Sai kích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

  • Thread starter Mr Đi Mô
  • Ngày mở chủ đề
M

Mr Đi Mô

Author
nhờ chú DCL và các bác giúp , em ít khi dùng lệnh tấm phẳng nên cũng không để ý . hôm nay thử test 2 trường hợp thế này .
1- em dùng sheet-metal để tạo 1 tấm có khich thước 2370 x 790 , với các thông số K=1 và hệ số ở auto Relief cũng cho bằng 1. sau đó em tạo 1 đường gấp cách mép ngoài 48mm (chảng hạn thế) , em chọn phương án uốn là metalrial outside (thứ 3 từ trái sang).

sau khi uốn em đo kích thước thì nó đạt 45,29


2- các thông số cũng như thế nhưng em làm 1 tấm nhỏ thì kích thước nó đạt đúng 48


em ko biết điều chỉnh K thế nào cho hợp lý cả.
 
Last edited by a moderator:

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Sai khích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

Theo hình đưa lên thì ... 2 kích thước này khác hẳn nhau. Một cái khi trải phẳng và một cái khi gấp --> các vị trí đo thay đổi --> giá trị đo khác nhau.
 
Ðề: Sai khích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

nhờ chú DCL và các bác giúp , em ít khi dùng lệnh tấm phẳng nên cũng không để ý . hôm nay thử test 2 trường hợp thế này .
1- em dùng sheet-metal để tạo 1 tấm có khich thước 2370 x 790 , với các thông số K=1 và hệ số ở auto Relief cũng cho bằng 1. sau đó em tạo 1 đường gấp cách mép ngoài 48mm (chảng hạn thế) , em chọn phương án uốn là metalrial outside (thứ 3 từ trái sang).

sau khi uốn em đo kích thước thì nó đạt 45,29


2- các thông số cũng như thế nhưng em làm 1 tấm nhỏ thì kích thước nó đạt đúng 48


em ko biết điều chỉnh K thế nào cho hợp lý cả.
1. nếu bạn dùng phương pháp tạo tấm trước rồi dùng lệnh sketched bend thì bạn phải tạo 1 đường gấp với kích thước = (kích thước cần ghấp) - (chiều dày tôn) + 0.15*(chiều dày tôn). Với trường hợp của bạn nếu bạn muốn gấp kích thước là 48mm và tấm dày 1 thì đường ghấp cần tạo có kích thước cách mép là 48-1+0.15*1 = 47.25mm. Mặt khác bạn phải chọn bend position là: bend centerline mới đúng.
 
Last edited by a moderator:
M

Mr Đi Mô

Author
Ðề: Sai khích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

Theo hình đưa lên thì ... 2 kích thước này khác hẳn nhau. Một cái khi trải phẳng và một cái khi gấp --> các vị trí đo thay đổi --> giá trị đo khác nhau.
chẳng có tấm nào rải ra cả bạn ah, tấm 1 là tấm to , gấp đi 1 đoạn 48 . tấm 2 là tấm nhỏ cũng gấp thế.
 
M

Mr Đi Mô

Author
Ðề: Sai khích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

1. nếu bạn dùng phương pháp tạo tấm trước rồi dùng lệnh sketched bend thì bạn phải tạo 1 đường gấp với kích thước = (kích thước cần ghấp) - (chiều dày tôn) + 0.15*(chiều dày tôn). Với trường hợp của bạn nếu bạn muốn gấp kích thước là 48mm và tấm dày 1 thì đường ghấp cần tạo có kích thước cách mép là 48-1+0.15*1 = 47.25mm. Mặt khác bạn phải chọn bend position là: bend centerline mới đúng.
cảm ơn bác, nhưng 2 cái của em đều làm i xì nhau, vậy sai khác do ở đâu ra n.bác thử test trên máy của bác với 2 trường hợp như thứ tự em đã nêu cái.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Sai khích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

nhờ chú DCL và các bác giúp , em ít khi dùng lệnh tấm phẳng nên cũng không để ý . hôm nay thử test 2 trường hợp thế này .
1- em dùng sheet-metal để tạo 1 tấm có khich thước 2370 x 790 , với các thông số K=1 và hệ số ở auto Relief cũng cho bằng 1. sau đó em tạo 1 đường gấp cách mép ngoài 48mm (chảng hạn thế) , em chọn phương án uốn là metalrial outside (thứ 3 từ trái sang).

sau khi uốn em đo kích thước thì nó đạt 45,29


2- các thông số cũng như thế nhưng em làm 1 tấm nhỏ thì kích thước nó đạt đúng 48


em ko biết điều chỉnh K thế nào cho hợp lý cả.
Cậu cần học hoặc ôn lại kiến thức về lý thuyết gia công biến dạng dẻo. Với vật liệu dẻo thì ta mới có thể gia công biến dạng được, cậu không thể làm biến dạng một tấm gang hoặc thủy tinh ở nhiệt độ thường. Với vật liệu dẻo, không bao giờ có K = 1 mà thường K có giá trị chung quanh 0.5. Vật liệu càng dẻo thì K càng gần 0.5 và càng dòn thì càng gần 1.

Khi bị uốn thì lớp vật liệu bên ngoài chịu uốn+kéo và lớp bên trong chịu uốn+nén còn lớp trung hòa thì chỉ chịu uốn thuần túy. Như vậy là lớp chịu kéo sẽ dài ra, lớp chịu nén sẽ ngắn lại và lớp trung hòa có chiều dài không đổi. Hệ số K cho biết lớp trung hòa nằm tại đâu trong bề dày của vật liệu.

Như vậy là một tấm tôn sau khi bị uốn gập sẽ có kích thước không còn như ban đầu nữa, đó là điều dễ hiểu. Kích thước sản phẩm cụ thể ra sao là tùy thuộc vào hệ số K. Nếu hai tấm kim loại kích thước giống nhau nhưng K khác nhau thì sau khi uốn sẽ tạo ra hai sản phẩm khác nhau, đây là điều khỏi bàn cãi.

Tóm lại, cậu thấy khó hiểu và lúng túng khi sử dụng chức năng này là do cậu chưa có hoặc quên kiến thức chuyên môn. Các phần mềm không nghĩ hộ cậu, nó chỉ giúp cậu làm nhanh và chính xác những điều cậu đã biết mà thôi!
 
M

Mr Đi Mô

Author
Ðề: Sai khích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

Cậu cần học hoặc ôn lại kiến thức về lý thuyết gia công biến dạng dẻo. Với vật liệu dẻo thì ta mới có thể gia công biến dạng được, cậu không thể làm biến dạng một tấm gang hoặc thủy tinh ở nhiệt độ thường. Với vật liệu dẻo, không bao giờ có K = 1 mà thường K có giá trị chung quanh 0.5. Vật liệu càng dẻo thì K càng gần 0.5 và càng dòn thì càng gần 1.

Khi bị uốn thì lớp vật liệu bên ngoài chịu uốn+kéo và lớp bên trong chịu uốn+nén còn lớp trung hòa thì chỉ chịu uốn thuần túy. Như vậy là lớp chịu kéo sẽ dài ra, lớp chịu nén sẽ ngắn lại và lớp trung hòa có chiều dài không đổi. Hệ số K cho biết lớp trung hòa nằm tại đâu trong bề dày của vật liệu.

Như vậy là một tấm tôn sau khi bị uốn gập sẽ có kích thước không còn như ban đầu nữa, đó là điều dễ hiểu. Kích thước sản phẩm cụ thể ra sao là tùy thuộc vào hệ số K. Nếu hai tấm kim loại kích thước giống nhau nhưng K khác nhau thì sau khi uốn sẽ tạo ra hai sản phẩm khác nhau, đây là điều khỏi bàn cãi.

Tóm lại, cậu thấy khó hiểu và lúng túng khi sử dụng chức năng này là do cậu chưa có hoặc quên kiến thức chuyên môn. Các phần mềm không nghĩ hộ cậu, nó chỉ giúp cậu làm nhanh và chính xác những điều cậu đã biết mà thôi!
cảm ơn chú đã chỉ dạy , cháu cũng biết thoang thoáng là hệ số K hay hệ số lên vành gì đó làm ảnh hưởng đến kích thước nhưng bây h cháu đang thiết kế 1 cái BTS và khi lên 2D thì kich thước ko tính sai số do hệ số K sinh ra.
ví dụ như bây h cháu muốn gấp 50mm (tôn 2mm) thì đường gấp cách mép ngoài là 48mm.và uốn bằng solid phải đạt đúng kích thước đó, thì phải làm sao ah.

(Hôm kia vừa về BK mua quyển công nghệ tạo hình tấm kim loại của thầy NGuyễn Mậu Đằng, nhưng chưa kịp đọc:D )
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Sai khích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

... ví dụ như bây h cháu muốn gấp 50mm (tôn 2mm) thì đường gấp cách mép ngoài là 48mm.và uốn bằng solid phải đạt đúng kích thước đó, thì phải làm sao ah.
Để thiết kế chi tiết tấm mỏng, đầu tiên ta lấy thanh công cụ Sheet Metal ra, gọi công cụ [
/Tab[/B] rồi chọn một mặt phẳng và vẽ một sketch, ví dụ như sau:



[LEFT]Sau khi thoát khỏi sketch, ta tạo chi tiết dạng tấm với các thiết lập như sau:



[LEFT]Và có kết quả là:



[LEFT]Khi trải phẳng tấm ra, ta có chiều dài tấm ban đầu là:



[LEFT]Nếu ta chọn K-Factor = 0.75 thì tấm có chiều dài:



[LEFT]Và nếu K-Factor = 0.25 thì chiều dài là:



[LEFT]Vì mỗi vật liệu có giá trị K-Factor khác nhau, nên để có cùng một kích thước sản phẩm, ta cần có các phôi có kích thước khác nhau ít nhiều.
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
 
M

Mr Đi Mô

Author
Ðề: Sai khích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

chú nói qua về mối liên hệ toán học nào đó của K-factor về yếu tố kích thước không. cũng không hiểu tại sao nhưng đôi khi vẫn K-factor đó cháu lại thu được kết quả tròn số như mong muốn, thế mới đau chứ(như hình cháu post ở bài đâu tiên cách vẽ i xì nhau nhưng thu được kết quả khác nhau)
đa phần sản phẩn của cháu đều phải dùng sketched bend.
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Sai khích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

cảm ơn chú đã chỉ dạy , cháu cũng biết thoang thoáng là hệ số K hay hệ số lên vành gì đó làm ảnh hưởng đến kích thước nhưng bây h cháu đang thiết kế 1 cái BTS và khi lên 2D thì kich thước ko tính sai số do hệ số K sinh ra.
ví dụ như bây h cháu muốn gấp 50mm (tôn 2mm) thì đường gấp cách mép ngoài là 48mm.và uốn bằng solid phải đạt đúng kích thước đó, thì phải làm sao ah.

(Hôm kia vừa về BK mua quyển công nghệ tạo hình tấm kim loại của thầy NGuyễn Mậu Đằng, nhưng chưa kịp đọc:D )

còn một cách khác như khi vẽ bằng cad bạn làm như sau

tao 1 chi tiết & dùng lệnh Base flange với thiết lập như hình vẽ



sau đó dùng lệnh flatten để duỗi ra và đo kích thước như hình vẽ


là được kích thước chẵn như bạn yêu cầu ko biết mình hiểu thế có đúng ý bạn ko .
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Sai khích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

chú nói qua về mối liên hệ toán học nào đó của K-factor về yếu tố kích thước không. cũng không hiểu tại sao nhưng đôi khi vẫn K-factor đó cháu lại thu được kết quả tròn số như mong muốn, thế mới đau chứ(như hình cháu post ở bài đâu tiên cách vẽ i xì nhau nhưng thu được kết quả khác nhau)
đa phần sản phẩn của cháu đều phải dùng sketched bend.
Vấn đề này thực ra cũng khá dễ hiểu, chẳng qua là cậu không biết nên lúng túng mà thôi. Vì thế mà tớ nhắc lại: cần nắm vững các kiến thức chuyên môn liên quan trước khi bắt tay vào việc thiết kế một cái gì đó. Người thiết kế không phải là thợ vẽ, đặc điểm của họ là họ nắm rất vững rất nhiều chuyên ngành kỹ thuật liên quan và họ thường được gọi bằng các chức danh như "kỹ sư thiết kế", "chuyên gia thiết kế" hoặc "nhà thiết kế" là vì vậy!

Ta hãy xem hình vẽ mô tả một tấm bị uốn 90 độ với bán kính uốn 5 mm và với K-Factor = 0.5 như sau:



[LEFT]Đường chấm gạch biểu thị lớp trung hòa. Do K-Factor = 0.5 nên lớp trung hòa nằm chính giữa chiều dày tấm và kết quả là nó có chiều dài:

L = 30 + 15.71 + 40 = 85.71 mm

Vậy thì chiều dài phôi cũng phải bằng 85.71 mm.

Cũng vẫn với sản phẩm như vậy, bây giờ ta chọn vật liệu có K-Factor = 0.2, ta có kết quả như sau:



[LEFT]Rõ ràng là chiều dài tấm phôi bây giờ sẽ là 81 mm.

Tương tự, nếu vật liệu có K-Factor = 0.8 thì:



[LEFT]Chiều dài phôi bây giờ sẽ là 90.42 mm.

Rõ ràng là với các hệ số K-Factor khác nhau thì chiều dài phôi cũng khác nhau, thậm chí sự khác biệt là khá lớn. Vì vậy, trước khi thiết kế chi tiết tấm mỏng nói riêng, chi tiết gia công biến dạng dẻo nói chung, ta cần có hệ số K chính xác của vật liệu để đảm bảo có được kết quả sản phẩm chính xác. Hệ số này có thể tra cứu trong các sổ tay cơ khí hoặc chính xác nhất thì xác định bằng thực nghiệm cho từng lô vật liệu mua về, vì vật liệu mua từ những nguồn không chính thống đôi khi cũng "ca ba nhá" lắm!
[/LEFT]
[/LEFT]
[/LEFT]
 
M

Mr Đi Mô

Author
Ðề: Sai khích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

cảm ơn chú lần nữa, trước đây đi học dùng lệnh này toàn không kiểm tra kích thước , cứ vẽ 1 đường gấp và nghĩ rằng cộng thêm 1 thân tôn là được kích thước bao. h đi làm mới quay lại nghiên cứu :1::1:
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Sai khích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

cảm ơn chú lần nữa, trước đây đi học dùng lệnh này toàn không kiểm tra kích thước , cứ vẽ 1 đường gấp và nghĩ rằng cộng thêm 1 thân tôn là được kích thước bao. h đi làm mới quay lại nghiên cứu :1::1:
Ha ha! Vì vậy người ta mới bảo: "Đại học chẳng bằng đại hành!" là thế đấy.

Vui vậy thôi, nếu cậu nắm vững lý thuyết thì sẽ dễ dàng hiểu được những sai biệt giữa lý thuyết và thực hành, quan trọng hơn nữa: là biết cách vượt qua những khoảng cách đó. Vì vậy, khi đã đi làm, nhớ đừng quên ôn luyện những kiến thức đã học và bắt tay thực hành thật nhiều.
 
M

Mr Đi Mô

Author
Ðề: Sai khích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

Ha ha! Vì vậy người ta mới bảo: "Đại học chẳng bằng đại hành!" là thế đấy.

Vui vậy thôi, nếu cậu nắm vững lý thuyết thì sẽ dễ dàng hiểu được những sai biệt giữa lý thuyết và thực hành, quan trọng hơn nữa: là biết cách vượt qua những khoảng cách đó. Vì vậy, khi đã đi làm, nhớ đừng quên ôn luyện những kiến thức đã học và bắt tay thực hành thật nhiều.
sau khi "khám phá" cháu rút ra muốn muốn bỏ qua sai số thì lấy k=0,138 :D
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Sai khích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

( :Bg , bất động sản đang lên mà chú, ma nhà cháu ở miền trung, đất đâu như HN :Bg .)
công nhận cái hệ số này phức tạp, môn này ở bk chỉ có GCAL được học. h đọc sách lại thấy vào mới đau chứ, ngày đi học có chịu đọc đâu.
Spam nốt.

Chữ trong bài viết thì nhỏ, chữ trong chữ ký thì to ... vậy thì nội dung chính là trong bài viết hay trong chữ ký? Nhìn kiểu này giống như "đầu bé bi to" ... đề nghị điều chỉnh lại cho phù hợp.
 
Ðề: Sai khích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

( :Bg , bất động sản đang lên mà chú, ma nhà cháu ở miền trung, đất đâu như HN :Bg .)
công nhận cái hệ số này phức tạp, môn này ở bk chỉ có GCAL được học. h đọc sách lại thấy vào mới đau chứ, ngày đi học có chịu đọc đâu.
Tớ mới kiếm đc cái công thức và bảng hệ số để tính bán kính lớp trung hoà. Từ đó có thể tính được hệ số K có ảnh nhưng không biết cách up lên diễn đàn như thế nào
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Ðề: Sai khích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

Tớ mới kiếm đc cái công thức và bảng hệ số để tính bán kính lớp trung hoà. Từ đó có thể tính được hệ số K có ảnh nhưng không biết cách up lên diễn đàn như thế nào
Trên diễn đàn đã có hướng dẫn, dùng công cụ tìm kiếm để làm.
 
Ðề: Sai khích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

Tớ mới kiếm đc cái công thức và bảng hệ số để tính bán kính lớp trung hoà. Từ đó có thể tính được hệ số K có ảnh nhưng không biết cách up lên diễn đàn như thế nào

anh up ảnh lên cho mọi người tham khảo được ko ạ ? ....cảm ơn anh ạ .
 
D

DoSang

Author
Ðề: Sai khích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

còn một cách khác như khi vẽ bằng cad bạn làm như sau

tao 1 chi tiết & dùng lệnh Base flange với thiết lập như hình vẽ



sau đó dùng lệnh flatten để duỗi ra và đo kích thước như hình vẽ


là được kích thước chẵn như bạn yêu cầu ko biết mình hiểu thế có đúng ý bạn ko .
Các anh hướng dẫn lệnh flatten để duỗi thăng chi tiết đó ra đi !!
em lam ma ma vẫn chưa được
 
O

ohmygodbk49

Author
Ðề: Sai khích thước khi dùng lệnh tấm phẳng

thanks chú vì những chỉ giáo rất bổ ích, cu Di Mô này học cùng lớp đại học với cháu, nó còn gà lắm, nó mới vào làm cho cty nhóm 3C j đó, chuyên về trạm BTS hay tủ điện...
 
Top