Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

@2nd: Nếu làm hoàn toàn theo Tutorial, nghĩa là làm theo Sketch của nó luôn thì được. Nếu tự làm lại một Sketch giống như vậy, thì kết quả lại khác. Có cái giống như bạn thanhnambkhn thắc mắc, và còn khoảng 2 hay 3 kiểu khác nữa, dù Sketch cũng gần giống như vậy :(
 
Last edited:
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Nếu làm hoàn toàn theo Tutorial, nghĩa là làm theo Sketch của nó luôn thì được. Nếu tự làm lại một Sketch giống như vậy, thì kết quả lại khác. Có cái giống như bạn thanhnambkhn thắc mắc, và còn khoảng 2 hay 3 kiểu khác nữa, dù Sketch cũng gần giống như vậy :(
 
Last edited:
N

nonstop

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

3D Sketch là lệnh vẽ trong nhiều mặt phẳng vuông góc với nhau, chúng tương ứng // với các mặt tọa độ. Lệnh này không dùng để vẽ trên mặt cong.

Để vẽ spline trên một mặt cong, hãy dùng lệnh Spline on Surfae trên thanh công cụ Sketch. Tuy nhiên, lệnh này chỉ cho phép vẽ spline trên 1 mặt cong đã chọn thôi, không vẽ đường đó đi liên tiếp qua nhiều mặt cong khác được.

Với lọ hoa có gân, có lẽ cậu nên dùng kỹ thuật tạo hình khác thì hay hơn. Ví dụ, tạo lọ hoa với các gân dọc theo đường sinh bằng lệnh Sweep với tùy chọn xoắn theo đường dẫn hoặc Loft rồi xoắn nó bằng lệnh Flex.
Em cảm ơn anh DCL, ý em là muốn làm theo hình như của chị Phuơng Thảo
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Cho mình hỏi, trong ví dụ TUTORIAL này, làm thế nào để tạo được surface bằng cách Sweep như họ hướng dẫn:


Mình làm theo hướng dẫn, nhưng chỉ tạo được hình như sau:


Mong mọi người chỉ bảo.
Trong ví dụ của bạn, mình gọi Sketch 6 là biên dạng, Sketch 4 là đường phụ trợ, Sketch 5 là đương dẫn.
Cùng 1 kiểu biên dạng, đường phụ và đường dẫn; cùng 1 thứ tự lựa chọn khi tạo Sweep (6, 4, 5); nhưng thứ tự khi bạn vẽ các biên dạng, đường phụ và đường dẫn khác nhau sẽ đưa đến những kết quả khác nhau. Cụ thể như sau:
1) Nếu bạn vẽ biên dạng trước, sau đó vẽ đường phụ và đường dẫn, thì kết quả sẽ như bạn đã làm (nghĩa là khác với trong Tutorial)
2) Nếu bạn vẽ đường phụ và đường dẫn trước, sau đó vẽ biên dạng, thì kết quả sẽ như Tutorial.
3) Nếu bạn vẽ đường dẫn, tới biên dạng, rồi tới đường phụ thì kết quả như 1)
4) Nếu bạn vẽ đường phụ, tới biên dạng, rồi tới đường dẫn thì kết quả như 2)

Mình cho rằng do thứ tự vẽ Sketch khác nhau, dẫn đến cách ràng buột giữa các đối tượng khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau. Còn về bản chất tại sao như vậy, thì mình không rõ lắm, nhờ các cao thủ trên diễn đàn kiểm tra lại và chỉ bảo thêm. Thân
 
Last edited:
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Em cảm ơn anh DCL, ý em là muốn làm theo hình như của chị Phuơng Thảo
Bạn làm như sau (mình không dùng 3D Sketch mặc dù kết quả cuối cùng đương nhiên là 3D Sketch và cũng không biết có giống cách mà bạn Phương Thảo làm hay không)
Tạo một mặt Revolve

Tạo một đường Helix và một Sketch

Tạo mặt Sweep từ Helix và Sketch vừa tạo

Sử dụng lệnh Intersection Curve

Chọn 2 mặt

Kết quả
 
Last edited:
N

nonstop

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Cảm ơn bạn hoanglongpt nhìu nha, mình làm theo cách của bạn và đã được rồi. Tại mình tự hoc SW nên có nhiều cái không hiểu phải tự mò mẫm, nay có các bạn giúp thì đỡ quá. Thanks nha bạn.:69::69::69:
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Cảm ơn bạn hoanglongpt nhìu nha, mình làm theo cách của bạn và đã được rồi. Tại mình tự hoc SW nên có nhiều cái không hiểu phải tự mò mẫm, nay có các bạn giúp thì đỡ quá. Thanks nha bạn.:69::69::69:
Hi, không có gì cả, học hỏi lẫn nhau thôi mà. Thân ^^
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Trong ví dụ của bạn, mình gọi Sketch 6 là biên dạng, Sketch 4 là đường phụ trợ, Sketch 5 là đương dẫn.
Cùng 1 kiểu biên dạng, đường phụ và đường dẫn; cùng 1 thứ tự lựa chọn khi tạo Sweep (6, 4, 5); nhưng thứ tự khi bạn vẽ các biên dạng, đường phụ và đường dẫn khác nhau sẽ đưa đến những kết quả khác nhau. Cụ thể như sau:
1) Nếu bạn vẽ biên dạng trước, sau đó vẽ đường phụ và đường dẫn, thì kết quả sẽ như bạn đã làm (nghĩa là khác với trong Tutorial)
2) Nếu bạn vẽ đường phụ và đường dẫn trước, sau đó vẽ biên dạng, thì kết quả sẽ như Tutorial.
3) Nếu bạn vẽ đường dẫn, tới biên dạng, rồi tới đường phụ thì kết quả như 1)
4) Nếu bạn vẽ đường phụ, tới biên dạng, rồi tới đường dẫn thì kết quả như 2)

Mình cho rằng do thứ tự vẽ Sketch khác nhau, dẫn đến cách ràng buột giữa các đối tượng khác nhau, từ đó dẫn đến kết quả khác nhau. Còn về bản chất tại sao như vậy, thì mình không rõ lắm, nhờ các cao thủ trên diễn đàn kiểm tra lại và chỉ bảo thêm. Thân
Theo em đúng là do thứ tự ràng buộc.
Profile: Biên dạng từng mặt cắt hình sẽ tạo ra (ko yêu cầu bắt buộc đúng kích thước hình tạo khởi)
Path : Quĩ đạo chạy theo của biên dạng,Quĩ đạo này ko yêu cầu phải chạm vào biên dạng, cái này sẽ quyết định hướng của biên dạng, chiều cao, có thể tưởng tượng, nối cứng biên dạng với 1 thanh cứng (ko thay đổi kích thc) mà thanh này còn có 1 đầu di động được trên quĩ đạo, thanh nằm trên mặt phẳng chứa biên dạng, khi di chuyển trên quĩ đạo này, biên dạng sẽ quét ra hình gì thì vật thể sẽ mang hình đó.Chú ý là thanh luôn tạo 1 góc cố định với quĩ đạo, còn biên dạng và thanh thì cùng 1 mp, cho nên biên dạng với quĩ đạo luôn giữ cố định 1 góc.Quĩ đạo có thể là line là curve.Nếu thanh được gắn với profile hay profile được gắn với thanh thì cho kết quả đều như nhau.Nhưng đến dưới đây thì sẽ khác...
Guide curve: Chính là đường dẫn cho biên dạng,cũng quyết định hướng hình dáng chiều cao,nhưng nó khác quĩ đạo ở chỗ là một số lát cắt profile sẽ chạm vào nó (hình như cái này nó tự quyết định_có thể kiểm tra bằng hình mắt kính dưới ô chọn guide curve, chọn lắt cắt thứ i để xem)nhưng vẫn đảm bảo tạo góc cố định với quĩ đạo, và đường này chỉ dùng được khi đã có đường quĩ đạo được sử dụng, và biên dạng khởi tạo phải ràng buộc tiếp xúc với nó, nó sẽ làm cho một số biên dạng đó thay đổi vị trí thích hợp để một số đó chạm được vào nó mà vẫn giữ được hình dáng biên dạng, có thể có cả kích thước. Và lúc này nếu biên dạng không bị dàng buộc vào quĩ đạo, thì gần như (gần như nhé) dáng hay hướng của vật đc tạo ra ko còn phụ thuộc vào quĩ đạo nữa, tức là việc quĩ đão phụ thuộc vào biên dạng cũng không mấy ảnh hưởng, kích thước biên dạng không đổi.Còn nếu biên dạng bị ràng buộc bởi quĩ đạo thì nó vẫn chạy 1 bên theo quĩ đạo đó dựa vào ràng buộc tiếp xúc, kích thước biên dạng thay đổi phù hợp.Giải thích gần như: Nếu biên dạng không bị ràng buộc vào quĩ đạo thì nó sẽ chỉ có 1 số ảnh hưởng với hình dáng vật được tạo đó là số mặt cắt chạm vào đường dẫn sẽ thay đổi nhiều hay ít tùy thuộc độ nghiêng và hình dáng của quĩ đạo.

Nhìn chung ảnh hưởng tới hình dáng vật là do cả hai, cái nào nhiều hay ít là do những ràng buộc tiếp xúc, xa gần quyết định, cái nào ràng buộc cái nào, không quan trọng cái nào vẽ trước vẽ sau, điều dĩ nhiên cái nào vẽ sau mới có thể chịu sự quản lý của cái trước.Nhìn chung nhiều trường hợp rất khó hiểu về sự kết hợp. Một số biên dạng trên chỉ thay đổi kích thước khi có ràng buộc tiếp xúc biên dạng với quĩ đạo

Đây là ý kiến của em do thử với 1 số ít trường hợp, thay đổi hình dáng biên dạng, thay đổi ràng buộc tiếp xúc, thay đổi xa gần. không phải định nghĩa thiết lập mấy đường này đâu
 
Last edited:
T

truong27123

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Bạn nào đã download được PHOTOVIEW 360 chỉ mình với . tìm mãi cả ngày mà ko có link nào đc cả. mình đang dùng SW2k8 .
mail:truong27123@gmail.com
cảm ơn nhìu @@
 
N

nonstop

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Mình không biết các bạn trên diễn đàn đã biết trang http://www.ragde3d.com/ chưa, mình cứ gửi đại. Trang này có nhiều mẫu 3D và cả hướng dẫn cho mình làm theo nữa, các tín đồ của SW có thể down về và làm theo dần dần để nâng cao trình độ, có thực hành càng nhiều mới càng giỏi được các bạn ạ. Mình đang rất cần tìm mẫu. Ai có tài liệu gì hay trang web nào học SW thì chia sẻ với mình nhé.:63::63::63:
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

@nonstop:bạn dùng công cụ google có sẵn trên diễn đàn này tìm, có rất nhiều tài liệu pdf và video hướng dẫn học có trên đây, rất hay như cuốn User guider và Tutorial do chú DCL dịch rất hay và còn nhiều cái khác nữa
 
N

nonstop

Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

@nonstop:bạn dùng công cụ google có sẵn trên diễn đàn này tìm, có rất nhiều tài liệu pdf và video hướng dẫn học có trên đây, rất hay như cuốn User guider và Tutorial do chú DCL dịch rất hay và còn nhiều cái khác nữa
@bigbangla. Tài liệu mình đã có rồi, nhưng mình có ý kiến là mọi người đưa các 3D model sưu tầm được lên cho anh em cùng thực hành, trong quá trình vẽ sẽ xuất hiện rất nhiều vấn đề mà lý thuyết không thể nói đủ. Mọi người cùng thảo luận những vướng mắc và tìm hướng giải quyết. Càng có điều kiện thực hành càng có nhiều kinh nghiệm. Dần dần sẽ giỏi thui mà. Mình biết diễn đàn có rất nhiều người giỏi và tâm huyết như bạn. Chắc còn phải phiền mọi người nhiều, hi hi.
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

NHƯỢC ĐIỂM CỦA LỆNH SWEEP

Mình đang gặp rắc rối với lệnh sweep trong SW , không biết tại do nhược điểm của lệnh này hay do điêu chỉnh chưa đúng mà nó ra thế này đây mời mọi người xem









Nó cho kết quả thế này đây





http://www.mediafire.com/?y1w5jcywmyu
Trước tiên, mình xin khẳng định là ở đây không hề có chuyện nhược điểm của lệnh Swept gì cả. Vấn đề là do bạn chưa hiểu rõ lệnh Swept thôi.
Để dùng lệnh Swept dựng mặt cong theo phương thức Follow Patch với hai đường cong dẫn hướng như thắc mắc của bạn, bạn cần chú ý các điều sau đây:
1)Profile không được là một đường phi tuyến mà phải là một đường cong tuyến tính (trong SolidWorks 2010, đó có thể là 1 phần đường tròn, đường Elip, đường Prabola, hoặc đường cong hàm số bất kỳ), điều này có thể chứng minh được bằng hình học tổ hợp, đương nhiên là sau khi bạn đã nắm rõ bản chất tạo mặt của lệnh Swept Surface. Ở đây mình chọn Profile là 1/4 đường Ellipse

2)Hai đường cong dẫn hướng cắt nhau tại 1 điểm. Phương của mỗi đường cong dẫn hướng tại điểm này phải được điều khiển như hình

3)Đường phụ (Path) phải đi qua giao điểm của hai đường cong dẫn hướng
Đây là Sketch của mình

Và đây là kết quả

Còn một vấn đề cuối: ở đây, lệnh Boundary Surface và lệnh Swept Surface sẽ cho ra kết quả khác nhau. Và lệnh Swept cho kết quả đúng theo ý muốn của chúng ta hơn (với giả định là chúng ta thực sư hiểu chúng ta muốn gì). Mình cũng không dám so sánh nhiều giữa hai lệnh này, tùy vào kinh nghiệm của mỗi người vậy ^^. Thân
 
Last edited:
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Tuy đã chon merge smooth nhưng kết quả vẫn như vậy
Bạn xem lại ở đây. Còn màu hồng chỉ là màu của đường phụ (Path - nếu để ý, bạn sẽ thấy ô chọn Path có màu hồng, ô Profile có màu xanh dương, còn ô Guide curve có màu tím, tương ứng với nó sẽ là màu của các đường được chọn trên màn hình làm việc, chủ yếu là để chúng ta dễ phân biệt khi thao tác). Thân
http://meslab.org/mes/showthread.php?t=3861&page=77
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

@hoanglongpt: làm sao hiểu được bản chất dựng hình của các lệnh vậy bạn?bạn có cách nào hay tài liệu gì hướng dẫn không? mà đường phi tuyến, tuyến tính là sao mình chưa hiểu, hi^^
 
không bắt được điểm thường trú!

chào các bác. em cũng mới sử dụng solid. nhưng lần trước em vẽ thì vẫn cái chế độ truy bắt điểm thường trú vẫn hoạt động, nhưng mà không hiểu gần đây, em lôi nó ra dùng, thì không thể truy bắt điểm được nữa. nên em không thể vẽ được một khối kín để có thể extrud nó lên được. khi bắt các điểm thì nhìn có vẻ trùng nhau, nhưng mà khi phóng nó lên thì lại là 2 điêm khác biệt. Bác nào có thể chỉ cho em bít đó là cái lỗi gì không ạ? và sửa nó như thế nào ạ?
note: là em đã để cả Snap on và Grip on, nhưng vẫn không thể bắt được điểm. hichic.


trước đây thì nó luôn có các symbol đi cùng với từng đường vẽ như thế này:



====> mà bây giờ thì nó lại chống trơn như thế này:

Mong các bác giúp đỡ ạ!

Best regard!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

@hoanglongpt: làm sao hiểu được bản chất dựng hình của các lệnh vậy bạn?bạn có cách nào hay tài liệu gì hướng dẫn không? mà đường phi tuyến, tuyến tính là sao mình chưa hiểu, hi^^
Để hiểu bản chất các lệnh dựng hình thế nào, cậu cần đọc kỹ phần hướng dẫn sử dụng lệnh và quan trọng hơn là phải thực hành nhiều.

Cậu Hoanglongpt dùng các thuật ngữ "phi tuyến" và "tuyến tính" ở đây là chưa chính xác. Những thuật ngữ này thường dùng để mô tả định tính về các quan hệ hàm số bậc nhất hoặc khác bậc nhất.

Ta biết trong SW và một số phần mềm đồ họa khác có các thuật ngữ sau:

1. Line: tạm dịch là đơn tuyến (đoạn thẳng, đường thẳng)

2. Polyline: tạm dịch là đa tuyến (nhiều đoạn thẳng và cung tròn liên tiếp)

3. Spline: tạm dịch là phức tuyến (các đường cong bậc cao)
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Author
Ðề: không bắt được điểm thường trú!

chào các bác. em cũng mới sử dụng solid. nhưng lần trước em vẽ thì vẫn cái chế độ truy bắt điểm thường trú vẫn hoạt động, nhưng mà không hiểu gần đây, em lôi nó ra dùng, thì không thể truy bắt điểm được nữa.
Mong các bác giúp đỡ ạ!

Best regard!
Cậu mở hộp thoại System Options, vào thư mục Relations/Snaps để thiết lập các chế độ truy bắt:


 
Ðề: không bắt được điểm thường trú!

Cậu mở hộp thoại System Options, vào thư mục Relations/Snaps để thiết lập các chế độ truy bắt:


em cũng đã vào cái này rồi. y chang như trên. nhưng nó vẫn không chịu bắt cái điểm nào cả. bác xem có phải lỗi khác không? không phải cái lỗi này rồi! hic
 
Ðề: Những câu hỏi nhỏ khi sử dụng SolidWorks

Để hiểu bản chất các lệnh dựng hình thế nào, cậu cần đọc kỹ phần hướng dẫn sử dụng lệnh và quan trọng hơn là phải thực hành nhiều.

Cậu Hoanglongpt dùng các thuật ngữ "phi tuyến" và "tuyến tính" ở đây là chưa chính xác. Những thuật ngữ này thường dùng để mô tả định tính về các quan hệ hàm số bậc nhất hoặc khác bậc nhất.

Ta biết trong SW và một số phần mềm đồ họa khác có các thuật ngữ sau:

1. Line: tạm dịch là đơn tuyến (đoạn thẳng, đường thẳng)

2. Polyline: tạm dịch là đa tuyến (nhiều đoạn thẳng và cung tròn liên tiếp)

3. Spline: tạm dịch là phức tuyến (các đường cong bậc cao)
Trong bài trả lời của mình, mình xin đổi khái niệm "phi tuyến" thành "spline" và khái niệm "tuyến tính" thành "hàm số", vừa chính xác vừa phù hợp với SW ^^ (mình sẽ xem lại các khái niệm này và sẽ trả lời sau, vì không như bạn DCL hiểu, cách giải thích của bạn DCL thuộc về lĩnh vực đại số, trong lĩnh vực hình học, các khái niệm này được hiểu hơi khác vì ít nhất cũng tồn tại khái niệm đường cong tuyến tính ^^- mình nghĩ vậy, nếu "lại sai nữa" các bạn thông cảm ^^)
Trong các khái niệm mà bạn DCL tạm dịch chỉ có khái niệm Line là đúng. Còn lại đều sai, mình sửa theo từ điểm toán học dùng ngay trong lĩnh vực đồ họa máy tính:
_Polyline: Trong đồ họa máy tính, đây là một công cụ vẽ thường được dùng để tạo nên một dạng hình nhiều mặt, khép kín. Để dùng công cụ này, bạn hãy vẽ một đường nhắm thẳng đến một điểm, rồi sau đó tiếp tục vẽ đường thẳng này theo hướng khác đến điểm khác. Cứ tiếp tục thao tác như vậy cho đến khi quay về gặp điểm xuất phát, và cuối cùng bạn sẽ tạo được một hình hoàn chỉnh theo thiết kế của mình. Kết quả bạn được một hình gốc mà chương trình sẽ đối xử như là một đối tượng duy nhất. Giống như các hình gốc quen thuộc (hình vuông hoặc hình tròn), đối tượng nhiều nét này có thể biên tập, co dãn kích thước, di chuyển hoặc tô màu một cách độc lập. Có một số chương trình gọi công cụ này là polygon.
Tóm lại, Polyline là một đường khép kín gồm nhiều đường bất kể những đường đó là đường gì, không nhất thiết phải là đường thẳng và đường tròn. Để ý: ngay trong SolidWorks hình lục giác cũng là một Polyline
_Spline: bạn DCL gọi nó là đường cong bậc cao, mình không biết là bạn hiểu đường cong bậc cao theo nghĩa nào? Nếu đúng theo bạn viết, thì phải hiểu đó là đường cong của một hàm số bậc cao, và hiểu như vậy là sai.
Trong toán học nói chúng, spline là một hàm đặc biệt, được nội suy theo từng phần nhỏ bởi những đa thức.....
Riêng trong lĩnh vực đồ họa máy tính, khái niệm "spline" được giới hạn thành tập hợp nhiều thành phần của những đường cong đa thức. Những đường spline là những đường cong được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực này, bởi tính đơn giản và chính xác trong việc xây dựng nó...
Tóm lại, spline là một đường cong đa thức.
Thân
 
Top