Hỏi về lệnh G10 ?

  • Thread starter KNV
  • Ngày mở chủ đề
K
Author
Trong bài trước trên diễn đàn anh TYA có nhắc đến lệnh G10 (Fanuc) là tối quan trọng đối với một chương trình NC nhưng em không hiểu về lệnh này các anh giúp em nhé. Em cảm ơn trước
 

TYA

Well-Known Member


Xem hình minh họa.

M = mc zero, tức là khi không khai báo chiều dài dao (geometry) hay không gọi dao kèm geometry, ví dụ cách gọi dao T101 hay T199 là có kèm geometry (T199 còn kèm chức năng quản lý tuổi thọ dao)

Còn T100 là không gồm geometry

Trong cách gọi T100 để lập trình, câu lệnh G0x0z0 sẽ đưa dao đến M

(chính xác là mặt đầu đài dao đến M, nghĩa là xảy ra tai nạn) và ít khi người ta lập trình cách đó, 2 lí do :
1------không bù mòn
2------không có gốc để lập trình (không lập trình độc lập được với máy)


Vậy thống nhất là lập trình với T101 nhé.

T101 sẽ lấy mũi dao để quản lý (khác trước là dùng mặt đầu đài dao) tọa độ,

Khi T101, G0x0z0 nó sẽ đưa mũi dao vào M

Vậy ta còn phải đưa mũi dao vào đúng 0,0 của chi tiết trong lệnh G0x0z0

Hãy quan sát điểm W, để tiện dụng nó hay chọn là mặt đồ gá, điểm này, khi ta chạm dao vào và "khai báo" X=0,Z=0 thì nó sẽ là điểm TOOL ZERO với cú pháp sau :
G10P0X0Z0 (X0 có thể bỏ đi với máy tiện)

Sau đó mọi tọa độ trong chương trình nhận đó là gốc 0,0.

Điểm 0,0 của chi tiết hay gọi là điểm P, giả sử lấy ở mặt đầu trái , ta cắt G0Z50. tức là từ P đến dao là 50mm,

giả sử cái phôi dài 51mm nghĩa là ta đang khỏa mặt đầu phải thành kích thước dài 50mm đo từ đầu trái phôi

Đó là ta muốn thế...


Còn máy, nó đã nhận W là vị trí 0,0 nên khi thi hành lệnh trên , nóđưa dao đến vị trí cách W 50mm...


Vậy để cắt ra được 50mm, ta phải gá mặt đầu trái phôi và o trúng điểm W...


Và việc này rất dễ dàng, hai vật tiếp xúc là được. Hyax hình dung là ta gá nhỡ tay phôi tòi ra mất 1mm, khi đó từ W đến dao vẫn là 50mm nhưng từ P đến dao chỉ còn 49mm và sai lệch là 1mm

Nghĩa là dao chạy với gốc W chứ khi gá nghiêng ngả, P lệch đi nó khoong biết P ở đâu cả nhé !

Việc ta gá tòi ra 1mm là việc có khoảng cách từ W đến P (1mm). Trong thực tế thì nhiều khi ta gá đúng nhưng người lập trình chọn mặt đầu phải làm P nên từ W đến P cũng có khoảng cách.

Trong t/h đó ta phải khai báo máy biết cự ly W đến P, lệnh G10 như sau

G10P0Z(P to W distance), cụ thể G10P0Z-50.


và lệnh này đẩy dao ra ngoài 50mm so với tọa độ ch tr >> nó sẽ tính lại tọa độ các điểm của lệnh

Hãy xem .. (tối pot nốt)
**************************
hãy xem vd trên khi lấy P ở phía mặt phải như hình vẽ, (cách mặt 1mm) . muốn khỏa mặt
thì
G10P0X0Z-50.
T101M6
G99G96G0X102.Z0.S250M8
G1X0F.3 (khỏa mặt)

nếu không có G10, máy sẽ cắt vào điểm W của đồ gá
Nhưng do G10 đẩy dao ra 50mm, đo từ W nên dao sẽ cắt mặt đầu, 50mm. Trong hệ tọa độ ch tr là Z0, nhưng máy sẽ thực hiện Z0-Z(G10) = 0-(-50) = Z50 trong hệ tọa độ W

Túm lại tọa độ Z(W) = Z(P) - Z(G10), và ZG10=P->W có lấy dấu + và - theo trục Z máy

như vậy, cùng mục đích, nếu P là mặt trái thì P=W và G10P0Z0, G0X102.Z50. ........

Lệnh G10 để khớp điểm 0 (P) với điểm 0(W) nên nó gọi là lệnh ZERO SHIFT
 
Last edited:
K
Author
Em cảm ơn anh về bài viết. Em muốn hỏi anh thêm một số vấn đề này anh giải đáp hộ em với ạ.
- Khi điều chỉnh máy thì nên chọn điểm W là mặt tì của mâm cặp phải không ạ? Vì ở trường học bọn em lập trình thì không sử dụng lệnh G10 mà chọn luôn W là điểm trên mặt đầu phải của chi tiết
- Sau khi đã dùng lệnh G10 thì tọa độ lập trình tính theo điểm P hay điểm W ạ? Nếu tính theo điểm P thì tọa độ z phải thêm dấu "-" và có thể hiểu đây như lệnh dịch chuyển điểm W đúng không ạ?
- Tại sao không chọn điểm W ở mặt đầu phải của chi tiết? Có khi nào anh chọn như thế không ạ? Khi chọn như thế có phải sử dụng lệnh G10 không ạ? Em thấy trong cuốn Sổ tay lập trình CNC viết là nên chọn điểm W ở đầu phải chi tiết. Anh cho em biết nên chọn W thế nào với ạ?
 
Lâu rồi tôi cũng không lập trình CNC nhưng tôi cũng chưa sử dụng G10 bao giờ, thường thì tôi dùng G54 hoặc so dao lấy điểm W . Chắc là cái lệnh G10 này chỉ có đối với một số phần mềm (như Fanuc chẳng hạn). Tôi thấy cách lập trình CNC chắc chắn nhất là lập theo G code thì các máy có thể chạy được hết (một số G, M và Cycle thì theo trên máy cụ thể có sẵn mà thiết lập) - Chuyện để chừa ra 1 khoảng thì khi lập trình có thể chủ động được mà.
Vài ý kiến nhỏ múa rìu qua mắt thợ, mạn phép bàn 1 tý với bác TYA
 

TYA

Well-Known Member
@lephu : G10 là chuẩn ISO Fanuc. Việc so dao , trong mọi cách đều phải làm - gọi là khai báo dao.

Lệnh zero shift cho phép gia công rất nhiều model khác nhau trong 1 nhà máy, nơi mà chỉ so dao 1 lần trong cả năm sx ! Khi thay đồ gá và phôi, ta không phải so dao nữa...

G10 cũng khá hay, mai bàn tiếp (G54 cũng rứa).... vợ gọi đi ngủ rồi......
 

TYA

Well-Known Member




Xem hình minh họa
1/ Về W, lấy trên mặt đồ gá là tốt nhất. Cũng lấy được trên 1 điểm bất kì trên đường tâm trục chính, như mặt mâm cặp (anh có dùng cách này, tùy loại mâm cặp), mặt chấu kẹp...
xong PHẢI LÀ ĐIỂM THỰC, chạm được , sờ được chứ không lấy điểm ảo ( vd điểm trên tâm trục chính cách ổ bi 120mm hay cách mặt mâm cặp 28mm..... đều là điểm ảo)...
Để việc khai báo dao 1 lần duy nhất >> W phải là điểm CỐ ĐỊNH
>>Khi không thay mâm cặp (tất nhiên) hoặc thay mâm cặp cùng loại thì mặt mâm cặp là điểm cố định
>>Khi đồ gá (cữ) có cùng chiều cao thì mặt nó là cố định
>>Một đồ gá cao/thấp hơn sẽ hiệu chỉnh = G10

Khi W lấy ở mặt phải phôi, xem hình (như trong sách) thì khi thay chi tiết khác lại phải khai báo dao
*****thực ra sách nói rằng W là điểm trên phôi, nhưng nếu ở trên phôi thì nó là cái gì ? ý nghĩa? điểm mà ta lập trình P trên phôi rồi còn gì ? còn điểm mà ông đì dai nơ dùng ghi tọa độ nữa.......
*******Phải nói điểm W là điểm trên MÁY mới chính xác, là nơi ta gá phôi vào và làm điểm 0,0 cho ch.tr, làm điểm 0,0 cho dao ....

2/ Về P,
Trên quan điểm gá gia công và gá đo cùng 1 chuẩn, g/c và đo cùng chuẩn ( học rồi chứ?)
nên ưu tiên P tại mạt phôi nơi mà tiếp xúc gá
Về lệnh, Z50. là 50mm, đo vật sau gia công cũng là 50mm, bản vẽ thiết kế cũng là 50mm
(xem bài trước) chứ không ai ghi kích thước trên bản vẽ 1mm (phần cắt đi giữa 50mm và phôi 51mm)
Nếu P ở mặt phải phôi, giả sử phôi 51mm, thì khi cắt đạt 50mm ta dùng Z-1.
tức là lệnh ch tr chả khớp gì với kích thước gia coong >> khó truy tìm lệnh để chỉnh sửa

và nếu lập trình Z0 (sai), nhưng chi tiest g/c vẫn có thể ok (50mm) mà không phát h ra
(chẳng hạn G10 nhưng xác định sai khoảng cách P->W -51 thành xxx chẳng hạn
Khi lập trình vói P tại mặt phôi tiếp xúc gá, G10 chỉ cần khai ra Z = ?
Cái ? là chênh lệch chiều cao của cữ 2,3 so với cữ 1 (là cữ có Z=0) xem hình



Với phay cũng cần khai báo G10
 
K
Author
Em hiểu vấn đề này rồi. Anh cho em hỏi thêm là khi xác định điểm W em thấy người ta dùng dao so để tìm W nhưng đọc trong sách( KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN ĐIỀU CHỈNH VÀ LẬP TRÌNH KHAI THÁC MÁY CÔNG CỤ CNC) thì viết là dùng lệnh G54 và G59 để xác định điểm W. Anh hay sử dụng cách nào? Nếu dùng G54, G59 thì phải biết khoảng cách từ điểm M của máy đến mặt tỳ của mâm cặp ,Khoảng cách đó được tiêu chuẩn hóa theo đồ gá hay phải xác định ạ? Dùng lệnh G54 ,G59 có thay thế được lệnh G10 không ạ?
 
@TYA: tôi đã hiểu, nhưng liệu G10 có trong cú pháp của các phần mềm khác hay không thì tôi cũng chưa thử xem. Mấy hôm nữa thử xem thực tế trên máy.
@KSnguyen021186: Khi lập trình thực sự đúng như sách đấy bạn ạ. Điểm W chính là điểm gốc của phôi (Thường lấy luôn điểm đó làm gốc lập trình luôn). Điểm này nếu khi dùng lệnh G54X0Z0 (VD cho tiện ) thì chính là điểm này, G55...G59 cũng như vậy. Ví dụ hôm nay gá phôi xong so dao lấy điểm W xong, ngày mai gá phôi khác lên để lập chương trình khác mà phôi này dài hơn 20mm so với phôi hôm qua chẳng hạn thì không cần phải so dao lại, chỉ cần nhập lệnh G54X0Z20 Như vậy gốc phôi (W) sẽ ở vị trí dich ra 1 khoảng 20 so với hôm qua. Còn trong máy có bảng để nhập tọa độ cho 6 W (G54,G55,G56...G59) thì với chương trình nào nhập G tương ứng sẽ cho mỗi gốc phôi khác nhau. Chẳng hạn có 6 phôi với chiều dài khác nhau thì: G54X0Z0, G55X0Z10, G56X0Z20.... Với phay cũng vậy chỉ khác phay có cả X,Y,Z.
Như vậy so với G10 thì G54 cũng tương tự như trình bày của TYA phải không?
 
K
Author




Xem hình minh họa
1/ Về W, lấy trên mặt đồ gá là tốt nhất. Cũng lấy được trên 1 điểm bất kì trên đường tâm trục chính, như mặt mâm cặp (anh có dùng cách này, tùy loại mâm cặp), mặt chấu kẹp...
xong PHẢI LÀ ĐIỂM THỰC, chạm được , sờ được chứ không lấy điểm ảo ( vd điểm trên tâm trục chính cách ổ bi 120mm hay cách mặt mâm cặp 28mm..... đều là điểm ảo)...
Để việc khai báo dao 1 lần duy nhất >> W phải là điểm CỐ ĐỊNH
>>Khi không thay mâm cặp (tất nhiên) hoặc thay mâm cặp cùng loại thì mặt mâm cặp là điểm cố định
>>Khi đồ gá (cữ) có cùng chiều cao thì mặt nó là cố định
>>Một đồ gá cao/thấp hơn sẽ hiệu chỉnh = G10

Khi W lấy ở mặt phải phôi, xem hình (như trong sách) thì khi thay chi tiết khác lại phải khai báo dao
*****thực ra sách nói rằng W là điểm trên phôi, nhưng nếu ở trên phôi thì nó là cái gì ? ý nghĩa? điểm mà ta lập trình P trên phôi rồi còn gì ? còn điểm mà ông đì dai nơ dùng ghi tọa độ nữa.......
*******Phải nói điểm W là điểm trên MÁY mới chính xác, là nơi ta gá phôi vào và làm điểm 0,0 cho ch.tr, làm điểm 0,0 cho dao ....

2/ Về P,
Trên quan điểm gá gia công và gá đo cùng 1 chuẩn, g/c và đo cùng chuẩn ( học rồi chứ?)
nên ưu tiên P tại mạt phôi nơi mà tiếp xúc gá
Về lệnh, Z50. là 50mm, đo vật sau gia công cũng là 50mm, bản vẽ thiết kế cũng là 50mm
(xem bài trước) chứ không ai ghi kích thước trên bản vẽ 1mm (phần cắt đi giữa 50mm và phôi 51mm)
Nếu P ở mặt phải phôi, giả sử phôi 51mm, thì khi cắt đạt 50mm ta dùng Z-1.
tức là lệnh ch tr chả khớp gì với kích thước gia coong >> khó truy tìm lệnh để chỉnh sửa

và nếu lập trình Z0 (sai), nhưng chi tiest g/c vẫn có thể ok (50mm) mà không phát h ra
(chẳng hạn G10 nhưng xác định sai khoảng cách P->W -51 thành xxx chẳng hạn
Khi lập trình vói P tại mặt phôi tiếp xúc gá, G10 chỉ cần khai ra Z = ?
Cái ? là chênh lệch chiều cao của cữ 2,3 so với cữ 1 (là cữ có Z=0) xem hình



Với phay cũng cần khai báo G10
Em có thêm một thắc mắc anh giúp em với a?

- Anh nói là điểm W phải là điểm thực nhưng nếu điểm W ở mặt của mặt của đồ gá như hình vẽ trên thì nó vẫn là điểm ảo?
- Em chưa đứng máy tiện CNC bao giờ vậy khi rà điểm W trên mặt đồ gá sẽ cho dao tiếp xúc vào mặt đồ gá di chuyển dao về x=0 rồi khai báo cho máy biết đó là điểm W (x=0,z=0)? Nếu như thế phải xác định điểm Tool Programming Point trước đúng ạ ?
 

TYA

Well-Known Member
điểm ảo là điểm trên mặt đầu bích lắp mâm cặp, hoặc cách mặt vòng bi 20mm... ví dụ thế.

tạm gọi là ảo, không quy củ toán học ! mà là ta không với tới, không nhìn thấy, khó đo đạc ..... chứ trong không gian đương nhiên nó ...có thật

W trên mặt gá sao không là thực? dễ dang chạm tay vào mà, chạm cả dao vào nữa, rất dễ

Để tiếp cận W ở đó (tâm của cữ chặn, tại mặt đầu của nó) vẫn không dễ gì , và người ta không "khai báo" X0Z0 mà khai X40.Z20. chẳng hạn :

làm như sau : chọn 1 cục phôi (hoặc 1 chi tiết đã gia công,) đo kích thước đường kính , giả sử phi 40 , đo chiều cao, giả sử L20,

Gá cục phôi đó vào cữ, chạm dao theo chiều dọc vào mặt đầu (vị trí bất kì) và khai báo "Z20." (>>máy hiểu Z0 là ở chỗ nào)

Chạm theo chiều ngang vào mặt ngoài, chỗ nào cũng được, khai báo "X40."
>> máy hiểu X0 là ở chỗ nào.

Xong rồi!
 
K
Author
Khi anh đo đường kính và chiều dài của chi tiết mẫu đó để khai báo bằng thước cặp hoặc Panme độ chính xác là 0,02 và 0,01 dẫn tới các kích thước đó không hẳn là Phi40,L20 nhưng trên máy CNC cần độ chính xác cao? Khi khai báo điểm Tool Programming Point cũng làm tương tự phải không anh?
 

TYA

Well-Known Member
Khai báo dao xong không có nghĩa là đã có kích thước gia công như ý muốn....

Việc khai báo chỉ cần chính xác đến 0.1mm là OK, thậm chí thô thiển là 0.5mm (cái này phải tùy sức khỏe của dao và cự ly feed plane tới mặt phôi, cự ly mặt đồ gá tới tọa độ cắt - vd G1Z0.5 cắt tới đó là dao cách gá = 0.5mm, giả sử kẹp ở Z=0, vậy khai báo sai lệch 0.5 thì dao phang gá tại lệnh đó)


Nói chung 0.1mm hay 0.2 mm OK.

Sau đó gia công 1 chi tiết, đo lại, sai số bao nhiêu bù vào phần WEAR OFFSET của dao để chi tiết tiếp theo là OK
(việc này có thể khác nhau đôi chút tùy máy)

Khi khai báo dao, theo cách nào thì máy cũng nhận ra điểm P tương ứng rồi.

Ví dụ xem hình.
P trong t/h này là thông dụng nhất và dễ nhất
 
Ðề: Hỏi về lệnh G10 ?

Các anh có thể giải thích giúp e lệnh G10 như trong ảnh với ạ.
[/URL][/IMG]
Trong đó 1 đến 6 là địa chỉ của G54 đến G59
em không hiểu L2 ở đây để làm gì ạ. hay chỉ là mã điều kiện thôi ạ
 
T

today478

Author
Ðề: Hỏi về lệnh G10 ?

Cú pháp câu lệnh : G10L2P ( từ 1 đến 6, tức là tối đa được 6 OP tương ứng G54 đến G59) X.. Y.. Z..
G10L2 là điều kiện bạn không cần quan tâm
P1 X.. Y.. Z.. là gốc tọa độ của chi tiết cần gia công so với máy thì tương ứng khi gia công khai báo G54 thì tọa độ gia công bây giờ sẽ nhận điểm X.. Y.. Z.. ở trên là gốc tọa độ.
...
P6 tương ứng G59
 
Ðề: Hỏi về lệnh G10 ?

Thực ra trong tiện xài G54-G59 hay G10P0Z.. thì nếu xài 1 con dao thì không có gì khác nhau nhưng nếu xài nhiều dao thì theo mình nên xài G10P0Z..
 
Top