Bộ truyền đai

Author
Chào mọi người...cho mình hỏi vấn đề này...bộ truyền đai nào cũng cần có cơ cấu căng đai hả...không có liệu có được không...mình làm lvtn mà quên cái khoản căng đai mất...giờ thầy kí rồi không sữa được nữa
 
T

teenpop

Tất nhiên là cần rồi, vì đai (hoặc xích) sẽ bị giãn sau quá trình sữ dụng nên bạn phải căng đai thôi. Còn căng đai như thế nào thì có nhiều cách, nếu đã ký rồi thì bạn gọi điện thoại hỏi thầy xem có ký lại được không? Nếu được thì bạn thiết kế thêm, còn không thì hy vọng là mấy thầy không để ý tới chuyện này.
Chúc may mắn!
 
T

trieu dai hiep

Chào mọi người...cho mình hỏi vấn đề này...bộ truyền đai nào cũng cần có cơ cấu căng đai hả...không có liệu có được không...mình làm lvtn mà quên cái khoản căng đai mất...giờ thầy kí rồi không sữa được nữa
Thầy đã kí rồi thì đành chịu, thường thì bộ truyền nên có cơ cấu căng đai, không có cũng chẳng sao bạn ah.
Nếu thầy có hỏi vì sao không dùng căng đai, bạn hãy giải thích rằng vật liệu làm đai của bạn là loại tốt, tương lai sẽ sử dụng loại này, nếu đai bạn chọn đã có ghi kí hiệu thì bạn nói đai em dùng một thời gian thôi, dùng xong rồi thay cái mới, chi phí làm bộ căng đai còn tốn hơn thay đai, mà nơi sản xuất còn bán được đai nữa chứ.
Tuỳ theo sắc mặt của thầy mà bạn chọn 1 trong 2 cách tớ bày nhé.
 
T

teenpop

Mình có góp ý về chi phí bộ căng đai:
- Nếu bạn dùng đai dẹt, thang, hoặc răng loại nhỏ thì đúng là chi phí bộ căng đai có thể tốn kém hơn là thay đai.
- Nhưng nếu bạn dùng đai răng 2 mặt (loại lớn giá không dưới 10tr B=50mm), loại 1 mặt lớn dây XH B=50mm thì khoảng 1tr-1tr4, lúc này thì chưa biết cái nào rẽ hơn đó.
Một điều nữa là tùy vào kết cấu máy của bạn mà việc thay dây đai dễ hay khó, nếu như khó thay mà bạn nói xài 1 thời gian rồi thay thì lúc đó dễ bị bắt bẽ lắm.
Mà việc căng đai là chính xác rồi, bạn nên nói tránh đi, khi thầy đã thể hiện sự không đồng tình với câu trả lời của bạn thì đừng nên cãi lại mà chấp nhận sẽ tốt hơn (vì cãi chút là lòi ra mình làm sai).
Nói chung là lúc bảo vệ tùy cơ mà ứng biến thôi. Bây giờ ở nhà đầu tư suy nghĩ thật kỹ, đọc lại bản vẽ thật kỹ để tìm những chổ sai sót và những điều chưa biết để suy nghĩ đi. Lúc bảo vệ thầy hỏi mà biết đường trả lời cho hợp lý.
 
Tùy cơ cấu mà có thể có bộ căng đai hay không. Thông thường, khi động cơ lắp puly thì trên bệ đỡ đã có các lỗ hay rảnh ( lắp bu lông cố định động cơ ) để có thể điều chỉnh khoảng cách các puly...vậy bác coi lại cơ cấu của bác mà tự đưa ra lý luận cho hợp lý:
- Công suất motor, tốc độ...
- loại dây đai: đai thang thường ( bản A, B, C, Z... ), đai thang cải tiến ( SPZ, SPA... ) đai hình lượt.....
- khoảng cách trục giữa hai pu ly
- Lắp đặt bảo trì: đơn giản, phức tạp...
thông thường mỗi một số dây đai thì ứng với chiều dài danh nghĩa thì chiều dài thực tế sẽ khác nhau theo từng hãng ( miễn sao chiều dài nằm trong dung sai cho phép ). Nếu nói thêm bộ căng đai thì phải nói lực căng đai ( có bảng hướng dẫn và giá trị lực căng cho phép )....nhiều cái có thể sẽ không biết thì khi bảo vệ sẽ bí.
 
R

rustbolt

Thầy đã kí rồi thì đành chịu, thường thì bộ truyền nên có cơ cấu căng đai, không có cũng chẳng sao bạn ah.
Nếu thầy có hỏi vì sao không dùng căng đai, bạn hãy giải thích rằng vật liệu làm đai của bạn là loại tốt, tương lai sẽ sử dụng loại này, nếu đai bạn chọn đã có ghi kí hiệu thì bạn nói đai em dùng một thời gian thôi, dùng xong rồi thay cái mới, chi phí làm bộ căng đai còn tốn hơn thay đai, mà nơi sản xuất còn bán được đai nữa chứ.
Tuỳ theo sắc mặt của thầy mà bạn chọn 1 trong 2 cách tớ bày nhé.
Đừng bày dại! Lỡ sai thì nhận rằng mình sai, còn đỡ hơn là nói bừa, càng dễ làm các Thầy nổi nóng! Không thể chấp nhận bộ truyền đai không có cơ chế căng đai (dù bạn có dùng loại đai tốt nhất thế giới cũng vậy). Xin lưu ý, việc căng đai không chỉ chờ đến lúc đai bị giãn mà cần thiết ngay từ khi mới lắp bộ truyền, để bù trừ cho đủ loại sai số khi tính toán thiết kế, chế tạo và lắp ráp.
 
T

trieu dai hiep

Đừng bày dại! Lỡ sai thì nhận rằng mình sai, còn đỡ hơn là nói bừa, càng dễ làm các Thầy nổi nóng! Không thể chấp nhận bộ truyền đai không có cơ chế căng đai (dù bạn có dùng loại đai tốt nhất thế giới cũng vậy). Xin lưu ý, việc căng đai không chỉ chờ đến lúc đai bị giãn mà cần thiết ngay từ khi mới lắp bộ truyền, để bù trừ cho đủ loại sai số khi tính toán thiết kế, chế tạo và lắp ráp.
- Bạn không chịu đọc bài của bạn ấy đầu tiên, thầy đã kí tức là thầy đã nhận ra sai sót của đồ án bạn ý được giao, nên nhớ rằng các thầy có mấy chục năm giảng dạy, tuy đồ án có khiếm khuyết nhưng thầy vẫn kí.
- Do sao???!!!
- Đó là thầy nhận thấy sai lầm của bạn, muốn bạn bảo vệ ý kiến đó, bộ truyền theo tôi đoán đó là bộ truyền đai thang hay loại đai nào đó không phải là đai răng, chắc đó là hệ thống truyền từ động cơ điện tới hộp giảm tốc, sai số cho phép đó được thực hiện bằng cách tính tuổi thọ của đai, nếu lưu ý vấn đề tuổi thọ của đai bạn ý chắc sẽ ăn điểm.
Bạn học bài chưa kĩ và kiến thức thực tế còn hạn chế, bạn hãy hỏi xem cơ cấu truyền từ động cơ điện sang hộp giảm tốc có nhất thiết phải dùng cơ cấu căng đai, theo tôi với các cơ cấu truyền kiểu từ trục khuỷu sang trục cam mới cần như vậy, còn đối với bộ truyền đơn giản thì không cần. mà đai trong cơ cấu truyền đó là đai răng bạn ah.
Biết ít nói nhiều không tốt đâu bạn, biết thì nói biết, không biết thì dựa vào cột mà nghe nhé bạn.
 
Lúc mới lắp dây đai thì bạn cũng phải căng đai, sau vài giờ sử dụng phải kiểm tra và trong thời gian sử dụng cũng phải kiểm tra và căng lại dây ( kiểm tra định kỳ ). Về lực căng đai là lực căng thấp nhất sao cho dây đai không bị trượt ở chế độ tải cao nhất. Về lực căng đai cần thiết thì bạn có thể tham khảo file sau:
http://www.megaupload.com/?d=QSRMN184
 
T

trieu dai hiep

Lúc mới lắp dây đai thì bạn cũng phải căng đai, sau vài giờ sử dụng phải kiểm tra và trong thời gian sử dụng cũng phải kiểm tra và căng lại dây ( kiểm tra định kỳ ). Về lực căng đai là lực căng thấp nhất sao cho dây đai không bị trượt ở chế độ tải cao nhất. Về lực căng đai cần thiết thì bạn có thể tham khảo file sau:
http://www.megaupload.com/?d=QSRMN184
Lúc lắp dây đai phải căng đai là đúng vì lực bám, và góp ôm a với puly đủ để tạo ma sát làm quay trục puly, phù hợp cả theo tải, khi đó cần chỉnh cơ cấu căng đai, nếu cơ cấu đơn giản cò thể di chuyển đơn vị được truyền hay nhận truyền, đơn giản là lùi hộp giảm tốc hay động cơ điện, rồi gá vào sau, cách căng đai như vậy không dùng cơ cấu căng đai độc lập.
 
R

rustbolt

- Bạn không chịu đọc bài của bạn ấy đầu tiên, thầy đã kí tức là thầy đã nhận ra sai sót của đồ án bạn ý được giao, nên nhớ rằng các thầy có mấy chục năm giảng dạy, tuy đồ án có khiếm khuyết nhưng thầy vẫn kí.
- Do sao???!!!
- Đó là thầy nhận thấy sai lầm của bạn, muốn bạn bảo vệ ý kiến đó, bộ truyền theo tôi đoán đó là bộ truyền đai thang hay loại đai nào đó không phải là đai răng, chắc đó là hệ thống truyền từ động cơ điện tới hộp giảm tốc, sai số cho phép đó được thực hiện bằng cách tính tuổi thọ của đai, nếu lưu ý vấn đề tuổi thọ của đai bạn ý chắc sẽ ăn điểm.
Bạn học bài chưa kĩ và kiến thức thực tế còn hạn chế, bạn hãy hỏi xem cơ cấu truyền từ động cơ điện sang hộp giảm tốc có nhất thiết phải dùng cơ cấu căng đai, theo tôi với các cơ cấu truyền kiểu từ trục khuỷu sang trục cam mới cần như vậy, còn đối với bộ truyền đơn giản thì không cần. mà đai trong cơ cấu truyền đó là đai răng bạn ah.
Biết ít nói nhiều không tốt đâu bạn, biết thì nói biết, không biết thì dựa vào cột mà nghe nhé bạn.
Vâng, rustbolt tôi sẽ cố gắng dựa cột để nghe. Nhưng xin hãy xem lại, rustbolt nói là "cơ chế căng đai" chứ không nói "cơ cấu căng đai".
Cơ chế đơn giản nhất, như bạn đã nêu là di chuyển 1 trong 2 trục mang pulley. Nhưng muốn di chuyển được, cái motor chẳng hạn, thì trên tấm đế motor phải có rãnh, kèm theo 2 con vít chỉnh. Cái đó không gọi là cơ cấu căng đai thì gọi là gì?
Rustbolt không dùng từ "cơ cấu căng đai" vì rằng trong thực tế có rất nhiều thiết kế kiểu... vườn, chỉ cần có rãnh trên đế motor là đủ (chỉ từng ấy gọi là "cơ cấu" nghe không ổn).
 
Author
mình nghĩ phải dùng cơ cấu căng đai để chỉnh lực căng ban đầu F0 và sau này phải chỉnh định kỳ để tránh hiện tượng trượt...bộ truyền đai của mình truyền từ động cơ n=1380v/p đai thang bình thường .tuy nhiên mình dùng 3puly .1 chủ động truyền cho 2 bị động vì mình cần nó đồng bộ .khoảng cách từ puly cd đến bd là 700mm
 
T

teenpop

Vậy là đúng rồi, bạn nên dùng cơ chế căng đai đi, vì không thể khoét rãnh hột xoài được rồi. 1 truyền cho 2 mà, khoét rãnh ngay trục động cơ thì cũng đâu thể căng đều 2 bên được, còn trục 2 puli bị dẫn thì chắc dính hộp giảm tốc hay tùm lum rồi nên không khoét được. Mình nghĩ tốt nhất là làm thêm 2 bánh tư do trượt trên 2 rãnh hột xoài để căn đai, được cố định bởi vài con bulong là đơn giản nhất.
Dù đã ký nhưng cũng phải biết để thầy hỏi thì trả lời là lúc làm em chưa nghĩ tới, thầy hướng dẫn ký xong rồi em mới nghĩ như thế này: ........(bạn cứ thế mà nói). Mình nghĩ cách trả lời này phù hợp với bạn đó, vì thực chất thầy hỏi là để kiểm tra xem bạn có hiểu được vấn đề không, bạn chứng minh là bạn hiểu thì thầy cũng chẳng làm khó dễ bạn đâu.
 
Author
căng đai thì có nhiều phương pháp...2 bánh trượt thì sao đảm bảo 2 nhánh căng như nhau được bạn...rãnh chỗ động cơ thì đúng rồi nhưng chắc khó thực hiện vì bộ truyền mình thẳng đứng(trục động cơ nằm trên mặt phẳng trung trực của 2 truc puly bị động .nếu chỉnh theo phương thẳng đứng mình nghĩ vẫn căng đều 2 nhánh chứ)...còn nếu chỉnh trên trục 2 puly bị động thì không được vì như thế sẽ chỉnh 4 vị trí( trục puly bị động ko có gì hết á chỉ có 2 con lăn kéo phôi à)...mình nói gì sai thì các bạn góp ý thẳng nha..kinh nghiệm bảo vệ luận văn thì sao...mấy bạn chia sẽ mình vài điều nha...cảm ơn mọi người:67:
 
Last edited:
Đừng bày dại! Lỡ sai thì nhận rằng mình sai, còn đỡ hơn là nói bừa, càng dễ làm các Thầy nổi nóng! Không thể chấp nhận bộ truyền đai không có cơ chế căng đai (dù bạn có dùng loại đai tốt nhất thế giới cũng vậy). Xin lưu ý, việc căng đai không chỉ chờ đến lúc đai bị giãn mà cần thiết ngay từ khi mới lắp bộ truyền, để bù trừ cho đủ loại sai số khi tính toán thiết kế, chế tạo và lắp ráp.
Mấy bài anh viết đúng lắm ! em cũng thường va chạm về vấn đề này ở thực tế .
@ trieu dai hiep nên chú ý lắng nghe bài của anh
rustbolt .
 
T

teenpop

căng đai thì có nhiều phương pháp...2 bánh trượt thì sao đảm bảo 2 nhánh căng như nhau được bạn...rãnh chỗ động cơ thì đúng rồi nhưng chắc khó thực hiện vì bộ truyền mình thẳng đứng(trục động cơ nằm trên mặt phẳng trung trực của 2 truc puly bị động .nếu chỉnh theo phương thẳng đứng mình nghĩ vẫn căng đều 2 nhánh chứ)...còn nếu chỉnh trên trục 2 puly bị động thì không được vì như thế sẽ chỉnh 4 vị trí( trục puly bị động ko có gì hết á chỉ có 2 con lăn kéo phôi à)...mình nói gì sai thì các bạn góp ý thẳng nha..kinh nghiệm bảo vệ luận văn thì sao...mấy bạn chia sẽ mình vài điều nha...cảm ơn mọi người:67:
Bạn nói vậy là trục động cơ nằm ngay đỉnh A của tam giác cân, còn 2 trục puli nằm trên 2 đỉnh còn lại ah?

Bạn đừng lầm tưởng rằng do khoảng cách từ trục động cơ đến 2 trục puli là bằng nhau nên khi làm rãnh hột xoài để trục động cơ di trượt là lực căng bằng nhau đâu nhé. Cái này do quá trình chế tạo quyết định đó bạn, dù bạn vẽ như thế nhưng khi chế tạo nó lệch 1 chút là không bằng nhau rồi. Mà khoảng cách nhỏ thì độ lệch nhỏ, khoảng cách lớn thì độ lệch lớn hơn. Bằng hay không thì chỉ có đo lực căng thôi.
Còn 2 bánh tự do thì cứ tinh chỉnh từ từ là lực căng sẽ đều thôi, bạn có thể xiết con tán vừa phải cho trục trên rãnh sau đó dùng 1 con bulong đạp vào và 1 con tán khóa lại.
Dù sao thì vẫn chưa biết cách nào hay hơn đâu, mà hình như bạn có suy nghĩ hơi chủ quan đó. Từ thiết kế đi đến chế tạo lắp ráp ra sản phẩm là 1 quá trình không hề đơn giản đâu (cái này ai có kinh nghiệm xương máu làm 1, 2 cái máy là hiểu ngay). Vậy nên đừng quá cứng nhắc trong việc tiếp thu ý kiến, hãy suy nghĩ về nó nha bạn.
Ngày trước mình bảo vệ luận văn và đồ án cũng rất tốt, tuy mình làm rất tốt rồi nhưng mấy thầy nói thì mình vẫn tiếp thu hết. Dù sao khi trong trường bạn vẫn dưới thầy mà, ra ngoài xã hội thì sao không biết. Bởi vậy dù thầy có nói sai cũng phải nghe thôi, dám cãi là bị điểm thấp đó (dù bạn có đúng) (chỉ cãi khi nào bạn chắc trên 95% thôi, vì lúc này phản biện là để làm sáng tỏ 1 vấn đề và để chấm điểm tuyệt đối (10) cho bạn).
Nếu bạn học BK HCM thì chắc cũng biết về các thầy khó rồi đó, phải liệu cơm mà gắp mắm, vd: thầy Lanh, Lộc, Liễm (đã đi xa.....), Long..v.v. vì nhiều khi số năm kinh nghiệm của họ còn nhiều hơn tuổi đời của mình.
Thằng bạn chung thầy hướng dẫn với mình cứ khăng khăng là nó đúng nên cuối cùng bị điểm thấp (vì kỹ thuật nó yếu - chưa đủ năng lực để phản biện với các thầy). Nên cứ mềm mỏng lắng nghe và em nghĩ rằng....chứ đừng chủ quan quá nhé.
Có mô hình hay sản phẩm thực tế thì lúc nào điểm cũng cao vì đó là cái cụ thể chứng minh lý luận, nguyên lý của bạn là đúng. Không có thì phải cố gắng hơn thôi.
Đó là những kinh nghiệm của mình, bạn tham khảo nhé (chỉ tham khảo thôi--->khách quan nhé)
 
Author
đâu có như bạn nghĩ đâu...mình post lên đây là để tham khảo ý kiến các bạn mà...sao bạn nói vậy...bạn cũng học bktp hả.bạn học khóa mấy. mình thầy Lanh hướng dẫn thầy Hiệp phản biện ...đang lo nè .có kinh nghiệm gì không chỉ mình vài chiêu
 
nói chung bạn nên tìm hiểu kỹ lại kết cấu đa của mình, tìm hiểu hết các vấn đề về dây đai ( có thể các loại bản A, B, ... ) nếu được là các ứng dụng của các loại dây đai này, các cơ cấu căng đai, lực căng đai. Từ đó, tuy bạn không có cơ cấu căng đai nhưng bạn vẫn có kiến thức về nó, vậy khi phản biện bạn chứng tỏ bạn hiểu vấn đề nên thầy cô có thể coi đây là nhưng sơ suất nhỏ trong thiết kế mà cái này thì người có kinh nghiệm đôi lúc vẫn mắc phải. Nhưng tóm lại bạn đã hiểu các vấn đề về cái đa bạn thiết kế là quan trọng, thầy không bắt bẻ gì đâu. Chứ không phải là không có là bạn không biết là sai! vấn đề này hy vọng bạn sẽ có thêm những câu hỏi phản biện thú vị mà có thể được thêm điểm cao. Chứ hồi xưa, bạn bè mình có tên thiết kế xong rồi, lên bảo vệ thầy hỏi vậy em tháo ra như thế nào thế là bí ( vẽ, thiết kế vào cho lắm nhưng lại không để ý việc tháo lắp )...
 
R

rustbolt

Bạn nói vậy là trục động cơ nằm ngay đỉnh A của tam giác cân, còn 2 trục puli nằm trên 2 đỉnh còn lại ah?

Bạn đừng lầm tưởng rằng do khoảng cách từ trục động cơ đến 2 trục puli là bằng nhau nên khi làm rãnh hột xoài để trục động cơ di trượt là lực căng bằng nhau đâu nhé. Cái này do quá trình chế tạo quyết định đó bạn, dù bạn vẽ như thế nhưng khi chế tạo nó lệch 1 chút là không bằng nhau rồi. Mà khoảng cách nhỏ thì độ lệch nhỏ, khoảng cách lớn thì độ lệch lớn hơn. Bằng hay không thì chỉ có đo lực căng thôi.
Dù sao thì vẫn chưa biết cách nào hay hơn đâu, mà hình như bạn có suy nghĩ hơi chủ quan đó. Từ thiết kế đi đến chế tạo lắp ráp ra sản phẩm là 1 quá trình không hề đơn giản đâu (cái này ai có kinh nghiệm xương máu làm 1, 2 cái máy là hiểu ngay). Vậy nên đừng quá cứng nhắc trong việc tiếp thu ý kiến, hãy suy nghĩ về nó nha bạn....
Hoàn toàn nhất trí với quan điểm của bạn teenpop. Một cặp puly thang nhiều rãnh, do chính một anh thợ tiện gia công, các sợi belt của cùng một hãng, khi lắp vào vẫn có sợi căng sợi chùng. Chỉ sau một thời gian hoạt động lực căng mới tương đối đều nhau.
Với sơ đồ tam giác ở trên, không cần dùng bánh căng (nói chung, chỉ dùng cách này trong trường hợp bất đắc dĩ), có thể chỉnh được lực căng đều trên 2 nhánh bằng cách điều chỉnh cho cái motor di chuyển theo 2 phương khác nhau (tốt nhất là vuông góc nhau). Sơ đồ dưới đây là một hướng khả dĩ:



Diễn giải:
- Motor di chuyển qua lại trên bệ nhờ các rãnh dài
- Bệ motor quay quanh 1 chốt cố định
- Khi điều chỉnh, nới lỏng toàn bộ -> motor sẽ tự lựa được vị trí để lực căng trên 2 nhánh đều nhau. Khi nào thấy được thì khoá cứng tất cả lại.
 
Last edited by a moderator:
Author
em truyền động kiểu này được không mấy huynh...em nhớ là có thấy ở đâu rồi .mong mấy huynh chỉ giúp
 
R

rustbolt

em truyền động kiểu này được không mấy huynh...em nhớ là có thấy ở đâu rồi .mong mấy huynh chỉ giúp
Được, nhưng bạn phải chấp nhận nhược điểm của nó là góc ôm trên các pulley giảm khá nhiều. Bạn phải tính toán kỹ và tự biện luận về điều này.
Muốn nhìn thấy kiểu này thì lật nắp capo xe hơi ra sẽ thấy (quan sát bộ ba: Trục động cơ - Bơm nước và quạt giải nhiệt - Dynamo phát điện). Trong đó, cái dynamo có thể di chuyển được, đóng vai trò căng belt.
 
Top