hỏi về khuôn đúc nhôm!

  • Thread starter heyyou_smile
  • Ngày mở chủ đề
H

heyyou_smile

Author
Em đang làm đồ án về một bộ khuôn đúc nhôm! chi tiết cũng nhỏ thôi(khoang 30 g). Em có dịp đi thăm một cơ sở đúc tại khu công nhiệp Vĩnh Lộc. Em có một số thắc mắc sau đây mong các thầy hoặc anh chị em nào có kinh nghiệm hướng dẫn giúp.
1. cái khuôn đó theo như họ cho biết thì nó làm bằng thép" nòng súng". vậy thép nòng súng là thép như thế nào? khí hiệu thép là gì? khối lượng riêng là bao nhiêu? nếu gia công để đúc nhôm có gì đặc biệt cần lưu ý không không? Thép này sau khi đúc, lấy chi tiết ra rồi chỉ cần gõ nhẹ là tất cả mọi thức còn sót lại đều rớt ra hết, khuôn sạch bong.
2. Ngoài hai tấm khuôn, và các chi tiết tiêu chuẩn như các ti, ống nước... các bộ phận khác của khuôn nên làm bằng thép gì là kinh tế nhất?
3. Nếu có tài liệu về khuôn đúc kim loại thì chia sẻ cho em với?
Em nói thật là kiến thức về khuôn đúc kim loại của em gần như bằng không, đang tập tễnh bước vào lĩnh vực này vi nó có sự hấp dẫn thật sư.
cảm ơn mọi người nhiều!
 
C

connhimcon

Author
mình là thành viên mới, mình cũng rất quan tâm đến vấn đề này. chỗ mình thực tập, họ còn làm khuôn từ thép xe tăng nữa cơ!!!
 

QuyenQCM

Active Member
mấy loại thép đó ăn thua gì.chỗ tôi làm bằng thép máy bay cơ,đùa tý thôi
thép làm khuôn đúc áp lực nhôm, kẽm là SKD61 mac nhật bổn,đặc điểm là chịu áp lực lớn,chịu nhiệt và dễ tách sản phẩm(chống bám dính cao)các bộ phận còn lại nên làm bằng C45 nếu dùng CT3 cũng tạm
 
C

connhimcon

Author
SKD61 sử lí nhiệt như thế nào nhỉ ?
 
Thép nòng súng là lấy thép phế liệu từ nòng pháo quân sự thải ra , mua về làm -> giảm giá tiền vật liệu , bên tôi còn lấy cả thép xe tăng làm cho khuôn nhựa , hơi bị ngon đấy , ép 3 năm liên tục chưa bị hư gì , tiêu chuẩn làm khuôn đúc áp lực làm bằng thép skd61 kể cả ti lói , chốt xiên , nòng piston , sau khi gia công thì đem đi nhiệt luyện , trong quá trình ép thì sau mổi lần ép ra sản phẩm thì xịt khí nén + dung dịch chống dính vào , đảm bảo cho lần ép tới bề mặt khuôn luôn sạch , lưu ý là khuôn đúc áp lực luôn thiết kế bơm lệch tâm nên kích thước khuôn luôn lớn hơn khuôn ép nhực nhiều
 
H

heyyou_smile

Author
tính toán khuôn.

cảm ơn các bác nhiều. Em lựa SKD 61 rồi, giá cao lắm(100k /1Kg)nhưng cũng phải chịu thui chứ cái thứ kia không bít đi mô mà tìm nữa. a! bi giờ không bít bác nào có tào liệu tính toán khuôn không nhỉ? Cái này mà không biết đường lối thì có mò tới già. Đi hỏi hầu như họ đều lấy theo kinh nghiệm cả thôi. nhiều lúc thấy dư bền quá trời luôn. CÁi này mà không tính toán được chắc em tiu quá ! còn có 2 tuần nữa hà. các bác cứu em với!
cái khuôn em làm ngoài thực tế nó khỏng 200x250x180 với 3 chi tiết(khoảng 30 g/ct). Em đem tóp lại còn 200x200x170 mà lại tăng lên 4 chi tiết. Bi giờ mấy ông làm khuôn la làng vì không còn chổ để khoang cái đường nước thứ 2 nếu gãy mũi khoan(Đi đặt bắn điện thì giá không biết có kiểm soát nỗi ko nữa). Em ngồi gần 1 tuần mới tìm ra chổ để xỏ cái đường nước vào. Đúng là chỉ có sinh viên mới làm thế hihi.
 
Last edited by a moderator:
S

sufathau

Author
khuôn đúc nhôm của bạn không thấy nói đến phải qua gia công sử lý bề mặt ,
khuôn luôn làm việc ở nhiệt độ cao 600 -700độ C, áp lực lớn nên người ta thường phải tôi trước rồi thấm khí nitơ trong lòng khuân ít nhất cũng có bề dày khoảng 0.02mm nếu không khuân của bạn nhanh mòn , chóng hỏng (khuân nhựa thì không ).khuân được chia thành lõi và vỏ .lõi được làm bằng thép tốt đắt tiền vỏ làm bằng thép thường như vậy mới kinh tế mà vẫn tốt .
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Cái Nic của bạn hay quá, nó có nghĩa là gì vậy bạn?

Xin hỏi bạn mấy câu gọi là học hỏi thêm kiến thức nhé, mong bạn trả lời cho vui.

1- Nếu khuôn không thấm Ni tơ theo bạn là bị mòn nhanh, vậy Ni tơ này ở thể Rắn?
2- Lấy gì để kiểm chứng khi tôi đem khuôn đi thấm Ni tơ đạt đúng độ dày như người làm dịch vụ cam kết?
3- Lõi và Vỏ mà bạn muốn đề cập đến, cụ thể có tên gọi là gi? bạn hãy nêu một vài cái tên thiết yếu được không?
 
S

sufathau

Author
khuôn đúc nhôm

đúng hơn là đúc áp lực nhôm
- khuôn được thấm khí nitrơ , khuôn rất hay bị mòn ở đối diện cửa vào trong lòng khuôn ,làm vật đúc ở chỗ đó to lên .
-khi mang khuôn đi thấm khó mà kiểm tra được độ dầy thấm ,bản thân nơi thấm cũng không có dụng cụ đọ này ,muốn kiểm tra phải tốn một khoản tiền đến một nào đó nơi có máy móc kiểm tra .(giống như khi mua thép SKD61 tin tưởng nhà cung cấp chứ vác đi kiểm tra vừa mất thời gian vừa tốn tiền ) người thấm tùy thời gian mà có được độ dày ,thời gian dài thì độ dày tăng .1lần minh mang đi thấm họ không tính theo diện tích sản phẩm mà tính theo kilôgam cái cục mà mình mang đến (khoảng 10kg quãng 1triệu đồng năm 2006 ) nếu cả khuôn bằng SKD61 thì không biết bao nhiêu tiền.
-Cho nên khuôn đúc nhôm họ thường làm 2 phần ,phân lõi là phần to hơn sản phẩm một tí ,sản phẩm đúc được nằm trong lõi này .còn vỏ khuôn thi được nằm ngoài lõi này .ở đây mình có đưa một ảnh của một bộ khuôn ,rất tiếc khuôn này để ép nhựa nhưng mình mong rằng mọi người sẽ hình dung được một số khái niệm về khuôn.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Theo tôi xin bổ xung thêm nữa là:
+ Thấm Nito thì bề mặt sản phẩm đúc sẽ không bị rạn chân Chim như sản phẩm làm từ khuôn không thấm.
+ Bề mặt sản phẩm có phần nhẵn bóng hơn rất nhiều so với không thấm
+ Tuổi thọ khuôn tăng lên rõ rệt

Bạn cho biết thêm chút ít thông tin về mầu sắc bề mặt lòng khuôn sau khi thấm Nito?
Tôi thấy sau khi thấm, bề mặt có mầu trắng sáng, nhưng khi tôi xem một số khuôn của VN thì lại có mầu Nâu đen, có phần xỉn.
Vậy bạn thấm xong thì bề mặt thấm có mầu gì?
 
H

heyyou_smile

Author
tính lòng khuôn

em bực mình cai lòng khuôn ghê đi! biết là làm thừa bền nhưng mà không biết nói sao hết. vì nếu thử trên các phần mềm thì nó tính hết công suất ép của máy, thành ra khuôn nát bét. Mà cái chi tiết đó đâu cần lực ép lớn đến vậy vì chỉ đổ liệu lớn hơn thể lích khuôn tí cho nó co lại là vừa thành ra nếu đổ lượng liệu bằng thể tĩch lòng khuôn thì áp suất trong lòng khuôn gần bằng zero, phải không?. Hình như áp suất tác dụng lên lòng khuôn nó phụ thuộc vào lượng kim loại đổ vào trong buồn ép. nếu đổ nhiều thì nó mới ép đến hết công suất. Bi giờ em không biết nói sao nua vì làm cai khuôn mỏng quá, lấy theo kinh nghiệm mà. không biết các anh chị co ai có công thức tính áp suất trong lòng khuôn phụ thuộc vào lực ép và lượng vật liệu đổ vào không nữa. Em cám ơn nhiu nha!
 
C

connhimcon

Author
trong sách các phương pháp và công nghệ đúc đặc biệt của thầy Nguyễn Ngọc Hà có đề cập đến mấy vụ này mà !!!
còn về cái vụ lựa chon kích thước khuôn sao cho tối ưu thì mình cũng đang đau đầu nè, chẳng là mình cũng đang làm đồ án về mấy cái này !
 
V

vetnon

Author
Bạn đọc sách: Các phương pháp đúc đặc biệt của tác giả Nguyễn Hữu Dũng.
 
V

vetnon

Author
@smile: Tất nhiên là lượng nhôm đổ vào phải lớn hơn thể tích lòng khuôn một chút rồi. Còn áp suất đúc thì hoàn toàn có thể điều chỉnh được trong phạm vi của máy và ko phụ thuộc vào lượng vật liệu. Tuy nhiên hành trình của piston đúc (của máy) là có giới hạn nên khuôn của bạn cần phải thiết kế phù hợp với máy.
Nếu bạn đưa ảnh hoặc bản vẽ sản phẩm hay bộ khuôn của bạn lên, mọi người sẽ góp ý được nhiều hơn
Mà bạn mô phỏng bằng phần mềm gì vậy?
 
C

connhimcon

Author
mình đang thiết kế đúc càng thắng honda100.
dự định dùng ansys để mô phỏng, con nhà nghèo mà. có lẽ mình chỉ dừng ở mô phỏng trường nhiệt độ thôi.
 
V

vetnon

Author
em bực mình cai lòng khuôn ghê đi! biết là làm thừa bền nhưng mà không biết nói sao hết. vì nếu thử trên các phần mềm thì nó tính hết công suất ép của máy, thành ra khuôn nát bét. Mà cái chi tiết đó đâu cần lực ép lớn đến vậy vì chỉ đổ liệu lớn hơn thể lích khuôn tí cho nó co lại là vừa thành ra nếu đổ lượng liệu bằng thể tĩch lòng khuôn thì áp suất trong lòng khuôn gần bằng zero, phải không?. Hình như áp suất tác dụng lên lòng khuôn nó phụ thuộc vào lượng kim loại đổ vào trong buồn ép. nếu đổ nhiều thì nó mới ép đến hết công suất. Bi giờ em không biết nói sao nua vì làm cai khuôn mỏng quá, lấy theo kinh nghiệm mà. không biết các anh chị co ai có công thức tính áp suất trong lòng khuôn phụ thuộc vào lực ép và lượng vật liệu đổ vào không nữa. Em cám ơn nhiu nha!
trường hợp của bạn là đúc áp lực cao hay đúc áp lực thấp hay đúc rót??? Nếu là đúc áp lực thì dùng máy đúc có lực khép khuôn bao nhiêu tấn? lượng nhôm 1 phát bắn là bao nhiêu? tôi chưa bao giờ thấy (trong thực tế) cái khuôn đúc nào mà nát bét sau vài lần đúc cả.
 
V

vetnon

Author
mình đang thiết kế đúc càng thắng honda100.
dự định dùng ansys để mô phỏng, con nhà nghèo mà. có lẽ mình chỉ dừng ở mô phỏng trường nhiệt độ thôi.
"Càng thắng" là cái tay phanh á? đề bài yêu cầu mấy lòng khuôn?
Khoảng cách giữa các lòng khuôn thì do mình bố trí đường nước, đường dẫn nhôm.v.v... nhưng không nên <30mm. Các phần tiếp xúc với nhôm thì dùng vật liệu SKD61 nhiệt luyện đạt HRC42 - 46 rồi thấm Nito. Các tấm khác dùng C45 hoặc CT3. Các chốt đẩy sp thì dùng chốt đẩy của khuôn nhựa là được.
 
C

connhimcon

Author
càng thắng là cái mà người ta dán bố thắng lên á. lòng khuôn thì tự tính. mình làm 2 cái 1 lòng khuôn.
thì mình cũng thiết kế như vậy, nhưng cứ thấy nó không khoa học gì cả. đến lúc báo cáo, thầy hỏi đến thì ko biết trả lời làm sao. chẳng lẽ nói ở ngoài người ta làm vậy nên mình cứ lấy theo như vậy !?! khổ quá đi !!!!
 
V

vetnon

Author
Sao lại không khoa học! người ta bố trí lòng khuôn dựa để thỏa mãn những tiêu chí sau:
- Đủ độ bền cơ học
- Để rãnh dẫn nhôm hợp lý, dòng chẩy trong lòng khuôn tốt...
- Đảm bảo khả năng khống chế nhiệt độ khuôn: có nghĩa là bố trí được đủ đường nước làm mát sao cho sau 1 chu kỳ (khoảng vài chục giây) thì khuôn trở lại nhiệt độ yêu cầu.
- Tiết kiệm tối đa thép làm khuôn.
Thầy hỏi thì cứ nói như thế. Bạn đọc thêm sách về đúc áp lực để có thể nói được nhiều hơn. Trong sách cũng có các công thức để tính toán về nhiệt, rãnh dẫn nhôm... cũng khá gần với thực tế.
 
C

connhimcon

Author
có ai biết mấy con bulong sài trong khuôn đúc áp lực nhôm làm bằng vật liệu gì không ? Nghe nói xài mác SACM gì đó, em chẳng biết nó là cái thứ gì cả ( tphh, cơ tính ). Lên mạng tìm đỏ cả mắt mà không thấy. Có ai biết giúp em với....!!! Em đang tính bulong cho khuôn.
 
Top