Có cách nào khi taro hạn chế được taro gãy không?

  • Thread starter wildgrass
  • Ngày mở chủ đề
W

wildgrass

Author
1/Các bác cho hỏi có cách nào khi taro răng hạn chế được việc taro bị gãy không?
2/Khi thử một loại taro mới,có cần thiết phải để ý đến tốc độ máy,loại phụ gia bôi trơn hay không?
3/Giữa phụ gia bôi trơn/giảm nhiệt khi taro răng và chất liệu của nguyên liệu,yếu tố nào làm ảnh hưởng đến chất lượng răng?
:7::39::18:
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
1- Trước tiên là máy của bạn thuộc loại máy Khoan có chức năng Taro hay máy Taro?
2- Bạn có biết kiểm bầu cặp mũi taro không?
3- Bầu cặp ấy là bầu cặp Taro hay bầu cặp mũi khoan?
4- Mũi taro thường dùng của bạn là loại nào?
5- Độ sâu của lỗ cần taro là bao nhiêu?
6- Tốc độ quay khi taro là bao nhiêu?

Hãy trả lời những câu này trước rồi ta sẽ sét những yếu tố kia sau.
 
P

phibaspkt

Author
Khi taro, đau đầu nhất là việc gãy mũi taro. nguyên lí sống còn trong taro là giữa chi tiết và dao phải có 1 tùy động. Mũi taro sẽ tự lựa lỗ khoan.
Dung dịch tưới nguội có 3 tác dụng là làm nguội, bôi trơn và thoát phoi, đó có thể là dung dịch Epoxi thông thường tưới với lưu lượng lớn dùng khi taro máy. Có thể dùng dầu để bôi trơn khi taro tay, lúc đó dầu chỉ có tác dụng làm nguội và bôi trơn.
Tốc độ trục chính khi taro giảm dần khi đường kính ren tăng dần, tốc độ trục chính tăng dần khi hàm lượng Cacbon trong thép tăng. Taro ren M5, thép CT3 có thể chọn tốc độ trục chính là 350 v/phut.
 
Bôi Tap-paste cũng hạn chế được việc gãy taro rất nhiều!Cái này công hiệu hơn các loại dầu gia công khác.
Nếu taro tay thì trước khi bị vướng bavia đảo chiều dao lại để thoát bavia, sau đó ăn
vô tiếp(giống như khi động tác cắt bavia khi khoan vậy, nhưng M3 trở xuống vướng bavia một chút là gãy dao liền).
Còn taro trên máy tự động thì không kiểm soát được lực nên thường phát sinh việc gãy taro khi dao còn vướng lại bavia lúc taro lỗ trước. Để tránh tình trạng vướng bavia này ta có loại taro ép(khi taro không phát sinh bavia) nhưng loại này chỉ hữu dụng đối với vật liệu chưa tôi mà thôi.

Khi taro gãy thì mấy bác thường dùng biện pháp gì để lôi đầu nó ra khỏi phôi vậy?Bác nào có chiêu gì hay chia sẻ với!
 
H

HTco,.ltd

Author
--Dùng chính cái mũi khoan lỗ ban đầu có được ko bác:D
độ cứng 2 cái tương đương nhau chắc ko được rùi.
--cách khác là khoan 1 cái lỗ nhỏ hơn vào phần bị gãy (thường độ cứng ở lõi nhỏ hơn), taro 1 cái ren trái, vặn 1 đoạn trục vào rùi vặn tiếp cho đoạn bị gãy đó ra (Nhưng mà em cũng chưa thấy cái taro ren trái bao giờ). hic
Mong các bác chỉ giáo
 
--Dùng chính cái mũi khoan lỗ ban đầu có được ko bác:D
độ cứng 2 cái tương đương nhau chắc ko được rùi.
--cách khác là khoan 1 cái lỗ nhỏ hơn vào phần bị gãy (thường độ cứng ở lõi nhỏ hơn), taro 1 cái ren trái, vặn 1 đoạn trục vào rùi vặn tiếp cho đoạn bị gãy đó ra (Nhưng mà em cũng chưa thấy cái taro ren trái bao giờ). hic
Mong các bác chỉ giáo
Taro ren trái nếu tìm thì cũng có đấy!
Nhưng mấy chiêu bác nói chẳng cứu vãn gì được cả vì mũi taro nó cứng ngắt.

Lúc trước tôi sử dụng 3 chiêu sau:
1)Dùng h
(carbide) để phá:
_Định tâm vị trí lỗ cần khoan bằng h
có đường kính lớn trước(Chẳng hạn mũi tap bị gãy là M3 thì dùng h
phi 4 hay phi 5 phá chổ mũi tap bị gãy còn gồ ghề, sần sùi để tạo lỗ định vị trước)
_Dùng h
nhỏ hơn mũi tap bị gãy để phá nó(giả sử mũi tap gãy là M3 thì dùng h
phi 2)
_Sau đó nạo hết tàn dư của mũi tap gãy còn sót lại trong lỗ tap ra(lúc này bên trong lỗ mũi tap đã bị phá ra nát nhừ nhưng vẫn còn tàn dư sót lại trên thành ren)
Cách này tương đối kinh tế nhất vì chỉ tốn 2 mũi khoan h
, mỗi mũi khoảng 100USD.

2)Dùng điện cực để bắn mũi tap bị gãy, chỗ tôi thường sử dụng máy K1C; sau đó cũng cạo hết tàn dư ra rồi taro lại.
Nếu có sẵn máy bắn điện thì dùng cách này tối ưu nhất(với trường hợp sản phẩm nhỏ gọn có thể gá lên máy được).

3)Dùng
carbide phá banh xác cái lỗ có mũi taro bị gãy luôn, sau đó gắn taro đệm vô(nếu tôi nhớ không lầm thì tiếng Anh gọi là Herlisert thì phải), khi sử dụng
để phá thì phải dùng
có đường kính bằng đường kính chân ren của herlisert để sau đó làm ren lại.
Cách này tốn kém nhiều nhất vì phải cần có
, mũi taro dành cho herlisert, herlisert và các dụng cụ gắn herlisert vô.

Ngoài 3 chiêu này ra không biết còn chiêu nào giá thành rẻ và khả thi hơn không hỉ!
 
V

Vo HuyThanh

Author
Sao KTS không thử dùng Rikeizai với keo chuyên dụng Allon alpha. Trường hợp gãy tap ngang tầm mặt lỗ thí dùng cách mấy em nói cũng được, còn trường hợp gãy sâu bên trong thì chỗ tôi làm tụi Nhật nó hay dùng dụng cụ nhỏ dùng để sơn phết quét Rikeizai ( tên VN không biết , đây là một chất thuốc chống dính, )xung quanh thành lỗ và phần ren đã cắt và các vị trí quanh mặt lỗ. Đợi khoảng 5 phút thì thả một cây sắt chữ T có đường nhỏ hơn đường kính lỗ một chút vào lỗ , kế tiếp thì đổ Allon Alpha chuyên dụng, đợi khoảng 1 phút thì keo này nó khô cứng như sắt vậy. Sau đó thì quay ngược cây sắt chữ T ra thì nó kéo mũi tab gãy ra luôn. Vấn đề kỹ thuật là kinh nghiệm quét Rikeizai, quét không kỹ thì Allon Alpha nó dính vào chân ren thì chỉ có nước liệng cục hàng luôn hoặc dùng các phương pháp của em đục đẽo của em để lấy ra. Dùng helisert thì phải có chỉ định của tụi thiết kế trên bản vẽ , mình tự ý gắn helisert thì cục đồ kể như bỏ rồi.
 
Sao KTS không thử dùng Rikeizai với keo chuyên dụng Allon alpha. Trường hợp gãy tap ngang tầm mặt lỗ thí dùng cách mấy em nói cũng được, còn trường hợp gãy sâu bên trong thì chỗ tôi làm tụi Nhật nó hay dùng dụng cụ nhỏ dùng để sơn phết quét Rikeizai ( tên VN không biết , đây là một chất thuốc chống dính, )xung quanh thành lỗ và phần ren đã cắt và các vị trí quanh mặt lỗ. Đợi khoảng 5 phút thì thả một cây sắt chữ T có đường nhỏ hơn đường kính lỗ một chút vào lỗ , kế tiếp thì đổ Allon Alpha chuyên dụng, đợi khoảng 1 phút thì keo này nó khô cứng như sắt vậy. Sau đó thì quay ngược cây sắt chữ T ra thì nó kéo mũi tab gãy ra luôn. Vấn đề kỹ thuật là kinh nghiệm quét Rikeizai, quét không kỹ thì Allon Alpha nó dính vào chân ren thì chỉ có nước liệng cục hàng luôn hoặc dùng các phương pháp của em đục đẽo của em để lấy ra.
Đa tạ đại ca chỉ giáo!
Allon alpha thì em biết rồi, nhưng còn Rikeizai chữ tiếng Nhật là gì vậy anh?
Quởn quởn chắc phải làm gãy mũi tap để thí nghiệm thử tuyệt chiêu này mới được.

Dùng helisert thì phải có chỉ định của tụi thiết kế trên bản vẽ , mình tự ý gắn helisert thì cục đồ kể như bỏ rồi.
Mỗi lần chế biến lại như vậy em đều phải liên lạc với tụi sales để xin sự đồng ý của khắch hàng. Còn dân thiết kế của công ty em thì chỉ nghe khách hàng bảo sao thì thiết kế vậy thôi.
 
Last edited:
D

duongtuananh

Author
vậy là rút gọn là các cách của các bác không hiệu quả kinh tế rồi theo em là xem cái vị trí của chỗ cần bắt ren đó có rộng dãi không.nếu mà rộng có 2 phương án nhanh:1 là lấy máy hàn hơi thổi cho mũi ta rô kia non đi và lấy nó ra dễ hơn(nếu mà thổi nhiệt vào có phải là thực hiện được cơ số phương pháp khác không?) còn cách thứ 2 là tối thiểu thì nên khoan 1 lỗ khác gần gần đó tất nhiên là phải thực hiện cả 2 chi tiết bắt vào nhau roài. tiết kiệm kinh tế và nhanh chóng.
 
vậy là rút gọn là các cách của các bác không hiệu quả kinh tế rồi theo em là xem cái vị trí của chỗ cần bắt ren đó có rộng dãi không.nếu mà rộng có 2 phương án nhanh:1 là lấy máy hàn hơi thổi cho mũi ta rô kia non đi và lấy nó ra dễ hơn(nếu mà thổi nhiệt vào có phải là thực hiện được cơ số phương pháp khác không?) còn cách thứ 2 là tối thiểu thì nên khoan 1 lỗ khác gần gần đó tất nhiên là phải thực hiện cả 2 chi tiết bắt vào nhau roài. tiết kiệm kinh tế và nhanh chóng.
Cách này của bạn đúng người ta có dùng thật nhưng chỉ mấy bác thợ sửa chữa thôi vì mấy bác không tính đến sử ảnh hưởng của nhiệt tới cơ tính và chất lượng của bề mặt lắp ghép ,và bạn có dám khẳng định rằng với phương pháp đó khi lấy mũi ta rô ra lỗ ren vẫn còn nguyên vẹn không , nếu có diệp ban thử xem thế nào nhé ? Nếu nói như bạn mình còn biết cách khác mà mấy bác thợ cũng làm rội và đã làm thành công .
 
M

mrakhoi

Author
Những kinh nghiệm thật quí báo. Xin cảm ơn tất cả các Anh.

Trong sách có ghi cách này nữa: nếu phần gãy nằm trong lỗ, có thể dùng cái nút xoắn tự chế để lấy ra
 

TYA

Well-Known Member
Hạn chế taro gãy :
theo lý thuyết chung, Dkhoan = D đỉnh ren - P +0.1
trong đó P là bước ren.

Xem hình vẽ. n% là tỉ lệ chiều cao ren.
full thread 100% là toàn bộ ren đầy đặn
n% là ren có đỉnh bị là bằng (không nhầm ren chữ nhật nhé).

Khi vật liệu dai (tough) thì phải chọn n% < 100%

giá trị n% thay đổi theo size của lỗ ren, nói chung n=64.5~67.5

Với các vật liệu ròn, và khi cần ghép ren độ chính xác cao hơn
thì tăng hệ số n%
 
em thì thường thấy là: lấy cây sắt chữ T chấm vào mũi taro và chấm cho nó 2 mối hàn và vặn ( có thể là sửa chữa đơn giản và lỗ taro đủ rộng để hàn ), còn hok thì pác nghiên cứu các loại keo Loctite có loại dán được kim loại, chịu lực cao và chống xoay dán cây sắt chữ T vào mũi taro và lấy ra.
 
em thì thường thấy là: lấy cây sắt chữ T chấm vào mũi taro và chấm cho nó 2 mối hàn và vặn ( có thể là sửa chữa đơn giản và lỗ taro đủ rộng để hàn ), còn hok thì pác nghiên cứu các loại keo Loctite có loại dán được kim loại, chịu lực cao và chống xoay dán cây sắt chữ T vào mũi taro và lấy ra.
Bạn thấy ai làm như bạn nói rồi và làm có thành công không ? Hàn thanh thép chữ T vào mũi taro ? Chắc bạn nhầm lẫn chăng ?
Còn cách sử dụng keo chú Huy Thành đã giới thiệu ở trên bạn đọc thử xem sao ,mình cũng không rỏ ở ta đã phổ biến sử dụng cách này chưa và mua keo chuyên dụng và sơn chống dính ở đâu nữa ?
 
M

MTAM

Author
Nếu cái mũi taro của em lớn một chút để có thể khoan một lỗ ở giữa thì em có thể dùng dụng cụ đặc biệt (hổng biết gọi tiếng Việt là gì) nó có ren ngược chiều để vặn vào lỗ đó và tháo cái taro gãy ra phà phà ah!
 

TYA

Well-Known Member
Nếu cái mũi taro của em lớn một chút để có thể khoan một lỗ ở giữa thì em có thể dùng dụng cụ đặc biệt (hổng biết gọi tiếng Việt là gì) nó có ren ngược chiều để vặn vào lỗ đó và tháo cái taro gãy ra phà phà ah!
khoan vào con taro ở vết gãy khó không? hardened mat'l, khoan chéo góc, không dẫn hướng....

anh có cấp dụng cụ hard drill cho họ....cũng khó làm
 
M

MTAM

Author
Những con taro lớn thì trong lõi cũng không cứng lắm đâu TYA ạ! Lấy một cái tâm rồi khoan ào ào ngay thôi!
 
Nếu cái mũi taro của em lớn một chút để có thể khoan một lỗ ở giữa thì em có thể dùng dụng cụ đặc biệt (hổng biết gọi tiếng Việt là gì) nó có ren ngược chiều để vặn vào lỗ đó và tháo cái taro gãy ra phà phà ah!
Cách của anh em thấy hay giống phương án 1 của anh @ KST .
Các anh cho em hỏi là @ anh Đình có giới thiệu về dụng cụ khoan lấy ruột ( lõi )sử dụng trong khoan gỗ ,vậy có loại dụng cụ khoan lấy ruột ở kim loại không và có thể áp dụng vào trường hợp này được không ạ ? Nếu được thì thật kinh tế và hay ,việc làm ren đệm cũng đơn giản thôi .
 

TYA

Well-Known Member
theo anh thì không có mũi khoan lấy ruột.

mũi "khoan" lấy ruột đúng ra gọi là mỏ khoét (cái mà người ta khoeast tôn ấy)

chứ không phải Dao Khoét nha
 
Bạn thấy ai làm như bạn nói rồi và làm có thành công không ? Hàn thanh thép chữ T vào mũi taro ? Chắc bạn nhầm lẫn chăng ?
Còn cách sử dụng keo chú Huy Thành đã giới thiệu ở trên bạn đọc thử xem sao ,mình cũng không rỏ ở ta đã phổ biến sử dụng cách này chưa và mua keo chuyên dụng và sơn chống dính ở đâu nữa ?
vẫn hàn và lấy ra bình thường bạn ah. Còn cái keo chuyên dùng loctite thì pác tới các cửa hàng bán vòng bi SKF chắc là có, ở đó có rất nhiều chủng loại cho bạn lựa chọn với nhiều ứng dụng khác nhau.
 
Top