Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Trong thiết kế chế tạo bộ truyền răng thì người thiết kế chỉ quan tâm đến các yếu tố kỹ thuật như: tỷ số truyền, khoảng cách trục, tải trọng...không khó bằng công tác sửa chữa thay thế vì với một bánh răng,bộ bánh răng mòn, hỏng, gẫy...ta phải đi tìm những thông số kỹ thuật ban đầu,điều đau đầu ở đây là các thông số này đều khó có thể đo được.Ta phải giải 1 bài toán nhiều ẩn với 1 số thông tin ít ỏi(quá khó)

Tại sao các nhà chế tạo sản xuất bánh răng không khắc thông số kỹ thuật của bánh răng lên bánh răng nhỉ? Chỉ khổ cho dân nghèo như Việt Nam thôi,công nghệ sửa chữa thay thế có lẽ bọn tây qua đây cũng phải choáng
Nhiều thông số thiết kế và chế tạo mang tính bí quyết, học là một chuyện, áp dụng trong thực tế có những "thăng giáng" để mang lại những đặc tính ưu việt cho sản phẩm lại là chuyện khác. Dại gì công bố những thông số đó cho thiên hạ coi chơi và kiếm lời trên chất xám của mình? Ví dụ như Toyota, chắc chắn họ muốn xe của họ mà bị hư hỏng thì chủ nhân phải đem đến các cửa hàng dịch vụ của họ để sửa chữa tử tế, chứ không phải đến Nhà máy Cơ khí Quang Trung để mua bánh răng về tự thay.

Tớ thấy khá phổ biến ở các nước công nghiệp có hình thức ký các hợp đồng bảo trì. Cụ thể là nếu cậu mua máy của một nhà chế tạo hay cung cấp, thì thường cậu ký hợp đồng bảo trì với họ. Cứ định kỳ là họ lại trực tiếp cử kỹ thuật viên bay sang bảo dưỡng thiết bị cho cậu, thay thế những lĩnh kiện nào đó, cung cấp những linh kiện khác mà người dùng có khả năng tự xử lý. Với các tập đoàn công nghiệp lớn, họ có cả một mạng lưới dịch vụ rộng khắp, các chi nhánh này có trách nhiệm thực hiện các hợp đồng bảo trì quanh khu vực.

Chúng ta nếu mua đồ đồng nát (second hand) thì tất nhiên không thể có dịch vụ này rồi. Ngay cả việc mua máy mới của các nước khác, nhưng người mua bớt xén quá nhiều thì cũng chịu thiệt thòi về lâu về dài. Tớ thấy doanh nghiệp trong nước đi mua thiết bị so với các doanh nghiệp nước ngoài cũng mua những chủng loại thiết bị đó, nếu cùng giá thì của họ mua tốt hơn, nếu cùng chất lượng thì họ mua rẻ hơn, cá biệt có khi mình mua vừa đắt lại vừa tồi! Nhưng tệ nhất là các điều kiện hậu mãi, cũng có thể ta ít lưu tâm đến điều này hoặc sợ tốn kém.
 
Last edited:
Lượt thích: umy
M

Mr.Death

Xin lỗi vì em đào cái mộ này lên muộn quá. Nhưng em đang làm đồ án tốt nghiệp, trong đó phải tính toán bộ truyền hành tinh. Sau khi tính được khoảng cách trục aw thì gặp phải vấn đề là aw lẻ. Em cứ phân vân mãi là không biết có nên dịch chỉnh cho khoảng cách trục chẵn không. Liệu mọi người có thể trả lời giúp em được ko? Có nên dịch chỉnh bộ truyền hành tinh dùng trong hộp số ô tô ko???
 
K

khongvinhlinh

oài! em vào cái topic này đúng là mở mang được tầm mắt nhiều quá. Đúng là trước giờ chỉ biết bánh răng thân khai, rồi thỉnh thoảng mấy cái đai răng nữa, bánh răng biên dạng cung tròn có nghe tới mà chưa thấy bao giờ. Vào đây được các bậc tiền bối đi trước mới biết còn ti tỉ kiểu khác nữa. Cứ thấy choáng ngợp là là.
 

wjt

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Xin lỗi vì em đào cái mộ này lên muộn quá. Nhưng em đang làm đồ án tốt nghiệp, trong đó phải tính toán bộ truyền hành tinh. Sau khi tính được khoảng cách trục aw thì gặp phải vấn đề là aw lẻ. Em cứ phân vân mãi là không biết có nên dịch chỉnh cho khoảng cách trục chẵn không. Liệu mọi người có thể trả lời giúp em được ko? Có nên dịch chỉnh bộ truyền hành tinh dùng trong hộp số ô tô ko???
Về nguyên tắc chọn khoảng cách trục tiêu chuẩn là nên khi chế tạo nhiều (sản xuất loạt). Với sản xuất đơn chiếc thì không nhất thiết! Vì em đang làm đ/a t/n nên nên hay không ở đây chủ yếu là ý của thầy hướng dẫn em - em nên hỏi thì hợp lý hơn!

WJT.
 
Lượt thích: umy
M

Mr.Death

Về nguyên tắc chọn khoảng cách trục tiêu chuẩn là nên khi chế tạo nhiều (sản xuất loạt). Với sản xuất đơn chiếc thì không nhất thiết! Vì em đang làm đ/a t/n nên nên hay không ở đây chủ yếu là ý của thầy hướng dẫn em - em nên hỏi thì hợp lý hơn!

WJT.
Thực ra thì thầy hướng dẫn của em cũng có nói rằng bộ truyền hành tinh trong hộp số ô tô không nhất thiết phải dịch chỉnh răng, nhưng em muốn hỏi thêm mọi người cho chính xác về vấn đề này vì em muốn đào sâu thêm về nó một chút nữa.
 
nhân tiện có cái topic này các bác cho e hỏi tại sao bánh răng nghiêng và bánh răng côn không nên dịch chỉnh?
 
Hic!
-Nghe bác DCL nói em cũng thấy có phần đúng nhưng ý kiến em là thế này:
+> Thứ nhất: là bọn em được học thì nguyên lý của bộ truyền bánh răng là đảm bảo tỷ số truyền = const. và các biên dạng đảm bảo yêu cầu này là rất nhiều nhưn thân khai là dễ chế tạo nhất.
+> Thứ hài: theo em nghĩ thì từ ...đến này người ta bánh răng thường là thân khai và thực tế đã cho thấy những ưu điểm của bánh răng thân khai:...
-> Bác mà nói thế thì bọn em học không có tính kế thừa rùi
(thanks)
 
Bánh răng nghiêng vẫn dịch chỉnh bình thường đúng như anh TYA nói , nhưng để đảm bảo khoảng trục trong số trường hợp có thể tính lại góc nghiêng bêta để bù vào khoảng cách trục , góc nghiêng bêta thường giới hạn từ 8 đến 20 độ nếu góc nghiêng vượt khỏi phạm vi này thì phải tiến hành dịch chỉnh .
 
Last edited:
Bánh răng nghiêng vẫn dịch chỉnh bình thường. "Không nên" là sao, mình không hiểu.
Đó là nguyên văn câu kiểm tra của bọn em. Hôm rồi thầy giáo có chữa lại là "ít dịch chỉnh". Về phần bánh răng nghiêng thì em hiểu rồi nhưng còn bánh răng côn thì giải thích thế nào ạ?
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Hic!
-Nghe bác DCL nói em cũng thấy có phần đúng nhưng ý kiến em là thế này:
+> Thứ nhất: là bọn em được học thì nguyên lý của bộ truyền bánh răng là đảm bảo tỷ số truyền = const. và các biên dạng đảm bảo yêu cầu này là rất nhiều nhưn thân khai là dễ chế tạo nhất.
+> Thứ hài: theo em nghĩ thì từ ...đến này người ta bánh răng thường là thân khai và thực tế đã cho thấy những ưu điểm của bánh răng thân khai:...
-> Bác mà nói thế thì bọn em học không có tính kế thừa rùi
(thanks)
Ha! Ha! Ha!
Hôm nay tớ mới gặp được 1 cậu nêu lên chính kiến của mình! Như đã giải trình từ đầu, tớ muốn các bạn trẻ phải "phá cách" trong tư duy. Đành rằng khi học và trả bài, các cậu cần nói đúng như những điều được giảng. Nhưng tớ mong các cậu hãy thả hồn mộng mơ một chút, vì khoa học và kỹ thuật cũng lãng mạn lắm chứ!

Tớ hiểu rất rõ những câu trả lời của cậu, bây giờ tớ sẽ vặn lại cậu để cậu suy nghĩ thêm:

Thứ nhất: tớ quá biết các cậu từng được học rằng thế này, rằng thế kia... về tỷ số truyền và các biên dạng, dễ hoặc khó chế tạo thế nào đó, vậy tớ hỏi cậu: các bộ truyền xích, bu lông - đai ốc, truyền đai hoặc thô sơ như các cối giã gạo sức nước hay cối xay gió và thậm chí chỉ đơn thuần chỉ là đòn bẩy... có dùng biên dạng thân khai không và chúng có đảm bảo tỷ số truyền cố định không?

Thứ hai: Chỉ riêng câu "từ xưa đến nay đã... thì..." của cậu là tớ đã buồn đứt ruột đứt gan vì vỡ mộng với các bạn trẻ rồi, không còn tâm trạng đâu để đàm luận tiếp nữa. Vấn đề ở đây không chỉ là biên dạng bánh răng, mà là nhân sinh quan và thế giới quan. Nếu tớ nêu lên một vấn đề lẩm cẩm quá thì các cậu cho tớ xin lỗi vậy!

Tóm lại, định cộng cho cậu mấy điểm thì lại phải trừ cậu nhiều điểm hơn! Tớ muốn các bạn trẻ phải học tốt, sau đó biết phê phán và cuối cùng là biết cách cải tiến để đi xa và nhanh hơn thế hệ trước. Câu hỏi của tớ chỉ mong có lời giải như vậy thôi!
 
"Tớ muốn các bạn trẻ phải học tốt, sau đó biết phê phán và cuối cùng là biết cách cải tiến để đi xa và nhanh hơn thế hệ trước. Câu hỏi của tớ chỉ mong có lời giải như vậy thôi![/quote]"
- Cháu rất hiểu ý của "chú DCL" (thấy mọi nguời gọi như jậy) và cám ơn chú về những lời chỉ bảo. Cháu cũng đang làm đồ án về con dao phay ngón môđun để gia công bánh răng thân khai. Mặc dù đọc ở đâu cũng thấy nói đến nhược điểm của nó nhưng vẫn phải làm. nào là chính xác thấp, năng suất thấp, cững vững kém...nên tìm tài liệu chả có. Chỉ đọc quyển thiết kế dụng cụ cắt của sienxenco (hình như dịch của Nga thì phải) thì thấy nói đến trường hợp D cơ sở >D chân răng. thì phần không thân khai là đường epixicloit hay đường thân khai kéo dài gì đó... mà choáng hết cả đầu. đến giờ vẫn chưa vẽ được bản 3D. Hỏi thầy xin tài liệu thì thầy bảo ("món này thiếu gì, tìm...")-> pó tay! (bọn cháu học công nghiệp HN các thầy nghe chừng không nhiệt tình chỉ bảo cho lắm hay các thầy bận kiếm tiền thì phải...)
=> Đến thiết kế một dụng cụ cắt đơn giản như jầy để gia công bánh răng thân khai còn khó thế thì nghĩ cái gì hả chú DCL...
- Mà trước bọn cháu được học thì thầy cũng nói sơ sơ về các biên dạng dùng chế tạo bánh răng nên cũng lơ mơ...
Thanks Chú nhiều.
 
"
Ha! Ha! Ha!

Thứ nhất: tớ quá biết các cậu từng được học rằng thế này, rằng thế kia... về tỷ số truyền và các biên dạng, dễ hoặc khó chế tạo thế nào đó, vậy tớ hỏi cậu: các bộ truyền xích, bu lông - đai ốc, truyền đai hoặc thô sơ như các cối giã gạo sức nước hay cối xay gió và thậm chí chỉ đơn thuần chỉ là đòn bẩy... có dùng biên dạng thân khai không và chúng có đảm bảo tỷ số truyền cố định không?"
=> Còn về câu hỏi của chú thì cháu nghĩ là như jầy:
- Các truyền động mà Chú vừa nêu như đai, gối dã gạo nhờ sức nước đều không giống truyền động bằng bánh răng. (ta đang bàn đến các đường dùng làm biên dạng răng)
- Bộ truyền xích thì đúng là tỷ số truyền không đổi nhưng thực ra cháu nghĩ đây là biên dạng răng tròn.
- Bộ truyền đai truyền nhờ ma sát nên xảy ra hiện tượng trượt đai h khi quá tải -> tỉ số truyền thay đổi. (và đây cũng là ưu điểm của bộ truyền đai)
(Cháu là người giống thầy ME không dấu rốt, có gì nói đấy nên mong các Chú đừng cười)
 
Last edited:
L

lechitu

các bác nào biết bánh răng sóng(harmonic drive) không vậy? Cho em hỏi biên dạng của nó có phải là thân khai không vậy? và chúng ăn khớp theo quy luật như thế nào vậy?
 
các bác nào biết bánh răng sóng(harmonic drive) không vậy? Cho em hỏi biên dạng của nó có phải là thân khai không vậy? và chúng ăn khớp theo quy luật như thế nào vậy?
Bạn quan tâm về bộ truyền này và ứng dụng của nó bạn có thể tìm đọc cuốn robot công nghiệp của thầy GS.TSKH .Nguyễn Thiện Phúc .
 
- Bộ truyền xích thì đúng là tỷ số truyền không đổi nhưng thực ra cháu nghĩ đây là biên dạng răng tròn.
- Bộ truyền đai truyền nhờ ma sát nên xảy ra hiện tượng trượt đai h khi quá tải -> tỉ số truyền thay đổi. (và đây cũng là ưu điểm của bộ truyền đai)
Bộ truyền xích có tỷ số truyền thay đổi khác hẳn bộ truyền bánh răng thân khai (tỷ số truyền tức thời bạn nhé). Biên dạng của nó không phải là biên dạng răng thân khai!
Bộ truyền đai tỷ số truyền của nó luôn thay đổi do tính đàn hồi của vật liệu đai lớn.Tỷ số truyền thay đổi khi quá tải là một trường hợp riêng thôi. Tỷ số truyền thay đổi không hề là ưu điểm chút nào.
 

alpahx

Active Member
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

nếu chỉ hiểu bánh răng thân khai một cách máy móc theo giáo trình thì các bạ sẽ ko bao giờ làm đc bánh răng phi tiêu chuẩn mà lĩnh vực phổ biến là bánh rưng bơm dầu và bánh răng đầu nén khí.
 
H

HVD

Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

"1. Biên dạng thân khai của sườn răng " profin cong mà khoẻ hơn mặt phẳng, khi ăn khớp lăn trượt trên nhau.
 

alpahx

Active Member
Ðề: Tại sao bánh răng có biên dạng thân khai và dịch chỉnh bánh răng để làm gì?

tất cả các profile thỏa mãn định lí ăn khớp đều thì đều có thể dùng làm bánh răng, mà đường thân khai chỉ là một trong số nhữnh đường đó thôi! mà để hiểu được br thân khai đã ko phải dễ! vì thế những gì chờ bạn khám phá còn bao la vô cùng! cố gắng lên các bạn ơi
 
Top