Vành larang xe máy đúc bằng phương pháp nào?

QuyenQCM

Active Member
Author
theo em nó được đúc ly tâm không biết có đúng không?
mấy pro giới thiệu qua về phương pháp đúc ly tâm đi.cả diễn đàn chẳng có topic nào nói về nó cả
 
V

Vo HuyThanh

"Vành larang" của xe máy là cái gì vậy QuyênQCM. Nếu có hình thì gửi lên , tôi biết đó là cái bộ phận nào trong xe rồi tôi giải thích cho.
 

QuyenQCM

Active Member
Author
vành larang xe máy là loại vành đúc bằng nhôm hoặc gang,có nghĩa là nó bao gồm cả phần vành phần lan hoa,mayơ là 1
 
V

Vo HuyThanh

À, hiểu rồi, cái này dân trong nam với người Việt ở ngoại quốc gọi là mâm nhôm . Đây là loại mâm đúc bằng kỹ thuật Sukuizu Casting do ngươì Việt mình đưa ra đề án đầu tiên, sau đó người Nhật phát triển thêm thành kỹ thuật đúc mới. Các em tìm trong các bài viết của diễn đàn cũ thì có. Võ Văn Thịnh trong MES dịch từ Sukuizu Cáting rất hay là Kỹ thuật đúc dập nguội. Để tui kêu mấy đứa nhân viên nó tìm tài liệu Video coí có không thì tui post lên, còn không thì tui kêu tụi nó quay trong xưởng của tui rồi tui post lên cho coi.
 

QuyenQCM

Active Member
Author
hoan hô bác Huythanh
 
L

Liễu Ngân Đình

+ Đúc áp lực là đúng nhất, nhưng mấy xưởng tư thường nhân đúc rót.
+ Đúc xong đem phun bi và lắc rung 3D. Xưởng tư nhân thường không làm thao tác này vì Tốn kém
+ Tiện vành, ổ chứa May ơ
+ Cân bằng động. Xưởng tư nhân thường không làm
+ Sửa lỗi mặt sản phẩm
+ Mạ hoặc sơn
 

QuyenQCM

Active Member
Author
theo em nghĩ với sản phẩm có khối lượng và độ dày lớn có lẽ dùng đúc ly tâm
 
À, hiểu rồi, cái này dân trong nam với người Việt ở ngoại quốc gọi là mâm nhôm . Đây là loại mâm đúc bằng kỹ thuật Sukuizu Casting do ngươì Việt mình đưa ra đề án đầu tiên, sau đó người Nhật phát triển thêm thành kỹ thuật đúc mới. Các em tìm trong các bài viết của diễn đàn cũ thì có. Võ Văn Thịnh trong MES dịch từ Sukuizu Cáting rất hay là Kỹ thuật đúc dập nguội. Để tui kêu mấy đứa nhân viên nó tìm tài liệu Video coí có không thì tui post lên, còn không thì tui kêu tụi nó quay trong xưởng của tui rồi tui post lên cho coi.
Bác post clip lên đi :38: :38: :38:
 

TYA

Well-Known Member
theo em nghĩ với sản phẩm có khối lượng và độ dày lớn có lẽ dùng đúc ly tâm

tin tôi k nhỉ?


Anh LND nói đúng đấy

nó là ct khong khos điền đầy nên đúc áp lực cao đấy ( đúc áp thì có cao và thấp, nhưng đây là áp lực cao)


đúc xong shot blash (bi săt) rồi g/c cắt gọt (phay, chuốt, tiện , khoan) tùy từng vành trứoc/sau và loại xe

khoan để làm lỗ van xăm

việc thử lực gồm quá tải, phanh gấp (ở phanh đĩa), mỏi. (lực phá vỡ, mômen phá, rung ~10000km
 
B

blackberry

À, hiểu rồi, cái này dân trong nam với người Việt ở ngoại quốc gọi là mâm nhôm . Đây là loại mâm đúc bằng kỹ thuật Sukuizu Casting do ngươì Việt mình đưa ra đề án đầu tiên, sau đó người Nhật phát triển thêm thành kỹ thuật đúc mới. Các em tìm trong các bài viết của diễn đàn cũ thì có. Võ Văn Thịnh trong MES dịch từ Sukuizu Cáting rất hay là Kỹ thuật đúc dập nguội. Để tui kêu mấy đứa nhân viên nó tìm tài liệu Video coí có không thì tui post lên, còn không thì tui kêu tụi nó quay trong xưởng của tui rồi tui post lên cho coi.
bác cho đường linh tới diễn đàn cũ đi em tìm không thấy....cảm ơn bác nhiều...
 
D

duyengsteel

Quy trình cụ thể thì mình không biết, nhưng theo con mắt trong nghề thì mình thấy hai phương pháp sau là đảm bảo chất lượng nhất:
1. Đúc li tâm:
Đúc li tâm sẽ làm cho các hạt tinh thể kết tinh đồng đều hơn từ ngoài vào trong theo quán tính của tinh thể, kiểu như người ta đúc ông gang cầu or đúc trục cán. Nhưng đây là phương pháp không đơn giản vì công nghệ đòi hỏi phải có công nghệ làm khuôn tương đối phúc tạp.
2. Đơn giản hơn thì sẽ dùng phương pháp đúc áp lực cao. khi đó vật liệu nhâm dùng có lẽ là silumin ( Al - Si) thành phần silic >12%. Phương pháp này chỉ cần chế tạo bộ khuôn phù hợp với máy đúc áp lực, kiểu như người ta vẫn đúc may ơ xe máy đó.
Ai biết có thể nói chính xác cho anh em học tập
 
V

vinhhung

Quy trình cụ thể thì mình không biết, nhưng theo con mắt trong nghề thì mình thấy hai phương pháp sau là đảm bảo chất lượng nhất:
1. Đúc li tâm:
Đúc li tâm sẽ làm cho các hạt tinh thể kết tinh đồng đều hơn từ ngoài vào trong theo quán tính của tinh thể, kiểu như người ta đúc ông gang cầu or đúc trục cán. Nhưng đây là phương pháp không đơn giản vì công nghệ đòi hỏi phải có công nghệ làm khuôn tương đối phúc tạp.
2. Đơn giản hơn thì sẽ dùng phương pháp đúc áp lực cao. khi đó vật liệu nhâm dùng có lẽ là silumin ( Al - Si) thành phần silic >12%. Phương pháp này chỉ cần chế tạo bộ khuôn phù hợp với máy đúc áp lực, kiểu như người ta vẫn đúc may ơ xe máy đó.
Ai biết có thể nói chính xác cho anh em học tập
1. Đúc li tâm đúng là làm khuôn rất phức tạp nên là không thể.
2. Đúc áp lực cao thì cũng khó vì đây là chi tiết lớn (đối với đúc áp lực), việc tính toán trường nhiệt độ, hệ thống rót- ngót rất phức tạp.
3. Vành nhôm mà dùng hợp kim silumin (Al-Si) sau cùng tinh (>12%) thì cẩn thận khi ra đường vì sa vào ổ gà là không khéo vành vỡ ngay.
4. Đơn giản đây chỉ là phương pháp đúc trong khuôn kim loại
5. Hợp kim nhôm silumin A356-2 (6,5-7,5%Si, 0,3-0,4%Mg) hóa bền bằng nhiệt luyện.
6. Xin khất các bác bài sau em sẽ post chi tiết công nghệ đúc chi tiết này.
 

TYA

Well-Known Member
1. Đúc li tâm đúng là làm khuôn rất phức tạp nên là không thể.
2. Đúc áp lực cao thì cũng khó vì đây là chi tiết lớn (đối với đúc áp lực), việc tính toán trường nhiệt độ, hệ thống rót- ngót rất phức tạp.
3. Vành nhôm mà dùng hợp kim silumin (Al-Si) sau cùng tinh (>12%) thì cẩn thận khi ra đường vì sa vào ổ gà là không khéo vành vỡ ngay.
4. Đơn giản đây chỉ là phương pháp đúc trong khuôn kim loại
5. Hợp kim nhôm silumin A356-2 (6,5-7,5%Si, 0,3-0,4%Mg) hóa bền bằng nhiệt luyện.
6. Xin khất các bác bài sau em sẽ post chi tiết công nghệ đúc chi tiết này.



Đúc áp lực cao đấy chứ (khuôn kim loại là dĩ nhiên, chẳng lẽ khuôn cát).


Thành phần hợp kim có Al, Mn, Si, Ti, Mg...


Việc tăng cơ tính hợp kim nhôm thực hiện bằng cách bổ xung kim loại (option)(Ti,Mn...) dạng thanh vào trong quá trình nấu hợp kim


Sẽ có hình vd sau - do tính bản quyền phải xử lý ảnh đã.

Profile and shape of these part below is property of my Company. Any reproduce of this part are breaking of the law.









 
Last edited:
V

vinhhung

Ở chỗ em vành này lại đúc bằng khuôn kim loại thôi.
* Công nghệ đúc:
- Nung sơ bộ khuôn đến ~400 oC, sơn khuôn bảo vệ (nhằm: 1. Giữ nhiệt cho khuôn, 2. Tạo dòng chảy tốt, dễ điền đầy khuôn, 3. Tạo bề mặt sản phẩm bóng đẹp)
- Rót kim loại vào khuôn (Hợp kim A356-2, nhiệt độ rót ~720 oC).
- Làm nguội khuôn (Bằng nước làm mát, chu kỳ đúc- Cycle time ~ 120s)- Hệ thống nước làm mát tương tự như ở khuôn đúc áp lực thôi.
- Tháo khuôn và cắt hệ thống rót ngót: Hệ thống chốt đẩy sẽ đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn, robot gắp sản phẩm nhúng vào nước để làm nguội, sau đó đưa vào máy cắt để cắt hệ thống rót- ngót.
* Nhiệt luyện và làm sạch bavia:
- Vành được đục bavia sơ bộ, sau đó cho vào lò nhiệt luyện.
- Nhiệt luyện T6:
+ Bao gồm quá trình tôi (T4): Nung ở nhiệt độ ~540 oC, sau đó nhúng nước ở nhiệt độ ~70 oC.
+ Quá trình hóa già nhân tạo (T5): Vành cho vào lò hóa già nhân tạo ở nhiệt độ ~170 oC. Đảm bảo sau khi nhiệt luyện T6 vành đạt độ cứng ~75HB
- Mài bavia: Sau quá trình tôi T4, vành được nắn lại (bằng dưỡng) sau đó được mài sạch bavia và sửa các khuyết tật bằng máy mài khí cầm tay. (Sau đó mới cho vào T5).
- Phun bi: Vành sau khi ra khỏi T5 được mài sửa lại lần nữa rồi đưa vào máy phun bi (Tạo chân cho sơn bám và làm tăng cơ tính lớp bề mặt)
* Gia công cắt gọt: Vành sau khi phun bi được đưa đi gia công trên các máy tiện và khoan CNC.
* Sơn: Sau khi gia công cắt gọt vành được đưa đi sơn. Sơn là công đoạn cuối cùng của việc chế tạo vành larang.
 
Top