chế tạo bánh răng

  • Thread starter nongdanpaliman
  • Ngày mở chủ đề
N

nongdanpaliman

Author
Các anh cho em hỏi là khi chế tạo bánh răng thì khâu vát mép mình nên vát ở sau nguyên công tiên thô hay là tiện tinh? và nếu đặt nguyên công vát mép sau mỗi bước tiện thô có được không.Nghĩa là sau mỗi bề mặt được tiện thô thì em vát mép luôn .Em sợ rằng tập trung 3 đén 4 bước vát mép liền trong cùng 1 nguyên công thì sợ nhiều quá. Cám ơn các anh !!!!!
 
Last edited by a moderator:

TYA

Well-Known Member
Các anh cho em hỏi là khi chế tạo bánh răng thì khâu vát mép mình nên vát ở sau nguyên công tiên thô hay là tiện tinh? và nếu đặt nguyên công vát mép sau mỗi bước tiện thô có được không.Nghĩa là sau mỗi bề mặt được tiện thô thì em vát mép luôn .Em sợ rằng tập trung 3 đén 4 bước vát mép liền trong cùng 1 nguyên công thì sợ nhiều quá. Cám ơn các anh !!!!!

Phôi bánh răng thường (không liền trục , không liền cam) chỉ có 2 công đoạn gia công chính : nửa bên phải cắt 1 phần đk ngoài để làm chuẩn cho công đoạn 2, mặt đầu và lỗ, đảo mặt làm nốt nửa bên trái
Cả 2 công đoạn đều kẹp trên đường kính ngoài .

Vát mép nên thực hiên trong 2 c đ đó, mỗi lần vát 1 bên. Có dao chuyên dùng vát mép đó- nghiêng sẵn góc 45ddoj
 
bánh răng dúc xong được đem ra tiện
gia công lỗ làm chuẩn tinh chính,rồi dùng làm chuẩn để gia công đường kính ngoài
sau khi gia công mỗi công đoạn bạn nên vát mép luôn
 
bánh răng dúc xong được đem ra tiện
gia công lỗ làm chuẩn tinh chính,rồi dùng làm chuẩn để gia công đường kính ngoài
sau khi gia công mỗi công đoạn bạn nên vát mép luôn
Phôi chế tạo bánh răng thường là phôi dập , phôi rèn , phôi cán . Phôi đúc thường không đảm bảo yêu cầu để chế tạo bánh răng .
 
Anh letiendung à,em thấy ở mấy nơi em biết họ đều đúc bánh răng mà
những bánh răng với vật liệu bằng gang ấy
đối với bánh răng ko cần độ chính xác thì đúc xong đem ra sử dụng luôn,ví dụ như bánh răng ở máy tuốt lúa đạp chân,các cụ ta thường dùng đó
 

TYA

Well-Known Member
@phongtran: Hay nghe letiendung.

Bánh răng thông thường là dập (nóng có, lạnh có). Đúc không ngoại lệ nhưng ít khi dùng lắm >> đơn giản là cơ tính như ltd nói, hai nữa là cái thép làm br nó có tính chảy loãng tốt lắm hả ? đúc ok ?

Thép đúc cũng có thể đúc phôi br nhưng không khuyến khích, và chỉ ở răng đk lớn và mô đun rất lớn thôi - người ta đúc có răng để đỡ khổ cái ông gia công cắt gọt (thời gian + tuổi dao + tiền bạc)... nhưng vẫn gia công cắt gọt răng !

Việc cậu nhìn thấy đúc phôi br thì ở cơ sở nào và xem kĩ thuật công nghệ tân tiến đến đâu chứ. Nếu tôi là ông chủ cơ khí , không có máy dập , khi ai đặt hàng br tôi sẽ đúc. Họ hỏi thì tôi cứ trả lời là "tôi dập cho ông đấy" . hihi
 
C

Cross__

Author
Phôi chế tạo bánh răng thường là phôi dập , phôi rèn , phôi cán . Phôi đúc thường không đảm bảo yêu cầu để chế tạo bánh răng .
Bánh răng thường làm bằng thép hợp kim đối với bánh răng nhỏ mà thép hợp kim rất khó đúc. Thứ nữa là phôi đúc thường để lại rỗ khí ở bên trong, Bình thường hay gặp nhất là phôi dập.
Bánh răng lớn thường làm bằng C45. Nhiều bánh răng cỡ lớn đường kính trên 1m thì người ta thường làm vành răng riêng sau đó được hàn với vành trong bằng các thanh, đũa để giảm trọng lượng và tiết kiệm vật liệu.
Bác nào cần sử lý bánh răng lớn cứ gọi em :
Hợi - 0984.668.366
 
D

di_kien

Author
Bánh răng thường làm bằng thép hợp kim đối với bánh răng nhỏ mà thép hợp kim rất khó đúc. Thứ nữa là phôi đúc thường để lại rỗ khí ở bên trong, Bình thường hay gặp nhất là phôi dập.
Bánh răng lớn thường làm bằng C45. Nhiều bánh răng cỡ lớn đường kính trên 1m thì người ta thường làm vành răng riêng sau đó được hàn với vành trong bằng các thanh, đũa để giảm trọng lượng và tiết kiệm vật liệu.
Bác nào cần sử lý bánh răng lớn cứ gọi em :
Hợi - 0984.668.366
Mình cần sử lý răng cỡ lớn, D=1500, B=10
Chỗ bạn có làm không?
 
D

di_kien

Author
Nếu bạn có cỡ đó khi ra trường tớ viếng thăm luôn, chỉ cần hỏi thế là có thể biết cơ sở sản xuất của bạn ra sao rồi.
Thế Bro có định làm không đấy?
Chưa học xong thì có cái quái gì cơ chứ.
Cố gắng vào kẻo lại LB mấy năm.
Đề nghị bạn gõ chữ cần thận, tớ đang hỏi bạn một câu hỏi nghiêm túc.
 
Last edited by a moderator:
Nếu bạn có cỡ đó khi ra trường tớ viếng thăm luôn, chỉ cần hỏi thế là có thể biết cơ sở sản xuất của bạn ra sao rồi.
Tớ định đưa bài siêu tầm này của tớ lên từ lâu rồi nhân có câu hỏi này của bạn tớ đưa luôn lên đây cho mọi người tham khảo :
Công nghệ mới chế tạo bánh răng hộp số cho xe tải lớn (11/09/2006)
Để chế tạo các chi tiết lớn có độ bền cao, đặc biệt là các bánh răng có kích thước lớn của các hộp giảm tốc, người ta phải sử dụng công nghệ rèn ép. Công nghệ này đòi hỏi phải đầu tư các thiết bị ép thuỷ lực có lực ép đến hàng chục nghìn tấn. Nhưng nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Cơ khí (Bộ Công nghiệp) đã thực hiện thành công công nghệ phối hợp hàn và gia công áp lực tạo phôi chi tiết lớn chất lượng cao. Đây là kết quả của đề tài khoa học KC 05.03 “Nghiên cứu phối hợp công nghệ hàn và gia công áp lực tạo phôi chi tiết lớn”.
Những ý tưởng ban đầu tiến hành nghiên cứu: “Cách đây khoảng 7 – 8 năm, hộp truyền lực của một máy nghiền bi tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch có một vành răng bị đứt, một máy nghiền không làm việc được. Công ty này đã phải mời chuyên gia của Na Uy đến chữa tạm bằng cách hàn nối thủ công mất hơn 1 tỷ đồng. Song máy cũng chỉ hoạt động lại được trong vòng 3 tháng là phải thay toàn cục (giá nhập toàn cục và bánh răng truyền lực của máy nghiền này là 1.400.000USD).Để có thể khắc phục các khó khăn này, chỉ một cách duy nhất là phải tự sản xuất ở trong nước hộp truyền lực công suất lớn có độ bền cao, đặc biệt phải chế tạo được các phụ tùng thay thế. Từ đó chung tôi bắt tay vào nghiên cứu”.
Giải quyết vấn đề này, một giải pháp hợp lý được nhóm nghiên cứu đưa ra là: Phối hợp công nghệ hàn và gia công áp lực để tạo phôi chi tiết vành răng có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn ở Việt Nam. GS.TSKH Hàn Đức Kim cho biết: “Để tăng khả năng chống xoay giữa vành răng và moay ơ, sau khi ghép căng ở trạng thái nóng, chúng tôi dùng que hàn thép không gỉ với đường kính f = 3mm để hàn liên kết một số điểm giữa vành răng và moay ơ. Bằng phương pháp gia công phối hợp, chúng tôi đã tạo được vành răng mà vật liệu chủ yếu đã được thông qua công nghệ cán có chất lượng tương đương như thép rèn ép hoặc cao hơn.
Sau khi đã phân tích các kết quả thí nghiệm bền, cho phép khẳng định được phương hướng dùng công nghệ phối hợp hàn và gia công áp lực để tạo phôi chi tiết lớn, đặc biệt là vành răng có độ bền cao, là hợp lý trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay. Độ bền kéo đứt của vành răng được chế tạo theo công nghệ phối hợp có thể đạt từ 95 – 98% độ bền của vành răng được chế tạo bằng công nghệ rèn ép…”
Công ty Xi măng Hải Phòng là doanh nghiệp đầu tiên đặt đề tài thiết kế và chế tạo hộp giảm tốc GT 3B-2080 thay cho lò nung klinker. Sản phẩm này sau khi chạy liên tục gần 3 năm vẫn đạt chất lượng tốt, và lần lượt vận dụng các kết quả nghiên cứu cho chế tạo hộp giảm tốc máy cán thép cho Thép Nam Đô, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại…”.
Được biết khi chưa có công nghệ này, Việt Nam chỉ có duy nhất công nghệ đúc để tạo phôi vành răng,, chất lượng phôi rất kém, không thể tạo vành răng chất lượng cao, không thể chế tạo phụ tùng thay thế. Nay qua một thời gian dài thử nghiệm trong sản xuất (từ 2 năm đến 3 năm liên tục) cho thấy sử dụng công nghệ phối hợp tạo phôi vành răng lớn với độ bền tương đương với độ bền vành răng được chế tạo bằng công nghệ rèn ép, từ đó cho phép ta có thể chế tạo được các hộp giảm tốc lớn có độ bền cao mà trước đây ta thường phải nhập từ nước ngoài, cho phép Việt Nam chế tạo được các vành răng và bánh răng thay thế của các hộp giảm tốc lớn. Giá thành chế tạo một hộp giảm tốc theo công nghệ phối hợp được thực hiện ở Việt Nam chỉ bằng 45 – 50% giá nhập một sản phẩm tương tự. Đặc biệt công nghệ này còn mở ra triển vọng cho việc chế tạo các bánh răng hộp số cho xe vận tải lớn.
 
C

Cross__

Author
càng lớn càng dễ làm.
Bên anh không phải chế tạo bánh răng? Mà anh có một đội ngũ chuyên nghiệp có thể bảo trì sửa chữa lại bánh răng hỏng, bị gãy lại như cũ, Bảo hành 1 tháng chạy thử.
Anh quen biết nhiều vấn đề gì đều có thể giải quyết hết.
Chú sau này ra trường cần gì anh sẽ giúp.
 
D

di_kien

Author
Chú sau này ra trường cần gì anh sẽ giúp.
Rất cám ơn Cross__, mình đã lưu số điện thoại của bạn.
Nhưng mình mạn phép được bày tỏ ý kiến qua cách phát ngôn của bạn, trên diễn đàn dù ảo hay thật, nếu 2 nick chưa gặp trao đổi thông tin tên tuổi thì bạn cần có thái độ đúng mực trong cách xưng hô.
Đề nghị bạn xoá hai dòng mà bạn đã gõ vào diễn đàn.
"Cái quái gì"
"Chú sau này ra trường cần gì anh sẽ giúp"
 
C

Cross__

Author
Tớ định đưa bài siêu tầm này của tớ lên từ lâu rồi nhân có câu hỏi này của bạn tớ đưa luôn lên đây cho mọi người tham khảo :
Công nghệ mới chế tạo bánh răng hộp số cho xe tải lớn (11/09/2006)
Để chế tạo các chi tiết lớn có độ bền cao, đặc biệt là các bánh răng có kích thước lớn của các hộp giảm tốc, người ta phải sử dụng công nghệ rèn ép. Công nghệ này đòi hỏi phải đầu tư các thiết bị ép thuỷ lực có lực ép đến hàng chục nghìn tấn. Nhưng nhóm nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Cơ khí (Bộ Công nghiệp) đã thực hiện thành công công nghệ phối hợp hàn và gia công áp lực tạo phôi chi tiết lớn chất lượng cao. Đây là kết quả của đề tài khoa học KC 05.03 “Nghiên cứu phối hợp công nghệ hàn và gia công áp lực tạo phôi chi tiết lớn”.
Những ý tưởng ban đầu tiến hành nghiên cứu: “Cách đây khoảng 7 – 8 năm, hộp truyền lực của một máy nghiền bi tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch có một vành răng bị đứt, một máy nghiền không làm việc được. Công ty này đã phải mời chuyên gia của Na Uy đến chữa tạm bằng cách hàn nối thủ công mất hơn 1 tỷ đồng. Song máy cũng chỉ hoạt động lại được trong vòng 3 tháng là phải thay toàn cục (giá nhập toàn cục và bánh răng truyền lực của máy nghiền này là 1.400.000USD).Để có thể khắc phục các khó khăn này, chỉ một cách duy nhất là phải tự sản xuất ở trong nước hộp truyền lực công suất lớn có độ bền cao, đặc biệt phải chế tạo được các phụ tùng thay thế. Từ đó chung tôi bắt tay vào nghiên cứu”.
Giải quyết vấn đề này, một giải pháp hợp lý được nhóm nghiên cứu đưa ra là: Phối hợp công nghệ hàn và gia công áp lực để tạo phôi chi tiết vành răng có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn ở Việt Nam. GS.TSKH Hàn Đức Kim cho biết: “Để tăng khả năng chống xoay giữa vành răng và moay ơ, sau khi ghép căng ở trạng thái nóng, chúng tôi dùng que hàn thép không gỉ với đường kính f = 3mm để hàn liên kết một số điểm giữa vành răng và moay ơ. Bằng phương pháp gia công phối hợp, chúng tôi đã tạo được vành răng mà vật liệu chủ yếu đã được thông qua công nghệ cán có chất lượng tương đương như thép rèn ép hoặc cao hơn.
Sau khi đã phân tích các kết quả thí nghiệm bền, cho phép khẳng định được phương hướng dùng công nghệ phối hợp hàn và gia công áp lực để tạo phôi chi tiết lớn, đặc biệt là vành răng có độ bền cao, là hợp lý trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay. Độ bền kéo đứt của vành răng được chế tạo theo công nghệ phối hợp có thể đạt từ 95 – 98% độ bền của vành răng được chế tạo bằng công nghệ rèn ép…”
Công ty Xi măng Hải Phòng là doanh nghiệp đầu tiên đặt đề tài thiết kế và chế tạo hộp giảm tốc GT 3B-2080 thay cho lò nung klinker. Sản phẩm này sau khi chạy liên tục gần 3 năm vẫn đạt chất lượng tốt, và lần lượt vận dụng các kết quả nghiên cứu cho chế tạo hộp giảm tốc máy cán thép cho Thép Nam Đô, Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại…”.
Được biết khi chưa có công nghệ này, Việt Nam chỉ có duy nhất công nghệ đúc để tạo phôi vành răng,, chất lượng phôi rất kém, không thể tạo vành răng chất lượng cao, không thể chế tạo phụ tùng thay thế. Nay qua một thời gian dài thử nghiệm trong sản xuất (từ 2 năm đến 3 năm liên tục) cho thấy sử dụng công nghệ phối hợp tạo phôi vành răng lớn với độ bền tương đương với độ bền vành răng được chế tạo bằng công nghệ rèn ép, từ đó cho phép ta có thể chế tạo được các hộp giảm tốc lớn có độ bền cao mà trước đây ta thường phải nhập từ nước ngoài, cho phép Việt Nam chế tạo được các vành răng và bánh răng thay thế của các hộp giảm tốc lớn. Giá thành chế tạo một hộp giảm tốc theo công nghệ phối hợp được thực hiện ở Việt Nam chỉ bằng 45 – 50% giá nhập một sản phẩm tương tự. Đặc biệt công nghệ này còn mở ra triển vọng cho việc chế tạo các bánh răng hộp số cho xe vận tải lớn.
Công nghệ này cũng chỉ là làm 1 vành riêng và hàn lại như anh nói có gì đáng kể đâu? Mà cũng cũ rồi.
Một khi mà bánh răng hỏng alo cho anh nha. :78:
 
Last edited by a moderator:
càng lớn càng dễ làm.
Bên anh không phải chế tạo bánh răng? Mà anh có một đội ngũ chuyên nghiệp có thể bảo trì sửa chữa lại bánh răng hỏng, bị gãy lại như cũ, Bảo hành 1 tháng chạy thử.
Anh quen biết nhiều vấn đề gì đều có thể giải quyết hết.
Chú sau này ra trường cần gì anh sẽ giúp.
Ở bạn sử dụng công nghệ Hàn đắp,sau đấy gia công cơ để phục hồi bánh răng phải không ? bảo hành chạy thử 1 tháng quả là đáng nể đấy .Bạn có thể giới thiệu về công nghệ này được không ?
Với phương pháp phục hồi thủ công của các bác thợ thì mình khá giành về nó ,nhưng thường không dám bảo hành 1 tháng .
 
Last edited:
Bánh răng ở các nhà máy xi măng lò quay quả là một vấn đề nan giải. Thường thì người ta xọc vành răng trước, rồi sau đó mới gắn vành răng vào moay ơ. Tôi thấy bác letiendung nói về công nghệ "phối hợp hàn và gia công áp lực" chưa rõ lắm. Bác có thể nói rõ hơn về công nghệ này được không?
 
L

longdepzai

Author
:25::25::25: ai có đồ án công nghệ chế tạo máy bánh răng côn răng thẳng không share cho em 1 bản với.em xin cảm ơn!
 
L

lfree2009

Author
Phôi bánh răng sử dụng dạng rèn và thép cán vẫn tốt hơn, người ta dùng phôi đúc rất ít vì:
- Phôi đúc thường bị rỗ khí, bọt, các răng dễ bị gãy, mẻ
- Chi tiết đúc không có độ nén chặt như rèn, vật liệu không đồng nhất nên độ bền kém, chỉ dùng cho truyền tải nhỏ.
Ưu điểm của phôi đúc là tạo hình dáng theo ý dễ dàng.
 
Ðề: chế tạo bánh răng

Anh letiendung ơi! Anh có biết ở Việt Nam mình công ty nào có thể gia công được bánh răng OD khoảng 1700 không? Anh giới thiệu giúp em, Thanks anh!
 
X

xaranghe

Author
Ðề: chế tạo bánh răng

các bác chỉ rõ phương pháp đúc bánh răng như the nào đi
 
Top