Công suất trên trục công tác

  • Thread starter baock03ctm1
  • Ngày mở chủ đề
B

baock03ctm1

Author
Các bác cho tôi hỏi:trong đồ án thiết kế hệ dẫn động cơ khí,người ta cho công suất trên trục thùng trộn(trục công tác) là P=2,5kw.Vậy thực tế thì người ta xác định công suất trên trục công tác bằng cách nào?
Xin cảm ơn.
 
R

rustbolt

Author
Ðề: Công suất trên trục công tác

Công suất trên trục công tác = năng lượng cần phải tiêu tốn cho công tác đó trong 1 giây.

Xác định như thế nào ư? Bạn đang làm đồ án nên người ta cho sẵn, còn nếu bạn đã đi làm thì chẳng ai cho, bạn phải tự xác định bằng mọi biện pháp. Nói chung là có những cách sau:

1- Phân tích quá trình "công tác" của cơ cấu và tự tính toán theo các lý thuyết cơ học. Cách này cơ bản nhất, hợp logic nhất, nhưng không phải lúc nào cũng có thể tính toán một cách chính xác được. Nói chung, chỉ áp dụng cho các trường hợp đơn giản. Ví dụ: một cái tời kéo vật nặng 1000N lên cao theo phương thẳng đứng, với vận tốc là 0.2m/s -> bạn có thể tính chính xác công suất trên trục tời là 1000x0.2 = 200W.
Trong trường hợp cái thùng trộn của bạn, không rõ nguyên lý, kết cấu kiểu gì nhưng rustbolt đoán chừng là máy trộn kiểu thùng quay. Nếu đúng vậy thì năng lượng tiêu tốn chủ yếu cũng tương tự như cái tời nói trên, dùng để nâng vật liệu lên cao. Bạn phải phân tích được trong 1s có bao nhiêu kg vật liệu được nâng lên ở độ cao nào đó và đổ ập xuống dưới. Dòng năng lượng trong trường hợp này "chảy" như sau: công phát động trên trục thùng trộn -> thế năng của vật liệu khi nó được nâng lên cao -> động năng vật liệu khi nó rơi xuống đáy thùng -> chuyển thành nhiệt năng và nội năng do va chạm và ma sát...

2- Nói thì dễ, nhưng định lượng các thông số của quá trình đó không dễ! Do đó, người ta mới bày ra cách tính thực nghiệm. Người ta lập mô hình thí nghiệm và cho nó chạy, dùng mọi dụng cụ đo có được để định lượng các thông số của quá trình. Rustbolt nói tổng quát như vậy, chứ riêng cái thùng trộn của bạn thì quá đơn giản. Chỉ cần làm 1 cái mẫu, cho nó chạy y như thật, đo điện áp (V), và dòng điện (A) trên motor, nhân cho hệ số cos(fi) và hiệu suất truyền động từ motor đến trục thùng là có công suất công tác. Cách này chuẩn xác nhất vì đó là kết quả thực tế, đố ai cãi được! Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp cho các viện nghiên cứu, các nhà máy lớn. Họ định sản xuất hàng loạt nên toàn bộ chi phí thí nghiệm chả bõ bèn gì.

3- Nếu bạn là nhà sản xuất nhỏ lẻ, hoặc là nhà nghiên cứu "vườn" (như rustbolt chẳng hạn), không đủ trình độ cần thiết để tính toán chính xác như cách 1, cũng không có kinh phí để làm thí nghiệm như cách 2 thì hãy làm theo cách thứ 3, đó là lấy kết quả nghiên cứu của 2 "thằng" trên kia mà dùng, khỏi cần tính toán gì sất! Đừng cho rằng cách này không trong sáng, là "ăn cắp công nghệ" nhé! Thực chất đó là sự kế thừa kiến thức và kinh nghiệm của cả nhân loại. Thế giới phát triển không ngừng chính là nhờ ở sự kế thừa này. Nói vậy chứ không phải ai cũng biết cách kế thừa đâu bạn, cần học hỏi nhiều, sục sạo nhiều trên internet, chịu khó "lăn chai" vào thực tế nhiều mới rèn được cái kỹ năng đó.

Quay lại với chiếc máy trộn của bạn, đây là dạng thiết bị đã khá phổ biến, bạn chỉ tìm hiểu trong thực tế những chiếc máy có thông số kỹ thuật và tính năng tương tự đang có sẵn trên thị trường, xem công suất motor của nó bao nhiêu, lấy y chang hoặc thay đổi chút ít (tùy thuộc đặc điểm riêng của máy mình đang thiết kế) là xong ngay. Yên tâm đi, chiếc máy mà bạn tham khảo do các nhà sản xuất lớn làm ra, họ đã tính nát nước rồi, không cần phải lăn tăn!

Chúc bạn làm tốt đồ án!
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Công suất trên trục công tác

Thêm nữa: Nếu học về (chưa nói đi làm vì mình chưa đi làm) thiết kế tàu để chọn lựa máy , thì bạn phải tính sức cản lên tàu (ban đầu thì tính sơ bộ-tức khi chưa có tuyến hình), tính sức kéo của chân vịt, với vận tốc yêu cầu... sau đó bạn mới chọn được động cơ.
Tương tự với cái máy trộn của bạn, người ta cũng có những công thức những hệ số để tính sức cản vật liệu trộn ... với tốc độ yêu cầu thùng trộn.... sau đó họ tính ra công suất trên trục công tác là bao nhiêu --->tính toán sơ bộ lý thuyết
Còn để kiệm nghiệm tính đúng đắn của tính toán thì trong thực tế có lẽ họ đưa lên băng thử công suất thì phải
 
Last edited:
Lượt thích: Ooaf
R

rustbolt

Author
Ðề: Công suất trên trục công tác

...
Còn để kiệm nghiệm tính đúng đắn của tính toán thì trong thực tế có lẽ họ đưa lên băng thử công suất thì phải
Băng thử công suất, theo rustbolt hiểu chỉ để thử những thiết bị có khả năng sinh công phát động. Ví dụ: động cơ nổ, motor điện, chiếc xe hơi.... Còn các thiết bị tiêu tốn năng lượng (để đạt được mục đích công tác) thì không đưa lên băng được.
 
Lượt thích: Ooaf
Ðề: Công suất trên trục công tác

Vầng cái này không phải chuyên môn em cũng không biết, nghe loáng thoáng lại phán liều
Vậy để thử thực tế chắc lắp một số máy công suất xung quanh giá trị tính toán sơ bộ rồi chạy thử xem đạt các yêu cầu làm việc: vận tốc, khởi động, tắt dừng, quá trình làm việc ... phải không các bác
Vì như bên tàu với thủy khí thì thường cho các máy đi làm 1 năm ở môi trường (mà mình thiết kế cho) để thử
 

TYA

Well-Known Member
Ðề: Công suất trên trục công tác

Các bác cho tôi hỏi:trong đồ án thiết kế hệ dẫn động cơ khí,người ta cho công suất trên trục thùng trộn(trục công tác) là P=2,5kw.Vậy thực tế thì người ta xác định công suất trên trục công tác bằng cách nào?
Xin cảm ơn.
Thùng trộn hay trục trộn thì hoạt động của nó là chuyển động quay. Với các trục quay công suất của nó là
P = F.V = M.N , công thức này có trong mọi giáo trình liên quan đến hệ dẫn động
(có thể chỉ khác kí hiệu thôi)

Trong đó F = lực hoặc cặp ngẫu lực quay trục ( là lực tiếp tuyến trong các kiểu truyền bánh răng, xích, đai ... là các kiểu điển hình trong đồ án)
V = vận tốc dài tại điểm đặt lực (vận tốc trên vòng pitch của bánh răng, bánh xích, bánh đai...)
M = là momen xoắn trên trục
N là vận tốc góc
Nghĩa là có thể kiểm tra công suất trên trục ra bằng các thiết bị đo momen, vận tốc ... lắp trên trục ra (khi đó trục ra không được mang tải)

Công suất đo được phải lớn hơn giá trị 2.5kW của đề bài theo hệ số an toàn tương ứng. Còn việc tại sao lại có con số 2.5kW cho viẹc trộn bê tông thì đúng như bác rustbolt nêu trên : tính toán phức tạp hoặc dựa trên kinh nghiệm từ sp có sẵn
 
B

baock03ctm1

Author
Ðề: Công suất trên trục công tác

Bây giờ thì em đã hiểu phần nào,học trong nhà trường chỉ toàn lý thuyết không nên ít biết thực tế nó như thế nào.Hiện giờ em có một thắc mắc xin các bác giúp đỡ:
Em muốn tính momen xoắn trên một lô hình trụ bằng thép đặc,quay với vận tốc góc omega,trục của nó được đặt trên 2 ổ lăn.Lô có đường kính "Phi",chiều dài L,khối lượng riêng D.

Xin cảm ơn!
 
Last edited by a moderator:
B

baock03ctm1

Author
Ðề: Công suất trên trục công tác

Ý của mình là mình muốn tính công suất trên trục của lô hình trụ này,mình chỉ biết là để trục này quay được ở vận tốc góc omega thì phải cung cấp cho nó một momen xoắn để thắng được momen cản của lực ma sát giữa trục và ổ lăn.Nhưng mình chưa tính được momen cản của lực ma sát.
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Công suất trên trục công tác

Trong sách chi tiết máy có phần ma sát ổ lăn mà bạn, tùy loại ổ mà có công thức thích hợp. Khi khởi động và làm việc còn sinh ra moment quán tính nữa bạn ah.
 
E

englsolid

Author
Ðề: Công suất trên trục công tác

thực ra thì ma sát của các ổ là không lớn. Do đó có thể bỏ qua. Điều cần quan tâm là khi tính toán các trục truyền động bạn phải biết được công suất động cơ (mô tơ) là kw, mã lực ..và tốc độ trục quay bằng vòng/phút. từ đó bạn phải chuyển đổi để tính ngẫu lực xoắn lên trục (mô me xoắn). Còn bạn cho kl vào chỉ là đk tính bền cho trục có khối lượng đáng kể (k biết có nhớ đúng hay k nữa). Đừng quan tâm đến ma sát của ổ. bạn sẽ làm vấn đề trở nên phức tạp hơn rất nhiều
 
B

baock03ctm1

Author
Ðề: Công suất trên trục công tác

thực ra thì ma sát của các ổ là không lớn. Do đó có thể bỏ qua. Điều cần quan tâm là khi tính toán các trục truyền động bạn phải biết được công suất động cơ (mô tơ) là kw, mã lực ..và tốc độ trục quay bằng vòng/phút. từ đó bạn phải chuyển đổi để tính ngẫu lực xoắn lên trục (mô me xoắn). Còn bạn cho kl vào chỉ là đk tính bền cho trục có khối lượng đáng kể (k biết có nhớ đúng hay k nữa). Đừng quan tâm đến ma sát của ổ. bạn sẽ làm vấn đề trở nên phức tạp hơn rất nhiều
Nhưng thực tế ở đây thì chỉ có momen cản của lực ma sát,nếu không tính được momen cản này thì không tính được công suất trên trục công tác,do đó không chọn được công suất động cơ điện.
Thực tế mình đang tính toán để chọn động cơ truyên động cho lô sấy (khối lượng khoảng 20 tấn) của nhà máy giấy.
 
R

rustbolt

Author
Ðề: Công suất trên trục công tác

1- Trục ra có khác gì 1 trục động cơ , hở bác rusbolt ? Sao lại ko?

2- Thùng trộn hay trục trộn thì hoạt động của nó là chuyển động quay. Với các trục quay công suất của nó là
P = F.V = M.N , công thức này có trong mọi giáo trình liên quan đến hệ dẫn động
(có thể chỉ khác kí hiệu thôi)
Trong đó F = lực hoặc cặp ngẫu lực quay trục ( là lực tiếp tuyến trong các kiểu truyền bánh răng, xích, đai ... là các kiểu điển hình trong đồ án)
V = vận tốc dài tại điểm đặt lực (vận tốc trên vòng pitch của bánh răng, bánh xích, bánh đai...)
M = là momen xoắn trên trục
N là vận tốc góc

3- Nghĩa là có thể kiểm tra công suất trên trục ra bằng các thiết bị đo momen, vận tốc ... lắp trên trục ra (khi đó trục ra không được mang tải)
Công suất đo được phải lớn hơn giá trị 2.5kW của đề bài theo hệ số an toàn tương ứng. Còn việc tại sao lại có con số 2.5kW cho viẹc trộn bê tông thì đúng như bác rustbolt nêu trên : tính toán phức tạp hoặc dựa trên kinh nghiệm từ sp có sẵn
Rustbolt có ý kiến thế này:
1- Về kết cấu, trục nào cũng là trục, nhưng cái khác nhau cơ bản là: trục động cơ cung cấp năng lượng cho hệ thống, còn trục công tác tiêu thụ năng lượng nhận được từ hệ thống.

2- Các công thức tính công suất nêu trên là kiến thức vật lý cơ bản trong chương trình Trung học phổ thông, rustbolt thiết nghĩ không cần nhắc lại.

3- Kiểm tra như trên thì được, nhưng kết quả nhận được là công suất của motor nhân với hiệu suất truyền động từ trục motor đến trục công tác chứ không phải là công suất tiêu thụ của trục công tác, là cái mà chủ topic này muốn xác định.

Rustbolt xin lấy ví dụ cụ thể để minh họa. Giả sử bằng cách nào đó, ta xác định được:
- Công suất của trục công tác (được hiểu là công suất cần thiết phải cung cấp cho trục công tác để nó hoạt động bình thường, đúng với các thông số kỹ thuật yêu cầu) là Pct = 2.5 kW
- Hiệu suất truyền động HS= 80%
Công suất cần thiết của nguồn dẫn động (được hiểu là công suất tối thiểu cần có của motor để nó có thể kéo cả hệ thống hoạt động bình thường): P = Pct/HS = 3.1 kW
Có thể chọn motor có công suất 3.1kW để lắp vào là OK. Tuy nhiên, các motor trong thực tế có những dãy công suất xác định, tìm bét mắt không có cái nào 3.1kW -> cuối cùng, motor được chọn có công suất Pm = 3.7kW (5HP)
Như vậy, khi vận hành bình thường, chiếc máy của chúng ta tiêu thụ công suất bao nhiêu, 3.1 hay 3.7KW? Thật đáng tiếc, nhiều người vẫn cho rằng 3.7kW trong khi thực chất nó vẫn chỉ tiêu thụ 3.1kW nếu bỏ qua tổn thất điện năng do motor làm việc non tải và hệ số cos(fi) bị giảm thấp (mà có xét thì cũng chỉ tầm 3.2kW là cùng).
Nếu kiểm tra như kiểu của bác TYA, kết quả nhận được sẽ là Pkt = 3.7kWx80% = 2.96 kW. Con số này không có ý nghĩa gì đối với vấn đề chúng ta đang bàn.
 
R

rustbolt

Author
Ðề: Công suất trên trục công tác

Vầng cái này không phải chuyên môn em cũng không biết, nghe loáng thoáng lại phán liều
Vậy để thử thực tế chắc lắp một số máy công suất xung quanh giá trị tính toán sơ bộ rồi chạy thử xem đạt các yêu cầu làm việc: vận tốc, khởi động, tắt dừng, quá trình làm việc ... phải không các bác
Vì như bên tàu với thủy khí thì thường cho các máy đi làm 1 năm ở môi trường (mà mình thiết kế cho) để thử
Bạn tham khảo cái Prony Brake (phanh Prony, một kỹ sư Pháp):

Người ta siết bu lông ép 2 má phanh, thay đổi L hoặc W sao cho động cơ hoạt động bình ổn ở trạng thái phát công suất lớn nhất -> tính được moment cực đại. Đo tốc độ trục -> tính được công suất động cơ.
Các thiết bị thử công suất ngày nay hiện đại hơn nhiều, khối nặng W được thay bằng LoadCell, phanh cơ học có thể thay bằng phanh thủy lực, kết cấu đa dạng phù hợp với từng yêu cầu công việc cụ thể nhưng về cơ bản vẫn dựa theo nguyên lý trên.
 
R

rustbolt

Author
Ðề: Công suất trên trục công tác

Nhưng thực tế ở đây thì chỉ có momen cản của lực ma sát,nếu không tính được momen cản này thì không tính được công suất trên trục công tác,do đó không chọn được công suất động cơ điện.
Thực tế mình đang tính toán để chọn động cơ truyên động cho lô sấy (khối lượng khoảng 20 tấn) của nhà máy giấy.
Bạn nói rõ ngay từ đầu có phải hơn không, vòng vo sang máy trộn làm gì! Ngay cả lúc này, vẫn chưa được cụ thể lắm. Thay vì nêu tổng quát: trục quay với vận tốc omega nào đó, bạn hãy nói rõ nó quay ở 50rpm chẳng hạn. Bạn nên hiểu rằng, tư duy của một kỹ sư bao giờ cũng gắn liền với những số liệu cụ thể, càng cụ thể càng tốt. Ví dụ, không thể áp cái tư duy của một ru lô nặng 20kg cho lố sấy 20 tấn (riêng số liệu này bạn xem lại thế nào chứ rusbolt thấy hơi nghi ngờ con số 20 tấn - thực tế thì rustbolt cũng không lạ gì cái lô sấy máy xeo giấy, không đến mức ấy đâu!). Ngoài ra, không thể chỉ có moment cản của lực ma sát, bạn không xét lực căng của giấy chạy trên nó à? Không chỉ ma sát trên ổ, còn ma sát trên bộ phận cấp nhiệt vào lô nữa....
Theo rustbolt, bạn nêu lại vấn đề thật cụ thể vào:
- Kết cấu và kích thước tổng quát của lô, xác định chính xác trọng lượng của nó?
- Bạn dùng ổ bi gì (mã số cụ thể), điều kiện bôi trơn thế nào?
- Những bộ phận nào liên quan đến nó có ảnh hưởng đến việc tính động lực học?
- v.v...
Tóm lại, bạn nêu vấn đề càng cụ thể thì khả năng bạn nhận được câu trả lời chính xác càng cao.
 
B

baock03ctm1

Author
Ðề: Công suất trên trục công tác

Bạn nói rõ ngay từ đầu có phải hơn không, vòng vo sang máy trộn làm gì! Ngay cả lúc này, vẫn chưa được cụ thể lắm. Thay vì nêu tổng quát: trục quay với vận tốc omega nào đó, bạn hãy nói rõ nó quay ở 50rpm chẳng hạn. Bạn nên hiểu rằng, tư duy của một kỹ sư bao giờ cũng gắn liền với những số liệu cụ thể, càng cụ thể càng tốt. Ví dụ, không thể áp cái tư duy của một ru lô nặng 20kg cho lố sấy 20 tấn (riêng số liệu này bạn xem lại thế nào chứ rusbolt thấy hơi nghi ngờ con số 20 tấn - thực tế thì rustbolt cũng không lạ gì cái lô sấy máy xeo giấy, không đến mức ấy đâu!). Ngoài ra, không thể chỉ có moment cản của lực ma sát, bạn không xét lực căng của giấy chạy trên nó à? Không chỉ ma sát trên ổ, còn ma sát trên bộ phận cấp nhiệt vào lô nữa....
Theo rustbolt, bạn nêu lại vấn đề thật cụ thể vào:
- Kết cấu và kích thước tổng quát của lô, xác định chính xác trọng lượng của nó?
- Bạn dùng ổ bi gì (mã số cụ thể), điều kiện bôi trơn thế nào?
- Những bộ phận nào liên quan đến nó có ảnh hưởng đến việc tính động lực học?
- v.v...
Tóm lại, bạn nêu vấn đề càng cụ thể thì khả năng bạn nhận được câu trả lời chính xác càng cao.
Thật ra thì khi tính toán mình có xét đến lực căng của giấy và ma sát trên bộ phận cấp nhiệt.Tuy nhiên vấn đề mình đang vướn mắc ở đây là tính toán momen cản của lực ma sát.Vì lô sấy khá nặng nên mình nghĩ momen cản của lực ma sát lớn, do đó không thể bỏ qua momen cản của lực ma sát khi tính toán.
Hai vấn đề mình hỏi ở trên là khác nhau chứ không phải mình vòng vo, lẽ ra mình nên lập thêm topic để mọi người tiện theo dõi và góp ý.
 
Last edited by a moderator:
R

rustbolt

Author
Ðề: Công suất trên trục công tác

Thật ra thì khi tính toán mình có xét đến lực căng của giấy và ma sát trên bộ phận cấp nhiệt.Tuy nhiên vấn đề mình đang vướn mắc ở đây là tính toán momen cản của lực ma sát.Vì lô sấy khá nặng nên mình nghĩ momen cản của lực ma sát lớn, do đó không thể bỏ qua momen cản của lực ma sát khi tính toán.
Hai vấn đề mình hỏi ở trên là khác nhau chứ không phải mình vòng vo, lẽ ra mình nên lập thêm topic để mọi người tiện theo dõi và góp ý.
Về tính toán ma sát của ổ bi, bạn vào đây xem sao:
http://www.skf.com/portal/skf/home/products?newlink=first&lang=en
Vào cái calculations của nó đó. Tuy nhiên, mình không ưa thằng này lắm, có một số chủng loại ổ không có số liệu tính. Rusbolt có tài liệu cũ của nó, có phần giới thiệu công thức tính, để mình xem lại rồi post lên cho bạn.
 
R

rustbolt

Author
Ðề: Công suất trên trục công tác

Về tính toán ma sát của ổ bi, bạn vào đây xem sao:
http://www.skf.com/portal/skf/home/products?newlink=first&lang=en
Vào cái calculations của nó đó. Tuy nhiên, mình không ưa thằng này lắm, có một số chủng loại ổ không có số liệu tính. Rusbolt có tài liệu cũ của nó, có phần giới thiệu công thức tính, để mình xem lại rồi post lên cho bạn.
1- Rustbolt vừa up lên ở đây:
http://meslab.org/mes/showthread.php?p=96352#post96352
Bạn down về, install rồi vào xem phần Friction.

2- Về các trường hợp quán tính của hệ thống khá lớn như cái lô của bạn, ngoài các lực cản, lực ma sát các kiểu, bạn phải xét cả quán tính khi khởi động nữa. Tất nhiên, khi hệ thống đã chạy bình ổn thì quán tính không ảnh hưởng gì đến tiêu thụ công suất (có khi còn có lợi vì nó giúp hệ thống chạy ổn định hơn).
Luận điểm cơ bản để tính toán trong trường hợp này là: thời gian khởi động của motor không được kéo dài quá mức, có thể làm cháy motor hoặc giảm tuổi thọ. Thời gian cụ thể bằng bao nhiêu thì bạn thử tham khảo tài liệu kỹ thuật của các hãng chế tạo motor xem sao. Tuy nhiên, theo nhìn nhận chủ quan của rustbolt, thời gian khởi động không nên vượt quá 10s (thấp hơn càng tốt)
Gọi:
Pm = Công suất định mức của motor
Pc = Tổng công suất cản (do lực căng giấy, do ma sát....)
E = Động năng của lô sấy khi đã chạy đúng tốc độ
T = Thời gian khởi động
Quan hệ: Pm = Pc + E/T
 
N

ngochoi

Author
Ðề: Công suất trên trục công tác

Các bác cho tôi hỏi:trong đồ án thiết kế hệ dẫn động cơ khí,người ta cho công suất trên trục thùng trộn(trục công tác) là P=2,5kw.Vậy thực tế thì người ta xác định công suất trên trục công tác bằng cách nào?
Xin cảm ơn.
Bạn tính theo công thức này
M = k.b.(rn^2 - rt^2).z.phi/2000.n
M: Mô men trên trục
k: là hệ số cản lực riêng của cánh trộn trong vữa (k=10000(n/m2), tớ lấy thử cho bạn tính)
b: chiều rộng cách trộn theo mặt phẳng vuông góc với phương quay.(m)
rn: là bán kính đầu mút ngoài (m)
rt: là bán kính đầu mút trong (m)
z: là số cánh trộn
phi: là hệ số đầy thùng, phi lấy =0.6
n: là hiệu suất, bạn lấy cỡ 0.7
Bạn tính xem có phải là 2.5kw không
Nếu là 2.5kw trên trục trộn thì động cơ lai của bạn khá lớn đó.
 
A

antuanvu11

Author
Ðề: Công suất trên trục công tác

Chào các anh/chị trong forum
Em có 2 vấn đề đang vướng mắc mong nhận được sự hướng dẫn của các anh/chị
vấn đề 1: trong khi làm đồ án chi tiết máy thì đề bài đã cho mình biết:
Lực kéo bang tải F;
vận tốc băng tải v;
đường kính của trục tang D
Từ đó ta tính được công suất động cơ cần thiết và tính tỉ số truyền. Nhưng bây giờ em có một bài toán yêu cầu thiết kế em chỉ có 2 số liệu:
Công suất danh nghĩa của động cơ 7,5Kw.( con động cơ này là động cơ 1 pha đã quấn lại. nhà sản xuất cung cấp thông tin có n=2900vg/ph)
Khoảng cách trục là giữa 2 bánh đai là a=520 mm.
Đường kính bánh đai nhỏ/lớn: 112/345.
Vậy bây giờ e muốn tìm công suất của đầu ra của bộ truyền đai thì phải tính như thế nào ạ. Để em dựa vào đó mà thay 1 con động cơ 3pha hợp lý hơn ạ.

Vấn đề 2: em dùng 1 đông cơ đầu vào và truyền động cho 5 trục công tác đầu ra thì công suất của động cơ đó có phải tính = tổng công suất của 5 trục công tác đó cộng lại không ạ?
Em mong nhận được sự giúp đỡ của các anh/chị đi trước ạ
Em xin chân thành cảm ơn.
em là mem mới chưa biết cách đăng bài trong forum nên đành hỏi nhở ở đây ạ
xin lỗi chủ topic nếu em có làm phiền ạ
 
Top