Gia công 5 trục điều khiển số

Ðề: Gia công 5 trục điều khiển số

ME và bạn heparaki thảo luận vấn đề cao siêu quá,tôi đọc mà thấy khâm phục,tuy rằng có nhiều điều chẳng hiểu gì cả !
Vấn đề theo tôi hiểu được tập trung vào câu trong bài viết của ME đại ý " máy 5 trục cho độ bóng tốt hơn máy 3 trục " mà quên " thòng " câu " ở điều kiện giống nhau ".
Vấn đề thứ hai do QuyenQMC đặt ra là " độ chính xác có liên quan đến độ bóng bề mặt " và herapaki đã phản biện vì cho rằng "chưa thấy tài liệu nào nói độ bóng gia công phụ thuộc vào độ chính xác gia công bề mặt" .
Như các bạn biết việc đánh giá một sãn phẩm không chỉ phụ thuộc vào nhà thiết kế đưa ra các tính toán trong lý thuyết rồi cho là sãn phẩm của mình là tốt.Cái chính để định giá chính là các " feedback " của người tiêu dùng,đã dùng sãn phẩm đó cho một mục đích hay nhu cầu nhất định nào đó.
Cho nên để đánh giá các vấn đề nãy sinh ra từ bài viết của ME phải cần có ý kiến hay thực tế đã qua của người dùng máy , của ông inspector,của ông programmer.
Với quan điểm của một người thợ,tôi rất muốn các bạn thợ khác cũng như các em sinh viên hiểu được vấn đề đang thảo luận (bằng cách dùng từ đơn giản),để cùng nhau học hỏi.Rất tiếc là trình độ " cũ chuối " quá nên phải dẫn chứng bằng các bài viết tiếng Anh.

Trở lại vấn đề của QuyenQMC .Tôi cho rằng " độ chính xác có liên quan đến độ bóng bề mặt" ngay cả trong gia công 3D.Có một số bài viết đã nói về vấn đề này trong Manufacturing,có thể tìm thấy trên internet.
Nói bâng quơ như trong Wiki:

.... In other words, if a process can manufacture parts to a narrow dimensional tolerance, the parts will not be very rough.

http://en.wikipedia.org/wiki/Roughness

Hay nói có dẫn chứng của chuyên gia như Applications Manager của Haas Automation,tôi trích vài đoạn như sau:

By John Nelson, Haas Applications Manager

This page has some tips and tricks to use when programming complex 3-D surface toolpaths.

All of my experience in 3-D programming has been with Mastercam® software. Many of the terms I will be using will be specific to Mastercam, but most CAM systems have similar features. Although the names of the features may be different, your system should still have them.
...
Cut Tolerance
In all cases with surface toolpaths, the cut tolerance controls the precision with which the cutter follows the surface. This is sometimes referred to as linearization tolerance. The cut tolerance determines the accuracy of the surface using chordal deviation (distance between the toolpath and the true curve, surface, or solid face). The cut tolerance linearizes the toolpath and controls how closely the tool follows the true curve, surface, or solid face



Since the toolpath is linearized (all toolpath moves are G01, linear interpolation), the cutter cannot always be in absolute contact with any surface that has curvature to it. Therefore, the toolpath leaves the actual surface by an amount specified in the cut tolerance. When the cutter has deviated from the true surface by the cut tolerance value, a block of motion is output to bring the cutter back in contact with the surface. When the cutter is back on the surface, another block of motion is output to avoid violating the surface.

Because of this linear toolpath, the machined surface is actually a series of flat surfaces called facets. Think of a diamond: It is round and conical, but is truly a series of flat surfaces. If the cut tolerance on a finishing surface toolpath is too large, the resulting surface will have large facets. Also, because the toolpath is deviating from the true surface, you will see gouges in the machined surface. These gouges do not violate the true surface – they are only gouges in the uncut stock left over from the linearization process. This is because the tool will not always deviate from the true surface by the same amount, in the same position, along the true surface on successive step-over passes. To solve this problem, I have found that a very small cut tolerance will greatly reduce both gouging and size of the facets.

TIP: For the finest surfaces, I recommend setting the cut tolerance to a value of 0.00002" (0.0005 mm).



Như vậy tất cả các điều kiện của QuyenQMC đều thỏa và kết quả thì như John Nelson nói " surface finish " khác biệt như ngày và đêm.

Bạn heparaki nếu không bằng lòng hay có thắc mắc gì về bài viết trên của Haas Applications Manager thì cứ feedback trên website của Haas.Bộ phận Customer Service của họ được trả lương để trả lời mọi thắc mắc của khách hàng và những người có quan tâm.Hãy hỏi " The Answer Man "
Trích đoạn trên được trích từ link dưới đây.Các bạn có thể vào xem để tim hiểu thêm các "tips" và "tricks"

http://www.haascnc.com/solutions_3D.asp#solutions

( Bài sau sẽ viết về 3 Axis VS 5 Axis )
 
Last edited:

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Gia công 5 trục điều khiển số

Thu lập trình gia công 1 nửa mặt trụ tròn R=100 bằng máy 3 và 5 trục, bạn chọn dao tùy ý, chế độ cắt tùy ý (dk: 3 và 5 trục dao cùng đường kính, chỉ một lần gá ), xem thử 3 trục và 5 trục ai bóng hơn (dỉ nhiên tg gia công không quá chênh lệch như 1 ngày và 1 tuần...được...he he).




 
Last edited:
H

heparaki

Ðề: Gia công 5 trục điều khiển số

Như các bạn biết việc đánh giá một sãn phẩm không chỉ phụ thuộc vào nhà thiết kế đưa ra các tính toán trong lý thuyết rồi cho là sãn phẩm của mình là tốt.Cái chính để định giá chính là các " feedback " của người tiêu dùng,đã dùng sãn phẩm đó cho một mục đích hay nhu cầu nhất định nào đó.
Cho nên để đánh giá các vấn đề nãy sinh ra từ bài viết của ME phải cần có ý kiến hay thực tế đã qua của người dùng máy , của ông inspector,của ông programmer.
Với quan điểm của một người thợ,tôi rất muốn các bạn thợ khác cũng như các em sinh viên hiểu được vấn đề đang thảo luận (bằng cách dùng từ đơn giản),để cùng nhau học hỏi.Rất tiếc là trình độ " cũ chuối " quá nên phải dẫn chứng bằng các bài viết tiếng Anh.
Cám ơn nhận xét của bác!

+ Trước hết em xin có ý kiến trong các bài viết trong topic này em thấy mọi người đều dùng thuật ngữ khá dễ hiểu trong lĩnh vực gia công CNC, các thuật ngữ mình dùng đa số là do dịch hoặc vay mượn từ tiếng nước ngoài mà ra, (nhiều thuật ngữ dịch ra thì hơi dài dòng nên để nguyên thì tốt hơn ví dụ thuật ngữ CAD/CAM/CNC, thậm chí chưa có từ chính xác để dịch ra). Khi trao đổi đều đã cố gắng dùng thuật ngữ tiếng Việt (đồng thời có kèm theo thuật ngữ tiếng Anh bên cạnh, để khi cần mọi người có thể tra cứu tham khảo các sổ tay, phần mềm, tài liệu). Ai làm trong lĩnh vực này cũng hiểu đa số máy móc CNC. phầm mêm CAD/CAM, tài liệu hướng dẫn sử dụng đều là của nước ngoài. Để làm việc cần phải biết thuật ngữ tiếng Anh, thuật ngữ được dịch ra trong tiếng Việt và ý nghĩa của nó (nếu có thuật ngư chuyên ngành chưa hiểu thì phải từ tra cứu và tìm hiểu bằng nhiều cách khách nhau, điều này không phỉa là không làm được).

+ Vấn đề thứ 2, "đánh giá các vấn đề nãy sinh ra từ bài viết của ME phải cần có ý kiến hay thực tế đã qua của người dùng máy , của ông inspector,của ông programmer". Bác nói thì cũng đúng nhưng em thì thay vì ngồi chờ đợi các ý kiến đó (không biết đến khi nào sẽ có phản hồi) thì em tìm hiểu, nghiên cứu nó thông qua các kết quả nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí khoa hoc của thế giới liên quan đến vấn đề, thưa bác đây là những tài liệu khoa học, công nghệ (về cả lý thuyết và kiểm chứng thực nghiệm) được các chuyên gia về lĩnh vực này trên thế giới đánh giá và công nhận. Nến trong các bài viết khi trao đổi vấn đề gì em có trích dẫn các bài viết tiếng Anh (có giải thích bằng tiếng Việt) là những nguồn tham khảo đáng tin cậy đã được thế giới đánh giá và công nhận cả đấy. Nếu ai không đồng ý có thế vào đọc để kiếm chứng dựa trên những tài liệu đó. Vấn đề cốt lõi ở đây đó là những nguồn tham khảo tin cậy.

** Vấn đề bác đưa ra 2 ví dụ chứng mình thì bác xem lại giúp em ý nghĩa của nó

Em và anh QuyenQCM đang nói độ chính xác gia gia công bề mặt cong tức là sai số giữa bề mặt gia công (machined surface) và bề mặt thiết kế (designed surface) --> tức là khả năng gia công đạt được biện dạng (surface profile) của bề mặt cần gia công.

+ VD1 ở Wikipedia : .. In other words, if a process can manufacture parts to a narrow dimensional tolerance, the parts will not be very rough. ---> nếu bác đọc kỹ thì điều này có nghỉa nói về các phương pháp gia công (a process) --> phương pháp gia công tao có thể tạo ra chi tiết với kích thước dung sai trong phạm vi rộng thì không có độ bóng cao. Ví dụ gia công một mặt phẳng bằng phương pháp mài (grinding) cho độ nhám cao hơn bằng phương pháp phay (milling)

+ Ví dụ 2: Thông tín trên webiste đó hợp lý mà bác: Cut tolerance ở đây có thể là sai số gia công cho phép, nếu gia công trên cùng máy với điều kiện như nhau như trên chọn lượng dư gia công nhỏ thích hợp thì sẽ cho chất lượng bề mặt tốt hơn. Còn độ chính xác (sai số) về biên dạng (surface profile) có liên quan gì đâu. Chọn cut tolerance nhỏ sẽ được chi tiết có độ bóng cao nhưng chưa chắc chi tiết đó được gia công chính xác với biên dạng thiết kế mà bác.


@ pkjp80: bạn cứ giữ nguyên ý kiến của bạn. Tuy nhiên ý kiến mà không có cơ sở lý thuyết và thực nghiệm chứng minh cho dù đúng hay sai cũng chảng ảnh hưởng gì đến thực tế bản chất của vấn đề. Mình rất ấn tượng đến ví dụ bạn trình bày khi gia công cần đạt độ bóng bề mặt cong bằng máy 3 trục thế kia bạn lại chọn dao phay ngón (flat-end mill).


++ Mình nghĩ nên dừng các vấn đề tranh luận ở đây. Và Chúng ta tiếp tục quay lại các vấn đề liên quan đến công nghệ gia công trên máy CNC 5 trục. Mình xin đưa một ví dụ mính họa thú vị gia công trên máy 5 trục và 3 trục mà mình đã trải qua thực tế:







 
Last edited by a moderator:
Ðề: Gia công 5 trục điều khiển số

Với quan điểm của một người thợ,tôi rất muốn các bạn thợ khác cũng như các em sinh viên hiểu được vấn đề đang thảo luận (bằng cách dùng từ đơn giản),để cùng nhau học hỏi.Rất tiếc là trình độ " cũ chuối " quá nên phải dẫn chứng bằng các bài viết tiếng Anh.
Bác nhận xét trình độ em "củ chuối" vì em trích dẫn các nguồn tham khảo đáng tin cậy bằng tiếng Anh theo chuẩn mực thế giời thì em cũng đành lắng nghe và chịu thôi.
Theo em nghĩ thì hình như có sự hiểu lầm ở đây.
Đoạn trên của chú SV viết không phải nhận xét trình độ anh heparaki "củ chuối" mà phải trích dẫn bằng các tài liệu tiếng anh đâu. Do nơi chú sv đang sống và làm việc không sử dụng nhiều tiếng Việt nên chú ấy tự nhận vốn tiếng Việt mình "củ chuối", không giải thích được rõ ràng và phải trích dẫn bằng các tài liệu tiếng Anh đấy thôi
 
Ðề: Gia công 5 trục điều khiển số

HÌ HÌ.Bạn heparaki đã hiểu lầm lớn rồi." Củ chuối " là tôi nói chính tôi :4: .Các bạn trên Mes điều biết trình độ tiéng Việt kỹ thuật của tôi là " củ chuối khô đại bự ".Dầu sao vẫn rất xin lỗi vì đã viết không rõ gây heparaki hiểu lầm.Thật sự là tôi rất thán phục sự hiểu biết của bạn.Chờ cho tôi viết hết bài nhé.Tôi gõ tiếng Việt chậm còn hơn rùa :4:
Cảm ơn pkjp80 đã nhắc nhở.Trong Mes đã có một đề tài thảo luận về " độ nhám " và "độ bóng " nên tôi đã đọc kỹ bài và hiểu rằng các bạn đang bàn thảo về surface roughness là giá trị để xác định surface finish.

Qua phần so sánh giửa máy 3 trục và máy 5 trục.
Tôi đồng ý với heparaki là trong điều kiện có thể gia công được cho cả hai loại máy ,và với dụng cụ cắt cũng như tốc độ cắt giống nhau thì vẫn có thể đạt được độ bóng giống nhau.Tuy nhiên do chế độ cắt khác nhau nên máy 3 trục chắc chắn phải mất nhiều thời gian hơn.Cho nên không thể "so sánh bằng" được.

Nói thêm về điều kiện có thể gia công cho cả hai loại máy để các bạn dể hiểu.Điều này có nghĩa là không có bề mặt cần phải cắt ngầm (undercut) vì máy 3 trục không tự " nghiêng đầu " được.
Một vài dụng cụ cắt có thể cắt ngầm khi gia công 3D nhưng hiệu quả rất bị hạn chế như các loại end mill dưới đây:



Trở lại vấn đề,phần giải thích dưới đây (không dành cho các chuyên gia ) sẽ nôm na diễn đạt lý do tại sao " mất thì giờ nhiều hơn ".
Lại mượn lời của Haas :

The next concept to understand is called radial step-over. Radial step-over is the distance between centerlines of successive parallel cuts. When the radial step-over is increased, the cusp height will increase. The cusp height is the primary factor that will determine the smoothness of the machined surface. A cusp height of 0.00003" to 0.00005" (0.00076 to 0.00127 mm) will produce a very fine finish. Since the cusp height is controlled by the radial step-over (rso) and the tool diameter, the following formula can be used to calculate the cusp height on a flat surface




Xem qua hình 2 thì chiều cao của mấy cái nhấp nhô (cusp height) sẽ quyết định độ nhám.
Tiếp tục ở hình dưới đây:



-Hình 3 biểu diễn hai đường chạy dao của máy 3 trục trong khi đang leo (hay tuột ) dốc của một bề mặt gia công.
-Hình 4 biểu diễn đường chạy dao của máy 5 trục cũng trên bề mặt này,nhưng bởi khả năng " nghiêng ngã " của hai trục phụ trội nên dụng cụ cắt sẽ được điều chỉnh thẳng góc trong mức độ có thể cho phép để gần như đang cắt trên mặt phẳng ngang.
-Phần tô màu xanh là nhấp nhô .
So sánh hai hình này ta có thể thấy rõ để hai nhấp nhô có độ cao bằng nhau thì máy 3 trục có bước tiến ngang ( ở X,Y,hay ở Z ) là hai cạnh góc vuông.Còn ở máy 5 trục thì là cạnh huyền.Điều này đưa đến kết luận là : trong khi gia công bề mặt nghiêng,để có độ nhám giống nhau thì bước tiến ngang của máy 3 trục phải nhỏ hơn của máy 5 trục.Suy ra sẽ mất nhiều thì giờ hơn.

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến độ nhám thì chắc ai cũng biết về công thức căn bản để tính speed và feed.Chỉ xin nhắc lại.
RPM= 3.82 X CS/D ( CS=cutting speed )
F=RPM X N X CL (N=number of teeth,CL= chip load )
Với máy 3 trục xử dụng ball-end mill để gia công tinh,điểm tiếp xúc khi cắt chính là " tangent point" .Tùy theo độ dốc mà điểm này sẽ chạy dọc theo 1/4 cung tròn của " ball ", điểm này nằm ở tâm khi độ dốc là 0 độ (hay 180 độ ) và sẽ tiến dần lên đến điểm cực đại ( đường kính song song với bề mặt đáy ) khi độ dốc tiến đến 90 độ.
Điều này làm cho đường kính thực tế đang cắt thay đổi liên tục ,tức là D trong công thức tính RPM biến thiên,trong khi S và F đã được lập trình cố định,dẫn đến CS bị buộc cũng biến thiên.Nhưng điều này không quan trọng lắm.
Quan trọng là trong công thức tính F,vẫn với S và F cố định ,khi thay D biến thiên vào hai công thức trên ta sẽ có chip load thay đổi,(mà chip load lại là một phần yếu tố quyết định độ nhám)do đó các bề mặt phức tạp sẽ có độ nhám không đồng bộ.Thêm vào đó lúc cắt với điểm tiếp xúc bên cạnh của ball ,dao cắt dễ bị bật ,và tạo nên chatter.
Trong máy 5 trục dao cắt tập trung ở mũi nhiều hơn và cứ chúi mũi mà cắt nên đổng bộ hơn và đở bị chatter.
Các bạn dùng máy 3 trục gia công 3d thường thấy ở các mặt dốc cao có hiện tượng nhám hơn mặt đáy là bởi sự thay đổi bước tiến ngang và chatter như vậy.

Trên đây là một vài so sánh giửa máy 3 trục và 5 trục với dụng cụ cắt là ball-end mill.

Các bạn muốn tìm hiểu thêm về so sánh giửa máy 3 trục với ball nose end mill và 5 trục với với bull nose end mill (rounded edge end mill ),là phương pháp mà ME đã nhắc đến, thì có thể xem bài viết của một số nhà nghiên cứu ở Canada.

http://www.springerlink.com/content/e0a7wjmk64f6m36d/

Đây là trang preview :



Nếu lại dùng chút " mẹo vặt " thì có thể xem thêm 2 trang nữa.Còn bạn nào có nhu cầu xem hết thì phải mua vậy.

sv
 
Last edited:

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Gia công 5 trục điều khiển số

++ Mình nghĩ nên dừng các vấn đề tranh luận ở đây. Và Chúng ta tiếp tục quay lại các vấn đề liên quan đến công nghệ gia công trên máy CNC 5 trục. Mình xin đưa một ví dụ mính họa thú vị gia công trên máy 5 trục và 3 trục mà mình đã trải qua thực tế:







Mỗi 3 cái ảnh thế này mình chịu, chẳng hiểu được. Kết quả đo đạc độ nhám bề mặt, độ chính xác gia công thế nào hả bạn? Cái nào 3 trục, cái nào 5 trục? Nhìn mắt thường thì chỉ thấy 2 cái quả tròn tròn đấy giống nhau thế, chả khác nhau tẹo nào.:32:
 
H

heparaki

Ðề: Gia công 5 trục điều khiển số

Mỗi 3 cái ảnh thế này mình chịu, chẳng hiểu được. Kết quả đo đạc độ nhám bề mặt, độ chính xác gia công thế nào hả bạn? Cái nào 3 trục, cái nào 5 trục? Nhìn mắt thường thì chỉ thấy 2 cái quả tròn tròn đấy giống nhau thế, chả khác nhau tẹo nào.:32:
Hic... đưa ví dụ ra cho vui, đồng thời chuyển hướng kô nên đi sâu vào tranh luận chi tiết quá thôi chứ có nói gì về độ bóng đâu bạn.

@ Bác SV bác viết ngắt câu như thế dễ gây hiểu lầm lắm, em vừa có ý kiến thêm vào bài viết của em về 2 ví dụ của bác đưa ra đó. Từ bài này em sẽ không đi sâu vào tranh luận, trao đổi chi tiết nữa. :4:
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Gia công 5 trục điều khiển số

Hic... đưa ví dụ ra cho vui, đồng thời chuyển hướng kô nên đi sâu vào tranh luận chi tiết quá thôi chứ có nói gì về độ bóng đâu bạn.
MÌnh cũng chỉ nghĩ là bạn đưa ra ví dụ thực tế bạn đã gia công cùng một chi tiết (2 ảnh trên) trên hai máy 3 trục và 5 trục để so sánh nên mới hỏi về kết quả đo đạc xem cái nào đạt chất lượng tốt hơn.
Hóa ra bạn post cho vui chứ không có ý lấy kết quả thực tế để chứng minh những gì bạn nói, mình hiểu nhầm, xin lỗi bạn nhé. Hi.
 
Ðề: Gia công 5 trục điều khiển số

heparaki mến.
Thật ra mấy hôm nay tôi cũng thấy tranh luận về cái độ bóng này cũng ra làm sao ấy nên cũng muốn góp ý để cho mau qua vấn đề chứ không muốn tranh luận gì cả.Chổ tôi ở và làm việc,người ta luôn tôn trọng ý kiến của người khác,tôi cũng luôn cố gắng học hỏi điều này.
ME và bạn đều là những chuyên gia được đào tạo từ nền kỹ thuật cao của nước ngoài,nếu có thể hợp tác để viết về những cái "tip " và " trick " trong mãng gia công 3D thì chắc sẽ được các bạn ở Mes hoan nghênh lắm.
Tôi lấy ví dụ như cách vá (modify) các surface bị gián đoạn ( do các lổ ren chẳng hạn ) để khi gia công dao sẽ chạy ngọt hơn .....
Bãn thân tôi tuy là thợ nhưng làm về quãn trị nhiều hơn nên tôi cũng không cần thiết phải học thêm nhiều về các vấn đề này.Tôi chỉ mong là biết được gì thì giúp cho các em thôi.Và cũng rất hâm mô những bạn đã đem kiến thức của riêng mình để chia sẽ với người khác một cách vô vụ lợi.
Ở đây tôi chỉ giải thích những điều bạn đã " viết thêm " ,rồi thôi.Vấn đề sẽ chấm dứt ở đây.Bài viết dỡ dang ở trên tôi sẽ viết tiếp nhằm đưa thêm thông tin và cũng không tranh luận nữa.
1/ Về chữ "Process" chúng tôi hiểu rộng hơn :
Process(noun)
-a systematic series of actions directed to some end: to devise a process for homogenizing milk
-a continuous action, operation, or series of changes taking place in a definite manner: the process of decay(Google cũ chuối dich là :một hành động liên tục, hoạt động, hoặc loạt các thay đổi diễn ra một cách rõ ràng: quá trình phân rã)
Tuy nhiên tôi đã dùng chữ " nói bâng quơ " để nhấn mạnh về ý nghĩa không rõ ràng của chữ này.Mặc dù đối với chúng tôi ,tất cả các cách thức (không chỉ là một) để đưa đến kết quả cuối thì được gọi là process.
2/ Cut tolerance là từ của Mastercam ( như tác giả đã dẫn ở đầu bai ) để chỉ cái mà bạn và QuyenQMC đang nhắc đến.không phải là lượng dư (stock).Bạn có thể xem kỹ lại hình 1.
3/Ở phần bài có chữ " cũ chuối ",sau khi xuống hàng ở đoạn trước,tôi có viết: "Với quan điểm của một người thợ,tôi...."và suốt trong cả đoạn này tôi không hề nhắc đến tên bạn cho đến khi xuống hàng để viết tiếp ý khác.Cho nên bạn cho là " bác viết ngắt câu như thế dễ gây hiểu lầm lắm" đã làm tôi không thể nào không lên tiếng giải thích.
sv
 
H

heparaki

Ðề: Gia công 5 trục điều khiển số

@ bác SV em đang lu bu nên đọc bài của bác cũng như ví dụ 2 của bác em đọc chưa kỹ bác thông cảm. Mọi vấn đề hiểu lầm để qua hết một bên, bác viết tiếp bài về 5 trục vs 3 trục đi, em thích cách trình bày dễ hiểu của bác.
 
C

CadFirst

Ðề: Gia công 5 trục điều khiển số

Hi các bác,
Qua theo dõi các ý kiến và phản biện em thấy các bác, mỗi người đều là chuyên gia trong một khía cạnh trong công nghệ gia công bằng máy 5 trục điều khiển số. Mỗi ý kiến đều được nêu ra bằng tâm huyết, kiến thức và kinh nghiệm thực tế của mỗi người nên đều rất quý báu và đáng ghi nhận, chỉ có điều đôi khi trong một cuộc tranh luận, có thể do tâm lý hoặc diễn đạt không rõ ràng mà chúng ta chưa hiểu hết nhau. Suy cho cùng, khi tranh luận ở một chủ đề, chúng ta ai có ý kiến cứ thẳng thắn trao đổi hết ý, nói cho tường tận, thoải mái, rồi sau xong là xong, ra ngoài chúng ta vẫn là anh em chiến hữu trên diễn đàn, chuyên môn là chuyên môn, tình cảm là tình cảm, em nghĩ thế!
Có một câu danh ngôn rất hay thế này "Giải thích một chút, lắng nghe một chút, nhường nhịn một chút... thế là không phải cãi nhau!".
À, mà em thấy nếu hai bác ME và heparaki có thời gian và tâm huyết các bác phát triển chủ đề này thành một Box đi, các bác làm SMOD luôn!
 

QuyenQCM

Active Member
Ðề: Gia công 5 trục điều khiển số

@ Anh QuyenQCM, Theo hiểu biết của em thì độ bóng bề mặt phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phương pháp gia công, vât liệu gia công, chế độ cắt, dụng cụ cắt ... nhưng em chưa thấy tài liệu nào nói độ bóng gia công phụ thuộc vào độ chính xác gia công bề mặt (surface profile). 2 chi tiết được gia công trên cùng 1 máy, cùng điều kiện như nhau chỉ thay đổi tốc độ cắt sẽ có độ chính xác bề măt (surface profile) như nhau nhưng có thể sẽ cho độ bóng bề mặt (surface roughness) khác nhau.Còn ví dụ của anh thì thật khó có câu trả lời, vì ngay ở giả thiết của bài toán đã rất khó thực hiện.
PKJP80 nói "Độ bóng" Ra,Rz được tính theo trung bình tổng số nhấp nhô và gồm rất nhiều nhấp nhô, nhấp nhô này vẩn nằm bên trong "độ chính xác", cho nên có thể nói có thể cùng 1 "độ chính xác" nhưng có thể có nhiều độ bóng khác nhau.
vậy 1 con máy bị "dơ"các trục,trục chính vừa đảo vừa lăc rung ầm ĩ thử hỏi sản phẩm của bạn có nhẵn và bóng nổi không,mình chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế và suy luận logic chứ sách vở lâu quá không động tới quên hết trơn rồi
 
Ðề: Gia công 5 trục điều khiển số

Dạ em chào các bác,
Đọc bài viết của các bác em lấy làm thú vị lắm, toàn những điều mắt chưa được thấy, tai chưa được nghe chứ đừng nói là được sờ... hề hề...
Càng đọc càng mê... man...
Em là dân thực hành, cơm gạo là chính, nên chuyện chính sách hay lờ mờ...
Nói về độ nhám bề mặt khi phay trên các đại lộ 2D, 2-1/2D hay 3D trên các máy khác nhau thì những yếu tố nào có tính chất quyết định cho kết quả cuối cùng? Số lượng trục định vị mà máy có thể điều khiển như các bác đang thảo luận, hay có công thức nào tính được nó không? Hay có phần tinh chỉnh "giảm sóc", giảm Shock nào không? để có thể đạt được một độ nhám mong muốn khi đứng trước một vật liệu và một cỗ máy nhất định nào đó... trước khi chúng ta mang nó đem đi so sánh với một cỗ máy khác...
Mới đây em có đi hội chợ triển lãm xem một cỗ máy phay 8 trục Chiron FZ 08S
http://www.gentner-drehteile.de/dgrafik/Artikel_Gentner_NC_4_04.pdf
nghe đồn trục làm việc của nó có thể làm việc tới 60m/min và 100.000rev/min, không biết nó có cho ra độ nhám bóng hơn không? Có phải càng nhiều trục thì càng bóng không ạ?
Cám ơn các bác bỏ chút thời gian để mở mang thêm cho cộng đồng.
 
Last edited:

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Gia công 5 trục điều khiển số

@ pkjp80: bạn cứ giữ nguyên ý kiến của bạn. Tuy nhiên ý kiến mà không có cơ sở lý thuyết và thực nghiệm chứng minh cho dù đúng hay sai cũng chảng ảnh hưởng gì đến thực tế bản chất của vấn đề. Mình rất ấn tượng đến ví dụ bạn trình bày khi gia công cần đạt độ bóng bề mặt cong bằng máy 3 trục thế kia bạn lại chọn dao phay ngón (flat-end mill).

hi hepaki,

Mình post nhầm hình, cái này dùng ball mill là chính xác, dùng site step =1 mm~ 1/4 site step trên máy 5 trục nhưng sure là không bóng bằng 5 trục dùng Flat Mill, nếu bạn có cách nào cắt 3 trục bóng hơn xin chỉ giáo.


Mình đang test cut cho một khách hàng chi tiết này - hiện nay họ dùng máy 3 trục, cắt một phần sau đó xoay 45 cắt tiếp - độ chính xác và độ bóng không đạt nến họ chuyển sang dùng 4 trục.

 
Last edited:
H

heparaki

Ðề: Gia công 5 trục điều khiển số

Gia công bằng máy phay muốn đạt độ bóng bề mặt cao nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chọn dụng cụ cắt, chế độ cắt ... phù hợp với từng trường hợp cụ thể của chi tiết gia công. Mới khảo sát 1 thông số gia công thì chưa thể kết luận CHUNG điều gì cả. Ở ví dụ 2 nếu bạn thực sự muốn giải quyết vấn đề độ bóng bề mặt chi tiết sau khi gia công mà vẫn chưa có kinh nghiệm thì mình giới thiệu cho bạn liên hệ Mr. Lê Quang Bình PTN CAD/CAM ở Bách Khoa TpHCM, bạn đến đấy nhờ Mr Bình tư vấn giúp cho (Mr Bình học cùng với mình và có nhiều kinh nghiệm về vấn đề bạn đang làm đấy).

P/s: như đã nói ở trên để tránh những tranh luận không cần thiết làm loãng topic này mình không muốn có những bài viết đi sâu chi tiết về các vấn đề đã trao đổi ở trên nữa.
 
Top