{E}mác thép làm vỏ bình chịu áp lực

  • Thread starter mrakhoi
  • Ngày mở chủ đề
M

mrakhoi

Author
Cho em hỏi mác thép làm vỏ bình chịu áp lực, như vỏ bình ga...

Cảm ơn các Bác.
 

Mesia™

Active Member
Cho em hỏi mác thép làm vỏ bình chịu áp lực, như vỏ bình ga...

Cảm ơn các Bác.
là các thép hợp kim Cr,Ni,Mo thành phần C thấp
Ví dụ như các mác thép sau!
STSF304 : C < 0,08 Si < 0,1 Mn< 0,2 Cr 18~ 20 Ni 8~ 11
STSF316 : C <0,08 Si<0,1 Mn<0,2 Cr16~ 18 Ni 10~14
STSF310 : C <0,15 Si < 0,1 Mn<0,2 Cr 24~26 Ni 19~22 Mo 2~3
STSF316H: C 0,04~0,1 Si<0,1 Mn< 0,2 Cr 16~18 Ni 11~14 Mo 2~3
STSF316L : C <0,03 Si< 0,01 Mn< 0,2 Cr16~18 Ni 12~15 Mo 2~3
.........V......V..........
 
Last edited:
P

phivuhung

Author
là các thép hợp kim Cr,Ni,Mo thành phần C thấp
Ví dụ như các mác thép sau!
STSF304 : C < 0,08 Si < 0,1 Mn< 0,2 Cr 18~ 20 Ni 8~ 11
STSF316 : C <0,08 Si<0,1 Mn<0,2 Cr16~ 18 Ni 10~14
STSF310 : C <0,15 Si < 0,1 Mn<0,2 Cr 24~26 Ni 19~22 Mo 2~3
STSF316H: C 0,04~0,1 Si<0,1 Mn< 0,2 Cr 16~18 Ni 11~14 Mo 2~3
STSF316L : C <0,03 Si< 0,01 Mn< 0,2 Cr16~18 Ni 12~15 Mo 2~3
.........V......V..........
Làm bình áp lực đâu nhất thiết phải làm bằng inox,
như bình chứa gas (LPG, NH3) thì làm bằng SA516-G70
CO2: SA516-G70N (có thấm N2, chịu được nhiệt độ âm)
O2: 304
Hóa chất có ăn mòn: 316
Chịu nhiệt: 310S
Khí nén thông thường: CT3

@Ductt: bạn có thể chỉ cho mình biết 316H nó khác 316 chỗ nào được không? Cám ơn.
 
V

van ut

Author
316H và 316 khác nhau ở thành phần hóa học, còn cơ tính tương đương nhau
316H:
C:0,04-0,10; Mn:max 2,0; Si:max 0,75; P:max 0,045; S:max 0,03; Cr:16-18; Ni:10-14; Mo:2-3

còn 316
C:max 0,08; Mn:max 2,0; Si:max 0,75; P:max 0,045; S:max 0,03; Cr:16-18; Ni:10-14; Mo:2-3; N:max 0,1
 

TYA

Well-Known Member
316H và 316 khác nhau ở thành phần hóa học, còn cơ tính tương đương nhau
316H:
C:0,04-0,10; Mn:max 2,0; Si:max 0,75; P:max 0,045; S:max 0,03; Cr:16-18; Ni:10-14; Mo:2-3

còn 316
C:max 0,08; Mn:max 2,0; Si:max 0,75; P:max 0,045; S:max 0,03; Cr:16-18; Ni:10-14; Mo:2-3; N:max 0,1

Trong các tiêu chuẩn JIS, DIN, AISI, ASTM không có mác nào là 316H.

Có lẽ thép được hỏi là SUS316 và SUS316N (chứ không có SUS316H). Nếu thế thì SUS316= C0.08max + Si 1.0max + Mn2.0 max + P0.045max + S0.03max + Ni 10~14 + Cr16~18 + Mo 2~3

và SUS316N giống hệt, chỉ thêm

N0.1~0.22

Cơ tính phải khác nhau thì mới cho N vào, nhưng cụ thể thì chịu vì toàn tiếng Nhật
 
T

TNT09

Author
Trong các tiêu chuẩn JIS, DIN, AISI, ASTM không có mác nào là 316H.

Có lẽ thép được hỏi là SUS316 và SUS316N (chứ không có SUS316H). Nếu thế thì SUS316= C0.08max + Si 1.0max + Mn2.0 max + P0.045max + S0.03max + Ni 10~14 + Cr16~18 + Mo 2~3

và SUS316N giống hệt, chỉ thêm

N0.1~0.22

Cơ tính phải khác nhau thì mới cho N vào, nhưng cụ thể thì chịu vì toàn tiếng Nhật
Có SUS316H chứ bác, SUS kí hiệu loại thép mạ kẽm, các công thức tương đương với kí hiệu được đặt ra, thành phần hóa học được thêm vào mà tạo ra loại mới rùi kí hiệu cho nhiều bác ah, VN thì không kiểm nghiệm được điều đó nên TC cũng không có!
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
JIS G3459
[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Stainless Steel Pipes[/FONT] [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
(JIS G 3459[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] / JISG3459)[/FONT]
http://www.e-pipe.co.kr/jpn/EJIS/p[MEDIA=youtube]p-text[/MEDIA]/pipe/3576.html
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
[/FONT]
 
V

van ut

Author
Có SUS316H chứ bác, SUS kí hiệu loại thép mạ kẽm, các công thức tương đương với kí hiệu được đặt ra, thành phần hóa học được thêm vào mà tạo ra loại mới rùi kí hiệu cho nhiều bác ah, VN thì không kiểm nghiệm được điều đó nên TC cũng không có!
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
JIS G3459
[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Stainless Steel Pipes[/FONT] [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
(JIS G 3459[/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif] / JISG3459)[/FONT]
http://www.e-pipe.co.kr/jpn/EJIS/p[MEDIA=youtube]p-text[/MEDIA]/pipe/3576.html
[FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
[/FONT]
SUS được dùng trong tiêu chuẩn JIS dành cho kí hiệu của thép không rỉ,chứ không phải mạ kẽm
Trong ASTM A240 có phân biệt 3 mác thép 316, 316L, và 316H.
Bác TYA xem lại nhé
 
H

Hoàng

Author
316H và 316 khác nhau ở thành phần hóa học, còn cơ tính tương đương nhau
Tôi không nghĩ như vậy, theo tôi thì 316 và 316H thực ra cũng 1 loại chỉ khác nhau ký hiệu mà thôi.
Theo quy cách JIS thì tôi thấy khi 2 mác thép chỉ khác nhau có chữ H theo sau thì thành phần gần như giống nhau.
Ví dụ như:
SNC815, SNC815H.
SNCM220, SNCM220H.
SMn420, SMn420H....
Chữ H có lẽ là Heat treatment hay Heating gì đó chứ không phải chỉ thành phần hóa học.
 
V

van ut

Author
Tôi không nghĩ như vậy, theo tôi thì 316 và 316H thực ra cũng 1 loại chỉ khác nhau ký hiệu mà thôi.
Theo quy cách JIS thì tôi thấy khi 2 mác thép chỉ khác nhau có chữ H theo sau thì thành phần gần như giống nhau.
Ví dụ như:
SNC815, SNC815H.
SNCM220, SNCM220H.
SMn420, SMn420H....
Chữ H có lẽ là Heat treatment hay Heating gì đó chứ không phải chỉ thành phần hóa học.
Mình đang nói ở đây là 316, 316L, 316H là mác thép được kí hiệu theo tiêu chuẩn ASTM,
Nếu theo JIS thì SUS316,SUS316L,SUS316H
Trong ASTM A240 có phân biệt 3 mác thép 316, 316L, và 316H.Chính xác là khác nhau thành phần hóa học.Nếu bạn có nghi ngờ tính xác thực thì liên hệ mình sẽ gởi tiêu chuẩn ASTM A240-03 để bạn xem lại
trong JIS G4311, H:aging treatment after solution treatment
 
Mình đang nói ở đây là 316, 316L, 316H là mác thép được kí hiệu theo tiêu chuẩn ASTM,
Nếu theo JIS thì SUS316,SUS316L,SUS316H
Trong ASTM A240 có phân biệt 3 mác thép 316, 316L, và 316H. Chính xác là khác nhau thành phần hóa học.Nếu bạn có nghi ngờ tính xác thực thì liên hệ mình sẽ gởi tiêu chuẩn ASTM A240-03 để bạn xem lại
trong JIS G4311, H: aging treatment after solution treatment
Các bạn xem thread này có thể yên tâm với câu trả lời của van_ut. Nhân tiện giới thiệu van_ut đang công tác tại Trung Tâm 3, Biên Hòa, Đồng Nai. Những vấn đề này là công việc hằng ngày của bạn ấy.

316H và 316 khác nhau ở thành phần hóa học, còn cơ tính tương đương nhau
Nếu còn nghi ngờ điều trên, mọi người vào link bên dưới:
http://www.azom.com/details.asp?ArticleID=863

Trân trọng.
 
Làm bình áp lực đâu nhất thiết phải làm bằng inox,
như bình chứa gas (LPG, NH3) thì làm bằng SA516-G70
CO2: SA516-G70N (có thấm N2, chịu được nhiệt độ âm)
O2: 304
Hóa chất có ăn mòn: 316
Chịu nhiệt: 310S
Khí nén thông thường: CT3

@Ductt: bạn có thể chỉ cho mình biết 316H nó khác 316 chỗ nào được không? Cám ơn.
Về thép chế tạo bình áp lực minh cũng không rành lắm. Ngoài thép không rỉ .Các mác thép hợp kim thấp SA516-G70 thì tôi ít thấy nhắc đến thị trường Việt Nam. Ra ngoài tôi hỏi đa số người ta làm các thiết bị áp lực lớn bằng thép giống như CT3 , Vì tôi hỏi người ta nói CT3 nhưng không chắc lắm.Đó là thép dạng tấm khổ lớn gọi là thép bất qui tắt được nhập về từ nhiều nước,đa số là từ Nhật và Nga. Với các khổ lên đến 2.5mx30m với nhiều chiều dày khác nhau.Có bác nào rành về các loại thép này không?
 
T

thaidx

Author
Vật liệu chế tạo bình áp lực

Có rất nhiều loại vật liệu dùng để chế tạo bình áp lực.
Theo thực tế tôi đã từng thức hiện các dự án trong và ngoài nước, các vật liệu dùng để chế tạo bình bồn áp lực có :
JIS : SS400, SPV490Q
ASME : SA516-60, SA516-70, SA-283C, SA-285C...
SA240-316L,304L...
Tùy theo yêu cầu của từng trường hợp, ta sử dụng các loại vật liệu cho phù hợp.
 
Top