Hỏi hàn gang

  • Thread starter mtk
  • Ngày mở chủ đề
M
Author
Các anh cho em hỏi lô sấy giấy bằng gang bị xì hơi ở bên nắp, em đã dùng que hàn gang hàn nhưng nó không dính, còn hàn thau thì mắc quá sếp không chịu, vậy các anh có cách nào không? Giúp em với.
 
T

Tuyết Sương

Author
Nếu bạn hàn bằng que hàn gang mà nó không dính, thì hơi lạ. Có thể bạn chưa nung vật thể cần hàn đủ nhiệt độ trước khi hàn và sau khi hàn bạn làm nguội vật thể hàn chưa đảm bảo, vẫn có thể gây ra đường hàn không dính.
 
M
Author
Nhưng lô sấy giấy của cty mình có đường kính 3m, bề ngang 1m6 trọng lượng mấy tấn mình không biết nung thế nào? Mình nghe mọi người mách có một loại keo + với chất cpmposit gì đó có thể trám lại? Các bạn có thể giúp mình với. Xin cám ơn.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Hàn bằng cách đắp bột thì cũng phải thiêu kết để bột kim loại chảy ra và kết cấu với KL chính.
Tôi thấy mọi người vẫn hàn Đồng và rất cẩn thận để thường hoá
Ngay như thanh Nêm máy Tiện còn hàn được thì tôi thấy quả Lô của bạn không có gì khó khăn cả. bạn ở HN thì có thể đến nhà bác Trịnh Hải ở Tây Hồ mà mời bác ấy đến hàn cho.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
mtk viết:
Nhưng lô sấy giấy của cty mình có đường kính 3m, bề ngang 1m6 trọng lượng mấy tấn mình không biết nung thế nào? Mình nghe mọi người mách có một loại keo + với chất cpmposit gì đó có thể trám lại? Các bạn có thể giúp mình với. Xin cám ơn.
Bạn chỉ cần nung nóng chỗ cần hàn thôi. Nên hàn từng đoạn ngắn khoảng 10 đến 20 cm hoặc ít hơn. Nhớ làm sạch và nung nóng sơ bộ. Chỉ hàn từng đường một, hàn xong 1 đường thì chờ cho nó nguội bớt mới hàn tiếp.
 

QuyenQCM

Active Member
Không biết cái quả cán của bạn hoạt động như thế nào,nếu yêu cầu kỹ thuật không cao thì có thể đắp bằng composite cũng được,giống như bả matit ấy mà
 
Kỹ thuật hàn gang là một kỹ thuật cực kỳ phức tạp!
Thứ nhất, khó kiểm soát nhiệt trong quá trình hàn!
Thứ 2, Gang rất nhạy cảm với nhiệt, nên rất dễ thay đổi về tổ chức trong quá trình hàn và quá trình nguội sau khi hàn! Và việc hình thành tổ chức gang trắng trong khi hàn là không ai dám đảm bảo là không có!
Thủ: kết cấu của gang, rất cứng và dòn... có thể sẽ không phá hủy liên kết hàn, mà phá hủy tại một vị trí khác trong quá trình hàn!

Nên... Nếu hàn gang, cần phải tuân thủ những vấn đề sau:
- Loại quy trình hàn áp dung:
+ Quy trình nguội: Hàn một lượng rất ít một và để nguội cho đến khi chạm vào được mối hàn rồi mới hàn tiếp
+ Quy trình nóng: Nung nóng vượt lên nhiệt độ chuyên biến pha và hàn đồng thời liên tục giữ nhiệt trong quá trình hàn. Quá trình nguội phải đựoc kiểm soát chặt. (khó thực hiện với những kết cấu lớn)

- Lựa chọn vật liệu hàn gang đúng: Thông thường vật liệu hàn gang cần có đội dẻo rất cao, nên thành phần Nikel trong đó là rất cao, lên đến 90%!
- Người kiểm soát quy trình phải có kinh nghiệm!
-
Và một vấn đề nữa, chi tiết định hàn có nhất thiết phải hàn không, nếu có thể dùng phương pháp khác, thì nên dùng!

Cá nhân, đơn vị nào cần một giải pháp về hàn gang email cho chúng tôi:
nvtrong@phuclink.com
 
Box này nghe có vẻ buồn nhỉ????
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Tớ thấy lô sấy dùng hơi nóng truyền nhiệt, kích thước khá lớn mà lại sử dụng kết cấu gang đúc thì cũng hơi lạ. Về kỹ thuật hàn gang thì bạn Phuclink đã nêu khá đầy đủ, tất nhiên đều chỉ là những "gạch đầu dòng" khái lược mà thôi.

Tớ bổ sung thêm ý này: do gang cứng và dòn, nên ứng suất dư trong gang khá lớn, các vết nứt sẽ tiếp tục phát triển trong quá trình sử dụng và đặc biệt là trong quá trình hàn. Vì thế, để tránh vết nứt tiếp tục xé, người ta thường khoan chặn 2 đầu vết nứt trước khi hàn.

Nhưng như tôi đã thắc mắc từ đầu, tại sao kết cấu này vừa chịu nhiệt, vừa chịu áp và rất lớn, mà lại làm bằng gang? Đang yên đang lành mà nó còn bị nứt, thì rồi đây, chắc chắn nó sẽ nứt tiếp. Bạn nên tư vấn cho cấp trên biết để liệu mà chuẩn bị chế tạolô sấy khác thay thế, làm bằng thép hàn (thép không rỉ càng tốt).
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Đúc ống gang cầu bằng phương pháp ly tâm- trong khuôn kim loại- làm nguội bằng nước” tạo ra sản phẩm ống gang cầu, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 2531- K9 chịu áp lực cao, có độ bền gấp 2 lần so với ống gang xám. Lấy ống gang cỡ 200 để so sánh: ống gang xám có độ dày 11 mm, chịu được áp lực nước tối đa 30kg/cm2; ống gang cầu chỉ dày 6,4mm, nhưng chịu được áp lực bơm tối đa 50kg/cm2. Đây là công nghệ tiên tiến nhất, lần đầu tiên đưa vào sử dụng tại Việt Nam (khác với công nghệ làm nguội trong khuôn có lót cát nhựa).
- Công trình của công ty Cơ Khí Mai Động-


Gang xám có một giá thành rẻ và khá dễ nấu luyện, có nhiệt độ nóng chảy thấp (1350°C) và không đòi hỏi khắt khe về tạp chất. Gàng xám có tính đúc tốt và khả năng tắt âm cao, do tổ chức xốp nên cũng là ưu điểm cho các vật liệu cần bôi trơn có chứa dầu nhớt. Tuy vậy, gang xám dòn, khả năng chống uốn kém, không thể rèn được. Khi làm nguội nhanh trong khuôn, gang bị biến trắng rất khó gia công cơ khí.

Ứng dụng:
Do những đặc tính trên, người ta sử dụng chúng rất nhiều trong ngành chế tạo máy, đúc các băng máy lớn, có độ phức tạp cao, các chi tiết không cần chịu độ uốn lớn, nhưng cần chịu lực nén tốt. Có những thiết bị, vật liệu gang xám được sử dụng đến >70% tổng trọng lượng. Các băng máy công cụ (tiện, phay, bào,...), thân máy của động cơ đốt trong... cũng được sản xuất từ gang xám.



 
Gang là một loại vật liệu khó hàn ,nếu thành phần tạp chất như lưu huỳnh và phốt pho lớn thì việc hàn gang lại càng khó khăn hơn vì 2 thành phần này làm tăng độ ròn của gang ,em xin góp ý thêm 1 số ý kiến :
- khi hàn gang phải được thưc hiện trong môi trường cách ly với gió nếu không quá trình nung và hàn se xảy ra hiện tượng tách ,nứt thêm.
- Nên chọn que hàn và chế độ hàn hợp lý , loại que hàn thường dùng là que hàn đồng ,que hàn innox.
- Với những chi tiết lớn như quả lô ,ta có thể sang phanh ( tức là tạo ra rãnh chữ V giống kiểu hàn thép) sau đấy gia công các lỗ ren có thể là lỗ ren 6,8,10... là tùy và cố gắng càng nhiều càng tốt nên xếp theo dãy. đến đây ta bắt các bu lông vào và cắt đi ( nhớ để thừa ra 5 tới 10 ly để chút nữa ta sẽ hàn lên nó) .Quá trình trên kế thúc ta tiến hành hàn bình thường ,Nhờ có thêm các đầu thừa bulong nhô lên và đã ăn vào chi tiết quá trình hàn sẽ thuận lời hơn rất nhiều và kết cấu tốt hơn (do lúc này ta sẽ hàn lên cả gang và thép mà thép thì các anh biết rồi đó rễ hàn )
 
Last edited:
W

wavn

Author
Tớ thấy lô sấy dùng hơi nóng truyền nhiệt, kích thước khá lớn mà lại sử dụng kết cấu gang đúc thì cũng hơi lạ. Về kỹ thuật hàn gang thì bạn Phuclink đã nêu khá đầy đủ, tất nhiên đều chỉ là những "gạch đầu dòng" khái lược mà thôi.

Tớ bổ sung thêm ý này: do gang cứng và dòn, nên ứng suất dư trong gang khá lớn, các vết nứt sẽ tiếp tục phát triển trong quá trình sử dụng và đặc biệt là trong quá trình hàn. Vì thế, để tránh vết nứt tiếp tục xé, người ta thường khoan chặn 2 đầu vết nứt trước khi hàn.

Nhưng như tôi đã thắc mắc từ đầu, tại sao kết cấu này vừa chịu nhiệt, vừa chịu áp và rất lớn, mà lại làm bằng gang? Đang yên đang lành mà nó còn bị nứt, thì rồi đây, chắc chắn nó sẽ nứt tiếp. Bạn nên tư vấn cho cấp trên biết để liệu mà chuẩn bị chế tạolô sấy khác thay thế, làm bằng thép hàn (thép không rỉ càng tốt).
Về việc thay thế kết cấu Gang bằng một loại vật liệu khác, không phải bây giờ mới đề cập đến, mà nó được đề cập đến rất lâu rồi... Nhưng có thể nói là không thể bởi còn do rất nhiều yếu tố của bài toán "Kinh tế kỹ thuật".

Cũng giống như câu ví vui, "Liên kết hàn tốt nhất cho vật liệu là không hàn". Nhưng có những liên kết không thể không hàn.

Trở lại vấn đề hàn gang, ngoài việc hàn bằng công nghệ truyền thống là cấp nhiệt vào kết cấu. Ở một số kết cấu gang như vỏ hộp giảm tốc, vỏ động cơ... Người ta có thể áp dụng biện pháp của "công nghệ hàn nguội". Về bản chất nó không cấp nhiệt cho kết cấu mà sử dụng một loại bulong có cấu tạo đặc biệt để vít thẳng vào vết nứt của kết cấu.

Các bạn tham khảo thêm ở địa chỉ: www.locknstitch.com
 
Về việc thay thế kết cấu Gang bằng một loại vật liệu khác, không phải bây giờ mới đề cập đến, mà nó được đề cập đến rất lâu rồi... Nhưng có thể nói là không thể bởi còn do rất nhiều yếu tố của bài toán "Kinh tế kỹ thuật".

Cũng giống như câu ví vui, "Liên kết hàn tốt nhất cho vật liệu là không hàn". Nhưng có những liên kết không thể không hàn.

Trở lại vấn đề hàn gang, ngoài việc hàn bằng công nghệ truyền thống là cấp nhiệt vào kết cấu. Ở một số kết cấu gang như vỏ hộp giảm tốc, vỏ động cơ... Người ta có thể áp dụng biện pháp của "công nghệ hàn nguội". Về bản chất nó không cấp nhiệt cho kết cấu mà sử dụng một loại bulong có cấu tạo đặc biệt để vít thẳng vào vết nứt của kết cấu.

Các bạn tham khảo thêm ở địa chỉ: www.locknstitch.com
Công nghệ này của anh thật mới lạ và hấp dẫn ,kinh phí cho loại bu lông này có đắt và chất lượng mối ghép có tốt không ạ ? Anh có thể cho em xem hình vẽ và nói một chút về cách sử cũng như dụng những ứng dụng của nó được không ạ ? nếu công nghệ này được đi vào sử dụng thì sẽ giải quyết được rất nhiều bài toán hàn gang khó khăn hiện nay mà chỉ những cao thủ thợ bậc cao mới đáp ứng được .À anh cho em hỏi thêm 1 câu công nghệ này đã được sử dụng tại Việt Nam chưa và hiệu quả thế nào ? Em cám ơn anh nhiều vì công nghệ mới mẻ này.
 
Về việc thay thế kết cấu Gang bằng một loại vật liệu khác, không phải bây giờ mới đề cập đến, mà nó được đề cập đến rất lâu rồi... Nhưng có thể nói là không thể bởi còn do rất nhiều yếu tố của bài toán "Kinh tế kỹ thuật".

Cũng giống như câu ví vui, "Liên kết hàn tốt nhất cho vật liệu là không hàn". Nhưng có những liên kết không thể không hàn.

Trở lại vấn đề hàn gang, ngoài việc hàn bằng công nghệ truyền thống là cấp nhiệt vào kết cấu. Ở một số kết cấu gang như vỏ hộp giảm tốc, vỏ động cơ... Người ta có thể áp dụng biện pháp của "công nghệ hàn nguội". Về bản chất nó không cấp nhiệt cho kết cấu mà sử dụng một loại bulong có cấu tạo đặc biệt để vít thẳng vào vết nứt của kết cấu.

Các bạn tham khảo thêm ở địa chỉ: www.locknstitch.com
Các anh có kinh nghiệm về hàn chỉ giúp em về công nghệ hàn mới mẻ này được không ạ ? " công nghệ hàn nguội " ? Em chưa rõ về vấn đề được gọi là mới mẻ này ,nếu có tài liệu bằng tiếng Việt và hình vẻ minh họa thì thật tuyệt .
 
W

wavn

Author
Công nghệ này của anh thật mới lạ và hấp dẫn ,kinh phí cho loại bu lông này có đắt và chất lượng mối ghép có tốt không ạ ? Anh có thể cho em xem hình vẽ và nói một chút về cách sử cũng như dụng những ứng dụng của nó được không ạ ? nếu công nghệ này được đi vào sử dụng thì sẽ giải quyết được rất nhiều bài toán hàn gang khó khăn hiện nay mà chỉ những cao thủ thợ bậc cao mới đáp ứng được .À anh cho em hỏi thêm 1 câu công nghệ này đã được sử dụng tại Việt Nam chưa và hiệu quả thế nào ? Em cám ơn anh nhiều vì công nghệ mới mẻ này.
Công nghệ này hiện đã áp dụng thành công tại thị trường phía nam bởi công ty Hải Dương. Tại phía bắc, Hải dương đang kết hợp với RMI Solution để cung cấp giải pháp này cho các doanh nghiệp.
Nếu bạn có vấn đề với các sản phẩm gang hoặc quan tâm đến công nghệ này, bạn có thể liên lạc với Mr. Nguyễn Thanh Hà (Giám đốc) [
@wearplate.vn[/email] để có được tư vấn đầy đủ về vấn đề này.
 
0

000060000

Author
Gang là một loại vật liệu khó hàn ,nếu thành phần tạp chất như lưu huỳnh và phốt pho lớn thì việc hàn gang lại càng khó khăn hơn vì 2 thành phần này làm tăng độ ròn của gang ,em xin góp ý thêm 1 số ý kiến :
- khi hàn gang phải được thưc hiện trong môi trường cách ly với gió nếu không quá trình nung và hàn se xảy ra hiện tượng tách ,nứt thêm.
- Nên chọn que hàn và chế độ hàn hợp lý , loại que hàn thường dùng là que hàn đồng ,que hàn innox.
- Với những chi tiết lớn như quả lô ,ta có thể sang phanh ( tức là tạo ra rãnh chữ V giống kiểu hàn thép) sau đấy gia công các lỗ ren có thể là lỗ ren 6,8,10... là tùy và cố gắng càng nhiều càng tốt nên xếp theo dãy. đến đây ta bắt các bu lông vào và cắt đi ( nhớ để thừa ra 5 tới 10 ly để chút nữa ta sẽ hàn lên nó) .Quá trình trên kế thúc ta tiến hành hàn bình thường ,Nhờ có thêm các đầu thừa bulong nhô lên và đã ăn vào chi tiết quá trình hàn sẽ thuận lời hơn rất nhiều và kết cấu tốt hơn (do lúc này ta sẽ hàn lên cả gang và thép mà thép thì các anh biết rồi đó rễ hàn )
theo ý của bạn thì rất đúng nhưng mình xin bổ xung các ý nữa
1:Trước khi hàn ta cấy vít vào chỗ vát cạnh.khi hàn đầu tiên nên hàn một mối hàn vòng quanh chỗ lồi ra của vít.và để tránh bị hàn quá nóng ta áp dụng pp hàn gián đoạn.khi hàn ta phải hàn toàn bộ mối hàn lớp dưới của đinh vít và mặt vật đúccho đều xong mới hàn lớp khác ở trên mặt đó
2:hàn tốt nhất là sử dụng que hàn hợpkim niken đồng.và dùng ngọn lủa các bon hoá để bù đắp lượng các bon trong gang bị cháy


 
N

nguyenhk5

Author
Ðề: Hỏi hàn gang

em có bổ sung cho quy trình hàn nóng là nung gang cần hàn đến khí thấy có màu cà chua chín là được (mẹo dùng gỗ thông khô gạt lên chỗ vừa nung thấy có tàn than bay là ok)
 
D

dac tinh

Author
Ðề: Hỏi hàn gang

Mấy bác nói toàn lý thuyết, ông MTK chụp cái hình pót lên đây xem nào!
 
C

cnh

Author
Ðề: Hỏi hàn gang

Hàn gang hiện nay chủ yếu hàn nguội còn hàn nóng thì ít thực hiện hơn.Hàn gang không khó.Chủ yếu là vật liệu hàn(hơi đắt) và kỹ thuật hàn.Bên mình đã hàn phục hồi nhiều kết cấu gang rồi (hàn nguội).Mình thấy chỉ cần bạn đưa mác gang(thành phần hóa học của gang),nói rõ hơn về điều kiện làm việc là mình có thể giúp được.
 
Top