Solidworks và sản phẩm !

Bạn down bản IDM phiên bản 5.12 trở lên sẽ không bị lỗi down file ở mediafire.
Hoặc bạn dùng trình download khác sẽ không bị lỗi.
 
VẼ CÁNH QUẠT CÔNG NGHIỆP VÀ CÁCH KHAI TRIỂN

Xin chào cả nhà!
Thưa chú DCL và tất cả các anh, chị trong diễn đàn. Lần đầu tiên ghé thăm trang Web cháu thực sự cảm thấy đây là một trang web rất hữu ích cho những người yêu thích kỹ thuật nói chung và Bộ môn Solidwoks nói riêng. Qua diễn đàn này Cháu mong muốn sẽ học hỏi đựoc nhiều từ chú DCL và các anh, chị.
Hôm nay cháu có 1 câu hỏi muốn hỏi chú DCL và các anh chị:
Cháu đang có đề tài nghiên cứu và thiết kế CÁNH QUẠT Công nghiệp kiểu dáng như LOẠI QUẠT mà chú DCL đã làm khuôn đúc.
Cháu muốn hỏi.
- Vẽ cánh quạt như vậy dùng lệnh gì?
- Khi vẽ song cháu muốn tách cánh quạt ra khỏi phần thân quạt thì làm thế nào? Cách vẽ cánh để làm sao có thể khai triển(trải ra) được, vì cánh này cháu dùng tôn để chế tạo sau đó hàn vào phần thân(mai ơ).
Cháu cảm ơn!
Mong sớm nhận được câu trả lời của Chú và các anh chị trong diễn đàn.
 
P

Phương Thảo

Mến chào bạn,

Mình đã upload file quạt .prt của bác DCL lên rồi. Bạn dùng chương trình Solidworks để mở file này lên và nhìn cấu trúc Tree bên tay trái là bạn có thể biết dùng lệnh gì, thậm chí bạn có thể sửa đổi theo kích thước bạn muốn.

Chúc bạn thành công.
 
Gửi chị phưong Thảo

Em down về rồi nhưng không đọc được.nó báo lỗi phiên bản.
có lẽ là bản vẽ dùng solidworks 2008(em dùng 2007).
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Chào bạn Vuquocluc,

Thiết kế cánh quạt là một chuyên ngành hẹp của bộ môn Thủy-Khí động lực học (chẳng biết bây giờ còn bộ môn này trong các trường Đại học không?). Do đó, chỉ có những ai làm việc trong lĩnh vực này mới có đủ tư cách và trình độ để trả lời câu hỏi thứ nhất của bạn, mà tiếc là tôi lại không thuộc trong số đó. Tuy vậy, bạn vẫn có thể tìm đọc các tài liệu kỹ thuật liên quan để có kiến thức cơ bản về lĩnh vực này.

File thiết kế khuôn cánh quạt của tôi đơn thuần chỉ nhằm để minh họa cho chức năng thiết kế khuôn của SW mà thôi, bản thân cánh quạt sản phẩm là do tôi tự "bịa" ra căn cứ vào các kích thước đo đạc một cách thiếu chính xác của một cánh quạt dân dụng.

Về nguyên tắc, đây là loại quạt hướng trục, nghĩa là chiều chuyển động của lưu thể có phương theo hướng của trục cánh quạt. Đối lập với loại hướng trục là loại ly tâm, loại này tạo ra dòng lưu thể đi ra theo hướng của bán kính rotor. Loại phối hợp của 2 kiểu này là kiểu dòng chảy xiên . Bạn Quế Thanh đã có minh họa cho hai loại sau ở bài viết trên rồi.

Với kiểu hướng trục, ta phải thiết kế sao cho tốc độ lưu thể ở gần tâm và ở mép ngoài của cánh quạt xấp xỉ bằng nhau. Nhưng do tốc độ dài (theo phương tiếp tuyến) của phần cánh quạt ở gần tâm lại nhỏ hơn ở phần cánh quạt mép ngoài nên tại các bán kính khác nhau, chúng cần có độ nghiêng khác nhau. Cụ thể là cánh quạt phần gần moay-ơ phải nghiêng nhiều hơn mép ngoài. Ngoài ra, xét về toàn thể, mỗi chiếc cánh cần có độ cong (khum) hợp lý để tạo ra chênh áp thích hợp giữa phía trước và phía sao cánh quạt khi nó chuyển động với một tốc độ nào đó. Cuối cùng, biên dạng mép cánh quạt phải sao cho có thể chế tạo được và tránh cản dòng chảy của nhau. Để giải quyết bằng đó vấn đề, chắc chắn bạn sẽ phải sử dụng rất nhiều công thức tính toán phức tạp, cả công thức lý thuyết lẫn công thức kinh nghiệm. Ngay cả khi có phần mềm chuyên dụng hỗ trợ thiết kế, bạn cũng cần có những kiến thức khá đầy đủ về lĩnh vực này thì mới mong sử dụng được.

Với cánh quạt công nghiệp được chế tạo bằng kim loại, bạn không thể dùng cùng phương pháp chế tạo như cánh quạt bằng chất dẻo. Nó gồm một moay-ơ với các cánh quạt rời được lắp ráp hoặc hàn vào đó. Nếu bạn đã tính toán được các thông số của cánh quạt thì việc thiết kế nó trên SW là hoàn toàn thực hiện được một cách không mấy khó khăn. Vì chưa biết các thông số thiết kế nên tôi chưa thể tư vấn cho bạn về các lệnh được dùng để thiết kế ra nó.

Vì vậy, bạn hãy nêu ra các thông số đó đi nhé!
 
Đầu tiên cháu xin cảm ơn bài viết của chú DCL:
Đúng là thiết kế cánh quạt công nghiệp là một lĩch vực mà bản thân cháu cảm thấy cực kỳ phức tạp.Hiện tại cháu chỉ nhìn các mẫu mã có sẵn để dựng lên mà mô phỏng sau đó chạy thử nếu đạt hết công xuất là sản phẩm đó là đạt bởi vì cháu cũng chưa có thiết bị đo kiểm lưu lượng Gió.Mục đích của cháu là vẽ ra cánh quạt sau đó Khai triển nó ra(vì cánh làm bằng tôn sau đó cắt và LỐC lấy bán kính cong sau đó hàn vào MAIƠ) Để cắt tôn chế tạo.Do vậy chú có thể chỉ cho cháu cách:
- Cách vẽ cánh quạt mà sau khi TÁCH KHỎI maiơ có thể dùng lệch KHAI Triển trong phần SHEET METAL.
Mục đích của cháu chỉ là tách CÁNH và Trải cái cánh thôi.
các thông số cánh thì chú có thể BỊA cũng được
Cháu xin chân thành cảm ơn
 
Chú DCL cho cháu hỏi là với các sản phẩm mà chị QUE_THANH,cánh quạt do chú vừa đưa lên thì có phải việc vẽ các biên dạng khó như vậy dc thực hiện bằng cách là tính toán các phương trình toán học bên ngoài rồi khi vẽ thì lấy các điểm tương ứng trong hệ tọa độ rồi vẽ các đường spline qua các điểm đó à?
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Việc xây dựng mô hình cánh quạt theo cách nào tùy thuộc vào các thông số mà thiết kế phải đáp ứng được, không có một quy tắc cứng nhắc nào cả. Thông thường người ta có thể dùng một hoặc một số trong các lệnh sau để dựng mặt cong:
- Extrude
- Loft
- Sweep
- Flex
Sau đó, cắt biên dạng bằng lệnh Extruded Cut.

Tóm lại, bạn cần có câu hỏi cụ thể thì mới mong nhận được câu trả lời cụ thể. Thực ra chẳng có gì là quá khó đâu, cái chính là phải biết mình muốn đạt được cái gì thôi, khi đã biết phải làm gì thì ta sẽ tìm ra cách thực hiện (hình như trong số các phím thì nặng nhất trên bàn phím máy tính là phím Enter thì phải!).
 
M

M_Four

Xin chào cả nhà, hôm nay mò vào cái Photoworks thấy hay hay. Post lên thể nào cũng được các bác truyền thêm kinh nghiệm. cảm ơn cả nhà. chúc nhà mình vui vẻ. ;D
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
M_Four làm được đấy, cậu thử bố cục thêm vài ba chi tiết khác, sử dụng hình nền sinh động hơn nữa và đặt vài nguồn sáng màu thì sẽ có một tác phẩm rất đẹp. Khi thuyết trình về sản phẩm tương lai mà minh họa bằng những hình ảnh mang tính hiện thực cao thì sẽ rất có tính thuyết phục.

Cố lên nhé!
 
M

M_Four

DCL viết:
M_Four làm được đấy, cậu thử bố cục thêm vài ba chi tiết khác, sử dụng hình nền sinh động hơn nữa và đặt vài nguồn sáng màu thì sẽ có một tác phẩm rất đẹp. Khi thuyết trình về sản phẩm tương lai mà minh họa bằng những hình ảnh mang tính hiện thực cao thì sẽ rất có tính thuyết phục.

Cố lên nhé!
Cảm ơn bác DCL có lời động viên. Từ hôm vào lại diễn đàn mình thấy không khí sôi nổi hơn rất nhiều và có nhiều bài viết thật hay. Mình cũng học được từ mọi người rất nhiều, Không biết nói sao. Thank all from deep in my heart. chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ ;D
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Vetnon làm cũng tạm được, nhưng hình như cánh quạt máy bay có gốc khỏe hơn:


Có lẽ thế này đúng hơn:

 
Last edited by a moderator:
Chào cả nhà!
Em thấy các bác tham gia topic này sôi nổi quá nên cũng rất hứng khởi. Em làm SW cũng được một chút thời gian rồi nhưng thấy so với anh em còn phải học hỏi nhiều! Em mang tới 4R mấy câu hỏi mong được các bác chỉ giáo:
1.Trong các phiên bản (Crack) của SW phiên bản nào tin cậy nhất?
Em đã dùng 2004,2005,2006 thấy cái thì cài lúc được lúc không, cái thì thấy thiều modun,...
Các bác cho em lời khuyên!
2. Có thể thêm mẫu mặt cắt mới, chẳng hạn mẫu mặt cắt thủy tinh(TCVN), cho SW được không và bằng cách nào?
3. @Hiến: bác làm thế nào để cắt được góc một phần tư thế?
4. Em có chi tiết vòng ôm dưới đây, khi làm việc thì 2 mặt của chi tiết áp sát vào nhau, làm thế nào để vẽ được chi tiết này ở trạng thái đang làm việc?(khi em dùng lệnh Swept hoặc Sheet-Metal thì đều bị báo lỗi)
 
V

vetnon

@DCL: tôi đùa đấy, đấy là cánh quạt chống nóng 750 ở các hàng bia.
 
Author
MyHUT viết:
1.Trong các phiên bản (Crack) của SW phiên bản nào tin cậy nhất?
Em đã dùng 2004,2005,2006 thấy cái thì cài lúc được lúc không, cái thì thấy thiều modun,...
Các bác cho em lời khuyên!
2. Có thể thêm mẫu mặt cắt mới, chẳng hạn mẫu mặt cắt thủy tinh(TCVN), cho SW được không và bằng cách nào?
3. @Hiến: bác làm thế nào để cắt được góc một phần tư thế?
4. Em có chi tiết vòng ôm dưới đây, khi làm việc thì 2 mặt của chi tiết áp sát vào nhau, làm thế nào để vẽ được chi tiết này ở trạng thái đang làm việc?(khi em dùng lệnh Swept hoặc Sheet-Metal thì đều bị báo lỗi)
Chào bạn !
1. Mình đã dùng các phiên bản 204,204,206,207 , về độ dễ cài đặt thì 2007 mình thấy là dễ nhất, còn về độ ổn định thì còn tùy cấu hình máy của bạn nữa, nhưng có lẽ 206 là ít bị lỗi hơn các phiên bản khác (mình chưa dùng 208), một điều nữa đó là các phiên bản sau đều có các tính năng mới hơn phiên bản trc, do vậy nếu bạn mới tìm hiểu thì cứ dùng "hàng" mới nhất 208 ;D
2. Cái này thì mình chưa thử, nhưng trong solid có hầu hết các mặt cắt rồi (kể cả thủy tinh).
3. Không biết bạn muốn cắt 1/4 ở bản vẽ part hay ở drawing
- Ở part hay assembly thì bạn vẽ một hình chữ nhật rồi cắt là dc, nếu muốn giữ cả 2 nửa thì bạn dùng lệnh insert - mold - split.
- Trong drawing thì bạn dùng lệnh broken-out, chú ý là vẽ biên dạng bạn cần cắt trước, sau đó chọn chúng rồi mới ấn lệnh broken-out, rồi chọn chiều sâu hợp lý. Nếu muốn cắt 1/4 ở model view thì quả thật mình cũng chưa rõ, mình hay dùng cách copy ra thêm một part (hay assembly) nữa, ở đó mình cắt 1/4 rồi insert model view vào drawing và gạch mặt cắt.
4. Trong trường hợp này thì có cũng có cách giải quyết, nhưng là hàng giả ;D. Bạn dùng extrute, sau đó vẽ một mặt để tạo đường "ngăn" hì hì ;D
(sorry vì photobucket.com vẫn chết ko up dc.)
 
Top