Thiết kế một bộ khuôn dập tấm hoàn chỉnh

Author
Kính chào mọi người,em đưa ra topic này mong mọi người hướng dẫn dùm e thiết kế một bộ khuôn dập hoàn chỉnh,phần mềm nào có thể làm khuôn dập,ko biết pro/e có chức năng làm khuôn dập hay ko?khuôn dập và khuôn nhựa giống và khác nhau như thế nào?e là người chưa làm về khuôn dập nên cũng rất mong được sự giúp đỡ của mọi người trên diễn đàn,bên dưới là hình ảnh của sản phẩm cần dập ra, bề dày 2mm, vật liệu làm ra sản phẩm là thép có độ cứng trung bình, máy dập nào cũng được vì e chưa biết là sẽ dùng loại máy nào hết,các bác cứ chọn máy dập luôn

 

worm

Well-Known Member
Moderator
Thiết kế giùm một bộ khuôn dập hoàn chỉnh? Theo tớ thì chẳng có phần mềm nào có thể giúp bạn ăn sẵn trong việc này cả. Chẳng có gì thay thế được cho những kiến thức và kinh nghiệm, các phần mềm chỉ mang tính chất hỗ trợ bạn hiện thực hóa những gì bạn đã có trong đầu.
Nếu muốn mọi người giúp, bạn nên trình bày về phương án công nghệ của bạn rồi nhờ mọi người góp ý. Còn nếu chỉ đơn thuần đưa ra một đề tài nào đó để mọi người làm giúp thì, xin lỗi, bạn nên bỏ nghề đi là vừa.
 

wjt

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Mình không nhìn thấy chi tiết cần dập của bạn? Còn nếu chỉ cần dập ra các miếng từ tấm (2 mm) thì khuôn đơn giản thôi mà! Chỉ cần chú ý nhất và vật liệu, nhiệt luyện và khe hở giữa chầy và cối thôi!

WJT.
 
Bạn có thể dùng Pro/E để thiết kế khuôn dập tấm. Phần Modul thiết kế khuôn cho phép bạn "thỏa thích" phô bày ý tưởng Pro sẽ trợ giúp.
Nói chung dập tấm (Ví dụ như bồn INOX) thì đơn giản. khi thiết kế bên Pro bạn Vẽ trước dạng Surface sau đó tạo Offset cụ bộ bạ dễ dàng có một cái khay hay cái bồn với góc nghiêng tùy thích. sau đó tạo thicken cho sản phẩm(2mm như SP của bạn)
Bạn hãy tham khảo lại bài của mình " thực hành với lệnh Draff Offset" trong mục Pro.
Cái của bạn trong pro có phần Sheetmetal nhưng trong diễn đàn hơi ít người sử dụng modul này.
Pro mà VN sử dụng hiện nay chủ yếu để thiết kế và gia công.
 
Last edited:
Mình nhìn sản phẩm của bạn rồi, mình thấy nó phẳng lì mà. Thế bạn muốn "dập" hay "cắt hình" đây? hai cái này khác nhau đấy, mình nói sự khác nhau đơn giản nhất là: dập có thể bạn có thể không cần đến chốt định vị giữa các tấm còn cắt hình thì nhất thiết phải có đấy.mày mấy cái lỗ để đóng chốt này cũng hay đấy..có nhiều điều phải quan tâm mà chúng ta phải tối ưu phần gia công...
 
Author
Mình nhìn sản phẩm của bạn rồi, mình thấy nó phẳng lì mà. Thế bạn muốn "dập" hay "cắt hình" đây? hai cái này khác nhau đấy, mình nói sự khác nhau đơn giản nhất là: dập có thể bạn có thể không cần đến chốt định vị giữa các tấm còn cắt hình thì nhất thiết phải có đấy.mày mấy cái lỗ để đóng chốt này cũng hay đấy..có nhiều điều phải quan tâm mà chúng ta phải tối ưu phần gia công...
Cái này dập đấy bạn àh, người ta đặt hàng tới gần 10 ngàn sp mà,cắt lâu lắm nên phải thiết kế khuôn để dập ,hiện tại mình đã tạo chày và cối của khuôn dập rùi,còn máy cái chốt định vị và vòng đệm,lò xo,... vẫn đang tiến hành,bạn có thể nói về chút ít kinh nghiệm làm khuôn dập loại này để mình học hỏi nhìu hơn được ko? hiện tại khách hàng chỉ yêu cầu loại tôn dày 1 li thôi,trước mắt là như vậy sau đó mới đặt nhiều loại mẫu dập khác nữa,bạn có kinh nghiệm về các loại khuôn như nhựa,dập hay nhiều tài liệu về nó,có thể chia sẽ cùng mình và mọi người trên diễn đàn để cùng nhau học hỏi được chứ?
 
L

Liễu Ngân Đình

Chi tiết này đơn giản, có gì đâu mà phải hỏi nhỉ?
 
Kích cỡ bình thừong thì quá đơn giản, chỉ đột tiền, đột lỗ là xong nhưng nó mà to cỡ bằng 1/2 tấm tôn loại 1000x2000 thì lại không hề đơn giản.
 
Author
Cái gì biết thì nó dễ,còn cái nào ko biết thì nó trở nên khó nhưng ko phải là ko làm được đúng ko các bác?bộ khuôn này mình đã làm rồi,công nhận nó ko hề khó máy nhưng mình lúc đầu chưa biết nhiều nên mời mơ hờ như vậy nhưng mai mốt nếu gặp cái này nữa sẽ ko còn " ngố " như lần hỏi này nữa!
 
M

Metalforming

Chi tiết cậu phải cho bản vẽ, chứ chi tiết này nếu là phẳng, thì thiết kế khuôn cắt hình. Nếu thiết kế khuôn dập, thì phải tính toán chi tiết các thông số của chày cắt và cối (die), kết cấu khuôn. Ngoài ra còn có các nguyên công để ra được chi tiết. Ví dụ như sản phẩm của bạn nếu là thẳng thì chắc 1 lần dập là ra được. Máy dập thì chọn theo tính toán lực dập. Nhựa thì gọi là khuôn đúc hoặc ép. Mình thiết kế và chế các loại khuôn dập tôn, khuôn đúc nhựa và ép cao su, và làm luôn các sản phẩm tôn, nhựa, cao su. Nếu các bạn cần thì gửi bản vẽ hoặc sản phẩm mẫu cho mình, các yêu cầu kỹ thuật, số lượng, nếu mình làm được sẽ báo giá cho các bạn. Xin gửi vào mail xe_khong_kinh@yahoo.com. Thanks.
 
Giả sử nếu kích thước chóan chỗ SP của Thinh-minh1411 là 1500x1000 thì sao nhỉ? Các cao thủ cho giải pháp với?
 
Q

quantruong

bạn nên cho kt chính xác ,bởi khi thiết kế khuôn mẫu làm thế nào để người công nhân thao tác gia công được nhanh nhất rất quan trọng
 
@ Thinh-minh1411:
1. bạn chia công đoạn chế tạo sf thành 2 nguyên công: dập cắt bao hình bên trong trước và cắt bao hình bên ngoài sau.
2. với chiều dày 1mm thì nên chọn khe hở chày cối càng nhỏ càng tốt 0.03~0.05 nhỏ quá thì dẫn hướng của bạn phải rất chính xác. (chày và cối cắt dây riêng không nên tận dụng cắt chầy cối cùng một phôi vì khe hở sẽ lớn 0.2)
3. Lực kẹp phôi của hình bao bên ngoài phải đủ lớn không chi tiết sẽ bị nhăn.
4. phần mềm thiết kế khuôn dập tấm có rất nhiều, nhưng để học và sử dụng được cũng tốn khá nhiều thời gian. ( Catia, solid work (modun forming), visi và rất nhiều phần mềm chuyên dụng khác ). với những bộ khuôn như thế này thì bạn có thể dùng Autocad thiết kế nguyên lý rồi vào bất kỳ một phần mềm 3D để dựng mô hình và hoàn thiện một bộ khuôn, chúc bạn thành công.
 
Bác Sufcad ơi, e muốn làm một chiếc khuôn dập cho vỏ máy ảnh canon thì e cần phải vẽ sơ đồ trên cad rùi mới dùng phần mềm 3D để mô phỏng, thế e phải tính toán lực dập thế nào hả bác.
 
@minh phưong167 : cách tính toán trong khuôn dập lõm không phải là tính lực dập thế nào mà là tính được gần đúng lực kẹp để sản phẩm khi dập lõm không bị nhăn, dúm. và cách tính này phần lớn là dựa vào kinh nghiệm và điều chỉnh trong thực tế. bạn có thể dùng visi blank để kiểm tra được những điểm nguy hiểm để điều chỉnh bán kính góc lượn cho phù hợp. đó là ý kiến chủ quan của mình không biết bạn có cao kiến nào để giải quyết vấn đề này triệt để hơn không! chỉ giáo cho mình và anh em biết với nhé! thank.
 
Author
@SufCad: cám ơn bạn rất nhiều,hiện tại mình đã làm ra bộ khuôn dập này,đúng là nó gồm có 2 bước như bạn nói,mình thiết kế dập 2 lần,hôm nào mình copy hình ảnh của nó lên cho mọi người cùng tham khảo.
Kích thước của sp dập là 50x185x0.8
 
Cám ơn bác Sufcad, em đang làm về khuôn dập nguội cám ơn bác đã cho e ý kiến.
 
Last edited:
B

boylove.mq

Ðề: Thiết kế một bộ khuôn dập tấm hoàn chỉnh

bạn àh bất cứ phần vẽ nào cũng thiết được khuôn.vì 1 khuôn=nhiều tấm ghé lại.cái quan trọng ở đây là bạn phải hiểu được công dung của từng tấm đó.còn nếu bạn dập được hình vật trên thì theo mình thiết kế theo loại khuôn đục lỗ.còn bạn muốn thiết kế khuôn cho vật này thì gử kích thước cụ thể vào boylove.mq@gmail.com mình sẽ làm cho bạn .
 
Ðề: Thiết kế một bộ khuôn dập tấm hoàn chỉnh

Có vài ý kiến để bạn tham khảo nha:
1. Bạn tính lực đột cắt chi tiết của bạn: P= (Diện tích mặt cắt)x(Chiều dày tôn)x(Ứng suất vật liệu)x(hệ số an toàn)
Vật liệu đọ cứng trung bình như bạn nói mình thường lấy =40, hệ số an toàn = 1,3. chiều dày t =2
2. Khi có lực cắt rồi bạn chọn máy phù hợp
3. CHọn đc máy bạn có hành trình máy----> Thiết kế khuôn đủ chiều cao
4. Bắt đầu thiết kế khuôn: Với dạng cắt hình đột lỗ mình chỉ dùng AutoCAD thôi.
Điểm quan trọng: - Cắt bao kích thước chi tiết sẽ ăn theo cối
- Đột lỗ kích thước sẽ ăn theo chày
- Khe hở chày cối: tra bảng (Với vật liệu như bạn nói nếu yếu cầu không quá cao về bề mặt cắt ở sản phẩm thì theo mình bạn có thể lấy khe hở = 1/10 chiều dày tôn, khe hở =0.2mm cho cả 2 bên)
5. Khi có tất cả các yếu tố trên rồi bạn đưa vào làm khuôn.
Các kiểu kết cấu khuôn hình như ở các tài liệu đều có cả rồi thì fải.
Mình viết ra đây là theo kinh nghiệm thực tế mình đang làm, có gì chưa đúng các chuyên gia chỉ giáo thêm nha!!!Tks
 
Ðề: Thiết kế một bộ khuôn dập tấm hoàn chỉnh

em xin mạn phép có một chút thắc mắc về ý kiến 1 của anh NguyenThanhHa


nếu theo sức bền thì lực cắt chỉ cần tạo ra một ứng suất cắt lớn hơn ứng suất cắt giới hạn của vật liệu là được mà.
như thế thì chỉ việc tìm ứng xuất cắt của nó rồi nhân với diện tích bị cắt. ví dụ tôn 2 như của anh thì chỉ cần lấy chiều dài biên dạng cắt nhân x2 thì sẽ có diện tích cắt -> và có được lực. ứng suất này trong tài liệu sổ tay thép thế giới có bảng tra mà.
còn như công thức anh đưa ra như thế kia mà lúc thay vào anh lại thay ứng suất của vật liệu bằng độ cứng là sao, và độ cứng đó là lấy theo độ cứng nào.
theo như em còn nhớ về sức bền là thế. các pro vào cho ý kiến của mình để anh em tham khảo thêm với nhé
 
Top