{E}Các bác ơi thép trụ điện, trụ cầu thời Pháp, Mỹ mác gì?

  • Thread starter baydlbc
  • Ngày mở chủ đề
B

baydlbc

Author
Các bác có biết các trụ điện, trụ cầu loại nhỏ thời Pháp, Mỹ có từ những năm 1950 - 1970 tại Sai Gòn là mác gì không? Nó chống ăn mòn cực tốt, các kết cấu thép này thương xuyên bị môi trường ô nhiễm tác động 50 60 năm mà vẫn chạy tốt đúng là công nghệ Tư Bản có khác. Em đang ngâm cứu để tìm mác thép tương đương nhưng không biết loại nào ( chẳn nhẽ mang mẫu đi phân tích). Các tài liệu thiết kế hiện nay đều ghi dùng thép CT3 nhưng thực tế cho thấy khả năng chống ăn mòn quá kém so với thép vừa nêu trên.
Cảm ơn các bác.
baydlbc
baydlbc@gmail.com
 
N

nguoiphoco

Author
Các bác có biết các trụ điện, trụ cầu loại nhỏ thời Pháp, Mỹ có từ những năm 1950 - 1970 tại Sai Gòn là mác gì không? Nó chống ăn mòn cực tốt, các kết cấu thép này thương xuyên bị môi trường ô nhiễm tác động 50 60 năm mà vẫn chạy tốt đúng là công nghệ Tư Bản có khác. Em đang ngâm cứu để tìm mác thép tương đương nhưng không biết loại nào ( chẳn nhẽ mang mẫu đi phân tích). Các tài liệu thiết kế hiện nay đều ghi dùng thép CT3 nhưng thực tế cho thấy khả năng chống ăn mòn quá kém so với thép vừa nêu trên.
Cảm ơn các bác.
baydlbc
baydlbc@gmail.com
Tớ có quen một anh làm bên xây dựng, có hỏi anh vật liệu làm cầu Chương Dương là vật liệu gì.
Anh bào sau khi tu sửa có mang một đoạn thép góc về kiểm định, các thông số đo được tương đương với thép mác SS540.
 
B

baydlbc

Author
Trong đó có thành phần gì đặc biệt để chống ăn mòn không nguoiphoco
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Các bác có biết các trụ điện, trụ cầu loại nhỏ thời Pháp, Mỹ có từ những năm 1950 - 1970 tại Sai Gòn là mác gì không? Nó chống ăn mòn cực tốt, các kết cấu thép này thương xuyên bị môi trường ô nhiễm tác động 50 60 năm mà vẫn chạy tốt đúng là công nghệ Tư Bản có khác. Em đang ngâm cứu để tìm mác thép tương đương nhưng không biết loại nào ( chẳn nhẽ mang mẫu đi phân tích). Các tài liệu thiết kế hiện nay đều ghi dùng thép CT3 nhưng thực tế cho thấy khả năng chống ăn mòn quá kém so với thép vừa nêu trên.
Cảm ơn các bác.
baydlbc
baydlbc@gmail.com
Thật ra bạn mang đi phân tích cũng chẳng để làm gì, ngoài lý do chỉ để biết mà thôi. Cùng một mác thép, nhưng chỉ cần hàm lượng một nguyên tố hợp kim nào đó (vi lượng) sai khác cũng đã có thể tạo ra những tính chất khác nhau (tất nhiên là vẫn nằm trong tiêu chuẩn của mác thép đó). Ngoài ra, những yếu tố về độ bền, khả năng chống ăn mòn của thép còn phụ thuộc vào độ sạch (tạp chất ít, thậm chí là không có), xử lý bề mặt, phương pháp chống ăn mòn áp dụng ...
 
E

englsolid

Author
Cho mình hỏi, bạn hỏi về mác thép đấy có lien quan đến việc bạn làm không, vì thực ra hàm lượng các nguyên tố thuờng thay đổi trong 1/vạn. khi thay đổi hàm lượng như vậy tính chất lý hoá của nó cũng thay đổi đi rất nhiều. chính vì vậy mà ngay cả khi được chuyển giao công nghệ mình làm cũng không được chính là vì các nước giữ bí mật về hàm lượng các nguyên tố trong hợp kim đó.
 
B

baydlbc

Author
có thể bác englsolid nói đúng bởi vì khả năng của vật liệu hơn nhau ở độ bền và giá thành, nếu chuyển giao hết cho ta và tiết lộ hết cho ta thì còn gì là " công nghệ " phải không các bác. Tôi nghĩ các tuyệt chiêu của các hãng sản xuất họ không bao gì đưa vào sách giáo khoa cho cả thế giới này biết đâu trừ khi những " bí kíp " này không còn mang lại lợi nhuận cho họ.
 
Cảm ơn baydlbc đã nêu một chủ đề lý thú.
Thép xây dựng bền khí quyển chưa cao cấp được như thép không gỉ đâu các bạn ạ.
Tra trong Sổ tay thép thế giới có rất nhiều mác của TQ, Nhật, ISO, Đức, Thuỵ Điển... Nhiều lắm.

Thành phần (%) đặc trưng của các mác thép này là:
C: rất thấp <= 0,12
Mn, Si: bình thường (đôi khi Mn đến 1,3)
P,S: bình thường (đôi khi P đến 0,15)

Và đặc biệt (có lẽ đây là điểm khác bịêt quyết định bền khí quyển)
Cu: 0,2-0,55
Cr: 0,4-0,8 (đôi khi đến 1,25)

Có một vài quốc gia không dùng Cu mà dùng Mo (đến 0,3) và Ni (đến 0,65).

Trong giáo trình "Kim loại học và nhiệt luyện" thầy Nghiêm Hùng có đề cập đến một thương hiệu thép bền khí quyển nổi tiếng của G7 có tên là Corten.

Mình có tìm được 1 file liên quan đến thành phần của thép Corten (thương hiệu này lâu lắm rồi không còn gì phải bí mật đâu) up lên đây tặng mọi người.

Ồ loay hoay mãi mà không up dược file (PDF 161kb). Thôi thì chép cho các bạn vậy

C <=0,12
Si 0,25-0,75
Mn 0,20-0,50
P 0,07-0,15
S <=0,03
Cr 0,50-1,25
Cu o,25-0,55
Ni <=0,65
Al 0,015-0,060

Với cái mác thép này mình thấy tất cả các thành phần đều có thể luyện được. Mình chỉ ngán mỗi thằng Al. Vì thông thường Al cho vào là nó cháy hết để khử ôxy. còn nếu cho nhiều quá thì điều chỉnh làm sao cho nó bằng 0,015-0,060. Quả là nan giải.
Rất mong chủ đề này được nhiều bạn, nhất là các bạn trong ngành thép tham gia thảo luận.
Chúc vui.
 
Last edited:
B

baydlbc

Author
Cảm ơn bác gttn.
Có lẽ loại thép này ít nơi sử dụng hoặc cần sử dụng nhưng không biết gọi là thép gì nên các bác nhà ta cứ gọi CT3 là ok. Hơn nữa các công trình của ta hiện nay đâu có ai yêu cầu bảo hành 30 - 40 năm đâu mà các bác thiết kế bận tâm. Em nghĩ thế này không biết đúng không các bác? hiện nay ta làm vì "chúng ta" còn ngày xưa Tây làm cho "Tây" chứ không phải cho "chúng Tây" nên chất lượng công trình mới tốt như vậy.
 
Top