Cho em hỏi cách khắc phục thiên tích khối lượng trong vật đúc@

  • Thread starter n2q179
  • Ngày mở chủ đề
N

n2q179

Author
Hiện nay trong quá trình đúc thỏi bilet nhôm dùng để phục vụ quá trình ép đùn các sản phẩm.Khi phân tích thành phần của hợp kim dura16, thành phần Cu trong hợp kim ở các vị trí thỏi đúc khác nhau,Cu cho vào ở dạng hợp kim trung gian?Bac nào có cách khắc phục giúp em với?
 
T

tienthanh85

Author
cách khắc phục thiên tích thì co rut nhiều. Muốn biết cách nào thì đọc lại tài liệu chuyên nghành sẽ biết ngay ;D ;D
 

lbaduy

New Member
Em đang là sv và đang nghiên cứu về thiên tích trong vật đúc,cách khắc phục.
Xin các thầy và các anh chị có thể giới thiệu cho em 1 số tài liệu nghiên cứu về vấn đề này không, cả tiếng Việt hay tiếng anh cũng được. Cám ơn mọi người.
 
V

vinhhung

Author
cách khắc phục thiên tích thì co rut nhiều. Muốn biết cách nào thì đọc lại tài liệu chuyên nghành sẽ biết ngay ;D ;D
Không biết thì nói là không biết, sao lại cứ phải nói "ĐOC SÁCH LÀ BIẾT NGAY" nhỉ? Ai cũng nói thế thì người hỏi hỏi làm quái gì nữa bởi vì "CỨ ĐỌC SÁCH LÀ BIẾT HẾT"

Sorry bạn tienthanh85 nhé! Nhưng mà tớ nghĩ chúng ta không nên trả lời kiểu như thế!
 
D

Duc Huy

Author
Chào bạn,
Bạn đề cập đến vấn đề thiên tích. Trong ngành Đúc, có 2 loại là thiên tích vi mô (microsegregation) và thiên tích vĩ mô (macrosegregation). Bạn nên tìm với keyword này sẽ tìm được một số tài liệu.

Giới thiệu chung
ALL METALLIC MATERIALS contain solute elements or impurities that are randomly distributed during solidification.
The variable distribution of chemical composition on the microscopic level in a microstructure, such as dendrites and
grains, is referred to as microsegregation. Variation on the macroscopic level is called macrosegregation. Because these
segregations generally deteriorate the physical and chemical properties of materials, they should be kept to a minimum.
Microsegregation
In practice, microsegregation is usually evaluated by the Microsegregation Ratio, which is the ratio of the maximum
solute composition to the minimum solute composition after solidification, and by the amount of nonequilibrium second
phase in the case of alloys that form eutectic compounds.
k=Cmax/Cmin
Cmax là nồng độ chất tan
Cmin là nồng độ chất tan sau khi đông đặc

Macrosegregation
Macrosegregation is caused by the movement of liquid or solid, the chemical composition of which is different from the
mean composition. The driving forces of the movement are:
· Solidification contraction
· Effect of gravity on density differences caused by phase or compositional variations
· External centrifugal or electromagnetic forces
· Formation of gas bubbles
· Deformation of solid phase due to thermal stress and static pressure
· Capillary force
Macrosegregation is evaluated by:
· Amount of segregation (ΔC): ΔC = C S - Co
· Segregation ratio or index: Cmax/Cmin or (Cmax - Cmin)/Co
· Segregation degree (in percent): 100 C S/Co)
where Co is the initial alloy composition, C S is the mean solid composition at the location measured, and Cmax and Cmin
are the maximum and minimum compositions, respectively.
 
D

Duc Huy

Author
Kiến thức về thiên tích không chỉ đơn thuần là nói về thiên tích, mà nó liên quan đến quá trình đông đặc, vì thiên tích là kết quả của quá trình đông đặc, liên quan đến: sự co ngơt, sự đông đặc kiểu nhánh cây, ảnh hưởng của lực hấp dẫn tới các nguyên tố khác nhau.....
Bạn nên tham khảo cuốn " Cơ sở lí thuyết đúc" của PGS Nguyễn Hồng Hải, Nhà Xuất bản KHKT, (hình như năm 2006 xuất bản lần đầu).
Cheer!!
 
D

Duc Huy

Author
thêm chút tài liệu về thiên tích

Segregation
Segregation should be analysed and predicted to be within limits of the specification, or out-of-specification compositional regions should be agreed with the customer. Channel segregation formation should be avoided if possible.
At regions in which the local cooling rate of the casting changes, such as at a change of section or at a chill or at a feeder, it is to be expected that a change in composition of the casting will occur. One of the best understood segregations of this type is inverse segregation, which the author prefers to call simply 'dendritic segregation'. In this case the partitioned solute is segregated preferentially to the face of the mould, especially if this is a chill mould. A similar effect will occur, of course, at the junction with a thinner section which will act as a cooling fin. However, in a complex thermal field, and where the geometry of the casting is requiring a complex distribution of residual liquid to feed shrinkage, these chemical variations can be complex in distribution, and not always easily predicted, except perhaps by a sophisticated computer simulation.
Other segregations are driven by gravity, and account for the concentration of carbon and other light elements in the tops of large ferrous castings, and the concentration of heavy elements such as tungsten and molybdenum at the base of large tool-steel castings. Strong concentrations of segregated solutes and inclusions are found in channel segregates which are once again a feature of large, slowly cooled castings.
When extensive and/or intensive, such changes in composition of the
casting may cause the alloy of the casting to be locally out of specification.
If this is a serious deviation, the coincidence of local brittleness in a highly stressed region of the casting might threaten the serviceability of the product. The possibility of such regions therefore needs to be assessed prior to casting if possible, and demonstrated to be within acceptable limits in the cast product.
Thân ái
 

lbaduy

New Member
Cám ơn anh,hiện tại em đang học môn "cơ sở lý thuyết đúc" và đang làm đề tài tiểu luận về thiên tích cũng như cách khắc phục.
 
C

copydu2211

Author
chào ban duy,mình cung la sinh vien nhu ban,minh ten HUY,lam quen de trao doi tai lieu nha
 
D

Duc Huy

Author
Các bạn thấy, sự thiên tích là kết qur của quá trình đông đặc. Đầu tiên là do sự khác nhau về khối lượng nguyên tử của nguyên tố hợp kim và hợp kim nền. Để khắc phục hiện tượng này, sẽ phải tìm các "trộn đều" trước khi sự đông đặc xảy ra. Có phương pháp để " trộn đều" có thể bằng cơ học ( khuấy) hoặc tiên tiến hơn có thể dùng trường điện từ.
Thứ hai, là do sự đông đặc nhánh cây, gây thiên tích. Trường hợp này sẽ phải sử dụng các phương pháp rung, lắc, để " bẻ gãy" các nhánh cây.
Chúc các bạn hiểu rõ hơn khi nắm rõ được cơ sở lí thuyết đúc.
 
Các bạn thấy, sự thiên tích là kết qur của quá trình đông đặc. Đầu tiên là do sự khác nhau về khối lượng nguyên tử của nguyên tố hợp kim và hợp kim nền. Để khắc phục hiện tượng này, sẽ phải tìm các "trộn đều" trước khi sự đông đặc xảy ra. Có phương pháp để " trộn đều" có thể bằng cơ học ( khuấy) hoặc tiên tiến hơn có thể dùng trường điện từ.
Thứ hai, là do sự đông đặc nhánh cây, gây thiên tích. Trường hợp này sẽ phải sử dụng các phương pháp rung, lắc, để " bẻ gãy" các nhánh cây.
Chúc các bạn hiểu rõ hơn khi nắm rõ được cơ sở lí thuyết đúc.
Em xin bổ xung ý kiến của anh Duc Huy:
Cái thiên tích mà do có sự khác nhau về khối lượng nguyên tử gọi là thiên tích vùng. Cái này là do kim loại có khối lượng nguyên tử nặng có xu hướng chìm xuống dưới đáy, còn kim loại nhẹ và tạp chất nổi lên trên.
Còn thiên tích về nhánh cây thì có thể gọi là thiên tích hạt.
 

lbaduy

New Member
Theo em được biết ngoài cách khắc phục bằng pp "trộn đều", hay lắc rung cơ học (như a Huy nói) thì trên thực tế (qua báo) người ta có dùng 1 số pp đúc đặc biệt như đúc rót huyền phù hay đúc bán rắn đều có thể giúp hạn chế thiên tích.
Vậy các anh có thể giúp em hiểu thêm về các pp này không (về nguyên lý,phạm vi ứng dụng...)
 
D

Duc Huy

Author
Các phương pháp sử dụng để hạn chế thiên tích trong vật đúc như đã đề cập trên. Còn phương pháp đúc bán rắn ( semisolid casting) là ..lại sang hẳn một chương khác rồi. Nói về phương pháp đúc bán rắn thì cũng có nhiều vấn đề như kích thước hạt sẽ được duy trì, thậm chí là được làm nhỏ đi, qua đó cũng cải thiện được nhiều về cơ tính. Co ngót ít, đồng đều tổ chức tế vi, khả năng tự động hóa,
Nhược điểm của đúc bán rắn là giá nguyên liệu cao (cần phải có thêm 1 nguyên công chế tạo hợp kim), công nhân phải được đào tạo cẩn thận với tay nghề tốt
Tất nhiên pp đúc bắn rắn này sẽ hạn chế được sự thiên tích.
Về nguyên lý của đúc bắn rắn: kim loại được rót vào khuôn ở nhiệt độ giữa nhiệt độ nóng chảy (liqidus) và nhiệt độ đông đặc (solidus).
Đối với phương pháp đúc bán rắn thì chủ yếu dùng đúc áp lực ( vì khi kim loại ở trạng thái sền sệt như thế, độ nhớt rất lớn, độ chảy loãng rất thấp, nên phải điền đầy khuôn bằng áp lực.
Phạm vi áp dụng của phương pháp đúc bán rắn là cho các loại hợp kim có khoảng nhiệt độ đông đặc lớn (từ vài chục đến hàng trăm độ C), qua đó dễ điều khiển hợp kim là bắn rắn. Nếu khoảng nhiệt độ đông đặc là nhỏ, sẽ đòi hỏi phải thao tác hết sức nhanh, đôi khi là không thể đáp ứng vì việc vận chuyển nho nhỏ đã làm giảm chục đến vài chục độ
(Khi đúc bán rắn, tỷ phần rắn thường chiếm 30-65%, tùy theo từng trường hợp cụ thể)
Hiện nay chủ yếu áp dụng đúc bán rắn cho họ hợp kim đồng, nhôm, magie.
 
N

n2q179

Author
Cảm ơn rất nhiều về ý kiến của mọi người.Hiện tượng em đang gặp là thiên tích khối lượng do sự chênh lệch về khối lượng giữa khối lượng giữa các nguyên tố hợp kim.Nhưng do quá trình đúc kéo dài và đúc bán tự động nên không dùng phươnng pháp rung cơ học được.Hiện tại chúng em mới áp dụng khuấy trộn kim loại lỏng bằng sục khí thôi.Khi đúc thỏi đúc kéo dài theo phương thẳng đứng nên không thường Đồng(Cu) thường phân bố không đều trên toàn bộ thỏi đúc dài 2,5m.Đầu cây thường cao và cuối cây thường thấp.em vẫn đang pó tay.
 
D

Duc Huy

Author
Vậy bạn đang đúc hệ hợp kim ?-Cu vậy?
Theo mình hiểu là bạn đúc thẳng đứng, vậy có cách nào tăng tốc độ nguội lên, sẽ có thể khắc phục được vấn đề.
 
N

n2q179

Author
Em đang đúc hệ HK Al-Cu-Mg, nếu tăng tốc độ nguội thì thỏi đúc sẽ bị cong, bề mặt ko đẹp và hơn nữa là khi tăng tốc độ nguội thì sẽ phải tăng tốc độ đúc và khi đó hay bị đứt chân kéo thỏi đúc.
 
Top