Tên chi tiết, ứng dụng và phương pháp đúc

  • Thread starter vilumetal
  • Ngày mở chủ đề
V

vilumetal

Author
Mình có phôi chi tiết này nhưng chưa biết tên chi tiết (chắc vì lý do bảo mật của công ty đặt hàng). Anh em nào biết hoặc đã đúc qua chi tiết này (hoặc chi tiết nào tương tự) thì cho mình chút ý kiến.

Vật liệu đúc là gang cầu mác FCD400. Theo mình được biết chi tiết này được đúc trong khuôn cát tươi.





 
Ðề: Tên chi tiết, ứng dụng và phương pháp đúc

Dung sai khắc khe quá. Nếu đây là phôi đúc thì ngay cả Phương pháp đúc mẫu chảy vỏ mỏng cũng không đáp ứng được.
 
V

vilumetal

Author
Ðề: Tên chi tiết, ứng dụng và phương pháp đúc

Cám ơn anh Thịnh đã cho ý kiến. Em có đọc bài viết của anh về công nghệ đúc mẫu chảy trong cùng chuyên mục. Quả là dung sai của chi tiết quá khắc khe, phương pháp đúc mẫu chảy vỏ mỏng cũng khó đáp ứng được.

Hiện nay em đang quan tâm đến việc lựa chọn phương pháp và thiết kế đúc cho chi tiết. Theo phương án ban đầu thì chi tiết gang cầu này được đúc trong khuôn cát tươi, nếu chuyển qua đúc mẫu chảy thì chi phí sản xuất có giảm bớt không, những thuận lợi và khó khăn gì của việc đúc mẫu chảy so với đúc khuôn cát.

Rất mong được trao đổi với anh Thịnh và tất cả mọi người.
 
P

PhuongNgoc

Author
Ðề: Tên chi tiết, ứng dụng và phương pháp đúc

Cám ơn anh Thịnh đã cho ý kiến. Em có đọc bài viết của anh về công nghệ đúc mẫu chảy trong cùng chuyên mục. Quả là dung sai của chi tiết quá khắc khe, phương pháp đúc mẫu chảy vỏ mỏng cũng khó đáp ứng được.

Hiện nay em đang quan tâm đến việc lựa chọn phương pháp và thiết kế đúc cho chi tiết. Theo phương án ban đầu thì chi tiết gang cầu này được đúc trong khuôn cát tươi, nếu chuyển qua đúc mẫu chảy thì chi phí sản xuất có giảm bớt không, những thuận lợi và khó khăn gì của việc đúc mẫu chảy so với đúc khuôn cát.

Rất mong được trao đổi với anh Thịnh và tất cả mọi người.
Chào bạn.
Tôi có vài ý kiến có thể bổ ích cho bạn:
- Cho dù sản phẩm đúc bằng công nghệ đúc áp lực đi nữa cũng không đảm bảo được giới hạn dung sai về chiều dài như bản vẽ yêu cầu.Huống chi bạn đưa ra p.án là khuôn cát tươi hay khuôn mẫu chảy.
- Nếu bạn là người thiết kế thì bạn và phòng thiết kế của bạn xem lại có nhầm bảng giới hạn dung sai cho công nghệ đúc hay là công nghệ gia công. Tôi tặng bạn bảng giới hạn dung sai bạn tham khảo nhé:
-Nếu sản lg sản phẩm của bạn nhiều thì bạn nên chuyển sang phương án mẫu chảy vì chất lượng sản phẩm sẽ rất tốt và sẽ giảm đc nhiều chi phí cho vấn đề gia công những bề mặt làm việc sau này.
Hiện tại chúng tôi đã và đang làm nhiều sản phẩm liên quan đến đúc và gia công chi tiết có độ chính xác cao, đáp ứng đc yêu cầu chất lg của nhật, châu âu,...
Chúc sức khỏe
 
Ðề: Tên chi tiết, ứng dụng và phương pháp đúc

Đồng ý với PhuongNgoc. Vilumetal nên kiểm tra lại liệu dung sai ở trên là có phải là dung sai gia công.

Lựa chọn phương pháp đúc liên quan đến nhiều yếu tố như: cấp chính xác, sản lượng, giá thành... Bạn vào trang web sau điền thông tin về khối lượng vật đúc, chiều dài lớn nhất, chiều dày thành mỏng nhất và dày nhất, yêu cầu độ nhám lớn nhất và nhỏ nhất của bề mặt không gia công (đơn vị RMS) và sản lượng thì biết được mình nên chọn phương pháp đúc gì.

http://www.metalcastingvirtuallibrary.com/afscaps/caps.aspx

Thân.
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Ðề: Tên chi tiết, ứng dụng và phương pháp đúc

Cám ơn anh Thịnh đã cho ý kiến. Em có đọc bài viết của anh về công nghệ đúc mẫu chảy trong cùng chuyên mục. Quả là dung sai của chi tiết quá khắc khe, phương pháp đúc mẫu chảy vỏ mỏng cũng khó đáp ứng được.

Hiện nay em đang quan tâm đến việc lựa chọn phương pháp và thiết kế đúc cho chi tiết. Theo phương án ban đầu thì chi tiết gang cầu này được đúc trong khuôn cát tươi, nếu chuyển qua đúc mẫu chảy thì chi phí sản xuất có giảm bớt không, những thuận lợi và khó khăn gì của việc đúc mẫu chảy so với đúc khuôn cát.

Rất mong được trao đổi với anh Thịnh và tất cả mọi người.
Như mọi người đã đề cập, dung sai của chi tiết cần kiểm tra lại, theo hình dạng chi tiết tôi nghĩ đây là một chi tiết dạng nắp của động cơ hoặc máy nào đó , sau đúc còn gia công nhiều cho nên dung sai có lẽ không khắt khe lắm đâu. nên chọn phương án đúc trong khuôn hh cát đất sét betonit, làm khuôn trên máy theo công nghệ hòm tháo cho nhanh và tiết kiệm, nếu đúc mẫu chảy thì chi phí sẽ rất cao không cần thiết.
 
V

vilumetal

Author
Ðề: Tên chi tiết, ứng dụng và phương pháp đúc

Khi chi tiết được đúc trong khuôn cát thì em đưa ra được mấy phương án thiết kế hệ thống rót và ngót như sau:

1. Hệ thống rót vòng kiểu mưa rơi


2. Hệ thống rót bên hông với đậu ngót hở bên trên


3. Hệ thống rót trên xuống với đậu ngót hình nắp chụp


Xin hỏi là khi đúc trong khuôn cát thì tạo hệ thống rót kiểu mưa rơi khi làm khuôn như thế nào?

Với 3 phương án này thì việc gia công cắt đi đậu ngót phương án nào sẽ thuận lợi hơn?

Mong mọi người giúp đỡ.
 
V

Vo HuyThanh

Author
Ðề: Tên chi tiết, ứng dụng và phương pháp đúc

Cái sản phẩm của em với hình thù như vậy có thể là một loại Bracket kèm dưới Gear Case Lever của xe hơi, thông thường sản phẩm này dùng vật liệu là FCD 400 hay FCD450. Với quy cách dung sai em ghi thì tương đương với quy cách CT3 của JIS (Nhật). Với vật liệu FCD 400 thông thường người ta dùng quy cách dung sai chuẩn CT8 tức dung sai kích thước từ 100 đến 160 phải có dung sai trong khoảng cộng trừ 1.8mm .Nếu mà đúc bằng quy cách CT3 tức cộng trừ 0.3mm thì chỉ duy nhất một phương pháp đúc là Phương pháp đúc SUKUZUI , mấy năm trước lúc tôi mới tham gia diễn đàn em Võ Văn Thịnh dịch phương pháp đúc này bằng tiếng VN rất hay là Đúc dập lỏng. Tức là để kim loại lỏng nguội tới nhiệt độ cần thiết thì đổ vào khuôn sắt và ép dập gần như rèn vậy. Giá thành đúc bằng kỹ thuật này tương đối cao. Sản phẩm của em theo kinh nghiệm của tôi thì không cần đến dung sai chính xác như vậy vì 3 cái tai xung quanh có khả năng là 3 cái tai để người kẹp lên đồ gá để gia công . Sau khi gia công tinh xong thì họ cắt bỏ.
Về phương án đúc thì nên đúc bằng khuôn cát tự hóa cứng như Furan chẳng hạn. Trong 3 phương án đúc em nêu lên thì phương án 1 kể như bỏ vì làm sao làm khuôn. Phương án 2 tạm xài được, cần phải sửa lại chỗ đậu ngót, thành ống rót cần làm nghiêng khoảng 5 độ. Chỗ đậu ngót em nên gắn 2 cái đối xứng nhau hình cánh cung với cung tròn khoảng 80 độ, chiều cao khoảng 80mm, bề rộng bên trên khoảng 40mm, bề rộng bên dưới nhỏ hơn bề rộng sản phẩm khoảng 4mm là được. Rãnh dẩn kim loại có bề ngang mặt cắt 20x20 mm , với vách nghiêng 5 độ là được. Vật liệu FCD không cần phải có đậu ngót nhiều. Phía dưới cái ống em đỗ kim loại vào đó thì em gắn thêm cái bầu hình bán cầu có bán kính khoảng 20mm vào để nó điều tiết tốc độ kim loại điền vào khuôn và giảm bớt tạp chất. Trên cái đường dẫn kim loại nên cắt một cái rãnh để thả lưới Ceramic nếu có để lọc bớt tạp chất. D)ộ co rút vật liệu với cỡ sản phẩm này thì em nên dùng độ co giản 9/1000 để thiết kế khuôn. Em tham khảo quy cách CT8 của Nhật để thiết kế. Thường bản vẽ đúc ít ai để thông số dung sai kiểu em lắm.

Phương án 3 của em bỏ đi , không ai đúc kiểu tào lao như vậy cả.
 
Top