama
  • Ngày mở chủ đề
K

koyama

Author
Mình hiện đang làm cho công ty của Đài Loan, công ty này có 1 module nhỏ là sản xuất quạt máy với cánh quạt làm bằng nhựa (ép nhựa) và bằng nhôm (dùng khuôn dập ra)

Thực tế hiện nay, mình thắc mắc 1 số điều như sau:

1. Khuôn để sản xuất cánh quạt: công ty mình giao cho 1 công ty ép nhựa, nhờ họ ép giùm. Nhưng khi nhập hàng, thì có cánh nặng, cánh nhẹ,trọng lượng từng lô hàng không giống nhau (mặc dù ép trên cùng 1 khuôn,vật liệu không thay đổi)? Tại sao lại như vậy nhỉ?

2.Khi có cánh quạt rồi, công nhân phải đem từng cánh quạt (cả 2 loại: bằng nhôm và bằng nhựa) đưa lên máy cân bằng cánh quạt, cho máy chạy để xem cánh nào chưa cân bằng,sau đó gọt giũa những cánh đó đến khi nó cân bằng thì thôi.
Nếu không có công đoạn này thì khi lắp cánh quạt vào máy, quạt chạy sẽ bị rung, ảnh hưởng đến tuổi thọ quạt.

Trên đây là kinh nghiệm nhỏ nhoi mình muốn chia sẻ với các bạn.

Đồng thời bạn nào biết cho mình hỏi: cánh quạt làm bằng nhựa có cách nào vẽ bằng Pro, dùng máy ép nhựa ép ra cánh quạt rồi sử dụng luôn, kô qua quá trình cân bằng không?

Ai biết chia sẻ ý kiến với mình với. Thanks
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Nếu cần thuê chuyên gia về cánh quạt thì liên hệ với tớ.
Nói trước là cao thủ số 1 tại Việt Nam chứ không phải người nói khoác đâu nhé.

Làm cái cánh quạt ghẻ ấy phải có kinh nghiệm nhiều năm và có khả năng tính toán khí động học và khả năng cân bằng động trong chuyển động tròn đều.
Thiết kế của các bạn trong DĐ chỉ để ngắm thôi, tôi nói thật, các bạn đừng dận, tôi là dân chuyên nghiệp về gia công sản xuất Quạt điện nên tôi biết rõ hơn các bạn.
Để sản xuất ra 1 bộ khuôn cánh ngon lành ko đơn giản là cứ có máy CNC là được, còn có những yếu tố khác nữa như nguội sửa chữa sau gia công, nguội đánh bóng lòng cánh, nguội lắp ráp và quan trọng nhất là phải chứng minh được các lòng khuôn cánh đều nhau, đường nước làm mát có đúng cách để làm mát ở 1 tiết diện lớn thế ko. Nhiều yếu tố khác nữa để làm cho bộ khuôn chở nên ổn định và chất lượng.
Ép nhựa thì không phải cứ đưa khuôn lên là ép ra được cánh quạt, đầu tiên là người ta phải biết cách gá lắp khuôn đúng cách lên máy ép, đường nước có đủ lạnh hay không, áp lực máy có đủ để ép canh quạt hay không, khả năng thoát khí của khuôn có tốt ko trong quá trình phun nhựa.
tôi chưa nói tới vấn đề mác nhựa và mác thép làm khuôn.
Chỉ ngần đấy vấn đề tôi nêu ra tưởng là đơn giản nhưng để xử lý được cũng là 1 quá trình không đơn giản chút nào.
Tốt nhất là hãy thuê chuyên gia thì doanh nghiệp của bạn đỡ bị trả giá nhiều cho vấn đề trăm năm nay người ta vẫn làm được.
 
Trong mục học và thực hành cùng Proe tôi có nói qua cách vẽ cánh cũng như cách tách khuôn rồi còn gì
Cách vẽ cánh trong thực tế có thể không đúng như vậy , nhưng cách làm bầu trong và tách mặt phân khuôn là chuẩn đấy .Khuôn cánh cuối những năm 90 của thế kỷ trước ở Hà Nội người phay và làm nguội giỏi còn phay cơ được nhưng bây giờ có máy CNC thì tình hình đã dễ và khả thi hơn nhiều
Tại Bắc thì mình thấy cánh quạt đựoc phân phối bởi công ty nhựa Phong Lan dưới Hải phòng anh Hải dưới đó có cả chục bộ khuôn , tại Hà Nội thì cũng khá nhiều đơn vị tư nhân cũng như nhà nứoc cung cấp . Về phân tích động lực học cái này thì cũng đã có khá lâu rồi bây giờ khỏi cần nghiên cứu tồi ưu làm gì cứ copy là tốt rồi sợ Việt Nam mình copy còn chưa chuẩn chứ để đưa ra được các công thức và phương trình toán học có lẽ cũng phải có vài đề tài nghiên cứu về tiễn sỹ cũng nên . Vào đầu những năm 2000 khi máy CNC về Bắc nhiều mà khi đó giáo trình tài liệu Mcam lại không có tôi vào thư viện trường đại học Bách Khoa Hà Nội đi tìm về Mcam có vài đề tài nghiên cứu cao học về khái thác Mcam và Acad để đưa vào nghiên cứu ứng dụng thực tế khoa học đời sống các bạn có muốn đọc những đề tài khoa học và luận văn tốt nghiệp cao học đó thì xin mời đến BKHN
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Tính đến thời điểm này thì máy CNC được khai thác ở VN cũng chỉ là máy gia công lấy biên dạng tốt hơn máy CN_Cơm thôi. Em chỉ nói trong phạm vi gia công khuôn mẫu, đặc biệt là khuôn Nhựa. Để khai thác máy đạt đến trình độ gia công xong mà không cần phải Nguội là 1 vấn đề mà nhiều người còn phải nghĩ dài dài.
Vì vậy không phải cứ cái Ảo thành công thì cái Thực cũng phải giống y trang cái Ảo. Ví như việc làm cái lòng khuôn tạo cánh quạt này, đâu phải Phay CNC xong là xong đâu, còn phải đánh bóng, còn phải mạ và cuối cùng là thử sản phẩm. Đấy là nói đầu xuôi đuôi lọt mà còn phải Bơm thử khoảng chục sản phẩm để đánh giá. Mà máy CNC thì cũng chỉ là gia công bề mặt đẹp đẽ mà ai cũng nhìn thấy nhưng đâu có tính quyết cao trong vấn đề sản phẩm ra có đẹp và chuẩn hay không đâu. Còn nhiều yếu tố nhìn thấy và chưa nhìn thấy khác nữa.
Ko biết ý kiến của bác thế nào?
 
em chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nhiều về khuôn lắm so với anh Đình và anh Hải thì chỉ là gà thôi .Nhưng cũng có ý kiến :
- bộ khuôn cánh quạt thiết kế trên ProE thì được anh Hải thiết kế rồi .Chỉ có phần thiết kế part thôi nhưng đã có nhiều ý kiến xây dựng làm bộ khuôn này rồi và em nghĩ là đấy cũng là cách thiết kế bộ khuôn này trong thực tế rồi .Phần bầu quạt được gia công riêng là tối ưu nhất sau đó lắp ghép với phần lòng cánh (tuy nhiên nếu cần làm mát phần bầu quạt thì hơi khó đấy?)
- về phần tính toán cân bằng cho bộ khuôn thì các cao nhân ở đây cũng nói rồi em không nói thêm nữa .Tuy nhiên nếu cánh quạt mà công ty anh yêu cầu thiết kế có lỗ xỏ với trục roto động cơ xuyên xuốt (thủng) thì phải bố trí bạc cuống phun lệch tâm bầu quạt ,đây cũng là lý do cánh quạt khó cân bằng khi ép ra
- mà cho em hỏi lý do vì sao anh lại muốn thiết kế trên ProE?
 
V

vetnon

Author
:) Công ty Điện Cơ Thống Nhất - Hà nội đã ép nhựa các cỡ cánh quạt đk từ 150 đến 400mm sử dụng ngay không cần cân bằng. Đúc cánh nhôm 750mm chỉ phải cân bằng rất ít.
 
V

Vo HuyThanh

Author
Ở trong nước các anh em khi thiết kế cánh quạt thì dùng phần mềm nào, những vấn đề về khí động học như tính toán tối ưu dòng không khí lưu động và giảm dòng xoáy khí lưu để không bị tiếng ồn thì xử lý ra sao.
 
phần thiết kế biên dạng bề mặt cánh để tránh ồn và đạt khí động học tối ưu thì em nghĩ phải có phần mềm chuyên dụng ,hoặc giải các phương trình toán học về khí động học (?)
- Khi đã tính toán được biên dạng bề mặt cánh thì việc thiết kế trên phần mềm nào em nghĩ không phải là vấn đề quan trọng .ProE hoặc autocad đều có thể dựng được bề mặt mà mình mong muốn sang dạng CAD
 

ME

Active Member
Ở trong nước các anh em khi thiết kế cánh quạt thì dùng phần mềm nào, những vấn đề về khí động học như tính toán tối ưu dòng không khí lưu động và giảm dòng xoáy khí lưu để không bị tiếng ồn thì xử lý ra sao
Không biết ở các cty sản xuất quạt họ làm thế nào anh ạ. Ở đây, chủ yếu các anh em chỉ là xây dựng các bề mặt của cánh quạt bằng các phần mềm CAD/CAM chứ không đúng nghĩa thiết kế đâu.
 
V

Vo HuyThanh

Author
Nói như vậy tức là chỉ đơn thuần copy mẫu cánh quạt có sẵn, rồi làm lại khuôn thôi à. Nếu giả sử người ta đặt thiết kế một bộ khuôn cánh quạt theo yêu cầu của khách hàng mà không có mẫu thì chịu thua sao.
Mấy em có bao giờ nghe về NACA 4 digits chưa. Đây là phương trình chuyên dụng để thiết kế cánh quạt hoặc cánh máy bơm theo nghiên cứu từ NASA. Ở Nhật khi thiết kế cánh quạt cho xe hơi hay quạt máy cũng như chân vịt tàu thủy v.v.. người ta đều ứng dụng phương trình này. Phần mềm chuyên dụng cũng gọi tên là NACA có giá khoảng 3000USD. Các em bên đó thử tìm và nghiên cứu học thử coi.
Tối hôm qua tôi có đi ăn tối với mấy người bạn cũ hiện đang làm ở hãng Tokyo Điện lực nghe họ nói chuyện thấy vỡ ra nhiều cái liên quan đến Việt nam lắm. Người bạn Nhật của tôi nói họ đã nghiên cứu và lập dữ liệu toàn bộ bản đồ gió toàn miền trung của Việt Nam từ Quảng Bình đến Đèo Cả tỉnh Phú yên. Và họ dự tính nếu chính phủ Việt nam mở cửa thị trường năng lượng điện thì họ sẽ đầu tư các nhà máy phát điện bằng gió ở Việt Nam để đổi thị phần khí thải CO2 của Việt nam. Hiện tại thì các công ty lớn của Nhật công ty nào cũng ít nhiều xả khí CO2 hết, nhất là các công ty chế tạo xe hơi thì phần phụ đảm tiết giảm khí thải CO2 của họ rất lớn. Xe hơi chạy ngoài đường càng nhiều thì cái nợ khí thải của họ với chính phủ càng cao. Thay vì không thể nào giảm được lượng khí thải ở Nhật thì họ sẽ bỏ tiền ra mua lượng khí CO2 không thải ở Việt nam. Hiện nay thị trường business về khí thải CO2 rất lớn. Việt nam ngoài các thành phố lớn không nói thì hầu như các vùng nông thôn đều chưa được công nghiệp hóa do đó phần CO2 thải ra của VN còn rất thấp, cái phần khí CO2 không thải rất lớn và có thể bán được, họ sẽ mua bằng cách đầu tư các nhà máy phong điện giống như cho không cho chính phủ VN , đổi lại cái phần khí thải CO2 không xả của VN trên tính toán cho lại họ, họ đem con số thể tích CO2 không xả ra ngoài đó bán lại cho các công ty ở Nhật có nhu cầu mua.
Anh bạn tôi có đề cập đến vấn đề nghiên cứu ứng dụng NON TEETH GEAR vào trong các máy phong điện. Với loại bánh răng không răng (NON TEETH GEAR ) thì năng lượng truyền đạt từ gió đổi ra điện gần như là 100% và có thể nói là hoạt động gần như vĩnh cữu nếu có gió. Các vùng như Quảng Ngãi, SA HUỲNH, Phú Yên thì có năng lượng gió khủng khiếp theo đó tiềm năng năng lượng điện sạch rất lớn. Các em trong MES Lab này nếu có thể nên đầu tư nghiên cứu về đề tài này. Theo tôi kết hợp giữa phần mềm NACA để tính cánh quạt gió tối ưu kết hợp với kỹ thuật NON TEETH GEAR thì vấn đề giải quyết cũng không đến nổi khó khăn lắm. Nếu mình thành công trước , có thể kết hợp với họ hoặc bán kỹ thuật ngược trở lại. Mỗi trụ phát phong điện hiện tại ở Nhật có giá từ 50000USD đến 100000USD. Nếu mình làm mà có giá khoảng một nữa thì hơn đứt họ và làm giàu cho mình và cho tổ quốc được rồi.
Hy vọng sẽ có anh em trong MES thành công.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Nói đến sản xuất cánh quạt thì phải nói đến Cty Điện cơ Thống Nhất. Đơn vị được nhận danh hiệu ANH HÙNG trong nền Điện Cơ Việt Nam.
Quạt Trần là sản phẩm đặc trưng và nổi tiếng từ ngày thành lập công ty đến nay. Thị truờng Quạt Trần của công ty gần như độc chiếm toàn miền Bắc. Bất cứ nơi công cộng nào như Bệnh viện, trường học, hội trường .v.v... ta đều thấy Quạt trần với mầu sắc truyền thống Xanh Ngọc.
Quạt bàn thì nổi tiếng một thời với sản phẩm quạt Con cóc và quạt Tai voi. Hiện nay sản phẩm quạt Tai voi được thay thế bằng những sản phẩm quạt bàn khác, còn quạt con cóc vẫn có chỗ đứng hạn chế nhưng rất tiện dụng trong sinh hoạt và kinh tế của người dân.
Sau khi cơn bão quạt bàn MD của Trung Quốc tràn vào Việt Nam thì Quạt của Điện cơ Việt nam nói chung và Cty ĐC Thống Nhất nói riêng rơi vào nguy cơ phá sản hàng loạt. Với sự lãnh đạo đầy táo bạo của ông Giám đốc trẻ Nguyễn Duy Đức, Cty Điện cơ Thống Nhất đã vượt qua khó khăn rất ngoạn mục. Vấn đề kỹ thuật và bán hàng được chú trọng hết mức, Phòng kỹ thuật với những Kỹ sư lâu năm trong nghề kết hợp với xưởng Dụng Cụ chuyên gia công khuôn, nhờ những người thợ có đôi bàn tay Vàng đã cho ra những sản phẩm kinh điển một thời. Những sản phẩm khuôn cánh ko còn phải đi mua của Đài Loan hay Nhật nữa mà Công ty hoàn toàn có thể tự thiết kế và gia công được.
Trước khi có máy Trung tâm gia công CNC thì công ty hoàn toàn phải gia công từng mảnh khuôn cánh một. Sản phẩm đó chính là bộ khuôn cánh quạt Con cóc đến nay vẫn cho ra những chiếc cánh quạt đạt tiêu chuẩn.
Sản phẩm cánh quạt 400 thực chất là bộ khuôn được nhập của Đài Loan và sau nhiều năm sử dụng, đã phải đưa lên Trung Tâm gia công sửa chữa lại.
Để thiết kế cánh quạt thì ngày đó làm gì có CAD mà vẽ, nên kỹ sư cơ khí phải thiết kế bằng vẽ tay. Vẽ một phần mặt cắt của cánh và bộ khuôn (Chày & Cối).
Để dễ tưởng tượng thì ta có thể tưởng tượng là 1 ống tre bị phạt vát đi và được lắp vào phần cuống cánh. Lòng cánh được thiết kế như lòng bát. Khi triển khai hình học thì ta sẽ được một mặt cong cong và nghiêng nghiêng. Tưởng tượng đơn giản thì sẽ hơi giống bàn tay người chụm lại, co lòng bàn tay lại , giống như thế bàn tay của vận động viên bơi lội, giống như lòng cánh của con Chim đang lượn tên tầng không vậy.
Với gia công chuyền thống sẽ phải bóc tách từng cánh và dùng máy phay vạn năng để phay với đồ gá chuyên dụng, sau đó người thợ nguội, với bộ dưỡng chuyên dụng kết hợp sự khéo léo của đôi tay để nguội ra bộ khuôn cánh. Bộ khuôn cánh quạt Con cóc, Tai voi, cánh 300 đã ra đời như thế và nổi tiếng nhất là quạt Tai voi, tiếng chém gió của nó nhẹ đến không tin nổi và lưu lượng gió hắt ra lớn khủng khiếp, ai đã từng sử dụng quạt này đều phải khen ngợi không tiếc lời. Nhưng do tính thời trang nên nó phải chịu số phận ngậm ngùi.
Sau khi máy CNC được đưa vào sử dụng rộng rãi thì những bộ khuôn cánh đã được gia công nhanh hơn, người thợ nguội cũng ko phải mất nhiều công sức như trước nữa.
Với quạt trần thì khuôn đột dập được sử dụng để tạo kiểu cánh (Biên dạng). Sau đó được đưa vào máy Dập để dập ra biên dạng cong của lòng cánh. Chày dập được làm bằng Gỗ Lim chất lượng cao nhất. Chày gỗ được gia công bằng tay, sử dụng dưỡng để làm căn cứ gia công. Bầu và nắp được gia công bằng phương pháp đúc Nhôm, sau khi đúc xong đem cân bằng động.
Quạt chống nóng công cộng được thai nghén khá lâu trước khi tung ra thị trường, cũng một phần vị Cánh quạt và một phần là thị phần này có nhiều đơn vị làm. Hiện quạt này cũng đã có thị phần và được người sử dụng chấp nhận, tuy nhiên lưu lượng gió vẫn chưa ngon.
Bạn VETNON làm ở ĐC Thống Nhất phải ko? Dù thế nào thì bạn hãy xem lại loại cánh quạt này mà xem, nó chưa được nuột. Loại cánh này là loại cánh giống cánh máy bay nên khả năng tạo luồng gió của nó là rất mạnh, ngoài việc nhờ động cơ mạnh mẽ thì cánh quạt cũng được thiết kế rất đặc biệt. Bạn có thể thấy loại quạt treo tường có cánh mầu Cam được bán trên thị trường sẽ thấy lưu lượng gió của nó khủng khiếp thế nào thì quạt Chống nóng Công cộng này cũng vậy, chỉ khác nhau về số cánh mà thôi. Tôi biết thiết kế cánh bây giờ ko còn khum khum, nghiêng nghiêng, cong cong như trước nữa mà đi theo trường phái thẳng và cong. Nên lưu lượng gió ko được như trước, động cơ vì thế mà ko phải làm việc nhiều hay có thể hiểu là ít tiêu hao điện năng nhưng sinh công vô ích nhiều.

Sau khi gia công xong cánh quạt, cánh được kiểm tra cân bằng động và đem kiểm tra lưu lượng gió. Thiết bị ở đây chính là Con người, ta thấy mát thì ngon rồi, nếu ko thì có vấn đề.
Kiểm tra độ rung, độ tiêu hao điện năng, nhiệt độ toả ra từ quạt, tiếng động do quạt phát ra. V.v....
Tất cả các loại quạt đều được kiểm tra thường xuyên và liên tục nên những sản phẩm lỗi là rất ít. Hầu hết các quạt đem đến bảo hành hay sửa chữa là do người dùng chưa biết cách sử dụng. Lỗi cơ bản nhất chính là vấn đề tra Dầu cho quạt trước khi sử dụng, sau khi mua quạt về nên chỉ sử dụng sau 6 tháng là quạt bị xát cốt hoặc bị bó bạc.
Vì vậy người sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
 
V

vetnon

Author
Bạn Đình hiểu về Công ty ĐC Thống Nhất quá nhỉ. Cứ như là đã từng làm ở đó rồi ấy. ĐCTN mới chế tạo 2 khuôn đúc áp lực cánh nhôm 650 và 750, theo tôi lượng gió đã được cải thiện hơn.
Với công suất động cơ không tăng lên thì nếu tăng góc nghiêng của cánh sẽ dẫn đến giảm tốc độ quay -> giảm lượng gió
Có lẽ ở VN chưa có Cty nào tính toán + thiết kế mới được 1 cánh quạt. Chán!
Ước gì mình có phần mềm NACA 4 digits mà anh Huy thanh nói nhỉ.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Bạn cũng rất am hiểu về ĐCTN mà ::)
Điện cơ Thống nhất từng có những người thợ nguội đẳng cấp nhất Miền Bắc và được mệnh danh là những cây Dũa Vàng và là đơn vị Anh hùng được nhận lẵng hoa Bác Tôn tặng. Năm 2007 Cty mua sắm thêm máy Đúc áp lực để phục vụ tăng cường sản xuất, sắp tới sẽ mua sắm thêm máy Tiện CNC để hỗ trợ quá trình sản xuất khuôn mẫu, đặc biệt là khuôn Bầu & Nắp quạt trần cũng như nhiều chi tiết khác.
Cũng như Cơ khí Hà Nội đã từng là Con chim đầu đàn trong ngành Cơ khí Việt Nam và được lưu danh trong Sách Sử giáo khoa đã được học ở cấp 2. Đơn vị được 6 lần Bác Hồ ghé thăm và trồng cây lưu niệm.
Vì tôi ở HN nên biết chút ít gọi là khoe khoang, ko có gì đáng kể đâu ạ.


Tôi xin nhấn mạnh ý của mình là ko phải tăng độ nghiêng của cánh quạt, bạn có thể để ý thấy cánh quạt của bên Nha Khí tượng & thủy văn dùng cho việc đo lưu lượng gió. Cánh quạt phải đo được những cơn gió nhỏ nhất thì bạn cũng thấy cánh quạt phải được thiết kế như thế nào để quay được trước 1 cơn gió nhé.
Phần mềm, lại phần mềm. Thực sự tôi đích thị là 1 người được đào tạo để khai thác phần mềm hay còn gọi là điều khiển & ứng dụng phần mềm. Nhưng tôi thấy nó cũng chỉ là một dạng công cụ hỗ trợ, nếu ta quá lạm dụng vào nó thì ta là nô lệ của nó và ta chỉ biết dựa vào nó để làm lý lẽ rằng ta ko sai mà Phần mềm sai. Thực chất thì phần mềm ko sai, thế mới đáng ghét nhưng nó là sự thật. Phần mềm chỉ là sự đúc kết từ thực tiễn nghiên cứu của nhiều người mà thôi, còn những vấn đề nằm ngoài năng lực của họ thì phần mềm báo LỖI. Vậy có nên tin hoàn toàn vào phần mềm? Hãy nghiên cứu, nghiền ngẫm và đánh giá chứ ko nên dựa dẫm vào phần mềm.
Ngoài ra ta còn phải học tập từ thiên nhiên rất nhiều nữa
Tại sao cánh của con Chuồn chuồn lại có thể giúp nó bay nhanh đến kinh ngạc thế
Tại sao con chim Ruồi lại có thể bay trong trạng thái lơ lửng 1 chỗ mà ko bị ngã ra sau, bông hoa mà nó định hút mật ko bị cánh của nó vỗ dạt ?đi?
Tại sao con Kền Kền lại lượn được suốt nhiều giờ trên bầu trời như 1 bóng ma, dù rất ít khí nóng bốc lên?
Tại sao cái Hạt cây có thể bay xa và rất xa từ ngọn cây bay đến miền đất mới nhờ 1 ngọn gió nhẹ? tôi nhấn mạnh chữ BAY vì nó Bay thật, bay như chong chóng quay.

Tại sao và tại sao?

Ta giải được bài toán Trẻ con này thì ta đã "đứng trên vai người khổng lồ rồi"
Nhưng chưa hết đâu, vì thiên nhiên và ngoài thiên nhiên còn nhiều điều kỳ thú khác khiến ta ko thể ko nghiên cứu và học hỏi.
Tôi nói hơi nhiều, nhưng bạn thấy những điều giản dị quanh ta, đã mấy người Việt nam ta nghiên cứu không? thực sự ko phải là quá sức hay quá đắt đỏ để nghiên cứu mà chúng ta lười và thường đổi cho Cơ chế chứ ko dám nói thẳng, nói thật.
Sợ nhất là "đấu tranh thì tránh đâu?" nên chẳng dám nghĩ, chẳng dám làm mà thôi. Nếu các kỹ sư Điện Cơ nói chung chịu khó nghiên cứu thì tôi tin sẽ có kết quả đầy bất ngờ chứ ko phải cứ mua 1 cái quạt của thiên hạ về để tranh nhau mổ xẻ nghiên cứu làm sao cho giống người ta như bao nhiêu năm nay đất nước ta vẫn làm.
Tên quốc tế của Cty ĐCTN là VINAWIND tức là GIÓ VIỆT NAM nhưng bấy lâu nay chúng ta dùng được mấy cái gọi là gió Việt? hay chỉ là gió Thái, gió Tầu, gió Đài và gió Nhật, gió Mỹ.
Xin nói rằng xấu thì ko có gì mà xấu cả, nhưng chúng ta cứ mãi chạy theo sau người ta thì cũng có lúc ta ko còn sức để mà chạy theo nữa nếu ta ko tạo ra đường đua riêng hoặc những bứt phá mang tính đột phá, thậm chí là cách mạng.
Tại sao chúng ta ko đưa ra tiêu chí như công nghệ màn hình tivi, vi tính là đơn giản và gọn nhẹ nhưng hiệu quả cao? Hoàn toàn có khả năng tạo ra được những cái quạt nhẹ hơn, chém gió êm hơn, ít tiêu hao năng lượng, ko sinh nhiệt lớn như hiện nay, lưu lượng gió tăng lên, mát mà ko bị dật cục từng cơn gió, khả năng lan tỏa gió xa hơn, rộng hơn, v.v....
Rất vui được hầu chuyện bạn về vấn đề Phải gió như trúng gió này ;D
Giá mà có nhiều kỹ sư Điện Cơ tham gia thì hay quá.

(Nói đến Điện cơ là người ta nghĩ đến Cty Điện cơ 91 hay Thống Nhất chứ ko mấy ai nghĩ rằng Điện cơ là cụm từ chung chỉ ngành Quạt, âu cũng là 1 thương hiệu nhưng cũng là 1 lầm lẫn dễ thương dù rằng có rất nhiều công ty sản xuất, chế tạo quạt ở Việt nam)
 
Điện cơ Thống nhất từng có những người thợ nguội đẳng cấp nhất Miền Bắc và được mệnh danh là những cây Dũa Vàng và là đơn vị Anh hùng được nhận lẵng hoa Bác Tôn tặng. Năm 2007 Cty mua sắm thêm máy Đúc áp lực để phục vụ tăng cường sản xuất, sắp tới sẽ mua sắm thêm máy Tiện CNC để hỗ trợ quá trình sản xuất khuôn mẫu, đặc biệt là khuôn Bầu & Nắp quạt trần cũng như nhiều chi tiết khác.
có bạn Vetnon đây thì lo gì không giải thích được trình của các bác thợ bàn tay vàng hay cây dũa vàng , bạn trả lời cho tôi mấy câu hỏi trực diện về ngành quạt luôn mà công ty bạn đang làm nó đứng đầu ngành như bạn Đình nói.
- Khuôn cánh nhựa cứng đã làm chưa (không phải cánh nhựa mềm đâu nhé) nếu đã làm thì đã làm năm nào , vật liệu thép làm khuôn là gì , có mạ không , nếu làm tay thì thôi còn nếu làm trên phần mềm thì phần mềm đó là phần mềm nào và vẽ cánh bằng lênh nào trên phần mềm đó , gia công 03 cánh đó dùng dao gì ballmill hay endmill , hợp kim hay thép gió bản vẽ thiết kế khuôn đó còn lưu ở công ty không post ảnh nên thôi để anh em tỏ tường chứ đừng post bản vẽ lên lộ hết công nghệ của công ty......mặt phân khuôn có phải rà nguội bôi bột mầu rà nhiều không
- Các phụ kiện khuôn mẫu quạt , các chi tiết nhựa có làm khuôn tai xưởng không hay nhập khuôn về bơm nhựa nếu làm khuôn cho hỏi làm được từ năm nào gia công trên máy gì CNC hay cơ , CNC được trang bị cho xưởng khuôn năm nào và có ai được đi đào tạo tiếp nhận công nghệ CNC thiết kế chính ..... Có nhập các linh kiện nhựa hay động cơ từ nơi khác về không để cho giá thành rẻ và cạnh tranh

Tạm thời hỏi 2 câu trước mong nhận được câu trả lời
 
V

vetnon

Author
Chào bạn Hai1978 và toàn thể các bạn trong Mes.
- Tôi hiện không còn làm ở ĐCTN nữa, tuy nhiên tôi luôn tự hào đã làm việc ở ĐCTN và vẫn quan tâm đến tình hình của Cty. Và tôi cũng xin được trả lời các câu hỏi của bạn.
- Thực ra Bạn Đình quá khen thôi, làm sao có thể khẳng định rằng ĐCTN là đầu ngành được, đúng là ngày trước khi công nghệ CNC chưa phát triển thì ĐCTN là 1 trong số những Cty làm khuôn ép nhựa nhờ vào các tay Dũa Vàng. Khi đó ĐCTN đã từng làm các bộ khuôn ép nhựa cánh 400mm hoàn toàn nhờ các máy vạn năng và thợ nguội, sản phẩm có lượng gió rất cao và không cần chỉnh sửa sau khi ép nhựa.
- Tuy nhiên khi công nghệ CNC phát triển, ĐCTN do chậm nắm bắt được công nghệ này nên hiện không còn nằm trong số những cty hàng đầu về khuôn ép nhựa nữa.
- ĐCTN hiện có 03 máy cắt dây, 03 máy xung và 1 Trung tâm gia công CNC đứng. Cty tự làm phần lớn khuôn mẫu. Riêng về các khuôn cánh quạt thì tự làm các khuôn từ 150mm đến 350mm còn các khuôn cánh 400mm hiện nay là đi mua (do công ty ít máy CNC, làm sợ không kịp tiến độ) Nếu làm lấy, tôi tin ĐCTN có thể làm được.
- Các khuôn cánh hiện đang dùng làm từ (khoảng) 2004 - 2006 trên TTGC CNC, phay thô bằng dao endmill thép gió, tinh ballmill hợp kim sau đó nguội đánh bóng và rà mầu rồi đi mạ Croom. vẽ sp bằng SolidWord, chạy dao bằng MasterCAM
- Ngay cả với khuôn cánh xịn mua ở nước ngoài, nếu đem đi ép nhựa ở công ty khác thì phế phẩm rất nhiều. Ép ở ĐCTN thì ăn ngay 95% vì chất lượng cánh không chỉ phụ thuộc vào khuôn, mà còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng. Nhiều khi phải đệm các miếng căn vào mặt khuôn. Nói chung là do kinh nghiệm của ĐCTN
- Học CNC và các phần mềm toàn do các kỹ sư và anh em CN tự mầy mò, chẳng được đi học ở đâu cả. Lãnh đạo hơi keo.
- Dân VN ta hay ép giá lắm, nên ĐCTN phải chủ động về mặt khuôn nhựa :p
 
Thế thì đã có câu trả lời của các ông thợ bàn tay vàng ngọc rồi , mua cục Fe về gọt dũa đục đẽo cắt dưỡng 06 tháng may ra mới hoàn thành một bộ khuôn mà khả năng kinh nghiệm nên cũng trả giá sau 6 tháng bộ khuôn đó lên thái Nguyên là chuyện bình thường.
Cuối những năm 90 trong Nam đã tiến hành làm được toàn bộ khuôn mẫu của tất cả các chi tiết quạt , năm 2000 trong Nam như xưởng chí (Hoà Hưng) đã làm được toàn bộ chi tiết nhựa và đồ xe wave và dream cũng như Jumpiter cái này thì miền Bắc đến giờ để làm toàn bộ con xe máy mới có thể có khả năng nhưng chưa có xưởng nào hoàn thành công ty cơ khí Hồng Hải đang làm một bộ đồ nhựa xe RS các chi tiết mới làm được 30% xe đang hy vọng từ nay đến cuối năm mới có khả năng hoàn thành , công ty phong Nam đâu bên Detech có đặt hoàn chỉnh bộ nhựa xe máy vẫ đang trong quá trình hình thành sản phẩm dần đí thuê các nơi phay nhiều lắm cũng đợi xem cuối năm có hoàn thành được không nếu hoàn thành được ghi nhận thành công miền Bắc đã có đơn vị làm được trọn vẹn từ khấu vẽ thiết kế kiểu dáng (copy mẫu) đến gia công khuôn bơm nhựa hoàn chỉnh .

Lại nói nghành quạt trong Nam làm từ A>Z nên giá thành hạ cuối những năm 90 các tư nhân ngoài Bắc bắt đầu nhập sản phẩm quạt từ miền Nam về bán phân phối tại Hà nội và các tỉnh phía Bắc , sau đó sản phẩm nhập khá là cồng kềnh do đã hoàn thiện nên chở công tennơ được ít sản phẩm các đơn vị dân doang liền nghĩ cách tăng sản phẩm/công bằng cách nhập linh kiện rời sau đó mới ra Bắc tiến hành thuê công nhân lắp ráp giá nhân công lắp ráp tại Bắc lại rẻ hơn MN nên giá thành lại có thể cạnh tranh được, các đơn vị dân doanh lại thấy nhập linh kiện rời từ một công ty lại đắt thấy không cạnh tranh thế nên lại tiến hành nhập các chi tiết rời của từng công ty (nhập nhiều công ty) cứ rẻ là nhập có đơn vị chỉ nhập cánh có đơn vị chỉ nhập thân.... Về Bắc đăng kí thương hiệu của riêng từng DN tư nhân Sunlux , Hoa Lan , Vịêt Vương , Seiki ......vv sau các doanh nghiệp này tích luỹ được vốn lại do chuyên trở giao thông xa nên những năm 99 và 2000 đã tiến hành mua máy ép nhựa và nhập khuôn mẫu từ sài Gòn và TQ về ép sản phẩm bán để chủ động các DN năm 2001 đã tiến hành nhập máy CNC để có thể tiến hành gia công khuôn quạt tất cả các chi tiết. Có DN thuê các thợ tay nghề cao cả về công nghệ khuôn mẫu (kết cấu) lẫn bàn tay ngọc từ các ông thợ gốc Ba tàu ra làm kỹ thuật trưởng với mức lương >10 triêụ/tháng + tiền vé khứ hồi 2lần/năm nên việc gia công khuôn là OK và còn tiến tới làm chi tiết những khuôn xe máy và đồ dân dụng khác .

DN tư nhân Hồng Hải trên hưng yên hiện nay có 5 máy trung tâm gia công 3 máy xung , 4 máy cắt dây thiết kế chỉ có 02 người dùng Pro thiết kế chính trên đó có mấy ông thợ trẻ thôi toàn bàn tay sắt nhưng các chi tiết quạt và toàn bộ đồ đột dập và bô xe máy bình xăng cùng toàn bộ đồ nhựa xe máy đều làm được . Tôi cũng đang xem các anh có làm được bộ đồ nhựa xe RS không còn các loại khuôn dập thúc và cắt thì đã quá Ok đã làm nhiều năm nay
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
@VetNon:
Bạn có thể ko biết rằng Ban giám đốc có cử anh em đi học CAD/CAM đấy ạ. Ko biết bạn làm ở ĐCTN những năm nào?
Trước đây các Chú và các Bác thợ nguội là những cây DŨA VÀNG là danh hiệu ko hề bịa và ko hề tự khen. Hồi xưa là đơn vị mạnh về khuôn Nhựa dựa vào đội kỹ thuật lành nghề, tuy ngày nay công nghệ mới phát triển nhanh nhưng ai cũng thấy ĐCTN vẫn là cánh chim đầu đàn trong ngành điện cơ (Quạt điện). Bạn có thể nhìn vào mức lương của người công nhân, công nhân nhận lương qua hệ thống thẻ ATM, các chế độ nghỉ mát với công nhân viên, chế độ khen thưởng người tài, chế độ khen thưởng những sáng chế mới, cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Có mấy đơn vị làm được nhiều như vậy? đó là truyền thống của ĐCTN, ngay cả trong cơn Bão giá này, ĐCTN vẫn là con chim Đầu đàn.
Bạn đang công tác ở đơn vị làm quạt sau khi rời ĐCTN? vậy mà bạn ko lấy mẫu được cánh quạt sao? ngày trước ở ĐCTN có chú Dũng thiết kế, đâu cần dùng máy móc hiện đại mà vẫn cho ra được bản vẽ Cánh giống như nguyên mẫu. Bây giờ với công nghệ hơi cao, ko nhẽ bạn lại gặp khó khăn?

@ Hai 1978:
Bác có vẻ ko nhiều thiện cảm với ĐCTN, thực sự để làm được 1 sản phẩm ko phải khó dù làm bằng cách nào. Như VetNon đã nói, ĐCTN đã làm được những bộ khuôn mà tỷ lệ sai hỏng sản phẩm rất ít cũng nhờ quy trình công nghệ và những người thợ chế tạo khuôn luôn xát xao công việc, bảo dưỡng khuôn định kỳ, v.v...
Em có nói đến những sản phẩm nổi tiếng 1 thời như quạt Con cóc, Tai voi, quạt Trần cánh cong, cánh thẳng mà ĐCTN nổi tiếng 1 thời, nhất là sau thời Bao cấp. Như vậy là DCTN đã làm được chọn vẹn những cái quạt từ những năm 80. những quạt lớn như loại 400 thì mới phải mua khuôn Đài từ những năm 90. Từ năm 2000 thì vấn đề làm cánh lại được tự thực hiện và có đặt trong Nam làm 1 vài bộ khuôn khác nữa. Vậy cũng đủ để nói rằng ĐCTN có truyền thống lâu năm làm quạt rồi phải ko bác.
Tư nhân làm hoàn thiện cái quạt từ lâu, nhưng chất lượng thế nào thì người dùng đã thừa hiểu và ko ít cơ sở phải giải thể vì lối làm ăn chộp dật. Quấn lõi thiếu Dây, thiếu vòng, Lõi làm bằng thép Silic hàm lượng thấp, thiếu số tấm, v.v... đặc biệt cánh quạt thì ko thể chấp nhận được khi quay thì nhanh, chém gió thì kêu nhưng lưu lượng gió lại thấp và tản mát.
Đúng là Miền Nam tiếp cận công nghệ mới (Cũ người mới ta) nhưng để làm 1 bộ khuôn xịn thì đâu phải khó, cái khó là sản phẩm có xịn ko mà thôi. Một thời cánh quạt miền Nam tràn ngập cùng cánh quạt Tầu, nhưng từ năm 2001 đến nay, ai tìm thấy bóng dáng những đồ Tầu hay đồ miền Nam tung hoành như xưa? hay toàn hàng của ĐCTN. Ngay những sản phẩm của những hãng quạt khác cũng có rất nhiều đồ của ĐCTN.
Với máy Đột cao tốc 600 nhát/phút cho ra cả Roto và Stato, được ép thành bánh luôn đã đáp ứng được thị trường cả nước và xuất khẩu sang Lào & Campuchia. Điện cơ 92 phải xát nhập với điện cơ 92 cũng vì những đại gia ngành quạt mới tồn tại được, nếu đứng đơn độc sẽ phải chịu Lạnh bởi gió Thị trường. Mấy hãng quạt tầu với nhà xưởng lụp xụp ko cất nổi cái nóc nhà dột cũng vì Lạnh giữa mùa Hè ở Hà nội. Mấy ông tư nhân nhỏ lẻ thấy quạt trần là thị phần béo bở của ĐCTN đã nhanh tróng làm hàng giả để kiếm chác chút đỉnh mà cũng phải khóc thét vì giá của họ ko rẻ hơn là bao.
Bác lấy mấy cái khuôn Xe máy ra làm chuẩn của công nghệ cao thì em lại thấy nó mới là chuẩn của công nghệ Thô. Nếu để làm 1 cái xe máy mà khi ở môi trường ko gió, cái xe máy đó ko cần chân trống mà vẫn đứng yên thì mới đáng nói, còn để làm hàng hao hao giống hay tương tự hay đại loại là thế như hiện nay, em ko cần làm. Alo 1 cái sang TQ hay hỏi thẳng Honda xem có khuôn cũ ko để mua cho nhanh mà lại giống chính hãng đến phát sợ, bên cạnh đó thời gian lại ngắn cũn cỡn, đố ông đại gia nào làm nhanh bằng và giống bằng.
 
M

matt

Author
Mình xin lỗi . Mình chỉ đọc vài bài đầu vì các bạn viết dài quá :'(

Ở Công Ty mình đang làm có làm quạt ( kiểu quạt máy vi tính ) . Cái cánh quạt gọi là Impeller . Được ép từ máy FANUC của Nhật , nhựa Nhật luôn . Nhưng cũng phải cân bằng bằng chất gọi là DREAM WEIGHT được trộn từ DREAM WEIGHT A và B theo tỉ lệ 1:1 .

Theo bài trên có bạn nói là nhà máy ở HN ép cánh quạt to 400mm mà ko cân bằng . Mình ko tin vào điều đó . Hãy chứng minh cho mình tin bạn là đúng đi .
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Cánh quạt nào cũng có kiểm tra bằng máy cân bằng động, để đảm bảo ko tung ra thị trường hàng lỗi. Vấn đề mà tôi đề cập là rất ít sản phẩm bị lỗi khi đưa lên kiểm tra cân bằng.
Nếu khuôn nhựa làm chuẩn, áp lực máy ép đủ và hạt nhựa được xơ chế tốt thì vấn đề cần phải cân bằng cánh là rất ít (sản phẩm lỗi)
 
V

vetnon

Author
@Liễu Ngân Đình: Giờ tôi không làm quạt nữa rồi. Ban giám đốc ĐCTN cử ai đi học CAD/CAM tôi ko biết, nhưng các kỹ sư và công nhân trẻ khai thác được máy CNC gia công bề mặt 3D thì có được học khóa học nào đáng giá đâu (toàn mấy lớp học autocad do sở CN hà nội tổ chức, biết gì mà dạy, lại miễn phí nữa). Tôi đâu có nói là tôi không lấy mẫu được cánh quạt. Tôi chỉ muốn hỏi bạn xem có cách nào hay hơn để học hỏi thôi. Cùng nhau tiến bộ mà.
@matt: Bạn đi mua 1 quạt cánh 400mm của ĐC Thống Nhất về, loại tương đối mới ấy. Bạn xem kỹ cái cánh quạt xem: không hề có 1 dấu vết của bất kì hình thức cân bằng nào VD: gọt giũa, kẹp mẩu kim loại... ;D
 
Top