Các câu hỏi nhỏ trong ngành Đúc

TAMAC

Active Member
Author
Khi đi làm các kỹ sư đúc gặp các trường hợp mà mình chưa biết cần được giải đáp, có thể việc đó rất đơn giản đối với những ai đã trải qua, chính vì vậy tôi lập mục này để cùng trao đổi những điều nho nhỏ về ngành đúc.
Tôi xin hỏi trước nhé: Khi học ở trường ĐH thường gọi là khuôn và ruột, đến khi đi làm lại thường gọi là khuôn và thao, các từ thông dụng là hòm thao, chân thao, đầu gác thao?
 
B

binh73

Khi đi làm các kỹ sư đúc gặp các trường hợp mà mình chưa biết cần được giải đáp, có thể việc đó rất đơn giản đối với những ai đã trải qua, chính vì vậy tôi lập mục này để cùng trao đổi những điều nho nhỏ về ngành đúc.
Tôi xin hỏi trước nhé: Khi học ở trường ĐH thường gọi là khuôn và ruột, đến khi đi làm lại thường gọi là khuôn và thao, các từ thông dụng là hòm thao, chân thao, đầu gác thao?
có nơi còn gọi là khố cơ bác lehai ạ , cách gọi này ở các làng nghề hay dùng
 

TAMAC

Active Member
Author
có nơi còn gọi là khố cơ bác lehai ạ , cách gọi này ở các làng nghề hay dùng
Có thể là do khuôn thì không sấy (khuôn tươi) còn ruột thì thường phải sấy khô nên thợ đúc gọi ruột là khô chăng?
Các dụng cụ làm khuôn của thợ đúc thường có: bay, thìa, pháy, ngáo...
bay, thìa thì dễ hình dung rồi, còn pháy, ngáo thì ??? Công dụng của chúng thế nào?
 
B

binh73

Có thể là do khuôn thì không sấy (khuôn tươi) còn ruột thì thường phải sấy khô nên thợ đúc gọi ruột là khô chăng?
Các dụng cụ làm khuôn của thợ đúc thường có: bay, thìa, pháy, ngáo...
bay, thìa thì dễ hình dung rồi, còn pháy, ngáo thì ??? Công dụng của chúng thế nào?
Ngáo dùng trong việc làm khuôn bằng tay hạ mẫu ở dưới nền, có tác dụng lấy cát rơi trong khuôn . Pháy dùng để sửa đường cong trong làm khuôn dưới nền.
 

TAMAC

Active Member
Author
Ngáo dùng trong việc làm khuôn bằng tay hạ mẫu ở dưới nền, có tác dụng lấy cát rơi trong khuôn . Pháy dùng để sửa đường cong trong làm khuôn dưới nền.
Xin bổ xung thêm: hai dụng cụ trên để sửa khuôn cả dưới nền và trong hòm, ngáo còn để sửa các thành đứng, các góc vuông, các rãnh nhỏ...
Tại sao lại gọi là lò chõ?:106:
 

TAMAC

Active Member
Author
Có lẽ các câu hỏi của tôi quá đơn giản nên không có bạn nào hưởng ứng, tôi xin hỏi một tình huống cụ thể trong sản xuất đúc nhờ các bạn giải đáp: chi tiết nắp ổ bi, f 120, dày 10 có 4 tai (r9) cách đều làm khuôn trên máy hỗn hợp cát đất sét bentonit, mác gang GX 15-32 nấu trong lò điện, có thành phần phân tích %C = 3.42; %Si = 2.05; %Mn = 0.69 khi đo độ cứng bề mặt = 180 nhưng không gia công được do bị biến trắng mép, nhất là ở 4 tai r9 (độ cứng = 255) vậy nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục?
 

TAMAC

Active Member
Author
Đành phải vừa đá bóng vừa thổi còi cho xong trận đấu vậy: chi tiết đúc tuy mác gang không cao nhưng nấu gang trong lò điện nên thường nhiệt độ gang ra lò cao, chi tiết nhỏ, mỏng nên nhiệt độ rót cao (thợ lò sợ khớp đặc vì thời gian rót kéo dài) mặt khác làm khuôn trên máy hôn hợp cát khuôn tươi nên độ ẩm có thể cao >6% dẫn đến khi rót gang hơi nước nhiều làm gang bị biến trắng> Cách khắc phục : dùng chất biến tính chống biến trắng, kiểm tra độ ẩm cát <= 5%, không nên rót ở nhiệt độ quá cao
 
Có lẽ các câu hỏi của tôi quá đơn giản nên không có bạn nào hưởng ứng, tôi xin hỏi một tình huống cụ thể trong sản xuất đúc nhờ các bạn giải đáp: chi tiết nắp ổ bi, f 120, dày 10 có 4 tai (r9) cách đều làm khuôn trên máy hỗn hợp cát đất sét bentonit, mác gang GX 15-32 nấu trong lò điện, có thành phần phân tích %C = 3.42; %Si = 2.05; %Mn = 0.69 khi đo độ cứng bề mặt = 180 nhưng không gia công được do bị biến trắng mép, nhất là ở 4 tai r9 (độ cứng = 255) vậy nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục?
Hic. Chú đặt ra những câu hỏi thực tế như thế thì khó quá. Bởi đa phần những người tham gia diễn đàn này là sv, còn đang đi học, chưa được tiếp xúc với thực tế nhiều.
Dù sao thì cũng rất cám ơn chú đã nhiệt tình, tâm huyết. :D
 

TAMAC

Active Member
Author
Chào Habubi, lâu lắm mới gặp, chính vì các bạn sv nên mình mới mở mục này, về lỳ thuyết các bạn đã có sách, thầy ở bên cạnh, nhưng nên dùng lý thuyết học được để giải thích thực tế. Đây chính là cơ hội để các bạn sv không cần phải đi thực tập cũng có thể nắm chắc hơn lý thuyết đã học. Có lẽ ngay chính Habubi cũng nên tích cực tham gia hỏi và trả lời. Thân!
 

TAMAC

Active Member
Author
Mình lại xin hỏi một câu nặng tính lý thuyết vậy: trong biến tính gang có mấy loại chất biến tính, cách sử dụng chúng thế nào?
 
Chào Habubi, lâu lắm mới gặp, chính vì các bạn sv nên mình mới mở mục này, về lỳ thuyết các bạn đã có sách, thầy ở bên cạnh, nhưng nên dùng lý thuyết học được để giải thích thực tế. Đây chính là cơ hội để các bạn sv không cần phải đi thực tập cũng có thể nắm chắc hơn lý thuyết đã học. Có lẽ ngay chính Habubi cũng nên tích cực tham gia hỏi và trả lời. Thân!
Dạ, chú nói rất đúng ạ.

Mình lại xin hỏi một câu nặng tính lý thuyết vậy: trong biến tính gang có mấy loại chất biến tính, cách sử dụng chúng thế nào?
Cái này trong tài liệu chắc chắn có :67: . Liệu có bạn nào trả lời ko nhỉ? :45: :45: :45:
 
Bác nên viết một bài để mọi người đọc. Chứ bác đánh đố mọi người kiểu này chỉ mất công bác thôi!
 
Thật ra đánh đố cũng chính là đang dạy các cậu ấy thôi, khi gặp vấn đề khó khăn thì cần phải hỏi người xung quanh(đối với sinh viên thì đó là người thầy), khi đó các cậu đã được học rồi đấy thôi. Còn việc bảo bác lehai viết một bài cho các cậu đọc sao? Có chắc các cậu sẽ đọc không? Hay lại thấy nó dài hay gì gì đó rồi thôi. Tôi chắc rằng ở nhà các cậu có cả một đóng sách nhưng có mấy ai chịu đọc đâu, khi đụng tới thì mới giở ra mà mò. Bác lehai mở ra topic này hay đấy. Hi vọng topic sẽ thu hút được sự quan tâm của các bạn sinh viên và cả các anh chị đã ra trường. Kiến thức là vô hạn và nó dành cho tất cả mọi người trong chúng ta
 
T

tronghieu0304

Ðề: các câu hỏi nhỏ trong ngành đúc

Để tránh biến trắng ko nên làm nguội gang quá nhanh, nếu đã biến trắng rùi thì đen đi ủ lại để giảm độ cứng của gang!
 

TAMAC

Active Member
Author
Ðề: các câu hỏi nhỏ trong ngành đúc

Để tránh biến trắng ko nên làm nguội gang quá nhanh, nếu đã biến trắng rùi thì đen đi ủ lại để giảm độ cứng của gang!
Ủ ở nhiệt độ, thời gian bao nhiêu thì hết biến trắng? Sau khi ủ cho hết biến trắng mép thì độ cứng những chỗ không biến trắng sẽ thế nào? Những lưu ý khi ủ?
 
B

baydlbc

Ðề: các câu hỏi nhỏ trong ngành đúc

Các hoa văn và các chữ rất sắc xảo trên các chi tiết đúc: muỗng (thìa) inox thì làm sao tạo hình các chi tiết này được.
 

TAMAC

Active Member
Author
Ðề: các câu hỏi nhỏ trong ngành đúc

Các hoa văn và các chữ rất sắc xảo trên các chi tiết đúc: muỗng (thìa) inox thì làm sao tạo hình các chi tiết này được.
Người ta dùng phương pháp đúc chính xác để đúc, bạn có biết các loại huy hiệu, mặt dây chuyền... với các hình còn nhỏ và tinh xảo hơn nhiều hoa văn và chữ trên thìa cũng đúc được cơ mà.
 
B

baydlbc

Ðề: các câu hỏi nhỏ trong ngành đúc

Gửi bác: lehai
Phương phap đúc chính xác là phương pháp gì vậy bác, em thấy các hoa văn, họa tiết nó nhỏ quá không biết kim loại có điền đầy được không?
 

TAMAC

Active Member
Author
Ðề: các câu hỏi nhỏ trong ngành đúc

Một số phương pháp đúc chính xác (trong khi học còn được gọi là đúc đặc biệt): đúc mẫu chảy, đúc mẫu cháy (mẫu tự thiêu), đúc áp lực. Đúc áp lực ít khi dùng cho kim loại đen, với các chi tiết nhỏ, có hoa văn, họa tiết phức tạp người ta hay dùng cách đúc mẫu chảy hoặc đúc mẫu cháy khi đó do nhiệt độ của khuôn khi rót cao, kết hợp hút chân không nên kim loại có thể điền đầy các chi tiết nhỏ. Bạn có thể tham khảo các trang web của các cơ sở đúc sau để biết thêm về các phương pháp đúc này Vidpolcasting.com (Hải Phòng), Trungdungco.com.vn (Bình Dương)
 
Last edited:
Ðề: các câu hỏi nhỏ trong ngành đúc

Mình lại xin hỏi một câu nặng tính lý thuyết vậy: trong biến tính gang có mấy loại chất biến tính, cách sử dụng chúng thế nào?

sao topic này mình thấy hay và hữu ích khó mà tìm được người nhiệt tình như a Hải mà ko thấy ai vô đóng góp và hỏi cho anh Hải xoay vòng dị ,chẳng lẻ có bên đúc chỉ có vài người sao,hic,buồn quá ,thui trả lời câu hỏi của a Hải dị,

trong biến tính gang có thể phân làm 2 loại chất biến tính
1/các nguyên tố thúc đẩy quá trình graphit hóa nghĩa là nâng cao Ac( hoạt độ của cácbon) và làm giảm độ hòa tan của C trong dung dịch và các thằng tiêu biểu là Al SI Cu Ni P....

2/trái với thằng trên các nguyên tố Cr,Mn,V.... nó lại làm giảm hoạt độ của cacbon và tạo các hợp chất ổn đinh mà ko phụ thuộc vào nồng độ và nhiệt độ

cách sử dụng như thế nào e botay,vài ngày hoc thầy nói phần này e post lên liền ,he he


còn 1 ý nữa đó là khi đi làm (thầy e dạy) nếu gặp ngừoi trong nam nhứt là mấy người lớn tuôi thì mình dùng từ bọng cát còn ở ngoài Bắc gọi là đát chớ gọi bọng cát ko ai hiểu đâu .tại do hồi ảnh hưởng của người pháp nên ở ngoài bắc kêu dị họ mới hiểu đó,


mong các bạn trong ngành đúc vào tham gia cho xôm tụ,chứ ko mình mang tiếng độc tài gâu quá ,
 
Last edited:
Top