Bolts n Wrenchs - những câu chuyện về bulon và cờ lê.

  • Thread starter rustbolt
  • Ngày mở chủ đề
R

rustbolt

Author
Bài này không biết post vào đâu cho phải. Nhờ admin và các mod xem xét, thấy nó đáng nằm ở đâu thì move giùm về đó. Bolt thuộc nhóm Chi tiết máy, tạm thời tác giả cho nó ở đây.
Bolt – bu lông, chi tiết máy rất thông dụng và thuộc vào hàng “kinh điển”. Thông dụnng đến mức hầu như không có cái máy nào không dùng đến bu lông; và bất kỳ ai đã trót vướng vào cái “nghiệp” này đều hiểu biết về nó ngay từ những bài học nhập môn. Bài này, và có thể loạt bài kế tiếp, xin phép được mạn đàm về những câu chuyện vui buồn xoay quanh chi tiết máy nhỏ bé này…
Xin bắt đầu bằng chính cái nick của người viết, rust bolt – bu lông rỉ sét! Nghe chừng sắp được ra bãi phế liệu! Nhưng hãy khoan, nếu bạn đã từng phải ra chợ mua bu lông về lắp cho cái gì đó thì nên cân nhắc lại. Ngoài chợ, người ta vẫn bày bán đủ các loại bu lông rỉ sét, và giá của chúng có khi đắt hơn gấp 3 đến 5 lần các bu lông cùng cỡ, mới tinh, được mạ sáng loáng nằm la liệt bên cạnh. Hỏi tại sao thì người ta bảo “bu lông dzin anh à”!
Nếu bạn đã từng thào lắp bu lông, siết cờ lê chưa đầy 5 “thành công lực” nó đã quay tròn nhưng không chịu… tịnh tiến thì có khi bạn vẫn vui vẻ chọn mấy con xấu xấu rỉ rỉ hơn là cái đám sáng loáng kia.
Nếu bạn là người thường xuyên ra chợ mua bu lông, chắc chắn bạn sẽ có “kinh nghiệm đầy mình” về việc này. Chủng loại bu lông rất nhiều, nhưng xét về chất lượng, có thể tạm phân ra 3 nhóm:
1) Chất lượng cao: là mấy con “rỉ rỉ mà dzin”, được tháo ra từ các máy móc thiết bị cũ, bạn có thể dùng tay vặn đai ốc đến tận nơi, dùng cờ lê siết thẳng tay một cách rất tự tin và hoàn toàn yên tâm.
2) Chất lượng trung bình: hình dáng kích thước đúng (hoặc gần đúng) như ISO, nhưng khi lắp cũng phải nương tay một chút. Và thật đáng ngạc nhiên, nhóm này toàn hàng Trung Quốc, “hàng Việt Nam chất lượng cao” chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn.
3) Chất lượng… dỏm, có hai dạng:
- Dạng 1: Bạn không thể vặn tay được, phải dùng cờ lê từ đầu đến cuối.
- Dạng 2: Sai lệch giới hạn dưới được mở rộng một cách… rất thoải mái. Chẳng hạn, đo con M10 chỉ được 9.5! Dạng này thì vặn tay vô tư, nhưng bạn phải hết sức cảnh giác khi cầm đến cờ lê! Dạng thứ 3 này, “chăm phần chăm” là “Made in VietNam”!
Người ta hô hào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng chiến lược dài hơi cho ngành, với tầm nhìn đến tận vài chục năm sau… Nghe ra rất hoành tráng, nhưng chỉ có mấy con bu lông mà làm vẫn không ra hồn! Tại cái gì, bị cái gì không biết, nhưng quả thật đáng buồn và đáng xấu hổ cho các “chiên da” đầu ngành, các “chiên diên” kỹ thuật, các kỹ sư lẫn sinh viên Chế tạo máy Việt Nam!
Người viết bài không có ý gieo rắc tư tưởng bi quan có thể làm nản lòng mọi người, nhất các bạn sinh viên. Chỉ xin nêu lên một thực trạng mang ý nghĩa cảnh tỉnh, đừng mơ mộng hão huyền mà hãy biết mình biết người, biết rõ ngành Cơ khí Việt Nam đang ở level nào trong thứ bậc phát triển của thế giới.
Nếu có mơ mộng, rusbolt – người viết bài, có một mơ ước rất tầm thường: có ngày nào đó, một trong những members của chúng ta sẽ xây dựng được một thương hiệu bu lông “Made in VietNam”, có tên là MES chẳng hạn. Khi thằng cha bán hàng hỏi “anh lấy bu lông Mỹ hay Nhật” thì rustbolt tôi dõng dạc phán “Không! Lấy cho tôi hàng MES”!!!
Những câu chuyện Bolt Stories còn nhiều, nhưng rustbolt xin tạm dừng ở đây và có một câu đố vui nho nhỏ:
Tại sao đầu bu lông và đai ốc thông thường có hình lục giác?
Xin đừng trả lời rằng “Tiêu chuẩn quy định như vậy”. Giống như với câu hỏi “Tại sao người ta có 2 tai, 2 mắt và 1 mồm?” thì đừng trả lời “Trời sinh ra con người như vậy” mà hãy trả lời “Có 2 tai để nghe cho rõ, có 2 mắt để nhìn cho kỹ, nhưng chỉ có 1 mồm là để nói ít thôi”!
Cám ơn các bạn đã bỏ thời gian đọc câu chuyện tầm phào này.
 
Last edited by a moderator:
Lượt thích: umy
Re: Bolt Stories - Những câu chuyện về bu lông

Chủ đề này cho vào sự kiện và bình luận là hợp lý anh nova ạ. Đọc rất hấp dẫn và dễ hiểu.
 
R

rustbolt

Author
Re: Bolt Stories - Những câu chuyện về bu lông

Cám ơn các bạn đã quan tâm và động viên. Nhưng câu đố trên không ai trả lời à? Vì nó dễ quá chăng?
Tình hình là rustbolt không có nhiều thời gian để vào MES (vì thường xuyên bận việc tháo gỡ… rust-bolts mang ra chợ kiếm ít tiền còm!). Bởi vậy, khi vào lại MES, nếu không ai trả lời thì mình tự trả lời theo phương pháp “lý thuyết ngược”, tương tự như phương pháp “công nghệ ngược” mà các bạn đã đề cập. Đúng sai thế nào nhờ các bạn phán cho một tiếng để rustbolt tôi được mở mang tầm mắt.
“Lý thuyết ngược” phân tích cái mũ bu lông như sau:
1) Dụng cụ thô sơ nhất để vặn bu lông được rustbolt hình dung có dạng như cái cờ lê miệng bây giờ (đầu bên trái, hình dưới), nghĩa là có 2 cái má song song nhau. Do đó, số cạnh mũ bu lông phải là số chẵn. Số 2 bị loại vì không thể là “nhị giác”, các con số khả dĩ là 4, 6, 8, 10, 12…
2) Giả sử là bát giác thì sao? Mũ bu lông gần gần như hình tròn, e rằng khi cặp cái miệng cờ lê vào vặn nó sẽ “trớt quớt”, nhất là với các cờ lê chất lượng… dỏm, miệng cứ toác ra theo hình chữ V! Như vậy, cả đám 8, 10, 12… cũng bị loại.
3) Còn lại 2 “ứng cử viên nặng ký” là 4 và 6. Nhưng tại sao không phải là 4? Vấn đề là ở chỗ thao tác tháo lắp. Nếu là 4, bạn phải quay cờ lê đi 90 độ thì mũ bu lông mới đến được vị trí tương tự kế tiếp. Trong các máy móc thông thường, khá nhiều bu lông nằm ở các vị trí chật hẹp, cờ lê không thể quay được 90 độ vì vướng đủ thứ, chẳng hạn như thành máy. Khi đó, bạn không thể đưa cờ lê vào cặp cạnh kế tiếp được.
Kết luận: hình dáng hợp lý của mũ bu lông là lục giác đều, với khoảng trống tối thiểu để quay cờ lê (khái niệm này không biết có thuật ngữ không?) là 60 độ.
Trên thực tế, có nhiều chỗ chật hẹp hơn, vẫn không thể quay cờ lê đi 60 độ được, người ta mới nghĩ ra cái đầu cờ lê vòng (đầu bên phải hình dưới), được tạo thành do 2 cái lỗ lục giác lệch nhau 30 độ -> khoảng trống tối thiểu chỉ cần 30 độ là bạn có thể tháo lắp được bu lông.

Nhân tiện có cái hình cờ lê, bạn hãy bỏ ra chừng vài phút để ngắm nghía. Bạn có thấy nó rất đẹp mắt, rất hài hoà không? Với con mắt của “điêu khắc gia”, không biết họ nghĩ gì. Nhưng với con mắt của “kỹ thuật gia”, hình ảnh trên chắc sẽ gợi lên cho bạn nhiều điều thú vị. Ví dụ:
1) Theo “công nghệ ngược”, người ta đã gia công bằng phương pháp dập thể tích.
2) Thân có dạng dầm chữ I, tiết kiệm vật liệu nhưng vẫn đủ khả năng chống uốn.
3) Hai má của mỏ bên trái có dạng “bền đều” (lâu quá không đọc sách sức bền, chẳng nhớ thuật ngữ gì nữa), tức là mọi điểm dọc theo chiều dài má có trạng thái chịu lực gần như nhau.
4) Các chỗ chuyển tiếp giữa thân và đầu đúng là bậc thầy về “nghệ thuật” giảm tập trung ứng suất. Nếu bạn có trí tưởng tượng phong phú một chút, bạn sẽ thấy nó cũng mang đầy tính… gợi cảm!
5) Đầu bên phải thon thả hơn đầu bên trái nhiều nhưng nó chịu lực tốt hơn hẳn, không bị toác mỏ khi dùng lực mạnh (có mỏ đâu mà toác!). Đây là một ví dụ nói lên rằng, kết cấu kiểu vòng kín, chịu lực tốt hơn dạng hở, đặc biệt là với mô men xoắn.
6) Nhìn cái hình cờ lê, mình nhớ ra câu chuyện về một bác thợ cả. Bác ấy rất quý đồ nghề, làm hẳn 1 cái bảng gỗ, trên đó vẽ đủ các hình cờ lê từ lớn đến nhỏ, búa, kìm… đủ thứ. Cuối buổi làm việc, mấy cậu học nghề phải thu gom đồ nghề về cho đủ, cái nào treo vào chỗ ấy. Phía trên bảng, bác viết dòng chữ to và nắn nót “ĐỒ NGHỀ LÀ THẦY TA”. Tất nhiên là bác không bao giờ vào MES để… bốc phét về “lý thuyết ngược” như rustbolt, nhưng cái đạo lý ấy bác hiểu rất rõ. Mọi dụng cụ đồ nghể, nhìn qua thì rất đơn giản, nhưng đằng sau sự đơn giản đến hiển nhiên ấy là sự chắt lọc và kết tinh từ kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. Quan sát chúng, suy ngẫm về chúng, phân tích mọi khía cạnh của chúng, bạn sẽ học hỏi và chiêm nghiệm ra được rất nhiều điều bổ ích. Chiếc cờ lê bình thường trên kia, theo rustbolt, có thể đáng tầm một đồ án tốt nghiệp của sinh viên Chế tạo máy, và không chừng là cả luận án Master!
7) Cái bảng gỗ vẽ hình cờ lê, không phải là sáng kiến độc quyền của bác thợ nói trên, chẳng hạn như tại một nơi rustbolt đã từng làm việc trước đây cũng có. Điểm khác nhau là, sau 2 tuần thực hiện thì một số vị trí xảy ra hiện tượng “cờ lê đi hình ở lại”. Một tháng sau, các cỡ thông dụng như 8, 10, 13, 14, 17 vĩnh viễn chỉ còn cái hình. Hai tháng sau, về cơ bản chỉ còn hình và mấy cái cờ lê to đùng, ít khi dùng tới và khó… bỏ túi!!!

Lan man kiểu dây cà dây muống thế này chẳng biết lúc nào dừng, rustbolt xin kết thúc bằng một câu hỏi (hy vọng sẽ trở thành thông lệ cho mỗi câu chuyện trong chuỗi Bolt Stories):
Tại sao cái đầu miệng của chiếc cờ lê không nằm đối xứng so với đường tâm của thân mà lại… quẹo đi như vậy???
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Re: Bolt Stories - Những câu chuyện về bu lông

Chào bạn Rustbolt,

Chuỗi bài viết của bạn thật thú vị, cố gắng duy trì nhé! Những quan sát tính tế của bạn cho thấy bạn là một người rất yêu nghề.

Để đỡ cho bạn khỏi phải độc thoại, tôi liều mạng góp bừa vài ý kiến xem thế nào, đúng sai ra sao thì mọi người đính chính giúp nhé!

Bạn nên giải thích tại sao các má của cờ lê phải // với nhau trước, rồi mới đi đến kết luận rằng số giác của ê cu phải là chẵn. Rõ ràng là trong kết cấu máy, có nhiều vị trí không cho phép ta đặt "choòng" (còn gọi là cờ lê vòng) vào ê cu để xoay chúng được, vì thế mới tồn tại "cờ lê dẹt" (như phần bên trái ảnh minh họa của bạn) cho đến ngày nay. Khi dùng, người ta thường phải lùa ngang nó vào theo hướng vuông góc với thân bu lông (với cờ lê choòng thì đưa từ trên xuống theo hướng dọc trục), nếu các má không // thì hoặc là không đưa vào ê cu được, hoặc khi xiết thì cờ lê bị đẩy bật ra. Vì thế, các má cờ lê phải //.

Đồng ý với bạn rằng số giác của bu lông vào chung kết chỉ là 4 hoặc 6 và thực tế ta thấy // tồn tại cả hai loại này chứ không phải chỉ có loại 6 cạnh đâu, tất nhiên là loại 6 cạnh phổ biến hơn rất nhiều, với lý do mà bạn đã nêu là nó cho phép tháo lắp trong những khoảng không gian chật hẹp.

Về câu hỏi Tại sao cái đầu miệng của chiếc cờ lê không nằm đối xứng so với đường tâm của thân mà lại… quẹo đi như vậy???, thì chính bạn đã có gợi ý ở phần cờ lê vòng gồm 2 cái lục giác lệch nhau 30 độ chỉ để mở ê cu lục giác rồi đó, tôi có nên trả lời góp vui hay để các bạn khác tham gia với nhỉ?

Cách quản lý dụng cụ cầm tay theo kiểu vẽ hình bao của từng dụng cụ lên một tấm bảng nhỏ được thợ cơ khí ở hầu khắp các nước khác áp dụng. Nó tạo thói quen ngăn nắp cho công nhân, dễ tìm, dễ cất và đặc biệt là dễ phát hiện những mất mát. Ngay trong một số thùng đồ dành cho thợ sửa chữa lưu động, tôi cũng thấy các dụng cụ này được cài vào một tấm vải nhựa, có in hình từng dụng cụ. Một số hộp đồ còn dập chìm từng chỗ để cho mỗi dụng cụ, ngoài tác dụng cho chúng đỡ va chạm nhau, cũng còn để dễ phát hiện sự mất mát. Việc phát hiện mất mát dụng cụ và phải tìm ngay chính là để đảm bảo an toàn cho thiết bị, rằng trong đó không còn 1 cái cờ lê hoặc kìm hay tuốc nơ vít nào còn rơi rớt lại, sau đó mới tính đến chuyện "bắt đền" thợ làm mất.

Ở nước ta, dụng cụ cầm tay vẫn còn khá đắt và không dễ mua được thứ thật tốt, nên việc mất mát là khá phổ biến. Một số nhà máy giao khoán dụng cụ cho từng cá nhân hoặc tổ cơ khí và có chế tài tương đối tỷ mỉ: đến kỳ được cấp phát mới nhưng do bộ dụng cụ hiện có vẫn đang tốt và đầy đủ, chưa cần lĩnh bộ mới thì được thưởng tiền; nếu làm mất trước khi đến kỳ cấp phát mới thì tự bỏ tiền ra mua mà dùng. Kiểu quản lý này cũng có hạn chế: có hiện tượng lấy cắp của nhau và rất khó mà mượn được của tổ khác (đôi khi do công việc cấp bách, phải có nhiều người và nhiều bộ dụng cụ trong một tổ cùng giải quyết, mà họ không có đủ dụng cụ và không thể mượn được của tổ khác). Do đó, mỗi tổ cơ khí không thể treo dụng cụ lên bảng một cách công khai được, nhưng có lẽ vẫn nên có bảng treo trong tủ, thay vì ném cả đống vào thùng đồ rồi khóa béng lại.

Một vấn đề cũng khá thú vị và nhiều khi khiến các nhà thiết kế phân vân khi lựa chọn, đó là các chi tiết chống xoay cho ê cu, ý bạn thế nào?

Tặng điểm cho bạn rồi nhé!
 
R

rustbolt

Author
Re: Bolt Stories - Những câu chuyện về bu lông

Cám ơn sự quan tâm và các ý kiến của bạn, đặc biệt là cách lý giải về số chẵn của cạnh bu lông và đai ốc. Mình ngại nhất là phải độc thoại. Giờ thì đã có bạn có bè rồi!
Nhất trí với ý bạn, hãy để cho nhiều người cùng tham gia suy luận và... bốc phét cho nó vui cửa vui nhà.
Về vấn đề chống xoay đúng là rất thú vị. Hãy đợi đấy, câu chuyện còn dài... lê thê giống như "Nghìn lẻ một đêm" vậy!
 
P

Phạm Quang Tú

Author
Re: Bolt Stories - Những câu chuyện về bu lông

Anh Rustbolt uyên bác về bù lon ốc vít nhỉ, chắc là anh thường xuyên tiếp xúc với cờ lê bù lon lắm, nếu vậy anh phải là người hay sử dụng (cờ lê) chìa khóa để mở hay xiết ốc rồi, vì như vậy mới có những câu hỏi về cờ lê và ốc vít hay như vậy
Tại sao cái đầu miệng của chiếc cờ lê không nằm đối xứng so với đường tâm của thân mà lại… quẹo đi như vậy??Tôi trả lời cho câu hỏi của anh, xem có đúng ý anh không nhé
Vì không phải lúc nào cũng có thể xiết ốc được 60 độ hay 30 độ như anh đã nêu do những vị trí hẹp hơn nữa
Cách tốt nhất là lật ngược cờ lê lại (lúc này cờ lê đối xứng với vị trí ban đầu) để có thể xiết thêm 1 chút xíu (nhờ đầu cờ lê quẹo qua 1 bên) rồi lại dùng vòng hay miệng tùy vị trí mới của con ốc.
Hy vọng là thỏa mãn được anh Rustbolt.
Về vấn đề chống xoay, có rất nhiều cách, tôi nêu được vài kiểu :
1. Dùng 2 êcu
2. Dùng êcu có đệm nhựa 1 bên (đệm nhựa cũng có ren và được lắp chặt 1 bên êcu)
3. Dùng êcu cắt 2 rãnh đối diện lệch nhau bằng 1,5 bước và làm sai bước ren tại rãnh cắt
4. Dùng êcu có phần côn 1 bên và làm nhỏ đường kính trong tại vị trí côn bằng phương pháp ép
5. Dùng lon-đền vênh bằng thép
6. Dùng êcu có cắt rãnh để xỏ chốt chẻ
7. Dùng êcu có khoan lỗ để xỏ dây thép nối các êcu với nhau
8. Dùng êcu tròn có cắt rãnh và lon-đền ''bông'' để đập 1 trong những cánh ''bông'' vào rãnh của êcu
9. Dùng vòng khóa (có ở đĩa xe gắn máy)
10. Dùng keo
Tôi chỉ biết bấy nhiêu, anh Rustbolt cho thêm cách chống xoay nhé
 
I

impailer8905

Author
Đọc xong chuyện của anh bolt thấy hay quá. Tiện thể cho em hỏi luôn. Em mới học ngành cơ khí, khi học về bu lông thì thầy bảo đầu bu lông không được phẳng phải mài góc của nó và bảo là cái gì đó về ba via. Mong anh giải đáp chi tiết. Cảm ơn anh nhiều
 
Last edited by a moderator:
U

ubuntu

Author
Đề tài của rustbolt rất rất hay, Ubuntu cũng đồng ý với mọi người rằng nhiều khi những thứ tưởng chừng như đơn giản và hiển nhiên nhưng để giải thích cho cặn kẽ và khoa học đâu có dễ.
Tôi rất thích thú với những câu hỏi cụ thể và đơn giản, có lẽ tầm nghĩ của tôi vẫn còn hạn chế nhiều, rất cảm ơn bạn về đề tài này.
Mong bạn có nhiều bài thú vị.
 
D

di_kien

Author
@impailer8905: Thực ra khi bạn học về nó thì sẽ được giải thích rất kĩ, bạn hỏi như thế chắc chắn bạn chưa từng học qua, post những câu hỏi kiểu đó bác rất khó nhận được câu trả lời.
Tớ trả lời cho bạn: Đầu bu lông vát góp để dễ cho ê cu vào, bạn để ý trên ê cu cũng được vát góc như vậy, thường thì góc vát là 45 độ, 30 độ tuỳ theo góc quay ụ gá của bàn tiện, đối với bu lông gia công bằng phương pháp lăn thì việc vát mép vẫn phải sửu dụng nguyên công tiện, còn ba via là do bu lông được gia công bằng phương pháp tiện, khi quá trình tiện ren kết thúc thì thực hiện vát mép để loại bỏ phần ba via của giai đoạn cuối tiện ren.
 
I

impailer8905

Author
cảm ơn anh di_kien đã trả lời. Em có học nhưng do vào muộn nên ko nghe hết được bài, lại chưa có dịp hỏi lại thầy. Em đã tham khảo nhiều người và đã hiểu rõ hơn. Cảm ơn anh lần nữa
 
Tại sao cái đầu miệng của chiếc cờ lê không nằm đối xứng so với đường tâm của thân mà lại… quẹo đi như vậy???
Mình xin mạn phép trả lời câu hỏi của rustbolt nhé:
Theo mình thì khoảng tối thiểu để quay cờ lê ( đối với loại lục giác) là 60 độ nó chỉ đúng khi cái đầu miệng của cờ lê nằm đối xứng với đường tâm.
Còn khi nó quẹo đi một góc thì khoảng tối thiểu xẽ nhỏ hơn 60 độ.Bằng cách lật cái cờ lê lại và... vặn tiếp.
Có lần em vặn cái bulông ở xe máy cứ phải lật cái cờ lê liên tục mới tháo được nên em phát hiện là như vật.
Quả thật nhờ có độ lệch như vậy nên cái cờ lê sẽ trở nên linh động hơn.Cả cái mỏlết nữa em cũng thấy nó lệch như vậy.
Nhờ bác chủ topic đánh giá xem câu trả lời của em có đúng không?
 
mình xin bổ xung cách chống tháo lỏng trong mối ghép bulông đó là có thể dùng biện pháp gây biến dạng dẻo cục bộ như tán phần cuối bulông hoặc hàn đính.Biện pháp hàn đính là biện pháp chắc chắn nhất chỉ dùng trong mối ghép không tháo.Hic không tháo thì bulông mất ý nghĩa quá các bác nhỉ.Nhưng mối ghép hàn lại không thay thế được trong một số trường hợp yêu cầu tạo áp suất ở bề mặt ghép.Cách đơn giản là dùng bulông xiết để đảm bảo áp lực rồi hàn đính.
 
Tại sao miệng cờ-lê lệch 15 độ, mong được giải đáp

Em có câu hỏi này chưa tìm được câu trả lời, mong được các chú bác, anh chị giúp đỡ. Đó là tại sao miệng cái cờ-lê lại được làm lệch 1 góc 15 độ so với phương của cán cầm? Em xin chân thành cảm ơn.
 
Ðề: Tại sao miệng cờ-lê lệch 15 độ, mong được giải đáp

http://meslab.org/mes/showthread.php?t=3773

Bạn đọc bài viết ở trang trên nhé. Lần sau chú ý tìm trước rồi hỏi sau. Với nội dung này mình tìm với từ khóa "cờ lê+lệch" là tìm được link cho bạn rồi đấy.

Chú ý sau khi tìm được câu trả lời, bạn tự xóa chủ đề trùng lặp này để dd được gọn.
Chúc bạn vui khi tham gia vào Mes
 
Last edited:
Ðề: Tại sao miệng cờ-lê lệch 15 độ, mong được giải đáp

http://meslab.org/mes/showthread.php?t=3773

Bạn đọc bài viết ở trang trên nhé. Lần sau chú ý tìm trước rồi hỏi sau. Với nội dung này mình tìm với từ khóa "cờ lê+lệch" là tìm được link cho bạn rồi đấy.

Chú ý sau khi tìm được câu trả lời, bạn tự xóa chủ đề trùng lặp này để dd được gọn.
Chúc bạn vui khi tham gia vào Mes
Trước tiên em xin được cảm ơn anh vì đã quan tâm đọc câu hỏi của em. Thực ra đường link anh cho em đã từng đọc qua nhưng em đọc trang lưu trữ nên không để ý là nó nằm trên meslab.org. Lần này em đã đọc kỹ lại và hình như câu trả lời chung nhất mà mọi người post cho câu hỏi này là miệng cờ-lê làm lệch để phục vụ cho trường hợp buloong bị khóa góc, không vặn tiếp được mà phải lật ngược cờ-lê lại. Em thấy câu trả lời này chưa thực sự thuyết phục nên mới post chủ đề mới để mọi người có thể giúp em một câu trả lời thuyết phục hơn, khoa học hơn. Em thấy câu trả lời ở trên còn chưa thuyết phục vì em nghĩ, một nhà thiết kế tài ba thì có lẽ không bao giờ thiết kế một con buloong mà lúc tháo xiết lại làm khóa góc người thợ. Như trên một chiếc xe Honda chẳng hạn, nhà em sửa xe máy, em đã từng cùng cha bung hoàn toàn một con xe Wave, nhưng thực sự là không có chỗ nào phải lật ngược cờ-lê cả, vì nhà em hoàn toàn đủ dụng cụ. Cờ-lê là một dụng cụ đã rất lâu đời của con người, em nghĩ không lý gì nó được làm lệch chỉ để làm một công việc đơn giản là vặn những con buloong bị khóa góc.
Trên là suy nghĩ riêng của em, có gì mong được các tiền bối tiếp tục chỉ giáo. Em xin cảm ơn.
 
Ðề: Tại sao miệng cờ-lê lệch 15 độ, mong được giải đáp

Mình rất thích tranh luận nên thấy bạn lật ngược vấn đề lại như vậy riêng mình rất hoan nghênh. Tặng bạn 1 cái thanks trước :25:.
Quay lại vụ này nhé. bulông mà một chi tiết được sử dụng rất nhều trong ngành cơ khí. Nó được sử dụng gần như trong mọi ngóc ngách của máy móc ( tất nhiên ở đây nói bao hàm là máy móc chứ không xét riêng trên chiếc xe máy). Có lẽ chiệc xe máy mà bạn đã tháo không gặp phải điều này nên bạn chưa tin, chứ gặp rồi mình nghĩ bạn sẽ có cái nhìn thán phục đến người đã nghĩ ra điều này. Nếu không có nó, nhiều lúc bạn sẽ phải tháo cả 1 cụm chi tiết ra để làm việc cuối cùng là tháo con bulông bị khóa góc này đấy.

Tất nhiên không phải một khi con đai ốc bị khóa góc là không có cách gì để tháo nó ra được. Bạn có thể tháo cả cụm chi tiết máy ra ngoài để lấy không gian mở, có thể phá hủy luôn con bulông đó, hay thậm chí bạn có thể cưa, mài dũa sao cho có thêm góc để mở ( không phá hỏng máy nhé :4:). Nhưng vấn đề là chỉ cần một góc lệch này của cái cờ lê có thể giúp bạn dễ dàng khắc phục được trường hợp này. Mà chính đây là một trong những mục đích của kỹ thuật " thuận tiện, dễ dàng cho người sử dụng"

Bạn có bao giờ phải nằm ngửa xuống sàn nhà để sửa xe máy như nhưng người thợ sửa otô chưa. Mình nghĩ bộ đồ nghề nhà bạn chắc chắn sẽ không đầy đủ bằng bộ đồ nghề mà thợ sửa otô có :4:.
 
Last edited:
D

dmtktntamm

Author
Ðề: Re: Bolt Stories - Những câu chuyện về bu lông

Tại sao cái đầu miệng của chiếc cờ lê không nằm đối xứng so với đường tâm của thân mà lại… quẹo đi như vậy???
Open-end wrench or open-ended spanner: a
wrench with a U-shaped opening that grips two opposite faces of the bolt or nut. This wrench is often
, with a different-sized opening at each end. The ends are generally oriented at an angle of around 15 degrees to the longitudinal axis of the handle. This allows a greater range of movement in enclosed spaces by flipping the wrench over.

---------------------------------
Nếu đã trích dẫn văn bản gốc thì cũng nên lược dịch lại cho người khác, không nên quăng đánh toẹt ra đấy rồi thôi. - worm
 
Last edited by a moderator:

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Tại sao miệng cờ-lê lệch 15 độ, mong được giải đáp

Theo mình thì không nên định nghĩa "bu lông bị khóa góc" vì làm sao mà có thể khóa được góc của con bu lông? Khi một con bu lông đã có thể xiết vào được thì đương nhiên sẽ mở ra được.
Còn nếu sảy ra trường hợp nó nằm ở góc nào đó đằng sau các chi tiết khác mà bạn không tháo chi tiết phía trước ra rồi mới tháo bu lông mà muốn tháo trực tiếp bu lông thì bạn đã làm sai thứ tự lắp ráp. Đối với các nắp thăm, lỗ để kiểm tra thì đương nhiên khi thiết kế phải để khoảng trống đủ để thao tác cờ lê hay dụng cụ khác mà không cần phải tháo chi tiết ở phía trước nó.
Nếu người ta không phát minh ra cái cờ lê có góc nghiêng 15 độ (góc thao tác là 30 độ) thì bu lông vẫn cứ phải xiết, vẫn cứ phải mở, chỉ khác là lúc đó người thiết kế phải đặt các chi tiết liên quan ra xa nhau hơn để đảm bảo góc để thao tác bu lông là 60 độ. Như thế thì máy móc thiết kế ra sẽ to hơn, cồng kềnh hơn, thậm chí khoảng cách giữa các bu lông không đảm bảo thì phải tăng độ lớn của kết cấu, tăng đường kính bu lông để đảm bảo bền v.v và v.v . Do đó từ nhu cầu thực tế yêu cầu phải giảm kích cỡ máy nên cần phải hạn chế không gian thao tác. Từ đó người ta phải nghĩ ra dùng tuýp, dùng cờ lê, dùng choòng hoặc cách nào đó để tối ưu thiết kế.
Vấn đề làm nghiêng đi một góc thì giảm được góc thao tác, còn tại sao lại là 15 độ chứ không phải 10 độ hay 20 độ thì bạn vẽ hình ra chắc sẽ lý giải được đâu là con số lý tưởng. (mình có xem một số tài liệu thì người ta ghi là khoảng 15 độ chứ không phải chính xác 15 độ)
 
Top