tính chất ăn mòn hóa học trong chi tiết máy

  • Thread starter hoe.th
  • Ngày mở chủ đề
H

hoe.th

Author
các bạn cho mình hỏi một chút về công nghệ chế tạo máy
trong quyển sách Công nghệ chế tạo máy (chủ biên GS.TS.TRẦN VĂN ĐỊCH ,nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật ) có nói:
độ nhám có ảnh hưởng lớn đến tính chóng ăn mòn hóa học của lớp bề mặt chi tiết máy .các chỗ lõm trên bề mặt chi tiết máy là nơi chứa các chất ăn mòn hóa học như muối ,axit ...quá trình ăn mòn hóa học trên lớp bề mặt chi tiết máy xẽ làm các mấp mô cũ biến đi và các mấp mô mới được hình thành .quá trình ăn mòn hóa học xảy ra dọc sườn dốc của các nhấp nhô tế vi theo chiều từ trên đỉnh xuống đấy các mấp mô .
vậy mọi người cho mình hỏi cơ chế ăn mòn hóa học này như thế nào.thanks
 
H

hieu_bk86

Author
Ðề: tính chất ăn mòn hóa học trong chi tiết máy

cái bạn đang nói đấy là quá trình ăn mòn hóa học , còn cơ chế ăn mòn thì theo mình là phản ứng hóa học của Fe với các chất hóa học nằm ở các vết lõm của bề mặt chi tiết máy . Khi phản ứng hóa học xảy ra thì các muối hoặc oxit Fe được hình thành và tự tách ra khỏi bề mặt chi tiết máy .
 
T

tasho

Author
Ðề: tính chất ăn mòn hóa học trong chi tiết máy

Theo mình thì các chất kim loại có thể bị oxi hóa khi tiếp xúc với không khí ẩm, nhất là ở Việt Nam (nóng ẩm mưa nhiều) :10:. Vậy với bề mặt có độ nhám cao sẽ có diện tích tiếp xúc lớn hơn, hoặc là nơi tính trữ hơi ẩm, ... nên dễ bị gỉ sét.
Một khi đã bị gỉ sét, các lớp sét sẽ bong lên làm gia tăng diện tích tiếp xúc nên sẽ bị sét nhanh hơn nữa. Và chi tiết đó sẽ sớm được thay mới sướng nhé :67:.
 
Top