Máy dập thủy lực

  • Thread starter NAME
  • Ngày mở chủ đề
N

NAME

Author
Thật ra ở các nhà máy đóng tàu của Việt Nam có rất nhiều máy dập áp lực dùng để tạo hình vật liệu bằng cách tạo áp lực trên bề mặt.
Hình ảnh máy dập Trung Quốc của anh Liễu Ngân Đình ( chứ không phải Lưu Đình Ngân) cũng là một dạng máy như vậy, nhưng người ta ít dùng vì mức độ tin cậy chưa thể xác định được, nhà máy có thể đầu tư khoản tiền lớn hơn để có được thiết bị ở các nước khác sản xuất có độ tin cậy cao hơn.
Hiện nay, Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia sản xuất về thiết bị sử dụng trong công nghệ đóng tàu vỏ thép khá hiện đại.
 
N

NAME

Author
Phương pháp tạo hình cho tôn vỏ cong hai chiều

Có thể phân loại tôn vỏ tàu theo thành hai loại:
- Loại tấm phẳng.
- Loại tấm cong. Trong đó có hai loại: tấm cong một chiều và tấm cong hai chiều.
Đối với tấm cong một chiều, phương pháp tạo hình thông dụng hiện nay là tác dụng các lực cơ học bằng các máy móc thiết bị chuyên dụng trong ngành đóng tàu chẳng hạn như: máy dập, máy chấn, máy uốn ba trục, ...
Đối với tấm cong hai chiều, việc tạo hình phức tạp hơn nhiều.
+ Đối với chiều thứ nhất: thực hiện như tấm cong một chiều.
+ Đối với chiều thứ hai: thực hiện bằng phương pháp gia nhiệt cục bộ, sau đó làm nguội nhanh. Mục đích tạo sự chênh lệch ứng suất nhiệt ở hai mặt của tấm để tạo độ cong tại khu vực đang gia công.
Để kiểm tra sự chính xác của việc chế tạo, phương pháp thông dụng nhất hiện nay là dùng dưỡng. Đối với tấm cong hai chiều người ta chế tạo dưỡng khung (hoặc dưỡng khối, dưỡng hòm).
Tôi đang thực hiện đề tài mô phỏng lại quá trình tạo hình cho tấm tôn vỏ tàu thép cong hai chiều. Mời các bạn cùng quan tâm chia sẻ kinh nghiệm để đề tài thực hiện hoàn chỉnh nhất.
NAME.
 
P

PhanQuynhDA1

Author
toi cung la nguoi lam viec trong nghanh dong tau toi cung co mot it kien thuc ve may dap va uon ton muon chia se voi cac ban. may uon ton hiet nay rat can cho nha may dong tau. hien nay cac nha may dong tau nho van dung cac bien pham thu cong nhu ding may ep thuy luc, may cuon ton 3 truc, kich thuy luc và go thu cong bang pa lang xich, bua...nhung các nhà máy đóng tau lớn thì đã tiếp cận với các công nghệ hiện đại nhu máy uốn tôn kiểu đĩa. gia công nhiệt.... may uốn tôn kiểu đĩa cũng khá đơn giản nhung để thiết kế loại máy này thì đều cần thiết nhất là quy trình uốn và lực lăn, lực ép, nếu bạn nào muố thiét kế loại may này thì nên cần có thời gian và nên timm điều kiện để khảo sát thực tế. theo tôi nghĩ thì để thiết kế loại máy này không phải quá khó. rất mong các ban thành công
 

ME

Active Member
Có một lần bạn tôi nhờ tìm mua máy dập thủy lực, máy uốn tôn... dùng cho ngành đóng tàu. Tôi cũng tìm được mấy máy hạng nặng của Đài Loan, TQ,... Tuy nhiên sau đó các anh bạn ở cty đóng tàu nói là không đúng loại cho ngành đóng tàu.Vậy PhanQuynhDA1 có thể giới thiệu cho tôi trang web nào có giới thiệu về các mày này được không? Hoặc bạn cho tôi tên tiếng Anh (chính xác) của chúng cũng được.
Cám ơn nhiều!
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
NAME viết:
Thật ra ở các nhà máy đóng tàu của Việt Nam có rất nhiều máy dập áp lực dùng để tạo hình vật liệu bằng cách tạo áp lực trên bề mặt.
Hình ảnh máy dập Trung Quốc của anh Liễu Ngân Đình ( chứ không phải Lưu Đình Ngân) cũng là một dạng máy như vậy, nhưng người ta ít dùng vì mức độ tin cậy chưa thể xác định được, nhà máy có thể đầu tư khoản tiền lớn hơn để có được thiết bị ở các nước khác sản xuất có độ tin cậy cao hơn.
Hiện nay, Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia sản xuất về thiết bị sử dụng trong công nghệ đóng tàu vỏ thép khá hiện đại.
Chắc máy ông Đóng tầu dưới Hải Phòng muốn mua máy đểu rồi. Tệ thật đấy. làm ăn thế thì mất hết thương hiệu quốc gia rồi.
 
S

seafarer

Author
Tôi cũng mới làm trong ngành đóng tàu nên cũng chưa nắm rõ về các thiết bị ép thủy lực lắm. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về Máy ép tôn 3 chiều thủy lực ( 3 axial Hydraulic Press Bending Machine). Bạn nào biết về loại máy này xin chỉ dùm. Thanks.
 
C

Cross__

Author
các bác bàn về uốn tôn rất hay. Vậy các bác có cần giải quyết khâu đơn giản nhất không? đó là khâu nâng hạ các tấm tôn lớn.
Hiện nay tôi đang cung cấp các giải pháp rất hữu hiệu cho việc nâng hạ dùng trong đóng tàu. Nếu bác nào quan tâm xin vui lòng liên hệ theo thông tin ở phần chữ ký của tôi dưới đây.
Trong đóng tàu ngay cả khi hàn các tấm tôn lớn đều phải có quá trình nâng hạ rất mất thời gian. Do đó các nhà máy đóng tàu lớn không chỉ ở việt nam thì đều có xưởng vỏ rất Cao, Khi lắp các Cẩu trục mới nâng hạ được các tấm tôn lớn theo kích thước.
Việc nâng hạ này nhiều khi còn không an toàn cho người thợ, theo thống kê một năm có đến 3000 vụ cẩu rơi làm chết người, Nhất là bên đóng tàu thì lượng cẩu cần là rất nhiều.
Do đó vấn đề an toàn khi sử dụng cẩu phải được coi trọng.
Công ty em cung câp các loại cẩu, Cáp, và các thiết bị an toàn
Bác nào bên đóng tàu cần có thể gọi cho em:
Trần Quý Hợi : 0984.668.366
Bên em sẽ tư vấn mọi vấn đề nâng hạ và các giải pháp.
 
Bác Hợi thân mến. Chúng ta quảng cáo ở đây e rằng sẽ sớm bị lên cột cờ hóng gió. Em thì yếu bóng vía, phải sửa lại cái phần nội dung bài viết của em rồi.
Bác quảng cáo về cáp và các thiết bị an toàn còn em thì muốn nói tới giải pháp nâng hạ bằng mâm từ (nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện), cho năng suất rất cao mà lại cực kỳ an toàn.
Hy vọng có thể hợp tác với bác.
 
C

Cross__

Author
Bác Hợi thân mến. Chúng ta quảng cáo ở đây e rằng sẽ sớm bị lên cột cờ hóng gió. Em thì yếu bóng vía, phải sửa lại cái phần nội dung bài viết của em rồi.
Bác quảng cáo về cáp và các thiết bị an toàn còn em thì muốn nói tới giải pháp nâng hạ bằng mâm từ (nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện), cho năng suất rất cao mà lại cực kỳ an toàn.
Hy vọng có thể hợp tác với bác.
Thế thì hay quá còn gì bằng. Tôi rất muốn hợp tác cùng cậu.
Bởi về mảng đóng tàu tôi rất quen biết nhiều. Với lại tôi cũng làm đa ngành nghề nên rất muốn có thêm sản phẩm của cậu để giới thiệu và bán cho khách.
 
Có thể phân loại tôn vỏ tàu theo thành hai loại:
- Loại tấm phẳng.
- Loại tấm cong. Trong đó có hai loại: tấm cong một chiều và tấm cong hai chiều.
Đối với tấm cong một chiều, phương pháp tạo hình thông dụng hiện nay là tác dụng các lực cơ học bằng các máy móc thiết bị chuyên dụng trong ngành đóng tàu chẳng hạn như: máy dập, máy chấn, máy uốn ba trục, ...
Đối với tấm cong hai chiều, việc tạo hình phức tạp hơn nhiều.
+ Đối với chiều thứ nhất: thực hiện như tấm cong một chiều.
+ Đối với chiều thứ hai: thực hiện bằng phương pháp gia nhiệt cục bộ, sau đó làm nguội nhanh. Mục đích tạo sự chênh lệch ứng suất nhiệt ở hai mặt của tấm để tạo độ cong tại khu vực đang gia công.
Để kiểm tra sự chính xác của việc chế tạo, phương pháp thông dụng nhất hiện nay là dùng dưỡng. Đối với tấm cong hai chiều người ta chế tạo dưỡng khung (hoặc dưỡng khối, dưỡng hòm).
Tôi đang thực hiện đề tài mô phỏng lại quá trình tạo hình cho tấm tôn vỏ tàu thép cong hai chiều. Mời các bạn cùng quan tâm chia sẻ kinh nghiệm để đề tài thực hiện hoàn chỉnh nhất.
NAME.
Chào các anh,

Vấn đề tạo hình cong 2 chiều cho tấm vẫn là vấn đề mới trên thế giới. Theo tôi biết, có thể dùng công nghệ ép tạo hình nguội bằng máy ép tích hợp với cầu trục và 1 số loại dụng cụ chuyên dùng.

Về cơ bản, thường có các loại tấm sau thường được dùng trong ngành đóng tầu:





Sau khi gia công ép và uốn, các chi tiết thường được như sau:







Các anh cần tìm hiểu thêm về công nghệ, xin liên hệ với tôi hoặc để lại lời nhắn,

Cảm ơn,
 
Top