Kí hiệu dung sai hình dáng và dung sai vị trí

Thầy me cho em thêm tí thông tin có nhiều bạn có lẽ sẽ cần, lệnh để viết kí hiệu dung sai trong autocad là "tol"
 

ME

Active Member
Author
Tôi nghĩ là khi học về vẽ kỹ thuật các thầy đã nói về vấn đề trên rồi. Khi các bạn SV học AutoCAD lại được nhắc lại một lần nữa. Tuy nhiên có thể lâu ngày nhiều nguời quên hoặc hiểu chưa đến nơi đến chốn. Thôi thì tôi nhắc lại vậy.
Dung sai được dịch sang tiếng Anh là Tolerance. Do đó ở các hệ thống CAD người ta hay sử dụng từ viết tắt "tol" và có thể kèm theo một số ký tự viết tắt nữa để nói về một cái gì đó liên quan đến dung sai.
Khi thực hiện bản vẽ chế tạo 2D hay bản vẽ chi tiết 3D, chúng ta có thể đưa thông tin về dung sai vào bản vẽ. Dĩ nhiên các phần mềm khác nhau thì lệnh khác nhau. Đối với dung sai hình dáng và vị trí chúng ta thường phải điền thông tin vào các ô của "khung kiểm soát đối tượng" (Feature Control Frame). Hic, lâu quá không sử dụng từ tiếng Việt đó, không biết có chuẩn không nữa.



- Ô thứ nhất: điền ký hiệu loại dung sai hình dáng/vị trí. Các ký hiệu đã chỉ ra ở hình bài viết trên cùng.
- Ô thứ 2: giá trị dung sai, hay nói chính xác là miền dung sai (tolerance zone) và các điều kiện vật liệu.
- Các ô tiếp theo: điền ký hiệu bề mặt chuẩn, có thể một hoặc nhiều bề mặt tùy theo yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
 

ME

Active Member
Author
Một vài hình ảnh minh họa



 

ME

Active Member
Author
Bài này dành cho Xanha đọc ;D:



Hình trên là yêu cầu kỹ thuật về độ đảo hướng kính toàn phần- 2 mũi tên "xéo". ;D
Dung sai độ đảo hướng kính không được vượt quá 0,1mm trên toàn bộ chiều dài của bề mặt trụ lớn, so với đường tâm chung của 2 bề mặt A và B. Nghĩa là khi đo chúng ta phải đo nhiều vị trí trên toàn bộ chiều dài đó. Giá trị lớn nhất của các lần đo là giá trị cần tìm. Nếu giá trị thu được này lớn hơn 0,1 thì chi tiết không đạt yêu cầu. Nếu chỉ "1 mũi tên xéo" thì chúng ta chỉ đo tại một vị trí bất kỳ trên bề mặt trụ lớn.
Dung sai độ đảo hướng kính toàn phần là dung sai tổng hợp bao gồm ảnh hưởng của độ trụ, độ tròn, độ đồng trục, độ thẳng và độ phẳng dọc theo trục.
 
M

minhcnctm

Tôi nghĩ là khi học về vẽ kỹ thuật các thầy đã nói về vấn đề trên rồi. Khi các bạn SV học AutoCAD lại được nhắc lại một lần nữa. Tuy nhiên có thể lâu ngày nhiều nguời quên hoặc hiểu chưa đến nơi đến chốn. Thôi thì tôi nhắc lại vậy.
Dung sai được dịch sang tiếng Anh là Tolerance. Do đó ở các hệ thống CAD người ta hay sử dụng từ viết tắt "tol" và có thể kèm theo một số ký tự viết tắt nữa để nói về một cái gì đó liên quan đến dung sai.
Khi thực hiện bản vẽ chế tạo 2D hay bản vẽ chi tiết 3D, chúng ta có thể đưa thông tin về dung sai vào bản vẽ. Dĩ nhiên các phần mềm khác nhau thì lệnh khác nhau. Đối với dung sai hình dáng và vị trí chúng ta thường phải điền thông tin vào các ô của "khung kiểm soát đối tượng" (Feature Control Frame). Hic, lâu quá không sử dụng từ tiếng Việt đó, không biết có chuẩn không nữa.



- Ô thứ nhất: điền ký hiệu loại dung sai hình dáng/vị trí. Các ký hiệu đã chỉ ra ở hình bài viết trên cùng.
- Ô thứ 2: giá trị dung sai, hay nói chính xác là miền dung sai (tolerance zone) và các điều kiện vật liệu.
- Các ô tiếp theo: điền ký hiệu bề mặt chuẩn, có thể một hoặc nhiều bề mặt tùy theo yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
Bổ sung thêm một chút lời của thầy ME: sau chữ số chỉ dung sai của sai số vị trí nếu là sai số phụ thuộc thì có thêm chữ M trong vòng tròn, nếu là sai số ko phụ thuộc thì không có.
 

ME

Active Member
Author
Bổ sung thêm một chút lời của thầy ME: sau chữ số chỉ dung sai của sai số vị trí nếu là sai số phụ thuộc thì có thêm chữ M trong vòng tròn, nếu là sai số ko phụ thuộc thì không có.
Chữ M là 1 trường hợp thôi em ạ (điều kiện vật liệu lớn nhất), còn có chữ L nữa.
Các gọi "sai số phụ thuộc" chỉ có trong sách của thầy Hà Văn Vui. Đọc thì ai cũng hiểu nhưng theo ý tôi thì chúng ta nên dùng từ "điều kiện vật liệu...". Dịch cũng sát nghĩa và cũng tương đối dễ hiểu.
 
M

minhcnctm

Thầy ME nói làm em lại tìm sách đọc, hay thật. M là điều kiện vật liệu tối đa. Nhưng thầy ME cho em biết điều kiện vật liệu L, S là gì và dùng trong trường hợp nào không ạ.
 
T

takitori1909

71

1

3

2

5

6


6

Các anh xem cho em.Mấy cái đồng hồ này thì đo dạng dung sai gì?Khi chi tiết quay và khi không quay.Thanks trước nha.
 
Ðề: Kí hiệu dung sai hình dáng và dung sai vị trí

các anh cho em hỏi làm sao ghi kí hiệu A,B như hình bên dưới nhỉ?
em dùng AUtoCad ạ
[ANH]A928_4E55B7D2[/ANH]
 
Last edited:

Hiro

PHAN CHÂU TUẤN
Ðề: Kí hiệu dung sai hình dáng và dung sai vị trí

Trong Autocad bạn thực hiện như sau :

Ứng dụng lệnh Multileader

Đầu tiên vào chỉnh sửa cách hiển thị :

[ANH]882A_4E59BA7E[/ANH]

Ghi ký hiệu mặt chuẩn A
[ANH]B8CB_4E59BABF[/ANH]

Thực hiện lệnh Multileader
[ANH]23F0_4E59BB03[/ANH]

[ANH]64E0_4E59BB43[/ANH]

Kết quả ;

[ANH]4D31_4E59BB80[/ANH]
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Kí hiệu dung sai hình dáng và dung sai vị trí

Chào các bạn
Để có đầy đủ thông tin cho chủ đề này mình cin gửi tăng tiêu chuẩn "ISO 1101, dưới đây là một vài hình ảnh trong bộ tiêu chuẩn này (có 25 pages, ngôn ngữ tiếng anh)
Hình 1:
Tiêu đề và mã tiêu chuẩn

H
Ình 2:

Hình 3:

C
òn đây link download (nếu thấy hay cho xin cái cảm ơn nhé)
http://www.mediafire.com/?ejbbsxnvl33djqb
Regards
Ntv-hut
 
Top