mayơ và các bộ truyền

Author
các bạn cho tớ hỏi: có phải chiều dài mayơ phải lớn hơn bề rộng vành răng bánh răng đúng ko? còn chiều dài mayơ và chiều rộng của bánh đai thì sao?
 
các bạn cho tớ hỏi: có phải chiều dài mayơ phải lớn hơn bề rộng vành răng bánh răng đúng ko? còn chiều dài mayơ và chiều rộng của bánh đai thì sao?
Cái này cũng còn tùy bạn à , chiều rộng moay ơ của bánh đai và bánh răng có thể bằng chiều dầy của vành răng và chiều rộng của vành bánh đai hoặc lớn hơn , trường hợp chiều rộng moay ơ lớn hơn vành răng thì thường thấy nhiều hơn .
 
+có phải chiều dài MAI Ơ> bề rộng bánh răng?
mình thấy không có cơ sở vì độ dài mai ơ là do ngừoi thiết kế
để làm sao kết cấu lắp ráp phù hợp
 
+có phải chiều dài MAI Ơ> bề rộng bánh răng?
mình thấy không có cơ sở vì độ dài mai ơ là do ngừoi thiết kế
để làm sao kết cấu lắp ráp phù hợp
Để chống lắc ngang ( giơ ngang ) tăng khả năng tiếp xúc của bề mặt răng ,tăng bền cho bề mặt trong của moay ơ tiếp xúc lên trục thì người ta thường thiết kế bề rộng moay ơ lớn hơn bề rộng vành răng .
Nhưng với những bánh răng rộng bản thì bề rộng moay ơ và vành răng thường bằng nhau .
Tùy từng kết cấu và điều kiện làm việc thì cũng thấy 1 số trường hợp bề rộng moay ơ bằng bề rộng vành răng , thường thấy ở các bánh răng được lắp ghép cố định cùng với then bằng lên trục điển hình có các bánh răng ở động cơ đốt trong D12 ,D15 ,D18 ,D20... đa số đều là các bánh răng có chiều rộng vành răng bằng chiều rộng moay ơ .
Trên là đang đề cập tới bánh răng đơn còn với bánh răng 2 bậc , 3 bậc thì lại khác đi nhé .
 

TYA

Well-Known Member
Để truyền động một cách chính xác thì độ đảo của bánh răng phải đảm bảo. Ngoài độ đảo khi chế tạo, br lắp trên trục có một độ đảo nữa (dọc trục) do kẽ hở lắp ráp lỗ - trục. Khi bề rộng moay ơ tăng thì khả năng định hướng trục tốt hơn nên đảm bảo hơn.

Người ta tùy kẽ hở lắp ráp nói trên mà chọn độ rộng (dày) moay ơ. Do yêu cầu nhỏ gọn và nhẹ của cụm truyền động mà br thường được làm mỏng đi đến mức có thể (đủ độ bền và chịu tải ). Do đó ta gặp các br có moay ơ rộng hơn bề rộng vành răng.

Nhưng, về góc độ sản xuất, người ta muốn lợi dụng đặc tính năng xuất cao của phay lăn, pp rất phổ biến chế tạo br nên các mặt moay ơ và mặt răng cần trùng nhau để xếp chồng chi tiết trong 1 lần gá.
(trừ khi bắt buộc làm khác bề rộng thì lại phải chế tạo vòng cách)

Do đó mà ưu tiên làm cùng bề rộng.

Trong các t/h khác, thường do cấu tạo đặc biệt, mà chiều rộng moay ơ còn < chiều rộng vành răng.
 
Author
vậy thì chiều dài mayơ nhất thiết phải lớn hơn bề rộng vành răng bánh răng và bề rộng bánh đai sao? Nhỏ hơn ko được à?
 
R

rustbolt

vậy thì chiều dài mayơ nhất thiết phải lớn hơn bề rộng vành răng bánh răng và bề rộng bánh đai sao? Nhỏ hơn ko được à?
Bề rộng vành răng (Br) liên quan đến khả năng truyền lực của bản thân cái răng (teeth). Bề rộng moay ơ (Bm) liên quan đến khả năng truyền lực qua then với trục. Ngoài ra, nó phải bảm đảm định vị 4 bậc tự do (xem như trụ dài, khống chế độ đảo mặt đầu bánh răng như bạn TYA đã nói). Gọi d là đường kính trục, theo lý thuyết "kinh điển" của ngành, để được gọi là "trụ dài" thì Bm >= 0.7d (hệ thức này chỉ là tương đối, tùy trường hợp cụ thể mà chọn)
Như vậy, trên quan điểm độ bền và yêu cầu kỹ thuật, Br và Bm không có bất cứ một mối quan hệ trực tiếp nào. Nếu các yếu tố d, Bm, Br được tính toán đúng, theo các tiêu chí "vừa bền vừa rẻ" thì nói chung Bm>Br.
Nói chung là vậy, còn "nói riêng" thì thiên hình vạn trạng:
- Nếu tính toán thấy đủ bền, người ta cho Bm=Br để dễ gia công (như TYA đã phân tích)
- Không gian chật hẹp, người ta phải thu bớt cho Bm<Br để đủ chỗ lắp thêm cái gì đó trên trục
- Một bánh răng ăn khớp đồng thời với 2, 3 bánh răng khác thì Br có thể rộng "chành bành"!
- Có những bánh răng không có cái gọi là "moay ơ" mà chỉ có cái vành, lấy gì để so sánh? (bạn ra mấy chỗ công trường xây dựng, liếc qua cái máy trộn hồ sẽ thấy)
- Trong máy công cụ, các bánh răng thay thế thường phẳng lì như... lát bánh tét, chẳng biết moay ơ là yếu tố nào trên nó?
- Còn nữa, không kể hết được! Bạn đi làm nhiều rồi bạn sẽ thấy thêm những dạng bánh răng "quái chiêu" khác...

Tóm lại, Bm nhỏ hơn, bằng, hay lớn hơn Br là tùy ở bạn - nhà thiết kế cơ khí!!!
 
Top