Đúc mẫu tự hủy

  • Thread starter binh73
  • Ngày mở chủ đề
B

binh73

Author
Công ty tôi muốn đúc thép bằng phương pháp mẫu tự hủy , bác nào biết xin chỉ giùm với . Xin cảm ơn !
 

TAMAC

Active Member
Mẫu tự hủy thì có 2 phương pháp chính: Mẫu cháy và mẫu chảy.
Trên diễn đàn đã có nhiều bài viết về 2 phương pháp này, bạn tìm hiểu đi nhé.
Không phải đâu Habubi à, khi nói mẫu tự hủy tức là mẫu cháy (hoặc còn gọi là mẫu tự thiêu) vì khi rót kim loại vào mẫu sẽ tự biến mất đi (tự hủy) nhường chỗ cho kim loại điền đầy, còn mẫu chảy thì phải làm mẫu mất đi trước khi rót kim loại (không tự hủy được):25:
 
Không phải đâu Habubi à, khi nói mẫu tự hủy tức là mẫu cháy (hoặc còn gọi là mẫu tự thiêu) vì khi rót kim loại vào mẫu sẽ tự biến mất đi (tự hủy) nhường chỗ cho kim loại điền đầy, còn mẫu chảy thì phải làm mẫu mất đi trước khi rót kim loại (không tự hủy được):25:
................................................................
 
Last edited:
D

Dive_To_Blue

Author
Đúc mẫu tự hủy còn có các tên gọi khác là mẫu cháy hay mẫu tự thiêu hoặc mẫu tự tiêu. Năm 1958, H.F. Shroyer – người Mỹ phát minh ra kỹ thuật đúc kim loại dùng mẫu nhựa bọt xốp (foam) và được nhận bằng phát minh (số bằng phát minh USP 2830343), đầu tiên mẫu được gia công từ tấm vật liệu polystyrene (EPS), dùng hỗn hợp cát - đất sét làm khuôn đúc mỹ nghệ. Theo phương pháp này, làm khuôn xong không cần lấy mẫu, sau khi rót kim loại lỏng vào khuôn, mẫu sẽ tự bốc cháy lộ ra những không gian trống để điền đày kim loại lỏng; sau khi kim loại lỏng đông đặc vật đúc sẽ hình thành. Năm 1961, Công ty Grunzweig và Hartmann – nước Đức đã mua bản quyền này và có cải tiến để đến năm 1962 đưa vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. Kỹ thuật dùng cát khô không chứa chất dính trong sản xuất vật đúc do H. Nellen (Đức) và T.R. Smith (Mỹ) đăng ký bản quyền năm 1964. Vì trong quá trình rót vào khuôn không chất dính thường xuyên có hiện tượng sụt lún (slump) nên năm 1967 A. Wittemoser – người Đức dùng các hạt sắt nhiễm từ làm vật liệu khuôn thay thế cho cát thạch anh và từ trường được dùng làm “chất dính” nên phương pháp này còn được gọi là “đúc trong khuôn từ”. Cũng vì máy làm khuôn từ khó tạo được các khuôn kích thước lớn , độ phức tạp cao nên năm 1971 Nagano – người Nhật phát minh ra phương pháp V (phương pháp đúc trong khuôn chân không). Ở đây cát khô không chứa chất dính được dùng làm vật liệu khuôn, dùng biện pháp hút chân không để cố định cát khuôn và tạo nên hốc khuôn phục vụ cho quá trình rót kim loại lỏng. Từ phương pháp này, ngày nay rất nhiều nơi dùng phương pháp hút chân không để cố định cát trong khuôn mẫu cháy, một mặt khắc phục được hiện tượng sụt lún cát trong quá trình rót, mặt khác có lợi cho việc phân huỷ mẫu nhựa xốp và loại trừ chúng. Trước năm 1980, nếu dùng công nghệ cát khô không chứa chất dính phải được sự đồng ý của công ty “Công nghệ khuôn hoàn chỉnh” (Full Mold Process, Inc) – Mỹ. Sau này, bản quyền trên không còn hiệu lực; do đó 20 năm gần đây kỹ thuật đúc trong khuôn mẫu cháy trên phạm vi toàn thế giới phát triển rất nhanh.
Đại để sự phát triển của kỹ thuật đúc trong khuôn mẫu cháy trải qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: Dùng nhựa bọt xốp làm mẫu và cát - đất sét làm khuôn, khuôn được chế tạo trên máy làm khuôn (ví dụ như máy ép, máy dằn).
- Giai đoạn hai: Dùng nhựa xốp làm mẫu, cát nhựa (vô cơ hoặc hữu cơ) làm khuôn.
- Giai đoạn ba: Dùng mẫu tự tiêu và các hạt vật liệu khuôn không chứa chất dính, đầm khuôn bằng phương pháp vật lý (chân không hoặc từ trường).
Đúc bằng mẫu cháy được viết tắt theo tiếng Anh là LFC (Lost Foam Casting) hoặc EFC (Expandable Pattern Casting), cũng còn gọi là đúc trong khuôn hoàn chỉnh (Full Mold Casting). Để giảm bớt những nhầm lẫn do ngôn ngữ gây nên, trong tài liệu này gọi phương pháp công nghệ là “đúc bằng mẫu tự tiêu” (LFC – Lost Foam Casting).
Phương pháp dùng các hạt từ làm vật liệu khuôn cho công nghệ đúc mẫu cháy hiện nay ít dùng, mà nay chủ yếu dùng cát khô với chất dính chủ yếu là đất sét, nhựa, nước thuỷ tinh,v.v…Phương pháp làm khuôn chân không (phương pháp V), tuy cũng là một trong các phương pháp tạo ra hốc khuôn nhưng không dùng mẫu cháy, do đó ở đây cũng không đề cập tới.
 
D

Dive_To_Blue

Author
Phần cuối bài viết đọc khó hiểu quá???
Vâng, quên mất em chưa giới thiệu. Đây là phần mở đầu của 1 tài liệu về đúc mẫu tự thiêu mà em đang biên soạn, tham khảo sách nước ngoài. Vì chưa hoàn thành và cũng chưa công bố nên giới thiệu tạm thế đã bác ạ.
 
V

Vo HuyThanh

Author
Đúc mẫu tự hủy còn có các tên gọi khác là mẫu cháy hay mẫu tự thiêu hoặc mẫu tự tiêu. Năm 1958, H.F. Shroyer – người Mỹ phát minh ra kỹ thuật đúc kim loại dùng mẫu nhựa bọt xốp (foam) và được nhận bằng phát minh (số bằng phát minh USP 2830343), đầu tiên mẫu được gia công từ tấm vật liệu polystyrene (EPS), dùng hỗn hợp cát - đất sét làm khuôn đúc mỹ nghệ. Theo phương pháp này, làm khuôn xong không cần lấy mẫu, sau khi rót kim loại lỏng vào khuôn, mẫu sẽ tự bốc cháy lộ ra những không gian trống để điền đày kim loại lỏng; sau khi kim loại lỏng đông đặc vật đúc sẽ hình thành. Năm 1961, Công ty Grunzweig và Hartmann – nước Đức đã mua bản quyền này và có cải tiến để đến năm 1962 đưa vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. Kỹ thuật dùng cát khô không chứa chất dính trong sản xuất vật đúc do H. Nellen (Đức) và T.R. Smith (Mỹ) đăng ký bản quyền năm 1964. Vì trong quá trình rót vào khuôn không chất dính thường xuyên có hiện tượng sụt lún (slump) nên năm 1967 A. Wittemoser – người Đức dùng các hạt sắt nhiễm từ làm vật liệu khuôn thay thế cho cát thạch anh và từ trường được dùng làm “chất dính” nên phương pháp này còn được gọi là “đúc trong khuôn từ”. Cũng vì máy làm khuôn từ khó tạo được các khuôn kích thước lớn , độ phức tạp cao nên năm 1971 Nagano – người Nhật phát minh ra phương pháp V (phương pháp đúc trong khuôn chân không). Ở đây cát khô không chứa chất dính được dùng làm vật liệu khuôn, dùng biện pháp hút chân không để cố định cát khuôn và tạo nên hốc khuôn phục vụ cho quá trình rót kim loại lỏng. Từ phương pháp này, ngày nay rất nhiều nơi dùng phương pháp hút chân không để cố định cát trong khuôn mẫu cháy, một mặt khắc phục được hiện tượng sụt lún cát trong quá trình rót, mặt khác có lợi cho việc phân huỷ mẫu nhựa xốp và loại trừ chúng. Trước năm 1980, nếu dùng công nghệ cát khô không chứa chất dính phải được sự đồng ý của công ty “Công nghệ khuôn hoàn chỉnh” (Full Mold Process, Inc) – Mỹ. Sau này, bản quyền trên không còn hiệu lực; do đó 20 năm gần đây kỹ thuật đúc trong khuôn mẫu cháy trên phạm vi toàn thế giới phát triển rất nhanh.
Đại để sự phát triển của kỹ thuật đúc trong khuôn mẫu cháy trải qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: Dùng nhựa bọt xốp làm mẫu và cát - đất sét làm khuôn, khuôn được chế tạo trên máy làm khuôn (ví dụ như máy ép, máy dằn).
- Giai đoạn hai: Dùng nhựa xốp làm mẫu, cát nhựa (vô cơ hoặc hữu cơ) làm khuôn.
- Giai đoạn ba: Dùng mẫu tự tiêu và các hạt vật liệu khuôn không chứa chất dính, đầm khuôn bằng phương pháp vật lý (chân không hoặc từ trường).
Đúc bằng mẫu cháy được viết tắt theo tiếng Anh là LFC (Lost Foam Casting) hoặc EFC (Expandable Pattern Casting), cũng còn gọi là đúc trong khuôn hoàn chỉnh (Full Mold Casting). Để giảm bớt những nhầm lẫn do ngôn ngữ gây nên, trong tài liệu này gọi phương pháp công nghệ là “đúc bằng mẫu tự tiêu” (LFC – Lost Foam Casting).
Phương pháp dùng các hạt từ làm vật liệu khuôn cho công nghệ đúc mẫu cháy hiện nay ít dùng, mà nay chủ yếu dùng cát khô với chất dính chủ yếu là đất sét, nhựa, nước thuỷ tinh,v.v…Phương pháp làm khuôn chân không (phương pháp V), tuy cũng là một trong các phương pháp tạo ra hốc khuôn nhưng không dùng mẫu cháy, do đó ở đây cũng không đề cập tới.
Tôi nhớ hồi mới tham gia diễn đàn tôi có viết một bài về công nghệ đúc V- process nhưng mà không biết nó chạy đi chỗ nào rồi. Anh em nào tìm được thì post lại chỗ này cho các em khác đọc cho biết. Đây là một công nghệ đúc rất hay, thân thiện với môi trường và ít tốn kém ngoại trừ tiền mua phim nhựa trải trên khuôn. Ở VN trong khu chế xuất Tân Thuận cũng có một công ty đang dùng công nghệ này để đúc các sản phẩm cho ngành cơ điện và xây dựng xuất cảng về Nhật.
 

TAMAC

Active Member
Công ty tôi muốn đúc thép bằng phương pháp mẫu tự hủy , bác nào biết xin chỉ giùm với . Xin cảm ơn !
Bạn có thể nêu rõ chi tiết cần đúc không? Mọi người có thể góp ý cho bạn. Nếu bạn ở Hà Nội có thể đến Viện công nghệ ( phố Vũ Ngọc Phan) hỏi chị Phượng KS phòng đúc để tìm hiểu thêm về công nghệ này, Viện nhận cả việc chuyển giao công nghệ cho các đơn vị:78:
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Tôi nhớ hồi mới tham gia diễn đàn tôi có viết một bài về công nghệ đúc V- process nhưng mà không biết nó chạy đi chỗ nào rồi. Anh em nào tìm được thì post lại chỗ này cho các em khác đọc cho biết. Đây là một công nghệ đúc rất hay, thân thiện với môi trường và ít tốn kém ngoại trừ tiền mua phim nhựa trải trên khuôn. Ở VN trong khu chế xuất Tân Thuận cũng có một công ty đang dùng công nghệ này để đúc các sản phẩm cho ngành cơ điện và xây dựng xuất cảng về Nhật.
Tôi đã tìm hết các bài viết của anh Vo Huy Thanh trên diễn đàn mà không thấy, trong bài viết về Mes thuở hàn vi có thấy Anh nhắc đến bài đầu tiên viết cho Mes là về V-process. Có lẽ phải nhờ đến Nova thôi hoặc anh Vo Huy Thanh xem xét việc viết lại một bài khác, dạo này box CN đúc ít bài chuyên sâu quá.:13:
 
D

Dive_To_Blue

Author
Bạn có thể nêu rõ chi tiết cần đúc không? Mọi người có thể góp ý cho bạn. Nếu bạn ở Hà Nội có thể đến Viện công nghệ ( phố Vũ Ngọc Phan) hỏi chị Phượng KS phòng đúc để tìm hiểu thêm về công nghệ này, Viện nhận cả việc chuyển giao công nghệ cho các đơn vị:78:
Chị Phượng ở Viện CN của bác về hưu 1 thời gian rồi bác ạ.
 

TAMAC

Active Member
Chị Phượng ở Viện CN của bác về hưu 1 thời gian rồi bác ạ.
Đúng là chị Phượng về hưu rồi nhưng là trên giấy tờ nhà nước, còn bà ấy hiện vẫn đang đi làm tại phòng đúc, mình chắc chắn điều này vì mình có việc vừa qua Viện hôm đầu tuần. Mà chị Phượng chỉ là người trước đây chủ trì đề tài (đã đi học ở Ucraina) còn công nghệ đúc tự hủy thì kể cả chị Phượng có về hưu thì bạn Bình73 vẫn có thể hỏi phòng đúc.
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
@Binh73: Viện công nghệ là đơn vị đầu tiên được Ucraina tiếp xúc và chuyển giao công nghệ đúc mẫu tự hủy ở Miền bắc hiện Viện vẫn tiếp tục triển khai công nghệ này, sau đó phía Ucraina thành lập Công ty liên doanh đúc_cơ khí VIDPOL, địa chỉ Km 22, đường 10 An Hồng, An Dương, Hải Phòng đúc mẫu tự hủy và đúc bán lỏng các chi tiết cho ôtô, tàu thủy, van, mỹ nghệ...Binh73 có thể tham khảo trên trang Vidpolcasting.com
 
Ðề: Đúc mẫu tự hủy

Đúc mẫu tự hủy còn có các tên gọi khác là mẫu cháy hay mẫu tự thiêu hoặc mẫu tự tiêu. Năm 1958, H.F. Shroyer – người Mỹ phát minh ra kỹ thuật đúc kim loại dùng mẫu nhựa bọt xốp (foam) và được nhận bằng phát minh (số bằng phát minh USP 2830343), đầu tiên mẫu được gia công từ tấm vật liệu polystyrene (EPS), dùng hỗn hợp cát - đất sét làm khuôn đúc mỹ nghệ. Theo phương pháp này, làm khuôn xong không cần lấy mẫu, sau khi rót kim loại lỏng vào khuôn, mẫu sẽ tự bốc cháy lộ ra những không gian trống để điền đày kim loại lỏng; sau khi kim loại lỏng đông đặc vật đúc sẽ hình thành. Năm 1961, Công ty Grunzweig và Hartmann – nước Đức đã mua bản quyền này và có cải tiến để đến năm 1962 đưa vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất. Kỹ thuật dùng cát khô không chứa chất dính trong sản xuất vật đúc do H. Nellen (Đức) và T.R. Smith (Mỹ) đăng ký bản quyền năm 1964. Vì trong quá trình rót vào khuôn không chất dính thường xuyên có hiện tượng sụt lún (slump) nên năm 1967 A. Wittemoser – người Đức dùng các hạt sắt nhiễm từ làm vật liệu khuôn thay thế cho cát thạch anh và từ trường được dùng làm “chất dính” nên phương pháp này còn được gọi là “đúc trong khuôn từ”. Cũng vì máy làm khuôn từ khó tạo được các khuôn kích thước lớn , độ phức tạp cao nên năm 1971 Nagano – người Nhật phát minh ra phương pháp V (phương pháp đúc trong khuôn chân không). Ở đây cát khô không chứa chất dính được dùng làm vật liệu khuôn, dùng biện pháp hút chân không để cố định cát khuôn và tạo nên hốc khuôn phục vụ cho quá trình rót kim loại lỏng. Từ phương pháp này, ngày nay rất nhiều nơi dùng phương pháp hút chân không để cố định cát trong khuôn mẫu cháy, một mặt khắc phục được hiện tượng sụt lún cát trong quá trình rót, mặt khác có lợi cho việc phân huỷ mẫu nhựa xốp và loại trừ chúng. Trước năm 1980, nếu dùng công nghệ cát khô không chứa chất dính phải được sự đồng ý của công ty “Công nghệ khuôn hoàn chỉnh” (Full Mold Process, Inc) – Mỹ. Sau này, bản quyền trên không còn hiệu lực; do đó 20 năm gần đây kỹ thuật đúc trong khuôn mẫu cháy trên phạm vi toàn thế giới phát triển rất nhanh.
Đại để sự phát triển của kỹ thuật đúc trong khuôn mẫu cháy trải qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: Dùng nhựa bọt xốp làm mẫu và cát - đất sét làm khuôn, khuôn được chế tạo trên máy làm khuôn (ví dụ như máy ép, máy dằn).
- Giai đoạn hai: Dùng nhựa xốp làm mẫu, cát nhựa (vô cơ hoặc hữu cơ) làm khuôn.
- Giai đoạn ba: Dùng mẫu tự tiêu và các hạt vật liệu khuôn không chứa chất dính, đầm khuôn bằng phương pháp vật lý (chân không hoặc từ trường).
Đúc bằng mẫu cháy được viết tắt theo tiếng Anh là LFC (Lost Foam Casting) hoặc EFC (Expandable Pattern Casting), cũng còn gọi là đúc trong khuôn hoàn chỉnh (Full Mold Casting). Để giảm bớt những nhầm lẫn do ngôn ngữ gây nên, trong tài liệu này gọi phương pháp công nghệ là “đúc bằng mẫu tự tiêu” (LFC – Lost Foam Casting).
Phương pháp dùng các hạt từ làm vật liệu khuôn cho công nghệ đúc mẫu cháy hiện nay ít dùng, mà nay chủ yếu dùng cát khô với chất dính chủ yếu là đất sét, nhựa, nước thuỷ tinh,v.v…Phương pháp làm khuôn chân không (phương pháp V), tuy cũng là một trong các phương pháp tạo ra hốc khuôn nhưng không dùng mẫu cháy, do đó ở đây cũng không đề cập tới.
hello,cậu có thể share cho tớ cái tài liệu cậu đang biên tập được không vậy?? tiếng anh cũng được,tiếng việt thì càng tốt,mình đang triển khai dự án về khuôn tự hủy,nhưng thiếu một số kiến thức ,nếu có share cho mình với nhé,cám ơn bạn nhiều
 
T

thinh48ckct

Author
Ðề: Đúc mẫu tự hủy

hay za. cong nghe duc sap thuan tien nhanh hon moi nguoi ah
 
T

thinh48ckct

Author
Ðề: Đúc mẫu tự hủy

ai cần liên hệ
công nghệ rẻ, tao mẫu nhanh.
 
D

dodong

Author
Ðề: Đúc mẫu tự hủy

Mẫu sáp chảy đó bác khi rót kim loại vào thì mẫu sáp nóng chảy nhừng chổ cho kim loại.Đúc bằng phương pháp này lợi thế giá thành sản phẩm rẻ thời gian đúc nhanh
 
Top